1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÍCH LŨY VĂN HỌC

39 508 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

TÝch lòy v¨n häc  10 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ MỘT GIỜ HỌC TỐT Dưới đây là 10 lời khuyên giúp giáo viên điều khiển một giờ học thành công. Những lời khuyên có thể giúp giáo viên giảm được những tình huốngsư phạm và không bị gián đoạn tiết học bởi những học sinh gâyrối. 1. Đặt nội quy ngay từ đầu Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó. 2. Công bằng là chìa khoá HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng. Nếu GV không đối xử với tất cả HS một cách công bằng, những HS bị đối xử không công bằng sẽ không thích thú làm theo những quy tắc trong lớp học. Hãy chắc chắn rằng ngay cả HS xuất sắc nhất trong lớp cũng có khả năng phạm lỗi, và học trò đó cũng đáng bị phạt về lỗi của mình. 3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học. 4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè. Cũng không phải là ý 1 TÝch lòy v¨n häc  kiến hay nếu bêu riếu, trách móc, phê phán, HS đó như một ví dụ điển hình về vi phạm nội quy lớp học. Mặc dù HS khác sẽ thắng nhưng có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội thực sự dạy HS kia bất cứ điều gì nữa. 5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hoá giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm. 6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò. Ví dụ, bạn có thể nói "Sau khi thảo luận nhóm, cô (thầy) muốn các con giơ tay và được gọi lên trước khi bắt đầu phát biểu ý kiến. Cô cũng hi vọng các con sẽ tôn trọng ý kiến của bạn mình và lắng nghe những gì bạn các con nói". 7. Kế hoạch dự trù Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án. Khi bạn có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, bạn sẽ khai thác sâu thêm nội dung bài học và tránh được thời gian nhàn rỗi trong tiết học. 8. Luôn luôn nhất quán Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn. Học trò có quyền mong bạn đối xử nhất quán hàng ngày. Tính khí thất thường không được có trong lớp học. Một khi bạn đánh mất sự kính trọng của HS, bạn sẽ đánh mất luôn sự chăm chú vào bài giảng. 9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc. 2 TÝch lòy v¨n häc  10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái Mẹo này không có nghĩa là bạn không đếm, hay đếm sai tất cả các lỗi vi phạm trước đó, ví dụ, nếu HS có ba sự hối hận muộn mặn thì hôm nay nghĩa là các em có bốn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm. Phạm Hải Hà Giáo dục Thủ đô số 47 Một sự thật đẹp hơn huyền thoại Những điều ít biết về cô gái trong bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao Nhà thơ Vũ Cao trong một lần trò chuyện với khoa Văn Trường CĐSP HN, ông kể: Có nữ sinh đã khóc nói với ông rằng "Bác ơi cháu thương bác quá, vì bác đã mất người yêu". Ông cũng không biết giải thích sao với cô nữ sinh đa cảm. Bài thơ "Núi Đôi" được ông sáng tác nhân lần ông nằm điều trị tại bệnh viện 74 ở Sóc Sơn. Ông đã nghe được câu chuyện từ đồng đội và dân làng Phù Linh về một cô gái đã hy sinh anh dũng ở Núi Đôi để bảo vệ một đoàn cán bộ khi cô mới chỉ chừng 20 tuổi. Vào thời đó, nhiều chuyện thực xung quanh cuộc sống riêng và hoạt động cách mạng của cô ít được biết rõ. Và thế là câu chuyện người ta lưu truyền bằng tình cảm khâm phục và tự hào đã tạo nên một huyền thoại đối với thế hệ trẻ sau này. Năm 1975, có một người đàn ông tìm đến gặp nhà thơ Vũ Cao, lúc đó nhà thơ mới vỡ lẽ: Liệt sỹ Trần Thị Bắc - cô gái Núi Đôi đó đã có chồng, một anh bộ đội Cụ Hồ và chuyện đời, chuyện tình của họ còn cảm động hơn nhiều những gì chúng ta đã nghe kể… * Vùng đất đã trở thành huyền thoại. Xuân Dục- Đoài Đông là bên này và bên kia hai ngọn núi đôi, thuộc Xuân Đoài -xã Phù Linh (Lạc Long cũ)-Sóc Sơn-HN. Xuân Đoài gồm có 3 xóm: xóm Núi Đôi-xóm Giữa-xóm Chùa. "Xóm Chùa cháy đỏ những thân cau" chính là quê hương của cô gái Trần Thị Bắc ngày xưa - Cô gái được nhắc đến trong bài thơ "Núi đôi". Trước những năm 1950, Lạc Long là vùng địch hậu, là trọng điểm giằng co giữa ta và quân Pháp. Núi Đôi vừa chứng kiến những tang tóc đau thương vừa ghi tạc những tấm gương anh dũng của quân và dân ta. Cho đến nay những chứng tích xung quanh Núi Đôi vẫn còn với những bốt lave, Miếu Thờ, Núi Đôi, bốt Thá…Lạc Long có 3 đồn Tây án 3 TÝch lòy v¨n häc  ngữ giữa xã như chảo lửa và bị cô lập bởi vành đai trắng do địch tạo ra. Trong hoàn cảnh khốc liệt đó, người dân Lạc Long vẫn một lòng kiên trung và đây trở thành một trong những xã tiêu biểu về chiến tranh du kích thời chống Pháp với nhiều tên tuổi được ghi nhận trong đó có ông Nguyễn Văn Vấn, xã đội phó từng vác dao chém Tây giữa chợ huyện, lập nhiều chiến công trong các cuộc phá đồn tây và từng là Chiến sỹ thi đua toàn quân… Trở về Núi Đôi bây gờ hai ngọn núi vẫn còn đó, cây rừng tái sinh đã phủ xanh che đi những sườn núi lở lói sặc mùi thuốc súng năm nào. Những đồn bốt đã rêu phong, trở thành chỗ chơi trốn tìm của trẻ nhỏ… Rưng rưng giữa lối vào xóm Chùa, những đổi thay khiến người ta cảm nhận nỗi đau dường như đã chôn sâu vào lòng người sau hơn nửa thập kỷ trôi đi. Trong ký ức của những người dân ở đây, điều được nói nhiều nhất lại là huyền thoại về cô gái Núi Đôi. Có những em bé hồn nhiên bảo: "Cô ấy tên là Ngát, là Hương…" Có người bảo cô không có ai thân thích, có người khẳng định "cô ấy chưa hề có người yêu, còn trẻ lắm mới 17-18 tuổi thôi". Chỉ hỏi riêng chuyện: "Anh đi bộ đội "sao trên mũ" ngày ấy là ai ?" Mỗi người nói một phách: Là ông A, ông B… Có lẽ thời chiến tranh khốc liệt, chẳng phải ai cũng có điều kiện hiểu về người khác một cách chân tơ kẽ tóc. Song cũng có thể, người ta chỉ muốn nghĩ về cô gái Núi Đôi bằng những thêu dệt như trong huyền thoại, tuy sai thực tế, nhưng chung quy cũng vì một sự mến mộ đối với người đã khuất. * Và một cuộc đời có thật. Liệt sỹ Trần Thị Bắc là con gái đầu của một gia đình có truyền thống yêu nước. Các bác, các cậu của cô đều là cơ sở của Cách mạng, là du kích. Có người là liệt sỹ, có người từng bị giặc bắt. Bố cô những năm đó cũng là xã đội phó xông pha gan dạ, bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại. Lớn lên giữa những người như vậy, mới chỉ 15 tuổi Bắc đã tham gia các hoạt động của các đoàn thể. 17 tuổi cô vào đội du kích với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, tiếp tế cho đội du kích trong những lần đi bắn tỉa đồn Tây. Năm 1950, cô được cử đi học y tá rồi trở về kiêm nhiệm thêm việc cứu thương. Có lần theo đội du kích đi bắn tỉa, cô bị đạn của kẻ thù bắn xướt qua mặt để lại vết thương ngay dưới khoé mắt. Nhưng cô không hề biết sợ hãi. Là một cô gái xinh đẹp, hát hay và khéo ăn nói, năm 1951, Bắc được giao cả 3 nhiệm vụ: quân báo, cứu thương và binh vận. Thời đó, người ta thấy có một cô gái hàng ngày quẩy gánh đi buôn bán, chiều chiều lại quanh quẩn quanh khu đồn Tây để cắt cỏ. Những tên lính đồn chẳng những không nghi ngờ mà còn tỏ ra quý mến Bắc. Cô ra vào đồn Tây tương đối dễ dàng, gánh nước giúp bọn lính đồn, lân la trò chuyện với chúng. Bắc làm quen được với những tên Tây chỉ huy để thăm dò tin tức và gây dựng được một nhân mối bao gồm hai cai ngụy, một người làm thợ mộc trong đồn Tây và một vợ Tây… Những người này đã thường xuyên cung 4 TÝch lòy v¨n häc  cấp cho Bắc những thông tin về kế hoạch hoạt động của lính đồn, nhiều điều cơ mật của địch. Với những thông tin quý báu do Bắc đem về, quân ta đã tránh được rất nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh với quân Pháp. Sau này, khi nguy cơ bọn Pháp có thể lần ra nhân mối, cô đã tìm cách đưa hai người cai ngục được giác ngộ chạy thoát ra vùng kháng chiến. Vào ngày 12/3/1954, nhóm cán bộ của ta họp tại Lương Châu để chuẩn bị cho kế hoạch đánh phục kích địch. Tiên lượng sau khi ta đánh thì địch sẽ tức tối điên cuồng và tổ chức vây ráp càn quét, cấp trên lệnh rút bớt cán bộ nằm vùng ra vùng tự do để tránh tổn thất. Đoàn cán bộ di chuyển ra vùng tự do ngay trong đêm hôm đó gồm có trên 30 người. Bắc được cử dẫn đoàn đi vì hai lẽ: Cô thông thạo địa bàn, gan dạ và khôn khéo trong ứng phó khi có tình huống xấu. Mặt khác, bản thân cô cũng có dấu hiệu bị lộ, nên đã được lệnh chuyển công tác, hoặc sẽ về làm quân báo của huyện đội hoặc về phòng y tế huyện. Ngày 21/3 cũng là ngày Bắc về Núi Đôi thì gặp ổ phục kích của địch. Bọn địch bắt được Bắc, bịt miệng cô dự định ém chờ bắt nốt những người đi sau. Biết điều đó, Bắc đã chống cự quyết liệt. Cô cố kêu to và lao vào tên Tây chỉ huy túm lấy bộ hạ hắn. Tên này đau điếng quên mất việc lớn, kêu rống lên. Một tên lính lê dương đứng cạnh đã lôi Bắc ra và xả trọn băng đạn vào ngực cô. Đoàn cán bộ của ta ra khỏi Lương Châu nghe tiếng súng biết là bị lộ đã lui lại chờ đến khi địch rút. Khi anh em du kích và quân báo huyện tới nơi Bắc giằng co với địch thì Bắc đã hy sinh. Máu loang đỏ ối trên ngực cô bắt đầu se lại. Những viên đạn của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó. Bắc được anh em thay nhau cõng vượt vành đai trắng ra đến Cầu Cốn-Vệ Sơn-xã Tân Minh và được đồng đội an táng ở đây. Đội Hoè, chỉ huy quân đồn Miếu Thờ, có mặt trong trận phục kích đó, sau này kể lại: Hôm ấy bọn địch huy động cả lính đông gấp đôi, gồm quân của bốt Núi Đôi và bốt Miếu Thờ vì nghi du kích đang đào hầm hố quanh bốt. Bắc đã lọt vào giữa ổ phục kích, nếu cô không đánh động thì còn nhiều cán bộ bị bắt. Dân làng thương tiếc Bắc nói với nhau: "Cái Bắc nó muốn sống thì vẫn có cơ hội, vì nó quen biết với bọn Tây, có thể van xin chúng tha cho. Mặt khác, nó cũng mới chỉ bị tình nghi là du kích thôi". Nhưng điều đáng nói lại ở chỗ, Bắc có thể tìm đường thoát cho mình nhưng cô đã chọn cái chết vì những người khác. Sau này khi Phù Linh được công nhận là xã anh hùng và chuẩn bị xét chọn phong tặng danh hiệu anh hùng đối với một số cá nhân xứng đáng. nhiều người đã có ý kiến: Phải truy tặng danh hiệu anh hùng cho cô gái Núi Đôi năm xưa. Tuy thành tích của liệt sĩ Trần Thị Bắc khiêm nhường hơn những bậc cha chú đi trước nhưng cô lại được lòng dân yêu mến, bởi cô đã sống đẹp và dám chết khi cần thiết. Cũng phải nói thêm, phải đến lần thứ ba chuyển mộ và sau khi bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao ra đời vào năm 1956, Trần Thị Bắc mới được công nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên trong lòng dân và trong trái tim những người thân đồng đội, Bắc vẫn đẹp và còn mãi. 5 TÝch lòy v¨n häc  • Chuyện tình đẹp nhưng mỏng như lá. Anh bộ đội "sao trên mũ" ấy là Trịnh Khanh người cùng quê Lạc Long. Chúng tôi tìm đến thôn Hậu Dưỡng - xã Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội. Ông Trịnh Khanh bây giờ đã ngoài 70 tuổi là một lão thành Cách mạng, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Viện Mác-Lê Nin. Khác với dự đoán của chúng tôi, ông cởi mở nhưng rất đúng mực khi chúng tôi gợi về "một miền ký ức" mà ông ít khi nhắc tới, cả với những người bạn đồng niên. "Năm ấy đại đội tôi đóng quân ở gần khu sơ tán, tôi tình cờ quen một cô gái đồng hương đang theo học một lớp y tá tại đó. Có chung nhiều điều để chia sẻ, chúng tôi trở nên thân thiết. Nhưng rồi chúng tôi cũng phải xa nhau, mỗi người một nhiệm vụ. Bẵng đi đi gần hai năm, năm 1952, tôi mới gặp lại Bắc khi cô ấy tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh. Chúng tôi đã hẹn ước với nhau. Trong suốt thời gian đó, Bắc thường xuyên sang chơi, nấu cơm cho cả mấy anh em trong tiểu đoàn chúng tôi. Mọi người đã gọi cô là "dâu của tiểu đoàn". Đó là thời gian ngắn ngủi chúng tôi sống trong hạnh phúc của những người yêu nhau. Rồi Bắc quay về Phù Linh. Tháng 1/1953, Tiểu đoàn 64 của tôi đang phải đương đầu với một trận càn của một binh đoàn Pháp. Trước trận đánh, người chỉ huy của tôi đùa: "Sau trận này sẽ duyệt cho thằng Khanh về cưới vợ". Anh em ai cũng mừng cho tôi, chẳng ai ngờ sau đó ít phút người chỉ huy đó đã hy sinh vì đạn pháo của địch. Và phải 1 năm sau tôi mới có dịp đi tìm Bắc ở vùng tự do Hồng Kỳ. Nói đến chuyện làm lễ cưới chúng tôi đều khóc. Hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chúng tôi lại chẳng có tiền mua thuốc nước mời bạn bè, đồng đội. Bắc trở về hậu địch gặp mẹ. Và thật bất ngờ, mẹ Bắc đã cõng theo cậu em út từ hậu địch ra mang theo bánh kẹo để chúng tôi làm lễ cưới. Đêm đó chúng tôi được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm trên đồi. Hai ngày sau chúng tôi lại chia tay nhau và đó là cuộc chia ly vĩnh viễn…" Chợt nhớ câu "Phiên chợ Phù Linh ai cũng bảo Em còn trẻ lắm nhất làng trong Mấy năm cô ấy làm du kích Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng", Tôi thắc mắc, tại sao trong bao năm, không thấy ai nói chuyện cô Bắc năm xưa có chồng? Ông Khanh cười buồn: Chúng tôi cưới nhau ở vùng tự do, quê hương ở vùng địch hậu nên ít người biết ngoài những người thân thích. Vả lại tiếng là cưới nhưng cũng chỉ được sống cuộc sống vợ chồng có 2 ngày thôi. Sau này, người ta cũng đinh ninh như thế, tôi cũng chẳng giải thích. Nhắc lại chi một chuyện đau buồn. Năm 1975, tôi tìm gặp nhà thơ Vũ Cao để cảm ơn ông, nhà thơ lúc đó cũng mới kêu lên: "Thế Bắc có chồng rồi à?" 6 TÝch lòy v¨n häc  Sau 3 tháng kể từ ngày cưới, ông Khanh nhận được một lúc 3 lá thư, 1 lá của đồng đội, một của vợ ông nhắn đã gửi cho ông chiếc đồng hồ và cái áo len, 1 lá của nhà báo tin vợ ông đã hy sinh. Ông đau đớn đến lặng người, nhưng hoàn cảnh kháng chiến nên phải đến hoà bình lập lại ông mới được trở về tìm mộ vợ. Chiều hôm ấy, những người dân thấy một anh bộ đội thờ thẫn bên gò Cầu Cốn. Người em của liệt sỹ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể, khóc oà. Kể về ngày đó, ông Khanh nghẹn ngào không nói thành lời. Ông đọc cho chúng tôi nghe khổ thơ: Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Hàng cây, bờ cỏ, con đường quen Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói Núi vẫn đôi mà anh mất em. Chưa hề gặp người lính cụ Hồ năm nào đã yêu người liệt nữ nhưng sự hình dung của nhà thơ đã nói được những gì thổn thức trong lòng ông Khanh. Sau này, khi nỗi buồn nguôi đi, chính mẹ vợ ông, tức mẹ đẻ của liệt sỹ Trần Thị Bắc đã thân chinh đi hỏi vợ lần nữa cho ông. Ông Khanh kết hôn lần thứ hai với em gái một đồng đội đã hy sinh. Người đàn bà thứ hai trong đời ông, thật may, là người hiểu lẽ đời và sống có tình có nghĩa. Bà đã về quê bà Bắc, gặp gỡ họ mạc và các cụ thân sinh ra người đã khuất. Ai cũng quý mến và xem hai vợ chồng bà như người trong nhà. Bây giờ khi đã ngoài 70, không thể đi lại nhiều, ông Khanh vẫn cho các con về Núi Đôi vào các dịp giỗ Tết. Ông Trần Văn Nhuận, người em út đã chứng kiến đám cưới của anh chị mình bùi ngùi kể: "Anh tôi (ông Khanh) là người chu đáo, người vợ sau này cũng rất tốt. Giờ đây chúng tôi không chỉ coi anh ấy như là anh rể mà coi anh ấy như là ruột thịt". Một lần đài truyền hình về Sóc Sơn quay phóng sự và khẳng định: Liệt sỹ Trần Thị Bắc là liệt sỹ cô đơn không ai cúng giỗ". Những người em của bà Bắc đã khăn gói lên nhà anh rể vào đúng ngày gỗ chị. Họ thấy trên bàn thờ mâm cơm ngát mùi khói hương và lặng lẽ khóc. Những thêu dệt về thân thế của người liệt nữ vẫn không chấm dứt. Bà đã đi vào phim với một hình ảnh được thêu dệt như thế. Nhưng ít ai biết có một đời thực không tô vẽ, phóng đại vẫn đẹp mãi giữa cuộc sống thường ngày này và đẹp cả trong tình cảm ấm áp của người thân cònsống. Vĩnh biệt Vũ Cao .Núi vẫn đôi mà thơ mất Anh Ngày 17/9/2007 GDTĐ 7 TÝch lòy v¨n häc  Gặp cô gái trong bài thơ "Việt Nam máu và hoa" của nhà thơ Tố Hữu Chị Phạm Thị Viễn ngày nay. ND - Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Chiến thắng "Ðiện Biên Phủ trên không", chúng tôi đã tìm về làng Tương Mai ngày xưa gặp lại chị Phạm Thị Viễn, cô gái trong bài thơ “Việt Nam máu và hoa” của Tố Hữu. Trong bài thơ "Việt Nam máu và hoa" của nhà thơ Tố Hữu có câu: "Trắng khăn tang em chẳng khóc đâu/ Hỡi em gái mất cha, mất mẹ .". Cô gái được nhắc đến trong hai câu thơ trên là chị Phạm Thị Viễn, một trong những pháo thủ của Nhà máy cơ khí Mai Ðộng đã từng hạ gục chiếc máy bay F111- A cánh cụp cánh xòe vào đêm 22-12-1972. Từ ký ức mất mát đau thương . Ðã bước vào cái tuổi 57, nhưng gương mặt người nữ pháo thủ năm ấy vẫn giữ được nét tươi nhuần của thời xuân sắc. Tiếp chúng tôi trong căn nhà giản dị nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo của phố Tương Mai, chị bảo: Nơi này xưa kia chính là cánh đồng Tương Mai đấy. Chị đã cất nhà trên thửa ruộng 5% của gia đình, kề bên hố bom đã từng vùi xác cha chị trong cái đêm 26-12 kinh hoàng ấy. Rưng rưng trong ký ức thời gian, chị đưa chúng tôi ngược về những năm tháng khó khăn và đau thương nhất trong cuộc đời chị. Sinh năm 1951 trong một gia đình đã nghèo lại khá đông con, năm 1966, chị phải khai tăng tuổi để vào học nghề tại Nhà máy cơ khí Mai Ðộng. Là công nhân thợ nguội nhưng đất nước đang chiến tranh, phân xưởng của chị vừa sản xuất vừa phải tham gia chiến đấu. Năm 1967, giặc Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá miền bắc. Trong một lần mang rau ra chợ bán, mẹ chị vì nhường hầm cho mấy cháu nhỏ mà bị trúng bom B52. Vệt bom giết chết người mẹ thân yêu của chị cũng chính là vệt bom đã làm chị bị thương khi đang cùng đồng đội sửa nhà giúp một anh cùng tổ. Chị được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đang lúc bom đạn ùng oàng, gia đình không sao tìm được chị. Mãi đến hôm sau chị mới nhận được tin mẹ mất. Mang cả vòng băng quấn to sụ trên cổ, chị vừa chạy vừa khóc, quá trưa mới về đến nhà. Trước mắt chị là cảnh đổ nát hoang tàn. Chị đã không kịp gặp mẹ và cũng không còn nước mắt để khóc mẹ, chỉ biết ôm chặt cậu em trai út lúc ấy mới bốn tuổi vào lòng. Không còn mẹ, căn nhà của gia đình chị sao mà trống vắng đến rợn người. Người anh lớn nhất của chị là bộ đội, lại đang chiến đấu ở xa. Chị tuy đã là "người nhà nước" nhưng cũng chỉ mới 17 tuổi đầu. Sau chị còn đến năm đứa em thơ dại. Vậy là vừa đi làm ở nhà máy, vừa trực chiến trên trận địa, chị còn phải 8 TÝch lòy v¨n häc  thay mẹ phụ bố nuôi dạy các em. Cứ thế ròng rã mấy năm trời vất vả, cực nhọc. Thương con gái ngày nào cũng phải đi bộ đến Nhà máy làm việc, bố chị dự định bán xong mẻ cá dưới ao sẽ mua cho chị chiếc xe đạp, nhưng ông đã không kịp làm điều đó. Bố chị không bao giờ còn thực hiện được dự định đó nữa.- Giọng chị bỗng lạc đi, chìm trong tiếng nấc. Ðôi vai gầy guộc khẽ rung lên. Phải một lát sau chị mới trấn tĩnh được. Những ngày tháng cuối cùng của năm 1972, khi đế quốc Mỹ tráo trở đem bom B52 dội xuống thành phố Hà Nội và Hải Phòng, bố chị vội vàng đưa ba đứa em trai đi sơ tán. Lúc này chị đã là tự vệ của nhà máy nên phải trực chiến trên trận địa cả ngày lẫn đêm. Mỗi lần về nhà lấy gạo mang đi, ông thường dặn dò con rất kỹ. Từ việc ăn ở nơi tập thể khi xa gia đình đến việc qua lại trông nom nhà cửa mỗi lúc ông đi thăm các em. Ông còn tin cậy chỉ cho chị nơi ông cất tiền dành để mua xe. Thế mà . . Suốt mấy ngày liền bom Mỹ dội tan hoang thành phố. Trận địa của chị cũng chưa một phút thảnh thơi. Các chị thay nhau trên mâm pháo. Ngủ cũng chỉ chợp mắt chớp nhoáng. Ngày 26-12-1972, Hà Nội ngập trong khói bom. Những chùm bom ác nghiệt đã gieo tai ương thảm khốc xuống các khu dân cư an lành như dẫy phố Khâm Thiên, Yên Viên, Gia Lâm, Uy Nỗ . Ðêm ấy, cả thành phố thấp thỏm trong tiếng còi báo động chốc chốc lại rú lên kinh hoàng. Một loạt B52 bất ngờ dội xuống làng Tương Mai. Rạng sáng hôm sau, chị đang trực chiến trên trận địa thì hai cô em gái của chị hốt hoảng chạy lên mang theo một tin sét đánh: "Chị ơi, bố bị bom thả chết rồi!". Ba chị em ôm nhau nước mắt chan hòa. Chị đưa hai em về nhà, nhưng không sao tìm được thi thể bố. Căn hầm nơi ông thường ẩn nấp bây giờ là một hố bom sâu hoắm. Mãi ba ngày sau chị mới được tìm thấy bố nhưng chỉ còn một phần thân thể rách nát. Chị chỉ nhận ra bố qua vạt áo bông đẫm máu. Ðến chiến công hạ gục chiếc máy bay F111-A . Kể về chiến công đêm 22-12-1972, chị bảo đó là chiến công của cả tập thể. Ngày ấy các chị còn trẻ lắm, tất cả đều trên dưới 20 tuổi. Trung đội chị có 11 người được trang bị hai khẩu súng máy cao xạ. Trận địa được đặt ngay sau nhà máy có nhiệm vụ yểm trợ đơn vị pháo 100 mm nằm giữa cánh đồng Mai Ðộng. Ðêm 21-12, không khí chiến đấu đánh trả lũ giặc trời vô cùng sôi sục. Khẩu đội chị được lệnh đi tiếp đạn cho đơn vị pháo 100 ly. Người chị tuy mảnh mai nhưng chẳng hiểu sao vẫn đủ sức nâng quả đạn nặng hơn 40kg lên vai mà chạy. Mãi gần 2 giờ sáng các chị mới quay lại trận địa. Bỗng có tiếng người hét to lẫn trong tiếng gầm rú của máy bay: Trận địa Lĩnh Nam trúng bom rồi, khu tập thể nhà máy sập rồi! Thế là chẳng kịp nghỉ ngơi, các chị lại lao đi cứu sập. Cấp cứu người bị thương, chôn cất người chết xong thì trời cũng tang tảng sáng. Lúc này khẩu đội nhận được lệnh di chuyển pháo về trận địa Vân Ðồn. Tại đây đã có hai khẩu pháo của Nhà máy cơ khí Lương Yên, một khẩu của Nhà máy Gỗ, thêm hai khẩu của Nhà máy cơ khí Mai Ðộng là năm khẩu. Chỉ huy liên đội tự vệ này là trung úy Hoàng Minh Giám, một sĩ quan trẻ vừa được Quân khu Thủ đô điều ra hỗ trợ. Anh Giám đã từng chỉ huy rất nhiều trận đánh nên các chị tin lắm. Làm xong công tác chuẩn bị như cân chỉnh pháo, cắm cọc phương vị xong thì trời đã sâm sẩm tối. Ðã được 9 TÝch lòy v¨n häc  trên thông báo rất có thể đêm nay địch sẽ đánh vào thành phố nên cả trận địa đã chuẩn bị sẵn sàng. 21 giờ 30 phút đêm 22-12, còi báo động rú lên, toàn thành phố tắt điện. Máy bay địch xuất hiện. Chúng bay thấp, dọc sông Hồng, như mọc ra từ những cụm khói. Hà Nội dày đặc lưới lửa. Tiếng người chỉ huy dõng dạc vang lên: "Tất cả nòng súng quay về hướng 14. Sẵn sàng!" Mọi thông số đã chuẩn bị xong, chỉ còn chờ máy bay đến đúng tầm ngắm. Khi nghe dứt hiệu lệnh: "Một điểm xạ ngắn, bắn!". Năm khẩu pháo đồng loạt đạp cò. Ở vị trí pháo thủ số 1, chị nhìn thấy rất rõ chiếc máy bay bay rẹt qua đầu, phần đuôi của nó lóe sáng . 30 phút sau có một chiếc xe quân sự của quận Hai Bà Trưng chạy vào thông báo với cả trận địa một tin vui: Chính họ vừa hạ gục chiếc máy bay F111-A "cánh cụp cánh xoè". Cả khẩu đội ôm nhau hò reo vui mừng khôn xiết. Và mối duyên thơ với nhà thơ Tố Hữu Thật tình cờ, vẫn trong chiến dịch 12 ngày đêm máu lửa ấy, một lần nhà thơ Tố Hữu đến thăm trận địa của chị khi chị và khẩu đội đang trực chiến trên mâm pháo. Vành khăn tang trắng trên mái đầu xanh của cô pháo thủ trẻ măng đã khiến nhà thơ hết sức xúc động. Ông ân cần thăm hỏi động viên cả khẩu đội rồi nói chuyện với chị hồi lâu. Sau đó ít lâu, một người bạn của chị đã mang tặng chị bài thơ "Việt Nam máu và hoa" của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ ấy có bốn câu mà chị nhớ mãi: " .Trắng khăn tang em chẳng khóc đâu Hỡi em gái mất cha mất mẹ Nước mắt em làm nhòa mặt quân thù Em phải bắn trúng đầu giặc Mỹ ." Sau chiến dịch "Ðiện Biên Phủ trên không", pháo được kéo về trận địa cũ. Chị lại cùng trung đội tự vệ vừa sản xuất, vừa trực chiến. Năm 1979, Nhà máy được trang bị thêm một đại đội pháo 37mm, với cương vị đại đội phó chị gắn bó với trận địa mãi đến năm 1989 mới trở lại nhà máy làm việc. Năm 1991, do hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, chị xin về hưu với mức lương khiêm tốn. Vất vả bươn chải đủ nghề, chị cũng đã nuôi dạy các em khôn lớn trưởng thành. Hai con chị, một cháu đã là bộ đội, cháu còn lại cũng có công ăn việc làm ổn định. Cô pháo thủ Phạm Thị Viễn của 35 năm về trước bây giờ đang là người cán bộ phường năng động, xông xáo. Vừa là tổ trưởng đảng, tổ phó tổ dân phố 49- khu dân cư 10 (phường Tương Mai), chị còn là người cán bộ phụ nữ gương mẫu, nhiệt tình và có uy tín đối với bà con khu phố. Vieát cho con Ngày mai, lần đầu tiên con được đứng nghiêm chào lá cờ Tổ quốc và hát quốc ca. Từ nay, mỗi sáng thứ hai hàng tuần, con sẽ cùng tất cả các bạn, các anh chị lớp trên đứng nghiêm trang như thế, chào cờ Tổ quốc và hát quốc ca 10 [...]... ai cũng biết rằng những người thày hết lòng vì học sinh, thương u và tơn trọng, ân cần và nghiêm khắc, trí tuệ và gần gũi với học sinh ln để lại dấu ấn khơng bao giờ phai trong các thế hệ học trò Họ là những nhà giáo mẫu mực, và điều học đem đến cho học sinh của mình khơng chỉ là kiến thức, mà còn là cách nghĩ, lối sống, sự khát khao học hỏi; trong lòng học sinh, họ khơng chỉ là hình ảnh người thày... khơng khí thi đua, học hỏi trong các nhà trường những năm gần đây ln hết sức sơi nổi Khẩu hiệu Mỗi thày cơ giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học đang trở thành điều tâm niệm của đội ngũ giáo viên Những hoạt động chun mơn ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới hiệu quả thực chất, toả tác dụng tích cực vào phong trào đổi mới dạy học Năm học 2007-2008 này, Hà Nội có 1.027 trường học, với 34.191... và mát lạnh tha hồ cho lũ trẻ chúng tơi bơi lội Bên những chiếc ao làng còn ghi bao sự tích đánh giặc giữ làng Ngày xưa làng nào chẳng có lũy tre, bên trong lũy tre đan dày những dãy ao, do lấy đất đắp lũy mà thành Thời chống Pháp, giặc muốn vào làng phải qua lũy tre, vượt qua những dãy ao Du kích nhờ những chiến lũy này mà giữ được làng, chống được giặc Có một lần giặc Pháp tổng tấn cơng vào làng,... để nhớ và như để níu giữ Tơi biết rằng sự thay đổi này là theo lẽ tự nhiên phải thế Và rất nhiều nét văn hố xưa lại được tu sửa lại cho mới hơn, hiện đại hơn Điều này đã và đang diễn ra ở rất nhiều di tích lịch sử và di tích văn hố ở các tỉnh thành mà tơi đã đi du lịch Tơi thiết nghĩ giá mà những làng văn hố như “Làng Vòng” Hà Nội vẫn cố giữ nét xưa thì hay biết mấy Nghĩa là vẫn chỉ là “Làng Vòng” thơi... dưới thì chữ Tịch với chữ Tịch là chữ Đa, chữ Văn với chữ Tử là chữ Học Các cậu có biết khơng, đây là câu đối triết tự vừa khen cảnh đẹp, vừa giới thiệu mình một cách kín đáo, lại vừa có ý khun bảo mọi người gắng mà học hành Nói đến đây bà lão đọc đơi câu đối dịch như sau: Núi núi nước trong tn thành suối, lúa trổ đẹp thay, Đêm đêm nhiều chàng văn nên học, ngày thịnh rồi đấy Ơng Tú nhà ta đứng ở đầu... đi học con đã có thể làm được Cộng thêm niềm vui, Trừ đi những nỗi buồn, Nhân thêm hạnh phúc, rồi Chia những khó khăn Những phép tính đầu tiên trong đời vẫn là những phép tính con nhớ nhất trong hàng ngàn, hàng vạn phép tính trong cuộc đời con sẽ gặp, đưa con bước chân vào cánh cửa của Khoa học Rồi con sẽ thấy đi học vui biết chừng nào, rồi con sẽ u cơ giáo và các bạn rất nhiều Con sẽ thấy lớp học. .. nhất của mỗi người làm nghề dạy học, nhất là khi thấy những lứa học sinh của mình đang từng bước trưởng thành Nhiều thày cơ giáo thường tâm sự rằng chính việc thường xun tiếp xúc với các em, cùng vui buồn chia sẻ với các em và hướng dẫn , dạy bảo học trò đã làm cho người giáo viên như giữ mãi tuổi trẻ, tâm hồn trẻ để vừa là người thày, vừa là người bạn lớn của những lứa học sinh Những món q nghề nghiệp... xứ sở của tre và các sản phẩm văn hố từ tre Tại Việt Nam, có nhiều tộc người sống gần gũi cùng cây tre, bảo lưu nhiều giá trị văn hố từ cây tre Tuy nhiên, trong văn hố của người Việt (tộc đa số của Việt Nam), cây tre chiếm một vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả Đặc biệt, trong tâm thức Việt, cây tre được coi là một biểu tượng của người Việt, đất Việt Khơng ngẫu nhiên, sự tích của loại tre thân vàng đã... sinh Những ngày thu ấy, người làm nghề dạy học lại có thêm một dịp để suy ngẫm, chiêm nghiệm để thêm thấm thía niềm vui nghề nghiệp của mình: ấy là ngày Nhà giáo Việt Nam Khơng biết đã có người thày nào, đến ngày rời bục giảng, thầm tính lại có bao nhiêu học trò đã ngồi ở những hàng ghế dưới kia trong suốt cuộc đời dạy học của mình? Và cũng khơng biết có người học trò đã trưởng thành nào nhớ lại đầy đủ... khoa học – cơng nghệ, nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục cũng đặt ra ngày càng cấp thiết Chỉ có kiến thức và kinh nghiệm từ q trình dạy học chưa đủ Người thày ngày nay còn phải ln ln tự trau dồi bản thân, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn mới có thể làm tròn được nhiệm vụ Những tiết giảng giờ đây khơng chỉ còn đơn thuần bảng đen, phấn trắng mà đã xuất hiện nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại Học . lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học. 4 mẫu mực, và điều học đem đến cho học sinh của mình không chỉ là kiến thức, mà còn là cách nghĩ, lối sống, sự khát khao học hỏi; trong lòng học sinh, họ không

Ngày đăng: 19/09/2013, 05:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Những tiết giảng giờ đõy khụng chỉ cũn đơn thuần bảng đen, phấn trắng mà đó xuất hiện nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại - TÍCH LŨY VĂN HỌC
h ững tiết giảng giờ đõy khụng chỉ cũn đơn thuần bảng đen, phấn trắng mà đó xuất hiện nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w