1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

19 157 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 876,69 KB

Nội dung

Thực tiễn cho thấy, các thành tựu về công nghệ số và Fintech là động lực quan trọng và cũng là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Thông qua Fintech, các tổ chức tài chính có thể phát triển các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa đi rào cản về không gian cũng như thời gian, cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, từ đó tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng xâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, ở Việt Nam mức độ tiếp cận tài chính còn ở tỷ lệ thấp, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), có khoảng 90% giao dịch của người dân vẫn là giao dịch tiền mặt, chỉ có 39,8% người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính. Đặc biệt, 69% dân số ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính. Trong khi đó, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh khá là cao (55%), là cơ hội để người dân dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính hơn. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng phát triển Fintech, để từ đó đưa ra những giải pháp ứng dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Trang 1

tại Việt Nam

Phạm Thị Huyền

Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh

Ngày nhận: 13/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 30/09/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019

Thực tiễn cho thấy, các thành tựu về công nghệ số và Fintech là động lực

quan trọng và cũng là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về

tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây Thông qua

Fintech, các tổ chức tài chính có thể phát triển các kênh cung ứng dịch vụ

ngân hàng điện tử, xóa đi rào cản về không gian cũng như thời gian, cho

phép cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, từ đó tạo điều kiện

cho người nghèo, người ở khu vực vùng xâu, vùng xa có thể tiếp cận với

các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi Hiện nay, ở Việt Nam mức độ tiếp

cận tài chính còn ở tỷ lệ thấp, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018),

có khoảng 90% giao dịch của người dân vẫn là giao dịch tiền mặt, chỉ có

39,8% người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính Đặc biệt,

69% dân số ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc

tiếp cận tài chính Trong khi đó, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động

thông minh khá là cao (55%), là cơ hội để người dân dễ dàng tiếp cận được

với các dịch vụ tài chính hơn Do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm

The application of Fintech in promoting financial conclusion in Vietnam

Abstract: In practice, digital and Fintech achievements are an important driving force and a means to achieve

breakthrough financial results in many countries in recent years Through Fintech, financial institutions can develop e-banking service supply channels, remove spatial and temporal barriers, allowing financial services supply to be cheaper, thereby creating conditions for the poor people in remote areas to access to banking services anytime, anywhere Currently, in Vietnam the level of financial inclusion is still low, according to the State Bank of Vietnam (2018), about 90% of people’s transactions are still cash transactions, only 39.8 % of adults have accounts at financial institutions In particular, 69% of the population in rural areas still face with difficulties in accessing financial services Meanwhile, the percentage of people using smart mobile phones

is quite high (55%), which is an opportunity for people to easily access to financial services Therefore, this research paper will focus on researching the status of Fintech development, from which to introduce some solutions to apply Fintech in promoting financial inclusion in Vietnam.

Keywords: Financial inclusion, Fintech, Fintech enterprise.

Huyen Thi Pham, M.Ec

Email: huyenpt.bn@hvnh.edu.vn

Banking Academy of VietNam, Bacninh Campus

Trang 2

hiểu thực trạng phát triển Fintech, để từ đó đưa ra những giải pháp ứng

dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Từ khóa: tài chính toàn diện, Fintech, doanh nghiệp Fintech

1 Khái quát về Fintech và tài chính

toàn diện

Khái niệm Fintech

Fintech- viết tắt của từ Financial

Technology- có nghĩa là Công nghệ tài

chính Fintech đề cập đến việc tận dụng

sáng tạo công nghệ trong các hoạt động

vào dịch vụ tài chính Ở phương diện

đầy đủ hơn, theo Wikipedia trích dẫn từ

Huffington Post (2017) Fintech được định

nghĩa là một ngành công nghiệp tài chính

mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu

quả hoạt động tài chính Có thể đưa ra

khái niệm về Fintech như sau: Fintech là

áp dụng công nghệ đổi mới, sáng tạo và

hiện đại vào lĩnh vực tài chính- ngân hàng

(ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…)

Theo đó, đặc trưng của Fintech là việc

cung ứng các sản phẩm dịch vụ dựa trên

công nghệ thông qua các ứng dụng (phần

mềm), được người sử dụng dễ dàng tải về

cài đặt trên các thiết bị thông minh Như

vậy, để áp dụng các giải pháp và dịch vụ

thông minh trong cung ứng các dịch vụ

với mức chi phi thấp hơn, hiệu quả và

thuận tiện hơn các dịch vụ truyền thống,

thì xu hướng hợp tác giữa các công ty

Fintech và các tổ chức tài chính là tất yếu

Theo Lê Huyền Ngọc (2018), khác với

thị trường tài chính truyền thống gồm

hai đối tượng, các định chế tài chính

(ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư, bảo

hiểm, chứng khoán…) và khách hàng,

đối tượng của Fintech gồm 3 bên là các

định chế tài chính, các doanh nghiệp

Fintech, và khách hàng tác động qua lại

lẫn nhau Qua đó, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ tài chính trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang hàng (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ

số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management)… Như vậy, có thể thấy các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro Không những thế, Fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng

Khái quát về tài chính toàn diện

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion)

là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Theo Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Lê Thảo Hương, Chu Nhật Anh (2019), khi

đo lường tài chính toàn diện của một quốc

Trang 3

gia cần xem xét trên 2 nhóm chỉ số sau:

- Sở hữu và sử dụng tài khoản là một trong

các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiếp

cận tài chính của một quốc gia vì hầu hết

các dịch vụ tài chính đều bắt nguồn từ việc

sở hữu tài khoản Hơn thế, tỷ lệ phần trăm

người trưởng thành sở hữu thẻ ghi nợ và

tín dụng cũng được sử dụng để đánh giá

mức độ phổ biến của tài khoản Do vậy, 3

chỉ số để đo lường mức độ tiếp cận của tài

khoản là: Tài khoản (tài khoản, % tuổi từ

15 trở lên), thẻ ghi nợ (sở hữu thẻ ghi nợ,

% tuổi từ 15 trở lên) và thẻ tín dụng (sở

hữu thẻ tín dụng, % tuổi từ 15 trở lên)

- Tiết kiệm và vay tiền từ các tổ chức tài

chính chính thức đóng vai trò thiết yếu

trong việc phổ biến tài chính toàn diện Để

đo lường mức độ tiếp cận tài chính từ tiết

kiệm và vay tiền cần xem xét các nhóm

chỉ tiêu sau: Vay tiền (vay từ tổ chức tài

chính, % tuổi từ 15 trở lên) và tiết kiệm

(gửi tiền tại tổ chức tài chính, % tuổi từ 15

trở lên)

Theo Dự thảo về Chiến lược tài chính toàn

diện quốc gia đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030 (NHNN, 2018), Việt Nam

được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ

tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức

thấp Điều này được thể hiện thông qua

số liệu do cơ sở dữ liệu Global Findex

(World Bank, 2017) cung cấp, cụ thể là

tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam

có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào

(29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar

(26,0%) nhưng thấp so với Indonesia

(49%) và thấp hơn nhiều so với Trung

Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái

Lan (81,6%) Khu vực nông thôn Việt

Nam có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh

ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang

hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã; tỷ lệ

người dân mở và sử dụng tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn còn thấp, đạt 25,2%, trong khi con số này ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ lần lượt là 80,7%, 81,1%, 40,7% và 79,3% (World Bank, 2017) Từ những chỉ tiêu này cho thấy, mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn Việt Nam

Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tài chính toàn diện nhưng theo Nguyễn Thị Hòa (2017), tài chính toàn diện có vai trò đối với các cấu phần của nền kinh tế bao gồm:

- Về phía cầu, tài chính toàn diện giúp gia tăng sự giàu có và ổn định cuộc sống bằng cách tăng cường quản lý tài chính cá nhân, từ đó gia tăng tiết kiệm cho người dân Đồng thời tài chính toàn diện còn góp phần thực hiện thanh toán, chuyển tiền an toàn, tiện lợi và đặc biệt là tiếp cận tín dụng một cách chủ động trong các kế hoạch chi tiêu và đầu tư Điều này hoàn toàn đúng cho cả cá nhân và các tổ chức kinh tế

- Về phía cung, tài chính toàn diện giúp tăng lợi nhuận, giảm bớt rủi ro và phát triển bền vững Khi tài chính toàn diện phát triển

sẽ giúp các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính mở rộng được thị trường, đa dạng hóa được cơ cấu khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là giảm bớt rủi ro

- Đối với nền kinh tế, thúc đẩy tài chính toàn diện giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng việc làm và các hoạt động kinh tế Khi yếu tố kinh tế được đảm bảo thì yếu

tố xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn, điển hình là chênh lệch giàu nghèo trong xã hội được giảm bớt

Trang 4

Vai trò của Fintech trong thúc đẩy tài

chính toàn diện

Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và

khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và

hiệu quả, Fintech không những giúp giảm

chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp

cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng

khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân

hàng truyền thống

Theo Nguyễn Thị Hoà (2017), có 55 quốc

gia đã cam kết thực hiện tài chính toàn

diện Khi cam kết thực hiện tài chính toàn

diện, các quốc gia sẽ kỳ vọng đẩy nhanh

tốc độ và động lực cải cách, tạo ra một

môi trường chính sách phù hợp và khuyến

khích sự cạnh tranh cho phép các ngân

hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng

đổi mới và mở rộng cung cấp dịch vụ Đặc

biệt, tài chính toàn diện dựa trên Fintech

sẽ có các lợi ích sau: (i) Gia tăng tiếp cận

dịch vụ qua kênh giao dịch điện tử; (ii) Bổ

sung các dịch vụ tài chính phù hợp với các

nhu cầu của khách hàng trên nền tảng giao

dịch số; (iii) Giảm chi phí (cả phía nhà

cung cấp cũng như người sử dụng); (iv)

Giảm rủi ro mất mát, trộm cắp như trong

các giao dịch tiền mặt

Tại Việt Nam, theo Dự thảo về chiến

lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm

2015, định hướng đến năm 2030 (NHNN,

2018), mục tiêu của tài chính toàn diện là

đảm bảo mọi cá nhân và tổ chức trong nền

kinh tế có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ

tài chính phù hợp với chi phí hợp lý; đặc

biệt chú trọng tới nhóm dân cư hiện chưa

được tiếp cận dịch vụ như người nghèo,

người dân sống ở vùng nông thôn, vùng

sâu vùng xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngoài ra, tài chính toàn diện còn hướng

tới nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút

và thúc đẩy các nhóm cá nhân, doanh

nghiệp đã tiếp cận dịch vụ tài chính có thể

sử dụng nhiều dịch vụ hơn, đáp ứng đầy

đủ nhu cầu

Để đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện, Fintech đóng một vai trò hết sức to lớn nhờ vào việc giải quyết được những khó khăn hiện nay trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện Cụ thể: (i) Fintech giúp đổi mới và khả năng đột phá về công nghệ

từ đó giúp các doanh nghiệp Fintech cũng như các tổ chức tài chính đưa ra những sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn, tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn; (ii) giảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch làm cho khách hàng hài lòng hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ; (iii) đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

để thiết kế ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn; (iv) nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

2 Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam- cơ hội và thách thức

2.1 Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam

Theo Trịnh Ngọc Lan (2019), Fintech tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu nhưng phát triển nhanh chóng, số lượng các công ty Fintech đã tăng gần gấp bốn lần, từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến gần 150 công ty tính đến tháng 6/2019, hoạt động tại các phân khúc khác nhau bao gồm thanh toán, cho vay, blockchain và sinh trắc học Nếu như năm 2016, Fintech mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thanh toán thì đến nay, các doanh nghiệp Fintech đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác Và các doanh nghiệp Fintech trong không gian thanh toán kỹ

thuật số nói riêng, đã phát triển về số lượng và chất lượng tại Việt Nam Hiện

Trang 5

tại chúng chiếm 47% tổng số khởi nghiệp

Fintech và có khoảng 78 startup Fintech

đang được các nhà đầu tư trong và ngoài

nước rót vốn, và dự kiến sẽ còn tăng theo

đà phát triển của Fintech Có khoảng 72%

số công ty Fintech lựa chọn hợp tác với

ngân hàng để cùng kinh doanh, cung ứng

dịch vụ

Mặc dù Fintech đã phát triển sang nhiều

phân khúc khác nhau nhưng thanh toán

vẫn là lĩnh vực chủ đạo và chiếm phần

lớn Theo Trịnh Ngọc Lan (2019), tính

đến tháng 6/2019, có 30 tổ chức không

phải ngân hàng (bao gồm công ty Fintech

và tổ chức tài chính không phải ngân

hàng) đã được NHNN cấp giấy phép hoạt

động cung ứng dịch vụ trung gian thanh

toán (trong đó có 27 tổ chức cung ứng

dịch vụ Ví điện tử) Đặc biệt, trong thời kỳ

cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán di

động đã trở thành xu hướng với các công

nghệ như mã QR, tiếp xúc trường gần

NFC, số hóa thông tin thẻ, ví điện tử…

Trong tổng số35 NHTM thì có 16 ngân

hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR với

hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR

code Và có 76 tổ chức triển khai dịch vụ

thanh toán qua Internet, 44 tổ chức triển

khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động

NHNN (2018) Về số lượng giao dịch và

giá trị giao dịch được thể hiện qua Bảng 1

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của làn

sóng Fintech trên thế giới và Việt Nam,

NHNN đã chủ động đối thoại với các

doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này gia nhập thị trường Fintech Ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định 328/QĐ- NHNN thành lập Ban Chỉ đạo Fintech Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo này

là hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, bao gồm hoàn thiện khuôn khổ pháp

lý cho việc hình thành và hoạt động của các công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Theo Báo cáo kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Fintech (NHNN, 2018; và NHNN, 2019), Ban chỉ đạo đã

có nhiều hoạt động, như năm 2018 đã tổ chức cuộc thi sáng tạo Fintech Việt Nam,

tổ chức các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, hoàn thiện Đề

án xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Relulatory Sandbox) tại Việt Nam

Theo báo cáo của Solidiance (2018), dòng vốn đổ vào thị trường Fintech Việt Nam năm 2016 chỉ là 129 triệu USD thì sang năm 2017 là 150 tỷ USD Chínhsự phát triển mạnh mẽ này đã làm cho các chuyên gia trong Ngành tin rằng sự phát triển của Fintech có thể mang lại những cơ hội nhất định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech

2.2 Cơ hội để phát triển Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ cơ

Bảng 1 Số lượng và giá trị giao dịch qua Internet và điện thoại di động năm 2018

Số lượng giao

dịch 2018 (triệu giao dịch)

So sánh năm 2017 Giá trị giao dịch năm 2018 (nghìn

tỷ đồng)

So sánh năm 2017

Nguồn: NHNN (2018)

Trang 6

cấu dân số vàng, theo báo cáo của Bộ Lao

động- Thương binh và Xã hội (2019), Việt

Nam với trên 95 triệu dân thì có 64,9%

dân số dưới 35 tuổi, đây là nhóm tuổi

thích nghi nhanh với những giải pháp công

nghệ Khoảng 67% dân số sinh sống ở khu

vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đa

phần không có tài khoản ngân hàng và khó

khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ

tài chính- ngân hàng Điều này cho thấy

khoảng trống trong thị trường cung ứng

các sản phẩm, dịch vụ tài chính ở khu vực

nông thôn Việt nam còn rất lớn

Một cơ hội nữa để thị trường Fintech phát

triển đó là cơ sở hạ tầng viễn thông ngày

càng được đầu tư, phát triển hoàn thiện

Mạng điện thoại di động 3G/4G phủ khắp

cả nước với ba nhà mạng lớn là Viettel,

Mobiphone và Vinanphone Ngoài ra, theo

Báo cáo về hoàn thiện hệ sinh thái Fintech

tại Việt Nam (NHNN, 2018), Việt Nam

có khoảng 51 triệu người sử dụng điện

thoại thông minh (chiếm 55% dân số), và

có khoảng 50 triệu người sử dụng Internet

(chiếm khoảng 52% dân số) Như vậy, với

dân số trẻ và tỷ lệ dùng điện thoại di động,

internet cao, Việt Nam là mảnh đất màu

mỡ cho cuộc cách mạng Fintech

Với tỷ lệ sử dụng điện thoại smartphone

khá là cao (chiếm 55% dân số) nhưng tỷ

lệ người dân sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại lại thấp (Vietnam digital landcape, 2019) Hình 2 thể hiện

tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Việt Nam, qua đó cho thấy

tỷ lệ sử dụng ứng dụng ngân hàng là thấp nhất trong số các ứng dụng được thống kê Một cơ hội để Fintech phát triển nữa là khoảng trống thị trường còn rất rộng

Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sử dụng các dịch vụ ngân hàng Theo báo cáo của Vietnam digital landscape (2019), tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng là 31%, nhưng các tỷ lệ khác là rất thấp như tỷ lệ có thẻ tín dụng chỉ là 4,1%, tỷ lệ sử dụng chuyển và nhận tiền qua điện thoại mới chỉ là 3,5%, tỷ lệ mua hàng trực tuyến và thực hiện thanh toán hóa đơn trực tuyến là 21%, tỷ lệ nữ giới thực hiện thanh toán qua internet là 21%, đối với nam giới là 20% (Hình 2)

Theo báo cáo của Solidiance (2018), Việt Nam có 59% dân số người trưởng thành

sở hữu tài khoản ngân hàng, nhưng so với các nước khác trong khu vực thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn Cụ thể, như ở Thái lan thì

tỷ lệ này chiếm 86% và Malaysia thì tỷ

lệ này là 92% Hơn thế nữa, số lượng chi

Hình 1 Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh năm 2018

Nguồn: Vietnam digital landscape, 2019

Trang 7

nhánh NHTM tại Việt Nam cũng thấp nhất

(Bảng 2) Như vậy, thị trường vẫn còn một

khoảng trống lớn để các công ty Fintech

cũng như các tổ chức tài chính phát triển

Ngoài ra, Fintech tại Việt Nam còntương

đối non trẻ, vì vậy có rất nhiều cơ hội để

phát triển Theo Solidiance (2018), thị

trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD

vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào

năm 2020 Đặc biệt, các doanh nghiệp

Fintech hiện nay mới chủ yếu tập trung

vào một số ít ngành nhất định, còn nhiều

ngành khác còn chưa có sự đầu tư như kêu gọi vốn cộng đồng, tín dụng

Từ những phân tích trên cho thấy thị trường Fintech tại Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, do khoảng trống trong thị trường rất lớn Đây chính là cơ hội để Việt Nam tận dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách giải quyết bài toán về thủ tục xét duyệt xét duyệt và tính năng tiện dụng Khi áp dụng công nghệ để tăng thêm những tiện ích, tính năng cho những sản phẩm tài chính thì

Hình 2 Tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng năm 2018

Nguồn: Vietnam digital landscape, 2019

Bảng 2 Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại tại một số quốc gia năm 2018 Nước Số lượng

CN NHTM Số lượng CN NHTM/100.000 người trưởng thành Số lượng chi nhánh NHTM/1.000km 2

Nguồn: IMF(2018)

Trang 8

người dùng sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn

vì những tiện ích mà sản phẩm tài chính

mang lại, từ đó thu hút thêm được nhiều

người dùng, đặc biệt là ứng dụng fintech

trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền

mặt Ngoài ra, liên quan đến các khoản

vay, thì khi ứng dụng fintech, các tổ chức

tín dụng sẽ rút ngắn được thời gian xét

duyệt, đa dạng hóa hình thức cho vay từ

đó mở rộng được đối tượng tiếp cận với

sản phẩm tín dụng

2.3 Thách thức để phát triển Fintech

nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại

Việt Nam

Cơ hội để phát triển Fintech tại Việt Nam

là rất lớn, tuy nhiên thách thức đối với

Fintech tại thị trường Việt Nam cũng

không hề ít Theo NHNN (2018), các

thách thức để phát triển Fintechnhư:

- Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng

bộ cho Fintech phát triển: Các chính sách

phát triển Fintech thông qua các Chương

trình, Đề án rất quan trọng đối với phát

triển nền kinh tế nói chung và phát triển

Fintech nói riêng Tuy vậy, khuôn khổ

pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được

một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính

trong thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ

với các lĩnh vực tài chính khác Cụ thể,

thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa

được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý

cụ thể nào; chưa có quy định về đơn vị

chuyên trách hỗ trợ, xử lý các vấn đề liên

quan tới hoạt động Fintech; các quy định

pháp lý hiện hành liên quan tới hoạt động

nghiệp vụ của các TCTD chưa cho phép

việc áp dụng các giải pháp công nghệ hiện

đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán

- Số lượng ít các doanh nghiệp tham gia

vào Fintech: Các doanh nghiệp Fintech

tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu Hoạt động của Fintech chủ yếu là hoạt động thanh toán; các dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý danh tính, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản

lý kinh doanh; bảo hiểm, bảo lãnh phát hành; dịch vụ tư vấn tài chính tự động, cần được phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới

- Chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, doanh nghiệp Fintech và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Fintech

- Đặc biệt là ý thức người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế cả về thói quen cũng như hiểu biết Thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân nên việc thay đổi thói quen này là cả một khó khăn đối với các doanh nghiệp Fintech Hơn thế nữa, người dân lại chưa có ý thức bảo mật những thông tin của cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng cũng như các tổ chức tài chính

Dù ngànhTàichính ngân hàng luôn được đánh giá là một trong những ngành được quan tâm đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, có năng lực tốt về bảo mật dữ liệu người dùng, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống Tuy nhiên, đây vẫn là những thách thức thường trực đối với các

tổ chức tài chính là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và an ninh mạng Sản phẩm, dịch vụ ngày càng số hóa, người dùng ngày càng sử dụng thiết bị số, kết nối liên tục, đa kênh, đa phương tiện chính là môi trường thuận lợi để tội phạm sử dụng công nghệ cao, tin tặc (hackers), kẻ xấu khai thác các yếu điểm để gian lận, trục lợi từ người dùng và xâm nhập hệ thống

Trang 9

3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy ứng dụng

Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn

diện tại Việt Nam

Fintech có vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy tài chính toàn diện ở các quốc

gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát

triển như Việt Nam Trên cơ sở phân

tích cơ hội, thách thức và thực trạng phát

triển Fintech ở Việt Nam, tác giả xin đưa

ra một số giải pháp để ứng dụng Fintech

nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt

Nam như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

đối với hoạt động của các công ty Fintech

Mặc dù NHNN đã ban hành nhiều văn

bản pháp quy liên quan đến hoạt động

Fintech, tuy nhiên, hiện nay, ngoại trừ

khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thanh

toán của Fintech, các lĩnh vực khác của

Fintech như gọi vốn, cho vay, quản lý dữ

liệu… chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn

chỉnh Xuất phát từ những thách thức để

phát triển Fintech thì hiện nay mới chỉ có

Ban chỉ đạo Fintech và QĐ 999/QĐ-TTg

của Chính phủ đã giao cho NHNN thành

lập cơ chế quản lý thử nghiệm Sandbox

cho hoạt động Fintech là khuôn khổ pháp

lý cho những doanh nghiệp Fintech hoạt

động Do đó, NHNN cần phải hoàn thiện

khuôn khổ pháp lý để giúp cho các doanh

nghiệp Fintech phát triển, ví dụ như quy

định cơ quan nào cấp giấy phép cho các

doanh nghiệp Fintech Nếu như các doanh

nghiệp Fintech có giấy phép hoạt động

thì họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn là hoạt

động cầm chừng khi chưa có giấy phép

Khi công ty Fintech phát triển cũng mang

lại nhiều cơ hội hơn cho các chủ thể trong

nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông

thôn và ở vùng xâu, vùng xa có thể tiếp

cận được các dịch vụ tài chính qua các

trung gian cung cấp chính thức

Thứ hai, các doanh nghiệp Fintech cần

tìm ra mô hình kinh doanh khả thi hơn bằng các tìm kiếm các giải pháp mới và mạnh mẽ hơn Có 6 mô hình kinh doanh của Fintech là thanh toán, quản lý tài sản, huy động vốn từ cộng đồng, cho vay, thị trường tài chính, và dịch vụ bảo hiểm nhưng hiện nay các doanh nghiệp fintech mới tập chung chủ yếu vào hoạt động thanh toán trong khi nhu cầu thị trường về những sản phẩm dịch vụ khác còn rất lớn Chẳng hạn như các doanh nghiệp Fintech

có thể ứng dụng công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo vào để xây dựng nền tảng cho vay để từ đó rút ngắn thời gian xét duyệt khoản vay, mở rộng được với những khách hàng không có lịch sử tín dụng, khách hàng ở vùng sâu, vùng xa nhưng có

sử dụng điện thoại di động hay mạng xã hội, từ đó tăng được mức độ tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn Nhưng

có những rào cản nhất định để các doanh nghiệp fintech mở rộng mô hình kinh doanh đó là vấn đề pháp lý và hệ sinh thái chưa hoàn thiện

Thứ ba, các công ty Fintech và các tổ chức

tín dụng có thể đưa ra những ứng dụng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp Các hộ nông dân nhỏ có vai trò

vô cùng quan trọng nhưng họ lại thường gặp khó khăn là thiếu vốn để đầu tư vào trang trại để nâng cao năng suất Fintech trong nông nghiệp nhằm cung cấp những công cụ có thể giải quyết những khó khăn

về nhu cầu sản phẩm tài chính mà các hộ nông dân gặp phải hàng ngày, đó là khó khăn khi tiếp cận những nguồn vốn vay và những sản phẩm thanh toán Khi ứng dụng Fintech sẽ cung cấp được các giải pháp

mà cách cung ứng sản phẩm truyền thống chưa thỏa mãn được nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp Ứng dụng Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là cung ứng

Trang 10

sản phẩm tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm và

thanh toán thông qua các kênh số như điện

thoại di động, máy tính bảng… từ đó sẽ

làm tăng các yếu tố như tốc độ nhanh, tiếp

cận 24/7, an toàn và minh bạch

Thứ tư, xây dựng và triển khai những biện

pháp tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ

năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết

về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người

dân Vì thực tế, nhận thức và hiểu biết tài

chính của người dân còn hạn chế nhưng

lại có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài

chính trong khi cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng tới mọi

lĩnh vực của đời sống Như vậy, thực hiện giáo dục tài chính để tăng nhận thức và các kỹ năng là vô cùng cần thiết Từ đó sẽ tăng khả năng sử dụng, đánh giá lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ tài chính

do các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức để người tiêu dùng tài chính sáng suốt lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của

cá nhân 

Tài liệu tham khảo

1 Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2019), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”

2 Ban chỉ đạo Fintech- Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2018), Báo cáo hoàn thiện hệ sinh thái Fintech Việt Nam

3 Ban chỉ đạo Fintech- Ngân hàng nhà nước Việt Nam( (2018, 2019), Báo cáo kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Fintech Việt Nam

4 IMF (2018), Financial access surveys 2018,

http://data.imf.org/?sk=E5DCAB7E-A5CA-4892-A6EA-598B5463A34C

5 Nguyên Hà (2017), Fintech- Hướng phát triển mới hay nhất thời tại Việt Nam, https://techinsight.com.vn/fintech-huong-phat-trien-moi-hay-xu-huong-nhat-thoi-tai-viet-nam/

6 Nguyên Hà (2018), Nhận định về tương lai của Fintech, https://doimoisangtao.vn/news/2018/9/27/nhn-nh-v-tng-lai-ca-fintech

7 Nguyễn Thị Hòa (2017), Tổng quan về tài chính toàn diện, vai trò của công nghệ số trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Hội thảo Banking Vietnam 2017

8 Trịnh Ngọc Lan (2019), Phát triển hệ sinh thái Fintech: bài học kinh nghiệm và đề xuất hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, http://thitruongtaichinhtiente.vn/phat-trien-he-sinh-thai-fintech-bai-hoc-kinh-nghiem-va-de-xuat-nham-huong-toi-phat-trien-ben-vung-tai-viet-nam-23949.html

9 Lê Huyền Ngọc (2018), Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất đề ngân hàng-

Fintech cùng phát triển tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Tương lai của Fintech và Ngân hàng: Phát triển và đổi mới”, trang 147-156

10 Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Lê Thảo Hương, Chu Nhật Anh (2019), Xây dựng và phân tích chỉ số tài chính toàn diện, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số tháng 7/2019

11 Nghiêm Thanh Sơn (2019), Fintech tại Việt Nam: Nắm bắt xu hướng để “chuyển mình” phát triển, http://

thoibaonganhang.vn/fintech-tai-viet-nam-nam-bat-xu-huong-de-chuyen-minh-phat-trien-84199.html

12 Nguyễn Văn Tâm (2018), Phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam- cơ hội và thách thức, http://tapchitaichinh vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/phat-trien-cong-nghe-tai-chinh-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-142310 html

13 Solidiance (2018), Unlocking VietNam’growth potential, https://solidiance.com/insights/white-papers/unlocking-vietnams-fintech-growth-potential/download?token=gjXgpJDZwm

14 Viện chiến lược Ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện

15 Viện chiến lược Ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Dự thảo về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2030

16 We are social Singgapore, Vietnam digital landscape 2019 report, https://www.slideshare.net/HoangDungQuy/we-are-social-vietnam-2019-vietnam-digital-landscape-2019-report

17 World Bank (2017), Cơ sở dữ liệu Global Findex, https://globalfindex.worldbank.org/sites/globalfindex/

files/2018-04/2017%20Findex%20full%20report_indicator%20table.pdf

Ngày đăng: 01/02/2020, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w