1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khái quát về lịch sử văn học việt nam giai đoạn 1930-1945

4 13,5K 139
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

Nền văn học thuộc các bộ phận , các xu hướng khác nhau đều được hiện đại hóa một cách sâu sắc và tòan diện.. Thời kì này là thời kỳ của văn học hiện đại ,chủ yếu là văn học của thị dân ,

Trang 1

KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐỌAN

1930 – 1945

I.Những đăc điểm cơ bản của văn học Việt nam giai đọan 1930 -1945

Văn học Viêt Nam giai đoạn 1930 -1945 bắt đầu từ thế kỷ XX đến 1945 ở giai đoạn này nền văn học co những đặc điểm sau :

1 Nền văn học thuộc các bộ phận , các xu hướng khác nhau đều được hiện đại hóa một cách sâu sắc và tòan diện

a Một nền văn học , một xu hướng văn học ra đời,phát triển , biến đổi hay tàn lụi , xét đến cùng là do công chúng của nó quyết định

Từ đầu thế kỷ XX ,do có những cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp ,

xã hội việt nam biến đổi sâu sắc Khắp nơi mọc lên đô thị , thị trấn với những tầng lớp xã hội mới , con đẻ của chế độ thực dân tư sản Ở đây nhân vật trung tâm của đời sống văn học là tầng lớp Tây học chính tầng lớp này đã góp phần thay đổi diện mạo của nền văn học nước nhà Đưa nền văn học nước ta tiến sang một thời kỳ mới Thời kì này là thời kỳ của văn học hiện đại ,chủ yếu là văn học của thị dân , đặc biệt là của tầng lớp tiểu tư sản thị dân ( bộ phận văn học hợp pháp

b Ở đây khái niệm văn học hiện đại được biểu hiện theo nghĩa đối lập vói

tính chất và hình thái của văn học thời phong kiến ( còn gọi là văn học trung đại ) Nếu như văn học trung đại phản ánh và sang tạo thôngqua hệ thống ước lệ hết sức dày đặc ,phức tạp và nghiêm ngặt , với ba tính chất : uyên bác và cách điệu hóa ; sung cổ và phi ngã Thời bấy giờ , với quan niệm “ Thiên nhân nhất thể “ , người ta gán cho vũ trụ đạo lý cảu con người và viết văn theo thể ấy Thì văn học hiện đại mang tính hiện đại hóa có nghĩa là văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp nói trên

c.Nhưng hiện đại hóa không phỉa là một việc đơn giản Không gì phá bỏ

ngay Mà mọi sang tạo có ý nghĩa cách tân chân chính phải tuân theo quy luật tiếpnhận sâu sắc ảnh hưởng nước ngoài trên cơ sở kế thừa và cải tạo truyền thống của dân tộc Qua thời gian và được chúng ta kiểm nghiệm đánh giá Vì vậy , hiện đại hóa văn học là cả một quá Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 ,nó diễn qua ba bước :

Bước thứ nhất do lớp nhà văn hán học cấp tiến đản nhận , diễn ra từ đầu thế

kỷ XX đến khỏang năm 1920 Lớp trí thức nho sĩ này có thể đổi mới về tư tưởng chính trị , xã hội , quan điểm văn hóa ,học thuật nhưng nhưng chưa thật sự đổi mới

về quan điểm thẩm mỹ

Bước thứ hai diễn ra từ khỏang 1920 đến 1930 , được đảm nhiệm bởi một số nhà nho cuối cùng như Tản Đà ,Nguyễ Bá Học …, nhưng chủ yếu bởi một số nhà Tây học đầu tiên như Phạm Quỳnh , Hồ Biểu Chánh , Hòang Ngọc Phách …Cuộc đổi mới này đã có nhiều thành tựu quan trọng và chiếm ưu thế còn ảnh hươrng đến ngày nay trên nhiều tác phẩm văn học

Trang 2

Bước thứ ba diễn ra từ năm 1930 đến 1945 do một lớp nhà văn Tây học rất trẻ và khá đông đảo đảm nhiệm Ở thời kỳ này nhờ có những cuộc cách tân sâu sắc , nền văn học Việt Nam đã thực sự được hiện đại hóa , từ thơ ca , tiểu thuyết đến kịch nói và các thể ký …Đi tiên phong trong cuộc cách mạng này là những nhà văn lãng mạn Cho nên mở đầu giai đoạn văn học 1930 – 1945 là hai cuộc cách tân quan trọng của các nhà thơ mới lãng mạn và các nhà tiểu thuyết lãng mạn trong nhóm tự lực văn đòan

2 Nhịp độ phát triển

TRong khỏang 15 năm này , khối lượng các tác phẩm văn học được sang tác thật là độ sộ và bề bộn Tiểu thuyết phải tính đến hang nghìn , thơ ca tính đến hang vạn Những thể loại mới như kịch nói , phóng sự , lý luận phê bình văn học cũng phải tính bằng đơn vị chục

Ở đây nói tốc độ còn là nói sự phát triển về chất lượng , về tốc độ kết tinh văn học , tạo nên những áng văn thơ đáng gọi là kiệt tác

Để nhận thấy được tốc độ phát triển của thời kỳ này chúng ta nên đoc qua bản tổng kết phong trào thơ mới lãng mạn của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam Vẻn vẹn chưa đầy 1 thập kỷ ( từ 1932 đến 1940 ) Hoài Thanh đã tuyển lựa được vài chục thi sĩ , hang trăm bài thơ ,trong đó có nhiều tên tuổi ,nhiều thi phẩm

có thể đứng lại lâu dài với thời gian

Nguyên nhân tốc độ này có nhiều , nhưng nguồn gốc chủ yếu là do tiềm lực văn hóa , văn học của dân tộc , đến giai đoạn này thực sự được giải phóng Bên cạnh đó là do sự ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ,

vừ sâu vừa rộng ; mặt khác bởi sự thức tỉnh của ý thức cá nhân của những người là nền văn học ấy

3.Sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận ,nhiều xu hứớng ,trào lưu , trường phái trong quá trình phát triển

Nền văn học thời kỳ này được phân hóa thành hai bộ phận tồn tại và phá triển song song hai bộ phận này phân biệt với nhau về thái độ chính trị của những người cầm bút với chính quyền thực dân Một bộ phận tồn tại và phát triển công khai hợp pháp , một bộ phận tồn tại và phát triển bất hợp phát ,nghĩa là trong vòng

bí mật

a Bộ phận bất hợp pháp :Bộ phận này đúng ra cũnh có một thời gian tồn tại

nửa công khai ,nghĩa là một phần xuất bản công khai (ở thời kỳ mặt trận Dân chủ Đông Dương từ năm1936 -1939 ) nhưng nói chung là luôn bị khủng bố , nười sang tác , tàng trữ hay lưu hành có thể bị bắt bớ , tù đày

Từ năm 1930 – 1945 , bộ phận văn học này phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện đường lối của Đảng Cộng sản Nó gắn liền và phục vụ chocác phong trào cácch mạng do Đảng phát động và lãnh đạo

Trang 3

Văn học thời kỳ này chủ yếu là xây dựng hình tượng ngừoi chiến sĩ say mê

lý tưởng ,khat khao chiến đấu , sẵ sang xả thân vì giai cấp , dân tộc và nhân loại trên tinh thần lạc quan chiến thắng

b Bộ phận văn học công khai hợp pháp : Bộ phận này tất nhiên là chụi sự

chi phối của chính sách văn hóa của nhà nước thực dân Khác với bộ phận văn học bất hợp pháp ,bộ phận văn học này không thuần nhất Nó phân hóa rất phức tạp theonhiều xu hướng nhiều trường phái thẩm mĩ khác nhau Mỗi trường phái ,xu hướng thường tập trung xung quanh một tờ báo ngôn luận riêng của họ Họ phát biểu tuyên ngôn nghệ thuật riêng và đấu tranh cho quan niệm thẩmmỹ cỷa mình

Thời kỳ văn học này chứng kiến sự ra đời của một thể văn mới với những cây bút chuyên nghiệp : văn phê bình Những cây bút này đại diện về mặt ý thức cho những xu hướng , trường phái văn học khác nhau

II Thành tựu của giai đoạn văn học 1930 – 1945

Văn học giai đoạn 1930 -1945 đã kế thừa và phát huy – trên tinh thần dân chủ sâu sắc những truyền thống tư tưởng lớn của nền văn học lâu đời của dân tộc

Ấy là chủ nghĩa yêu nước , chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng

Ở mỗi bộ phận , mỗi xu hướng văn hcọ , lòng yêu nước ,tinh thần dân tộc lại

có mức độ và dạng biểu hiện khác nhau Ở bộ phận hợp pháp ,nội dung ấy thể hiện

ở sự phát hiện của nó về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ,của những truyền thống văn hóa của con người Việt nam Ở bộ phận văn học bất hợp pháp , lòng yêu nước được phát biểu một cách đòang hòang , trực tiếp Biểu hiện sâu sắc và cao nhất của lòng yêu nước là hành động cứu nước Đây là văn học của những chiến sĩ đấu tranh giải phóng dân tộc , sẵn sàng xả than vì độc lập tự do của tổ quốc

Chủ nghĩa nhân đạo trong 1930 -1945 ở các xu hướng văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng , hướng hẳn về nhân dân lao động ( nông dân , công nhân , dân nghèo thành thị ,trí thức nghèo … ) với sự đồng cảm sâu sắc Nhận thức được bản chất tốt đẹp của ngửời lao động dấu dưới vẻ lam lũ ,thậm chí thô kệch ,xấu xí nữa , ngòi búi của họ nhiều khi không chỉ có thương cảm xót xa , mà còn quý trọng

Các nhà văn vô sản thì còn nhận thức sâu hơn nưa trên quan điểm giai cấp Văn học lãng mạng thì quan tâm đặc biệt đến hạnh phúc cá nhân , đấu tranh choluyến ái ,hôn nhân tự do của thanh niên Nó nhân danh chủ nghĩa nhân đạo lên

án lễ giáo phong kiến hủ bại và tàn nhẫn đối với tuổi trẻ , đặc biệt là đối với phụ nữ

Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của văn học dân tộc , tất nhiên là chỉ là đặc trưng của văn hcọ các mạng Bộ phận văn học này thấm nhuần tinh thần thép Nhân vật chính của nó là người chiến sĩ xuất thân tù giai cấp cần lao đùn lên đấu tranh giải phóng dân tộc

Một công lao lớn của văn học giai đoạn này là đã đưa công cuộc hiên đại hóa văn học lên một bước mới có ý nghĩa quyết định Ở giai đoạn này nước ta

Trang 4

xuất hiên nhiều kiệt tác văn xuôi hiện đại như số đỏ của Vũ Trọng Phụng , Gió đầu mùa cùa Thạch Lam …Thể văn tiểu thuyết là thể văn không được coi trọng thời phong kiến trung đại , đến giai đoan này phát triển rất mạnh mẽ , tạo nên một món

ăn tinh thần của công chúng

Văn hcọ nước ta có những truyền thống thơ ca lâu đời với những kiệt tác bất

hủ dovậy nó có uy tín rất lớn khiến cho công cuộc hiện đại hóa thơ ca diễn ra khó khăn chậm chạp hơn so với văn xuôi Mãi đến năm 1932 ,cuộc cách tân hiện đại hóa thơ ca mới thực sự phát động Trong vòng 15 năm ,nó đã đera hang loạt tài năng lớn với nhiều phong cách độc đáo như Thế Lữ , Xuân Diệu , Hàn Mặc

Tử ,Nguyễn Bính…

Nghệ thuật sân khấu ở nước ta đã có truyền thống lâu đời nhưng kịch nói lại là một loại hình sân khấu nhập từ phương tây Trước 1930 , đã có phong trào viết kịch nói , với những tác giả như Vũ Đình Long , Vi Huyền Đắc Đến giai đọan văn học 1930 – 1945 thể loại nghệ thuật này mới thức sự hiện đại hóa

Từ năm 1930 -1945 , người ta thấy xuất hiện một số thể văn mới : phóng

sự ,phê bình văn học Thể văn tùy bút ,bút ký tuy có từ lâu nhưng đến thời kỳ hiện đại mới phát triển mạnh , đặc biệt là giai đoạn văn học 1930 -1945 Nhờ sự đóng góp của nhiều cây bút có tài năng ,ngôn ngữ văn học cũng phát triển mạnh mẽ có khả năng diễn tả hầu như mọi hiện tượng của đời sống , của thiên nhiên và mọi diễn biến tinh vi của tâm hồn con người

Ngày đăng: 19/09/2013, 04:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w