1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thao tác phân tích TP văn học

6 374 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

Ngoài những thao tác - kỹ năng như khi đọc một bài văn, bài thơ phải biết phát hiện 5 lớp nội dung của tác phẩm (đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ), học sinh cần có những thao tác cơ bản sau: kỹ năng phân tích – trích dẫn, kỹ năng so sánh đối chiếu, kỹ năng viết lời bình, kỹ năng liên tưởng mở rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ minh họa. a. Phân tích – trích dẫn: - “Xuân Diệu chọn đỏ để chọi với xanh. Hai câu dưới mới là tuyệt bút, và lại rất Việt Nam: “Những luồng run rẩy rung ring lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Đầu đoạn thơ là hoa rụng, lá úa: cuối đoạn, in trên nền trời, gây ấn tượng thị giác rất mạnh, là các nhánh cây trơ trụi, khô gầy. Tôi nói tạo ấn tượng vì câu thơ có bảy chữ thì tới sáu chữ gợi cái khô gầy, run rẩy của cành. Đó là các chữ nhánh, khô, gầy, xương, mỏng manh. Hình ảnh khô gầy, trơ trụi sẽ gợi đến cảm giác rét mướt (cành mật mạp, ls sum sê không thể nào lại cho ta cảm nghe cái rét đựoc). Xuân Diệu đã tạo đựoc cái rét thấu xương, tê tái đến những nhánh của loài cây, trước hết bằng cái tài của ngôn ngữ, sau nữa là cái tài của lập ý: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Gió thổi làm lá rung rinh, nghĩa thật chỉ có thế. Xuân Diệu đã cảnh giác hoá hiện tượng thiên nhiên này để người đọc không chỉ thu nhận cảnh sắc bằng mắt (trông thấy là rung ring) mà bằng nhiều giác quan khác. Không nói gió mà nới luồng run rẩy tưởng như bản thân gió cũng cảm thấy lạnh, nó run rẩy, và không phải sự di chuyển của không khí (gió) làm cho lá động, mà lá rùng minh vì cảm thấy cái lạnh của gió mang tới mà rung rinh. Hiệu quả câu thơ là gợi cái rét chứ không phải tả gió bay. Cái rét ở câu này (do lá cảm) tương ứng với cái rét ở câu dưới (do cầnh cảm) tác động vào giác quan người đọc bằng con đường trực giác. Phân tích thì dài dòng thế, chứ đọc lên không giải thích gì người nghe đã muốn xuýt xoa, trước là vì rét sau là vì hay”. Vũ Quần Phương(“Thơ với lời bình”) - “Với Nguyễn Trãi, vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của người dân, đó là điều quan trọng nhất. Tất cả tin yêu vui buồn của ông đều bắt nguồn từ đó. Có thể nói, ông chưa bao giờ thực sự chán đời. Ông từng có câu thơ từ ý đến lời đều rất hiện đại: “Khó ngặt qua ngày, xin sống” (Bài 38) Câu thơ cô đúc và dứt khoát như một lời tuyên ngôn. Không pahỉ vì chán đời mà quay ra yêu cỏ cây sông núi. Ở ông, yêu cỏ cây sông núi với yêu đời xét cho cùng vẫn là một. Đều là yêu đất nước Việt Nam, yêu cuộc sống trên đất nước Việt Nam. Không có một cái nhìn rất đẹp về cuộc sống, không thể vẽ lên cảnh bướm vờn hoa sinh động và nên thơ: “Làm sứ đi thăm tin tức xuân Lay thay cánh nhẹ mười phân. Nội hoa tốp tốp vây đòi hỏi Doanh liêu khoan khoan khéo lữa lần” (Bài 250) Càng không thể trong khi nhìn cảnh đẹp bỗng cảm thấy như khí thiêng của trời đất đã đông lại thành ngọc: “Tà dương bóng ngả thuở giang lâu, Thế giớ đông nên ngọc một bầu” (Bài 14) Cũng không thể có những giấc mơ kỳ diệu: “Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thuỷ, Mộng kỳ hoàng hạc thượng tiên đàn”. (Đêm qua trăng sáng trời như nước, Mộng cỡi hạc vàng lên đàn tiên) (“Ức Traithi tập” – bài 73) Hoài Thanh (Trích “Một vài nét về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm”) b. So sánh đối chiếu So sánh đối chiếu nhằm mục đích làm cho bài văn phân tích văn học trở nên sâu sắc. Chưa biết so sánh đối chiếu xem như mới chỉ biết nhìn nhận tác phẩm ở bề mặt mà chưa biết khám phá chiều sâu của ngôn từ, nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản. Thao tác so sánh đối chiếu giúp ta khắc phục đựoc phân tích tác phẩm một chiều, chỉ biết nhìn sông mà chưa biết ngắm núi, chỉ biết tả trăng mà chưa biết chạm mây vẽ trời. So sánh đối chiếu giởi giúp người đọc cảm nhận đầy đủ cái hay, cái đệp của văn chương lên một cái tầm mới. * Ví dụ: - … “Và tôi nghĩ rằng”: cần phải vận dụng đến phép tương xứng trong ngôn từ thơ để giảng nghĩa hai câu thơ đẹp cảu nàng Điểm Bích: “Vằng vặc trăng mai ánh nước. Hiu hiu gió trúc ngâm sênh”. Mục “Tư liệu văn học” số 527 viết: “Bài thơ của nàng Điểm Bích diễn theo ngôn từ hiện đại thì như thế này: “Ánh trăng bổi ban mai chiếu xuống mặt hồ sáng vằng vặc; gió thổi vào khóm trúc khe khẽ nghe như tiếng sao, tiếng đàn”… Nếu giảng như mục “Tư liệu văn học” này, thì vô lý quá. Buổi mai đã mọc lên, thì dù có còn thấy mặt trăng thì chẳng còn một chút nào, bởi đã có ánh mặt trời rồi, dù mặt trăng này có bị che khuất đi nữa. Thế thì ánh trăng buồi mai làm gì còn chiếu xuống mặt hồ vằng vặc được? Muốn giảng câu thơ trên, thì phải nhìn xuống câu thơ dưới: Gió trúc nghĩa là gió thổi qua cây trúc, thì trăng mai không thể nghĩa là “trăng buổi mai”; một thi sĩ xứng đáng với tên ấy không viết ngang như thế được. Ở đây, ta hãy liên hệ với thơ Nguyễn Du, khi nàng Kiều ở trong lầu xanh của mụ Tú Bà: “Thờ ơ gió trúc mưa mai, Ngẩn ngơ trăm mối, dùi mài một thân”. Mưa mai đứng một minh, có thể có nghĩa là “mưa buổi sớm mai”, nhưng đứng trong câu, trước nó có chữ gió trúc, thì nó chỉ có thể hểu là “mưa rơi xuống cây mai”, không có nghĩa nào khác, Nếu Nguyễn Du muốn nói là “mưa sớm mai”, thì nhà thơ sẽ viết, chẳng hạn: “Gió chiều hờ hững mưa mai”, Ca dao Bình - Trị - Thiên đã viết theo phép tương xứng như vậy, khi nói thiếp nhớ chàng, chàng nhớ thiếp: “Ba trăng là mấy mươi hôm, Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau”. Các chữ đã liên kết khăng khít với nhau như kẹo như sơn, không thể hiểu khác đi đằng nào đựoc: buổi mai cũng như buổi chiều, gió nam cũng như gió nồm, đang đứng trước cũng như đằng sau, đề vắng quạnh bởi anh xa em, em xa anh! Phạm Thái trong “Sơ kính tân trang” cũng dùng chữ “mai”: “Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu, Phất phơ phấn bướm dồi mai”. Các hình ảnh, âm thanh, từ ngữ chọn lựa xinh đẹp tương xứng biết chừng nào! Chim oanh bay qua liễu rủ, như thói dệt, phấn của con bướm rơi nhẹ xuống dồi cho mặt của hoa mai. Trở lại với thơ nàng Điểm Bích: “Vằng vặc trăng mai ánh nước: chỉ có thể hiểu là trăng rọi vào cây hoa mai sáng vằng vặc. Còn hai chữ “ánh nước” nữa, thì cũng không thể giảng như mục “Tư liệu văn học” là “chiếu xuống mặt hồ sáng vằng vặc” được. Làm gì có một cái hố nào trong bốn câu thơ Điểm Bích này! Phải nhờ đến phép tương xứng, câu dưới: “Hiu hiu gió trúc ngâm sênh”, nghĩa là gió nhẹ nhàng thổi qua cây trúc như ngâm lên một tiếng gõ sênh (sênh là một nhạc cụ băng gỗ để gõ nhịp); chữ “ngâm” câu dưới là một động từ, thì chữ “ánh” câu trên cũng là một động từ; và ánh nước ở đây không phải là trăng ánh (chiếu) xuống dưới nước, mà nghĩa là trăng ánh lên mặt nước. “Vằng vặc trăng mai ánh nước”. Nghĩa là: bóng trăng rọi vào cây mai sang vằng vặc ánh lên như dội nước vậy! Cách hiểu đúng đăn này cũng là cách hiểu đẹp nhất. Thêm một chi tiết nữa. “Gió trúc ngâm sênh” không nên giảng là “gió thổi vào khóm trúc ke khẽ, nghe như tiếng sao tiếng đàn”, giảng như vậy không tương xứng với thực tế thanh âm. Gió thổi làm cho trúc chạm vào nhau, không thể phát ra những tiếng của không khí nắn rung như tiếng sao, của dây tơ rung như tiếng đàn, mà chỉ đén mức gỗ đánh vào nhau như tiếng sênh, mà đánh khẽ thôi, cho nên mới dùng chữ “ngâm sênh”. Xuân Diệu (“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”) * Ví dụ: - “Thơ cổ hễ nói đến ly biệt là nói đến liễu. Điều này là khuôn sáo không có gì là mới mẻ cả. Có lúc Nguyễn Du dùng điển một cách từ chương học như vậy: “Khi hỏi Liễu Chương Đài”. Nhưng đó là cá biệt. Còn thông thường, ông tìm mọi cách để cá biệt hóa cái hình tượng quen thuộc của điển cố. Kết quả ta có “Lơ thơ tơ liễu buông mành”, khi Kim Trọng quay trở lại nưoi kỳ ngộ, “hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng”, khi Kiều nhớ Kim Trọng lúc Kim Trọng mới ra đi, có “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”, khi Kim Trọng từ giã Kiều lần đầu tiên, có “Cỏ cao hơn thước, liẽu gầy vài phân”, khi Kiều nhớ Từ Hải… Liễu trong điển tích là liễu ước lệ, liễu trong “Truyện Kiều” là liễu tâm hồn. Nó loi thoi, nó lơ thơ, nó hờn, nó chán. Một vật hết sức bình thường như rêu(cái này cũng bị quy định bởi từ chương học) cũng có tâm hồn riêng của nó. Đạm Tiên vừa chết xong, người khác đến thì “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”, nhưng khi Kim Trọng đi đã một năm trở về thì “rêu pong dấu giày”; chữ “phong” ở đây rất công phu: rêu gói dấu giày của Thuý Kiều giữ nó cho Kim Trọng. Đến khi Kiều cho người tìm Giác Duyên, thì “Rêu trùm ké ngạch”. Cái nhìn của ông tỉ mỉ và công phu. Ngôn ngữ thiên nhiên của Nguyễn Du chứng tỏ một trình độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, đáng cho ta học tập”… Phan Ngọc (“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”) c. Viết lời bình Quá trình phân tích văn học là một quá trình phân tích, cảm thụ và bình (khen chê, tán thưởng). Viết một lời bình, một câu bình, một đoạn bình, sẽ làm cho bài văn phân tích trở nên đậm đà, việc cảm thụ thơ văn đã mang tính cá thể hóa rõ rệt. * Ví dụ: “Nói về sự tương xứng mở rộng, tôi xin bàn thêm về một bài thơ có nhiều ưu điểm: “Núi Mường Hung, dòng sông Mã”, đã được chọn vào “Tuyển tập thơ 1945-1960”. Đây là một bài thơ có sáng tạo,…; “Anh là núi Mường Hung, Em là dòng sông Mã, Sóng nhiều rêu nhiều cá Núi nhiều thú nhiều măng, Chiều bóng anh che sông, Sớm mặt em lóng lánh”… Tứ thơ mở đầu cho đến đó, thật là thú vị, có thể nói là hay! Vừa là sông là núi, vừa là em là anh, Hai câu: “Chiều bóng anh che sông - Sớm mặt em lóng lánh”, rất thích, rất âu yếm, sáng tươi”. Xuân Diệu (“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”) * Ví dụ: “Văn chương cũng như tình yêu, còn có hàng trăm cách làm duyên làm dáng khác ở những cây bút có kinh nghiệm. Nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật, kỹ thuật dù khéo léo tinh xảo đến đâu tự nó cũng không thể tạo nên được một giá trị thẩm mỹ nào. Xuân Diệu hiểu hơn ai hết, cái bí quyết thần thông nhất vẫn là ở trái tim, ở tâm hồn. Trái tim chân thật, sức yêu mãnh liệt và cặp mắt xanh non (Xuân Diệu) thích nói đến hai chữ “Xanh non” hay “biếc rờn” của cặp mắt thanh niên), ấy là tất cả kinh nghiệm nghệ thuật sống còn của ông: “Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về (…). Thu không phải là mùa sầu. Ấy chính là mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau” (“Thu”). Văn Xuân Diệu là như thế đấy: mới mẻ, trẻ trung, nhiều khi táo bạo. Nhưng thực ra ông chỉ nói sự thật, sự thật của trời đất, sự thật của lòng mình mà thành ra yêu thế hôi. Tất nhiên là phải nói bằng lòng yêu mến, bằng tình đắm say”. Nguyễn Đăng Mạnh (“Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”) d. Liên tưởng mở rộng Nếu so sánh đối chiếu làm cho phân tích văn học trở nên sâu sắc thì liên tưởng mở rộng hợp lý sẽ làm cho bài văn phong phú, đa dạng. Liên tưởng mở rộng phải hợp lý và có chừng mực: nếu lạm dụng sa đà thì sẽ làm cho việc phân tích bị lan man. Những câu văn, câu thơ trong trí nhớ sẽ giúp học sinh tạo nên những đoạn liên tưởng mở rộng có giá trị. Có tài liệu gọi những liên tưởng mr rộng này là dẫn chứng mở rộng. * Ví dụ: “Đến khổ thứ tư là một cảnh hoàng hôn rất “Đường thi”: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Ánh nắng chiều phản chiếu vào lớp lớp mây trăng đùn lên từ phía chân trời như những lớp núi bạc điệp trùnh và giữa cảnh mây núi lớp lớp chồng chất ấy, một cánh chim bé nhỏ nghiêng mình cùng với bóng chiều sa xuống. Cảnh chiều hôm trong thơ ca cổ điển Việt Nam cũng như Trung Quốc thường được tô điểm thêm một cánh chim rất tiêu biểu: “Chim hôm thoi thót về rừng”… (Nguyễn Du) “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”… (Bà Huyện Thanh Quan) “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”… (Hồ Chí Minh) Cánh chim chiều ở đây của Huy Cận cũng mang màu sắc cổ điển ấy nhưng cũng lại rất “thơ mới” bởi đó là một cánh chim cô đơn, nhỏ nhoi. Nó tiêu biểu cho cái tôi bé nhỏ của các nhà thơ mới trường rợn ngợp trước cảnh bao la của vũ trụ: “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” (“Nguyệt Cẩm” – Xuân Diệu) (Trích “Những bài làm văn chọn lọc” của Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) * Ví dụ: “Điểm thứ hai, tôi muốn nói về sự đóng góp của nhà văn ấy là cách nói riêng của họ. Cùng một ý “người đàn bà khóc như cành hoa lê đẫm mưa” lấy từ thơ Bach Cư Dị (Lê hoa nhất chi xuân đái vũ), Nguyễn Du viết: “Cành hoa lê đã đầm đìa giọt mưa” Tản Đà viết: “Cánh hoa lê chíu hạt mưa xuân dầm” Cùng một ý, bàn tay đàn đến chảy máu, Nguyễn Du viết: “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Tương An quận vương viết: “Bốn dấy máu tỳ bà”. Mỗi nhà văn mang đến một cách nói riêng của họ. Quần chúng sẽ chọn trong những cách nói ấy, sản phẩm ấy, cái gì dùng được thì sẽ nhớ, sẽ truyền bá đi, cái gì hư hỏng thì sẽ quên, sẽ vứt. Nhưng trước khi có sự chọn lọc ấy của thời gian, của quần chúng là phải có sự sản xuất dồi dào, vô cùng đa dạng, vô cùng phong phú của nhà văn. Càng nhiều cách nói khau nhau bao nhiêu, quần chúng càng dễ chọn bấy nhiêu. Càng nhiều cách nói khác nhau bao nhiêu thì khi chọn xong, càng có cái để làm giàu cho ngôn ngữ bấy nhiêu. "Nhà văn tha hồ sáng tác ngôn ngữ. Chỉ miễn là đừng sáng tác trái với tinh thần dân tộc, trái với quy luật tiếng nói Việt Nam”. Chế Lan Viên (“Ngôn ngữ của quần chúng và của nhà văn”) . cho ta học tập”… Phan Ngọc (“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”) c. Viết lời bình Quá trình phân tích văn học là một quá trình phân tích, . ngôn từ, nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản. Thao tác so sánh đối chiếu giúp ta khắc phục đựoc phân tích tác phẩm một chiều, chỉ biết nhìn sông mà

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w