Nghiên cứu tiến hành phẫu tích cấu trúc của khối tá tụy dựa trên 40 xác (gồm 27 nam, 13 nữ) người Việt Nam trưởng thành được ướp, ngâm formol tại Bộ Môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy kích thước tụy và tá tràng không thay đổi nhiều giữa kết quả của chúng tôi và của các tác giả khác, ngoại trừ đường kính tá tràng, có thể do sự co rút cơ của tá tràng trên mẫu xác đã qua xử lý hóa chất nên kết quả của chúng tôi có nhỏ hơn. Đường kính ống tụy tăng dần theo tuổi. Đuôi tụy có xu hướng tiếp xúc với 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới của rốn lách. Nên thống nhất về sự phân loại sự tương quan giữa ống tụy chính và ống mật chủ.
Trang 1GIẢI PHẪU HỌC KHỐI TÁ TỤY
Nguyễn Hoàng Vũ*, Dương văn Hải*, Bùi văn Ninh *
TÓM TẮT
Chúng tôi tiến hành phẫu tích cấu trúc của khối tá tụy dựa trên 40 xác (gồm 27 nam, 13 nữ) người Việt Nam trưởng thành được ướp, ngâm formol tại Bộ Môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy kích thước tụy và tá tràng không thay đổi nhiều giữa kết quả của chúng tôi và của các tác giả khác, ngoại trừ đường kính tá tràng, có thể do sự co rút cơ của tá tràng trên mẫu xác đã qua xử lý hóa chất nên kết quả của chúng tôi có nhỏ hơn Đường kính ống tụy tăng dần theo tuổi Đuôi tụy có xu hướng tiếp xúc với 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới của rốn lách Nên thống nhất về sự phân loại sự tương quan giữa ống tụy chính và ống mật chủ
SUMMARY
ANATOMY OF THE PANCREATODUODENAL BLOCK
Nguyen Hoang Vu, Duong Van Hai, Bui Van Ninh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 8
* Supplement of No 3 * 2004: 33 – 40
We have performed dissection of the pancreatoduodenal block of the 40 murtured Vietnamese mummies which have been formolly treated at the Department of Anatomy, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City
Results: Our results of the measuring index of pancreas and duodenum were not diffenrent from those of the other authors, except duodenal diameter which was smaller in our group probably due to the contraction caused during the formollating process Pancreatic duct increases in parallel with ages The tail of pancreas tends to contact with middle one-third or inferior one-third of splenic hilus We should have an uniformed classification of the junction variety between the principal pancreatic duct and the common bile duct.
MỞ ĐẦU
Tá tràng và tụy là hai cơ quan liên hệ mật thiết
với nhau về mặt giải phẫu học, phẫu thuật, đặc
biệt là giữa tá tràng và đầu tụy, chúng tạo nên khối
tá tụy Đặc điểm giải phẫu học khối tá tụy có rất
nhiều thay đổi nhất là về hình dạng, kích thước
của tụy, kích thước ống tụy, sự liên hệ giữa ống tụy
và ống mật chủ, sự phân bố mạch máu, Phẫu
thuật khối tá tụy là một phẫu thuật khó khăn và
phức tạp Trên thế giới, cùng với sự phát triển của
ngoại khoa, các kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán
hình ảnh, giải phẫu học về tá tràng và tụy ngày
càng được nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn Các
đặc điểm về hình thái, kích thước, mối tương quan
giữa khối tá tụy và các tạng khác đã được đề cập rất nhiều Hơn nữa, các cấu trúc chi tiết như mạch máu, ống tụy, và những yếu tố liên quan cũng đã được khảo sát Tuy nhiên, kết quả ở mỗi tác giả có nhiều khác biệt, đặc biệt về mạch máu nuôi tụy và tá tràng, mối tương quan về giải phẫu giữa ống tụy chính và ống mật chủ, Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu về bệnh lý, về chấn thương, về phẫu thuật tá tràng và tụy thì rất nhiều Trái lại, các công trình nghiên cứu về giải phẫu học thì rất ít, hầu như không có
Tiến hành nghiên cứu này trên xác người Việt Nam, chúng tôi mong muốn có số liệu về kích thước tụy và tá tràng, kích thước ống tụy và mối
* Đại học Y Dược TP.HCM
Trang 2tương quan giữa ống tụy và ống mật chủ, về hệ
thống mạch máu nuôi chúng, để bổ sung cho
ngành Hình thái học
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Bằng phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu
này được tiến hành trên 40 xác (gồm 27 nam, 13 nữ)
người Việt Nam trưởng thành được ướp, ngâm formol
tại Bộ Môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh
KẾT QUẢ
Hình dạng và kích thước tá tràng
Hình dạng
- 38/40 (95%) trường hợp tá tràng có dạng chữ
“C” Có 2 trường hợp (5%) tá tràng có dạng chữ “O”,
nghĩa là phần trên và phần lên gần tiếp xúc với nhau
(Hình.1)
Dạng chữ “C”
Dạng chữ “O”
Hình 1: Hình dạng tá tràng
Kích thước Bảng 3.1 Chiều dài và đường kính tá tràng
Phần trên
Phần xuống
Phần ngang
Phần lên Toàn bộ
Chiều dài (cm) 4,56 6,76 4,86 2,91 19,09 Đường kính
Vị trí nhú tá tràng
Nhú tá lớn
Nhú tá lớn nằm ở thành trong, hơi về phía sau của phần xuống tá tràng, cách lỗ môn vị một khoảng trung bình là 8,54 ± 1,25 cm
Nhú tá bé
Nhú tá bé cũng nằm ở thành trong của phần xuống tá tràng, trên nhú tá lớn khoảng 2,1 ± 0,2cm
Kích thước của tụy
Bảng 3.3 Kích thước tụy
Dài (cm) Rộng (cm) Dày (cm)
Toàn bộ 16,34
Vị trí tương đối giữa đuôi tụy và rốn lách
Nhóm 1: Đuôi tụy không tiếp xúc với rốn lách mà cách rốn lách một khoảng (hình 3.2)
Nhóm 2: Đuôi tụy tiếp xúc trực tiếp với rốn lách (hình 3.3) Tùy theo vị trí tiếp xúc, chúng tôi lại chia
nhóm này thành ba trường hợp:
-Trường hợp 1: Vị trí tiếp xúc tại 1/3 trên của rốn lách
-Trường hợp 2: Vị trí tiếp xúc tại 1/3 giữa của rốn lách
-Trương hợp 3: Vị trí tiếp xúc tại 1/3 dưới của rốn lách
Kết quả như sau
Nhóm 1 (Không tiếp xúc)
Có 23/40 trường hợp, chiếm tỷ lệ 57,5% Tiếp tục
Trang 3khảo sát khoảng cách từ đuôi tụy đến rốn lách trong
nhóm này, chúng tôi được kết quả trung bình là 1,84
± 0,72cm Ở nhóm này, có đến 13/23 (56/52%)
trường hợp đuôi tụy ở về phía 1/3 dưới rốn lách, 9/23
(16,13%) trường hợp ở về phía 1/3 giữa, chỉ có 1/23
(4,35%) trường hợp đuôi tụy gần 1/3 trên rốn lách
Ống tụy
Kết quả thu được, có 40/40 mẫu có ống tụy chính, tất cả đều đổ vào phần xuống tá tràng
Đường kính ống tụy chính
Đường kính ống tụy chính (đo tại nơi đổ vào tá tràng) rất thay đổi, trung bình là 2,46 ± 0,85 mm Trường hợp nhỏ nhất là 1,15 mm và lớn nhất là 5,22
mm
Nhóm 2 (Tiếp xúc)
Có 17/40 trường hợp, chiếm tỷ lệ 42,5% Tiếp tục
khảo sát vị trí tiếp xúc giữa đuôi tụy và rốn lách,
Ống tụy chính có thể đổ cùng ống mật chủ bằng
kênh chung mật - tụy vào tá tràng hoặc đổ bằng một lỗ riêng biệt Trong trường hợp có kênh chung thì chúng có thể có bóng gan – tụy hoặc không
-Có 8/17 trường hợp đuôi tụy tiếp xúc tại 1/3 giữa
rốn lách, chiếm tỷ lệ47%
-Có 9/17 trường hợp đuôi tụy tiếp xúc tại 1/3 dưới
rốn lách, chiếm tỷ lệ 53%, đặc biệt có trường hợp đuôi
tụy tiếp xúc với cực dưới của lách Kết quả mẫu nghiên cứu của chúng tôi như sau
Tương quan giải phẫu của ống mật chủ và ống tụy chính
-Không có trường hợp nào đuôi tụy tiếp xúc với
1/3 trên rốn lách
Không có bóng gan – tụy
Có bóng gan – tụy
Hai ống riêng biệt
Như vậy, trong 40 mẫu nghiên cứu, có 31/40 (77,5%) trường hợp có kênh chung mật – tụy; trong số đó có 26/31 (83,87%) có bóng gan – tụy; còn lại 9/40 (22,5%) trường hợp hai ống này đổ vào tá tràng bằng hai lỗ riêng biệt
Về độ dài kênh chung mật – tụy, theo kết quả
của nghiên cứu này, độ dài trung bình của kênh chung mật – tụy là 6,2 ± 1,87 mm; trường hợp ngắn nhất là 2,4 mm; dài nhất là 10 mm
Hình 2:
Trang 4A: 12,5% B: 65% C: 22,5%
Thành
tá tràng
Ống mật chủ Ống tụy chính
Hình 3: Sơ đồ về sự tương quan giữa ống mật chủ và ống tụy chính A: Có kênh chung mật tụy nhưng không có
bóng gan tụy B: Có bóng gan tụy C: Hai ống đổ riêng
Ngoài ra, trong lúc phẫu tích, chúng tôi còn nhận
xét thấy rằng, ống tụy chạy trong mô tụy gần mặt sau
hơn mặt trước tụy
Hình 4:
Tương quan giữa tuổi và đường kính ống
tụy
Đường kính trung bình ống tụy theo nhóm tuổi
(p<0,05)
Tuổi N ĐKTBOT(mm)
<40 3 1,78
40 đến <50 8 1,99
50 đến <60 6 2,36
60 đến <70 6 2,53
70 đến <80 10 2,66
Tổng số 35 2,6
0 1 2 3 4 5
<40 40- 50- 60- 70- >=80 Tuổi
ĐKOT (mm)
Biểu đồ 1 Tương quan giữa đường kính ống tụy
(ĐKOT) và tuổi (tuổi tính theo năm)
BÀN LUẬN Về hình dạng và kích thước tá tràng
Hình dạng
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp hai dạng là dạng chữ “C” và dạng chữ “O” Trong đó có đến 95% là dạng chữ “C” Sự thay đổi về hình dạng tá tràng được Papez, Von Bonin, Frazer giải thích là do bất thường về sự quay của tá tràng xảy ra trong thời kỳ phôi thai.(6)
Trang 5Kích thước
Chiều dài
Bảng 4.1 So sánh chiều dài tá tràng
Goss Blount Hollinshead Bannister Đ.X.H Chúng tôi
1,17 D2 (cm) 7-10 7-8 7,5-10 8-10 6,76 ±
1,30
1,25 D4 (cm) 2,5 2-3 2,5-5 2,5 2,91 ±
0,88 Cả tá tràng
19,09
±2,43
Như vậy, chiều dài tá tràng theo kết quả của
chúng tôi không khác biệt nhiều so với các tác giả
nước ngoài, nhưng hơi ngắn hơn so với tác giả Đỗ
Xuân Hợp Đa số các tác giả nước ngoài (trừ tác giả
Goss) cho thấy phần ngang dài hơn phần xuống
Trong khi của chúng tôi thì ngược lại, phần xuống
(6,76cm) dài hơn phần ngang (4,86cm)
Nhìn chung, chiều dài tá tràng thay đổi tùy theo
tác giả, nhưng sự thay đổi đó chủ yếu ở phần xuống
và phần ngang Còn phần trên và phần lên thì tương
đối ít khác biệt
Đường kính (cm)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đo đường kính
tá tràng ở từng đoạn và tính đường kính trung bình
của tá tràng Nhưng các tài liệu chúng tôi tham khảo
được thì chỉ có đường kính trung bình của tá tràng
nói chung Bảng dưới đây so sánh kết quả của chúng
tôi với các tác giả khác về đường kính trung bình của
tá tràng
So sánh đường kính (ĐK) trung bình của tá tràng
Wyburn Blount và cs Hollinshead Đỗ X Hợp Chúng tôi
ĐK
(cm)
0,38
Đường kính trung bình của tá tràng mà chúng tôi
đo được tương đương với tác giả Đỗ Xuân Hợp, (1) và
nhỏ hơn nhiều so với các tác giả nước ngoài Sự khác
biệt này một phần do tầm vóc người Việt Nam nhỏ
hơn người nước ngoài, một phần là do sự co rút của tá
tràng khi bị ngâm trong hóa chất
Về vị trí nhú tá tràng
Lấy môn vị làm mốc, khoảng cách từ nhú tá lớn đến lỗ môn vị mà chúng tôi đo được là 8,54±1,25
cm, tương đương với các tác giả khác là 7 đến 10cm Nhú tá bé trên nhú tá lớn một khoảng là 2,1±0,2cm, cũng tương đương với các tác giả khác Nhú tá lớn và nhú tá bé đều ở thành sau trong của phần xuống tá tràng
Trong quá trình phẫu tích, chúng tôi cũng có nhận xét là nhú tá bé ở về phía trước hơn so với nhú tá lớn Nhưng chi tiết này chúng tôi chưa đo đạc chính xác
Về kích thước của tụy
Chiều dài
So sánh kết quả của chúng tôi với một số tác giả khác về chiều dài của tụy:
So sánh chiều dài tụy theo các tác giả khác nhau
M.Prives Hollinshead Đ.X.H N.Q.Q Chúng tôi
Chiều dài tụy(cm) 12-15 15-20 16-20 15 16,27±1,83
Chiều rộng
Chiều rộng của tụy rất khác nhau tùy theo vị trí (ở đầu tụy, cổ tụy, thân tụy hay đuôi tụy) Vì vậy, chúng tôi đo kích thước này ở từng vị trí và so sánh với Đỗ Xuân Hợp(1)
So sánh chiều rộng các phần của tụy với kết quả
của Đỗ Xuân Hợp
Chiều rộng Đỗ Xuân Hợp Chúng tôi
Thân tụy (cm) 4,0 3,31 ± 0,63
Như vậy, so với Đỗ Xuân Hợp, kết quả của chúng tôi đo được rất khác biệt về chiều rộng đầu tụy (4,07
cm và 7 cm) Với các tác giả khác, chúng tôi không thấy công bố chiều rộng từng phần của tụy
Bề dày hay chiều trước – sau
Tương tự như chiều rộng, có rất ít tác giả nêu số liệu từng phần của tụy Bảng 4.6 so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả của Yeo và Cameron (10) và của
Trang 6Đỗ Xuân Hợp
So sánh bề dày các phần của tụy
Bề dày Yeo và Cameron Đỗ X Hợp Chúng tôi
Đầu tụy (cm) 1,5-3,5 3,0 2,16 ± 0,49
Đuôi tụy (cm) 0,8-2,5 1,44 ± 0,37
Như vậy, theo kết quả của Yeo và Cameron,
của Đỗ Xuân Hợp và của chúng tôi, đầu tụy là nơi
có chiều trước sau lớn nhất Nhưng vì đầu tụy là
nơi rộng nhất nên nhiều tác giả mô tả là đầu tụy
dẹt theo chiều trước sau Điều này dễ gây hiểu
lầm là đầu tụy dẹt hơn thân tụy Mặt khác, cổ tụy
là nơi mỏng nhất vì ngay phía sau cổ tụy có bó
mạch mạc treo tràng trên
Hollinshead chỉ nêu bề dày của đầu tụy, và kết
quả này là khoảng 0,5 inch (tương đương 1,25cm)
Như vậy, nếu so sánh bề dày của riêng đầu tụy, thì kết
quả của chúng tôi lớn hơn kết quả của Hollinshead
Về liên quan giữa đuôi tụy và rốn lách
Đuôi tụy có thể tiếp xúc trực tiếp với rốn lách
hoặc không (cách rốn lách một khoảng) Trong phẫu
thuật cắt lách, sự tiếp xúc của đuôi tụy với rốn lách có
ý nghĩa hơn là chiều dài đuôi tụy Nếu đuôi tụy cách
rốn lách một khoảng càng xa thì phẫu thuật này càng
dễ dàng Ngược lại, nếu đuôi tụy càng gần rốn lách
hoặc tiếp xúc trực tiếp với rốn lách thì việc bóc tách
càng khó khăn
Theo kết quả cuả chúng tôi, 42,5% trường hợp
đuôi tụy tiếp xúc trực tiếp với rốn lách So với
Skandalakis, tỷ lệ này là 50%; và của Baronofsky là
17/49 (34,7%)(5,18)
Nếu tiếp tục khảo sát vị trí tiếp xúc giữa đuôi tụy
và rốn lách, vị trí này có thể được chia thành 3 nhóm
là ở 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới rốn lách Bảng 4.7
so sánh kết quả của chúng tôi với Skandalakis:
Bảng 4.7 Vị trí tiếp xúc giữa đuôi tụy và rốn lách
Vị trí tiếp xúc Skandalakis Chúng tôi
Như vậy, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng đuôi tụy nếu tiếp xúc với rốn lách thì có khuynh hướng tiếp xúc ở 1/3 dưới nhiều hơn Kết quả này giống với kết quả của Bannister.(3) Điều này có thể giải thích là do động mạch lách chạy dọc theo bờ trên tụy để đến rốn lách, nghĩa là đuôi tụy có khuynh hướng ở dưới động mạch lách Vì vậy đuôi tụy tiếp xúc với rốn lách thường ở khoảng 1/3 dưới Mặt khác, đuôi tụy còn di động nên nó có thể tiếp xúc ở 1/3 giữa rốn lách được Và nghiên cứu của chúng tôi không thấy có trường hợp nào đuôi tụy tiếp xúc với 1/3 trên rốn lách
Chúng tôi đo khoảng cách từ đuôi tụy đến rốn lách những trường hợp mà chúng không tiếp xúc với nhau, kết quả thu được cho thấy rất thay đổi, từ 0,5cm đến 3,5cm Kết quả này tương đương với kết quả của Baronofsky(5)
Ống tụy
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát được ống tụy chính
Về đường kính ống tụy chính Bảng 4.8 So sánh đường kính ống tụy chính (Đơn vị
đo: mm)
Skandalakis Millbourn Hollinshead Kasugal Kreel Chúng tôi
3,1-4,8 3,76-4,73 3,0 2,6-3,5 3,2-5,3 2,46±0,85
Như vậy, so với các tác giả khác, đường kính ống tụy chính theo kết quả của chúng tôi là nhỏ hơn Có lẽ do sự co rút thành ống vì bị ngâm trong hóa chất
Về ảnh hưởng của tuổi đến đường kính ống tụy
Ảnh hưởng của tuổi đến đường kính ống tụy vẫn còn là vấn đề đang bàn cải Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 35 mẫu biết được tuổi thì đường kính ống tụy chính tăng dần theo tuổi Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Patric Hastier.(5) Điều này có thể do hạn chế sự lưu thông của ống tụy vì quá trình
Trang 7phát triển theo tuổi của mô sợi tại cơ vòng Oddi (5)
Về mối liên quan giữa ống tụy chính và
ống mật chủ ở thành tá tràng
Nếu theo quan điểm thứ nhất, nghĩa là khi có
kênh chung mật tụy đương nhiên có bóng gan tụy,
kết quả của chúng tôi so với các tác giả khác như
bảng 4.9
Bảng 4.9 Tỷ lệ kênh chung mật tụy theo các tác giả
khác nhau
Goss Noble và cs Rienhoff Chúng tôi
Có kênh chung 60% 74% 71% 77,5%
Hai ống đổ riêng 40% 26% 29% 22,5%
Quan điểm thứ hai, trong trường hợp chúng có
kênh chung thì có thể tồn tại bóng gan – tụy hoặc
không tồn tại bóng gan – tụy Chúng tôi cũng tách
trường hợp có kênh chung mật tụy thành hai nhóm:
có bóng gan – tụy và không có bóng gan – tụy để so
sánh với các tác giả khác như bảng 4.10
Bảng 4.10: Tỷ lệ bóng gan tụy theo các tác giả khác
nhau
Skandalakis Michel Đỗ X Hợp Chúng tôi
Có bóng Gan-tụy 65% 64% 50% 65%
Không có bóng
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sự tồn tại kênh
chung mật – tụy và chiều dài của nó có ý nghĩa quan
trọng hơn là sự tồn tại của bóng gan - tụy Khi có một
đoạn chung của ống tụy chính và ống mật chủ thì sự
tắc nghẽn đoạn chung này có thể làm dịch mật tràn
vào ống tụy gây viêm tụy cấp(2,5,6) Cũng như Halsted
khẳng định rằng sự trào ngược dịch mật vào ống tụy
là một trong những nguyên nhân gây viêm tụy
cấp(10).Dĩ nhiên không phải mọi trường hợp có kênh
chung mật – tụy đều xảy ra viêm tụy Thông thường,
áp lực trong ống tụy chính lớn hơn áp lực trong ống
mật chủ nên dịch mật hiếm khi tràn vào ống tụy
chính(4) Sự trào ngược dịch mật vào ống tụy tăng dần
theo tuổi, có thể do sự giảm trương lực cơ vòng và
giảm bài tiết dịch tụy(4)
Mặt khác, khi xác định rằng có kênh chung mật
tụy, chúng ta cũng rất khó xác định là kênh chung
này dãn hay không dãn để kết luận là có bóng gan –
tụy hay không Cách xác định bóng gan – tụy của chúng tôi trong nghiên cứu này như đã trình bày trong chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu) là sự quan sát, chưa có tiêu chuẩn chuẩn xác Nếu theo quan điểm thứ nhất, phân biệt hai trường hợp là có bóng gan – tụy (khi có kênh chung mật tụy) và không có bóng gan tụy (khi hai ống đổ riêng) sẽ đơn giản hơn Nhưng như vậy sẽ không phân biệt được trường hợp ống tụy chính và ống mật chủ có một lỗ đổ chung hay hai lỗ đổ riêng Theo chúng tôi, cách chia của Hong-Ja Kim là đơn giản, đầy đủ, dễ nhớ và có ý nghĩa hơn cả (Dạng chữ “Y”: có kênh chung; dạng chữ “V”: không có kênh chung nhưng đổ cùng một lỗ; và dạng chữ chữ “U”: hai ống hoàn toàn riêng biệt.)(8)
Dạng chữ “Y” Dạng chữ “V” Dạng chữ “U”
Hình 5: Các dạng tương quan giải phẫu học giữa ống
tụy chính và ống mật chủ theo Hong Ja Kim
Về độ dài của kênh chung mật – tụy: Các tác
giả đều nêu lên độ dài trung bình của kênh chung mật – tụy là 5 mm (7) (9) Kết quả của Rienhoff và Pickrell là 3-14 mm.(5) Kết quả của chúng tôi là 6,2
mm Chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp độ dài kênh chung mật – tụy là 10 mm
KẾT LUẬN
Kích thước tụy và tá tràng không thay đổi nhiều giữa kết quả của chúng tôi và của các tác giả khác, ngoại trừ đường kính tá tràng, có thể do sự
co rút cơ của tá tràng trên mẫu xác đã qua xử lý hóa chất nên kết quả của chúng tôi có nhỏ hơn Đường kính ống tụy tăng dần theo tuổi
Đuôi tụy có xu hướng tiếp xúc với 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới của rốn lách
Trang 8Nên thống nhất về sự phân loại sự tương quan
giữa ống tụy chính và ống mật chủ
7 HOLLINSHEAD W H: The Abdomen, in Textbook of
Anatomy 2 nd edition, Harper & Row publishers, New York 1967, (p 561 – 678)
8 KIM HONG-JA và CS: Normal structure, variations,
and anomalies of the pancreaticobiliary ducts of
Koreans, in Gastroitestinal Endoscopy, V.55, Number
7, June 2002, American Society for Gastrointestinal Endoscopy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ĐỖ XUÂN HỢP: Tá tràng và tụy, trong Giải phẫu
bụng, Nhà Xuất bản Y học 1985, (trang 125 - 144)
2 TRƯƠNG CÔNG TRUNG: Viêm tụy cấp, trong Bài
giảng Bệnh học ngoại khoa tập I, Trường Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh, 1991 (trang 427-441)
9 SKANDALAKIS L.J.; ROWE J S; GRAY S W;
SKANDALAKIS J.E: Surgical Embryology and
Anatomy of The Pancreas, in Surgical Anatomy and
Embryology, The Surgical clinics of North America, Volume 73, number 4, August 1993; W.B Saunders Company, Philadenphia, (p.661 – 695)
3 BANNISTER L.H: Alimentary system, in Gray’s
Anatomy 38 th edition, Churchill
4 HASTIER PATRICK Và CS: A study of the effect of
age on pancreatic ductmorphology, in Gastrointestinal
Endoscopy, V.48 Number 1 July 1998, American
Society for Gastrointestinal Endoscopy
10 YEO C.J VÀ CAMERON J.L.: Exocrine Pancreas, in
Sabiston Textbook of Surgery, 16 th edition, W.B Saunders Company, Philadelphia 2001 (p.1112-1113)
5 HOLLINSHEAD W H.: The Stomach, Duodenum,
Pancreas, and Spleen, in Anatomy For Surgeons,V.2,
Paul B.Hobber Inc, NewYork 1956 (p.382 – 460)
6 HOLLINSHEAD W H.: The Stomach, Duodenum,
Pancreas, and Spleen, in Anatomy For Surgeons,V.2,
Paul B.Hobber Inc, NewYork 1971 (p.381 – 436)