Đền Đô được bố cục hài hòa, bề thế với 21 hạng mục công trình kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh xảo gồm nhà Chuyển Bồng, nhà Tiền Tế, nhà Phương Đình, Vương Mẫu Tử, nhà để ngựa thờ, Văn
Trang 1Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô
Thứ Sáu, 29/02/2008 - 3:54 PM Đền Đô kiến trúc tuyệt vời,/Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm
Đền Đô ở làng Đình Bảng (Từ Sơn), nguyên là Thái miếu nhà Lý, do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019 Năm 1030, Thái miếu được Lý Thái Tông nâng cấp, mở rộng thành Đền thờ Lý Thái Tổ Năm 1602, Vua
Lê Kính Tông đã trùng tu, xây dựng Thái miếu với một quy mô lớn, thờ 8 vị vua triều Lý, lấy tên là Cổ Pháp Điện - Đền Lý Bát Đế
Trải qua gần 900 năm tồn tại, với nhiều lần trùng tu tôn tạo Đền Đô đã trở thành một trong những địa chỉ tiêu biểu nhất của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc Nơi đây còn là cơ sở hoạt động bí mật của nhiều lãnh tụ cách mạng trong những tháng năm gian khổ tìm đường cứu nước
Với kiểu “Nội công ngoại quốc”, Đền Đô được xây dựng thành 2 khu: Nội thành và ngoại thành, với tổng diện tích 31.250m2, được bao bọc bằng một bức tường thành cao 2,3m, rộng 0,9m Đền Đô được bố cục hài hòa, bề thế với 21 hạng mục công trình kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh xảo gồm nhà Chuyển Bồng, nhà Tiền Tế, nhà Phương Đình, Vương Mẫu Tử, nhà để ngựa thờ, Văn Chỉ, Võ Chỉ, Năm Cửa Rồng… Phía trước Năm Cửa Rồng (Ngũ Long Môn) là Hồ Bán Nguyệt có diện tích 9.500m2 Giữa hồ có nhà Thủy Đình vuông vức, 2 mái chồng uốn lượn hài hòa giữa một không gian thoáng đãng Trước đây, nhà Thủy Đình ở Đền Đô đã được chọn làm hình ảnh in trên “Giấy năm đồng vàng” Đông Dương Qua Năm Cửa Rồng, du khách sẽ tới một sân đền rộng, được lát đá dẫn vào nhà Phương Đình 8 mái, rồi đến nhà Tiền Tế, treo bức hoành phi “Cổ Pháp Triệu Cơ” (đất Cổ Pháp là nơi mở đầu sự nghiệp vương triều Lý) Tiếp đến là
2 nhà vuông 8 mái chồng, dẫn vào hậu đô “Cổ Pháp Điện” gồm 7 gian, rộng 180m2, hình chữ công (I) “Cổ Pháp Điện” là công trình chính của Đền Đô được xây dựng hoành tráng, trang nghiêm, đặt các pho tượng 8
vị vua triều Lý Nội thất Đền Đô được bài trí chi tiết, đồ thờ phong phú Tượng các đức vua ở hậu đô, hương án, bài vị, hoành phi, câu đối, sập và mâm thờ… đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ Ngựa thờ có
đủ áo giáp, may thêu rất công phu, lục lạc đồng sáng loáng Đỉnh đồng, bình hương, trống, chiêng… đều bề thế
Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp phá hủy hoàn toàn Hòa bình được lập lại ở miền Bắc vừa đúng một năm, khi về thăm Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng, đứng trên nền đất ngôi đền xưa, Bác Hồ đã xúc động nói với mọi người: Đền Đô là công trình văn hóa đặc sắc, không chỉ của Đình Bảng mà của nhân dân cả nước Có điều kiện, chúng ta sẽ xây dựng lại để tỏ lòng thành kính, biết ơn các nhà vua Lý
Nhớ lời dạy của Bác, với ý thức trách nhiệm của những người con sống trên quê hương phát tích các vương triều Lý, cùng với những tấm lòng hảo tâm công đức, sự quan tâm của các ngành, các cấp, năm 1989, kỷ niệm 980 năm ngày Lý Công Uẩn khởi lập vương triều Lý và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội, nhân dân Đình Bảng đã bắt tay xây dựng lại Đền Đô theo nguyên mẫu xưa, ngay trên nền ngôi đền
cũ Hôm nay, sau gần 21 năm, miệt mài lao động, 21 hạng mục công trình của Đền Đô đã được xây dựng lại hoàn toàn Đền Đô sẽ mãi mãi xứng đáng là nơi “Tìm về nguồn cội” của nhân dân cả nước Từ ngày khởi công tái dựng đến nay, cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã có hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dâng hương tưởng niệm các nhà vua Lý và vãng cảnh đền Năm 1991, Đền
Đô đã được Nhà nước trao Bằng công nhận “Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Đô”
Hằng năm, vào ngày 15-3 âm lịch, kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang, nhân dân Đình Bảng lại tưng bừng mở hội, đón du khách trên mọi miền Tổ quốc về chung vui và dâng hương tưởng niệm các nhà vua
Lý Bên cạnh phần lễ được tổ chức trang trọng của các đoàn địa phương và nhiều tỉnh thành trong cả nước, phần Hội với các trò chơi dân gian như thi nấu cơm nồi đất, bắt vịt dưới hồ, vật, chọi gà, thi đấu cờ người, hát quan họ dưới thuyền… cũng được duy trì tổ chức, làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng, hấp dẫn, thể hiện nét văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc truyền thống của một vùng quê Kinh Bắc
Di tích Đền Đô (Bắc Ninh): Cội nguồn văn hoá dân tộc
Nằm ở phía đông nam làng Đình Bảng trên một khu đất cao, rộng, phẳng sát đầu thôn Thượng là khu di tích đền Đô - “Sơn lăng cấm địa” nơi thờ tám vị vua nhà Lý Đây là
Trang 2một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý
Đền Đô còn có tên là Cổ Pháp điện, được khởi dựng từ thế kỷ XI trên đất làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) - nơi phát tích nhà Lý, rồi được liên tục tôn tạo, mở rộng vào nhiều thế kỷ sau Đền Đô rộng 31.250m2, gồm hơn 20 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị thờ tám vị vua nhà Lý; xung quanh có nhà chuyển bồng, nhà tiền
tế, nhà phương đình, nhà bia, nhà để kiệu thờ, cửa rồng Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo, tài nghệ
Đền Đô được xây dựng rất quy mô và bề thế Nội thất gồm nhà hậu cung đặt ngai thờ và bài vị tám vị vua nhà Lý, kiến trúc theo kiểu nhà chuyển bồng đao cong mềm mại thanh thoát, bao quanh nội thất là tường gạch Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diềm tám mái, đao cong gồm: nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền thờ thân mẫu Lý Công Uẩn Từ cửa đi thẳng tới sát bờ hồ bán nguyệt là nhà rối (thủy đình); phía ngoài cùng, bên
hồ bán nguyệt là nhà bia, hai bên là nhà văn chỉ và võ chỉ
Đến với đền Đô, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều cổ vật quý, nhiều tài liệu lịch sử quan trọng; đặc biệt là văn bia “Cổ Pháp điện tạo bi” của trạng nguyên Phùng Khắc Khoan được khắc vào năm 1604 nhân việc nhà Lê cho trùng tu đền Đô
Đền Đô là trung tâm thờ các vua Lý với nhiều nghi thức rất trọng thể trong các dịp lễ hàng năm, kỷ niệm ngày mất của các vị vua Đặc biệt lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010) Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý
Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
Mặc dù bị chiến tranh phá hủy vào năm 1952 nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhân dân Đình Bảng và sự đóng góp của khách thập phương, đến năm 1989 đền Đô được khởi công xây dựng lại, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam
Với vị thế, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đền Đô đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin ngày 25/01/1991
Về đền Đô là về với những cảm xúc thiêng liêng, gắn bó, cảnh trí hữu tình, nơi đây đã làm vấn vương, lưu luyến biết bao người:
Đền Đô Bắc Ninh với tám triều Vua Lý
Trang 3Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20 km) Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI)
Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20 km) Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI) Đền thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224)
Khu di tích đền Đô có diện tích 31.250m2, với trên 20 hạng mục công trình gồm: đền thờ, nhà tiền tế, nhà phương đình, nhà bia, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ, cửa rồng, nhà thuỷ đình, văn chỉ , võ chỉ Nhà thuỷ đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng nhưng cũng chính nó bị thực dân Pháp phá huỷ hoàn toàn cùng với quần thể kiến trúc đền Đô vào năm 1952 trong một trận càn quét "đốt sạch, phá sạch"
Quê hương nhà Lý là nơi tiêu biểu cho các làng quê vùng kinh Bắc Nơi đây có các di tích lịch sử - văn hóa như chùa Cổ Pháp, Kim Đài (một trong những trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII); đình làng Lý Khánh Văn, nơi thờ và tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; Thọ Lăng Thiên Đức, khu lăng mộ của 8 vua nhà Lý khiêm tốn, giản dị
Lễ hội đền Đô được tổ chức rất trọng thể vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất - 1010) Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời và đang ngày càng tham gia tích cực vào việc "Xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Đình Bảng còn là quê hương có truyền thống cách mạng Hội nghị Trung ương Đảng đã từng họp tại đây để quyết định vận mệnh của đất nước vào năm 1945 Sau khi đất nước giành được độc lập (9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm xã
Đền Đô - Đình Bảng cũng là nơi chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khi dải mây rồng vàng ở phía Thăng Long - Hà Nội bay về rồi tản ra đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền Đền Đô Đình Bảng thực sự là điểm du lịch đầy hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước
Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế
kỷ XI (1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng ? Từ Sơn ? Bắc Ninh ngày nay) Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua
Video giới thiệu Lễ hội Đền Đô,
do Trung Tâm Hợp Tác Báo Chí Quốc Tế - Bộ Thông Tin & Truyền Thông sản xuất
Trang 4Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm "Sơn Lăng cấm địa" Dân làngĐình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua
Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ XVII (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên
Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn Từ năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m2), nhà chuyền Bồng (80m2), nhà Kiệu (130m2), nhà để Ngựa (130m2), Thuỷ đình, Phương đình Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích Đền Đô như sau:
Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ Trung tâm là Điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành
Khu vực nội thành có diện tích 4.320m2, bố trí theo kiểu "Nội công ngoại quốc" bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (Hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất
Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông) Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo
Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại Khu vực này có nhàchủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng)
Trang 5Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca
" Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm"
Di tích lịch sử văn hoáĐền Đô đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 154 ngày 25/01/1991 của Bộ Văn Hoá thông tin - Thể thao và Du lịch