Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả đặc điểm giải phẫu nụ cười của nhóm cộng đồng người trưởng thành dân tộc Thái có khớp cắn loại I. Bài viết nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 325 ảnh thẳng chuẩn hóa nụ cười của người trưởng thành dân tộc Thái thuộc tỉnh Sơn La có khớp cắn răng hàm lớn thứ nhất loại I theo Angle, trong đó 160 nam, 165 nữ.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NỤ CƯỜI NHÓM CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI DÂN TỘC THÁI TRƯỞNG THÀNH CÓ KHỚP CẮN LOẠI I
TRÊN ẢNH CHUẨN HÓA
Nguyễn Thanh Nga*; Nguyễn Văn Tấn*; Vũ Lê Hà*
Võ Trương Như Ngọc*; Lê Thị Hạnh**; Lê Gia Vinh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm giải phẫu nụ cười của nhóm cộng đồng người trưởng thành dân
tộc Thái có khớp cắn loại I Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 325
ảnh thẳng chuẩn hóa nụ cười của người trưởng thành dân tộc Thái thuộc tỉnh Sơn La có khớp
cắn răng hàm lớn thứ nhất loại I theo Angle, trong đó 160 nam, 165 nữ Phân tích các ảnh nụ
cười theo đặc điểm về đường cười, cung cười, độ cong môi trên, cân đối và mức độ hiển thị
của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, răng hàm dưới khi cười Kết quả: tỷ lệ đối tượng có
đường cong môi trên khi cười dương 60,3%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn ở nam Tỷ lệ cười có lộ
răng hàm dưới 48,3%, tỷ lệ này ở nữ (37,9%) thấp hơn ở nam (59,4%) Tỷ lệ đối tượng có
đường cười cao 23,4% Tỷ lệ đối tượng có cung cười song song (50,0%) và cung cười phẳng
(46,0%) cao hơn nhiều so với cung cười cong đảo ngược (4,4%) Kết luận: nữ có tỷ lệ đường
cười cao lớn hơn nam, nữ có đường cong môi trên dương cao hơn nam, trong khi đó nam có
tỷ lệ cười lộ răng hàm dưới lớn hơn Các đặc điểm khác của hai giới không khác biệt có
ý nghĩa thống kê
* Từ khóa: Giải phẫu nụ cười; Hình dạng cung cười; Hình dạng đường cười
Photographical Evaluation of some Smile Characteristics of Thai
Adult People with Class I Occlusion
Summary
Objectives: To describe some characteristics of anatomy of the Thai adult community with class I
occlusion Subjects and methods: The photographies of smiles of the Thai ethnic people in Sonla
province with class I occlusion, including 160 men and 165 women Analyze the smile according to
the characteristics of form of smile high, form of smile arch, form of upper lip curvature, display of
upper molar, display of lower teeth, display of upper gingival Results: The proportion of subjects
with form of upper lip curvature positive was 60.3%, which was higher in females than in males
* Viện Đào t ạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
** Phân hiệu Thanh Hóa, Trường Đại học Y Hà Nội
*** Tổng hội Y học Việt Nam
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Nga (dr.ngathanhnguyen89@gmail.com)
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017
Trang 2The proportion of display of lower teeth was 48.3%, which was lower in females (37.9%) than in males (59.4%) The proportion of subjects with a high smile was 23.4% The proportion of subjects with a parallel smile arch (50.0%) and a flat smile arch (46.0%) was higher than the reverse smile arch (4.4%) Conclusions: In general, women had a higher proportion of high smile than men Form of upper lip curvature in females was higher than males The proportion
of subjects display lower teeth in males was higher than females Other characteristics of the sexes did not differ significantly
* Keywords: Anatomy of smile; High form; Form of smile; Smile arch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nụ cười có vai trò quan trọng tạo nên
sự hấp dẫn của khuôn mặt và là phương
tiện hiệu quả nhất để diễn tả cảm xúc
Việc tạo ra một nụ cười đẹp là mục tiêu
điều trị quan trọng của nha sỹ nói chung
và bác sỹ nắn chỉnh, bác sỹ phục hình,
bác sỹ tạo hình và các chuyên ngành nha
khoa khác nói riêng Theo Sarver và
Ackerman: “nghệ thuật của nụ cười” nằm
trong khả năng bác sỹ có thể nhận ra
những yếu tố tích cực trong vẻ đẹp của
mỗi bệnh nhân (BN) và đề ra chiến lược
để tăng cường các đặc điểm chưa đáp
ứng chỉ số theo quan điểm thẩm mỹ hiện
hành [1] Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay
nghiên cứu về giải phẫu nụ cười còn ít,
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm: Rút ra đặc điểm giải phẫu
của nụ cười trên nhóm cộng đồng người
trưởng thành dân tộc Thái tại miền Bắc
Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người trưởng
thành dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La (Việt Nam),
có độ tuổi từ 18 - 25 theo tiêu chuẩn Các
đối tượng được chụp ảnh nụ cười thẳng
chuẩn hóa
* Tiêu chuẩn lựa chọn: nghiên cứu thực
hiện trên nhóm cộng đồng người Thái trưởng thành ở tỉnh Sơn La (Việt Nam) thuộc đề tài “Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để ứng dụng
nhau, có tương quan khớp cắn răng hàm lớn thứ nhất loại I theo Angle
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 325 người dân tộc Thái trưởng thành có khớp cắn loại I theo Angle Số liệu được nhập
và xử lý bằng phần mềm STATA 12.0
* Phương pháp chụp ảnh thẳng chuẩn hóa nụ cười:
Dùng máy ảnh kỹ thuật số Nikon D700, ống kính tiêu cự 105 mm f2.8 VR-G chụp ảnh thẳng cho các đối tượng ở tư thế đầu
tự nhiên và cười miễn cưỡng tối đa Dùng phần mềm VNCeph phân tích đặc điểm
về đường cười, cung cười, độ cong môi trên khi cười, sự cân đối khi cười và mức
độ hiển thị của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, răng hàm dưới khi cười
* Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ được thực hiện khi có
sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu, của Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia "Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học" cho phép sử dụng các hình ảnh sẵn có
Trang 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm đường cong môi trên khi cười
Bảng 1: Bảng so sánh hình dạng đường cong môi trên khi cười
Đường cong môi trên
dương khi cười
p
Đường cong môi trên khi cười âm
< 0,01
(x 2 -test)
Đường cong môi trên khi cười dương
Tỷ lệ đối tượng có môi trên cong hướng lên trên khi cười (khóe miệng cao hơn điểm giữa môi trên) của cả nhóm là 60,3%, trong đó nữ cao hơn nam
2 Đặc điểm về mức hiển thị răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khi cười
Bảng 2: Mức hiển thị răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
Hiển thị răng hàm lớn thứ
nhất hàm trên
p
Cười không lộ răng hàm lớn
0,29
(x 2 - test)
Cười có lộ răng hàm lớn thứ
Chỉ có 14,8% đối tượng có lộ răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khi cười, nam có tỷ lệ
lộ răng hàm lớn thứ nhất hàm trên cao hơn nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05)
3 Đặc điểm về mức độ hiển thị răng hàm dưới khi cười
Bảng 3: Mức hiển thị răng hàm dưới khi cười
Mức hiển thị răng hàm dưới
khi cười
p
Cười không lộ răng hàm dưới
< 0,01
(x 2 -test)
Cười có lộ răng hàm dưới
Tỷ lệ cười có lộ răng hàm dưới 48,3%, tỷ lệ này ở nữ (37,9%) thấp hơn ở nam 59,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tỷ lệ cười có lộ lợi hàm trên 23,4%, tỷ lệ này ở nữ (23,6%) gần tương đương với nam (23,4%), sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Trang 44 Các loại đường cười
Bảng 4: So sánh các loại đường cười
0,91
(x 2 - test)
23,4% đối tượng có đường cười cao chung, trong đó tỷ lệ ở nữ (23,6%) cao hơn ở nam (23,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
5 Hình dạng cung cười
Bảng 5: So sánh hình dạng cung cười
Hình dạng cung cười
p
0,35
(x 2 - test)
Cung cười cong đảo ngược
Tỷ lệ đối tượng có cung cười song song cao nhất (50,0%), cung cười phẳng (46,0%) cao hơn nhiều so với cung cười cong đảo ngược (4,4%) Tỷ lệ cười song song ở nữ (53,9%) cao hơn ở nam (45,9%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
6 Tỷ lệ cân đối khi cười
Bảng 6: Tỷ lệ cân đối khi cười (PSS) (biểu đồ phân tán so sánh với PSS = 1)
X ± SD
p
Nữ (n = 165) Nam (n = 160) Chung (n = 325)
(0,74 - 1,00)
0,95 ± 0,04 (0,83 - 0,99)
0,94 ± 0,05 (0,74 - 1,00) 0,04 (Mann - Whitney test)
Tỷ lệ cân đối khi cười chung 0,94 ± 0,05, tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Trang 5BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đường
cười cao hay cười có lộ lợi hàm trên của
cộng đồng 23,4%, sự khác biệt giữa nam
và nữ không có ý nghĩa thống kê Kết quả
này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
trên 89 sinh viên răng hàm mặt năm 2010
với tỷ lệ đường cười cao là 49,4% [2]
Điều này có thể do cỡ mẫu của hai nghiên
cứu khác nhau, khác biệt về đặc điểm
dân tộc Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng thấp
hơn so với nghiên cứu trên nhóm cộng
đồng 62 người Trung Quốc (31%) [3]
Xét về hình dạng cung cười cho thấy
cung cười dạng song song và phẳng
chiếm đa số (50,0% và 46,0%) Đặc điểm
này phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ nụ
cười do các tác giả khác đưa ra [2] Xét
về sự cân đối của nụ cười, trong 325 đối
tượng, chỉ 1 đối tượng có tỷ lệ cân đối
= 1 (tuyệt đối) Tỷ lệ cân đối giữa hai bên
trung bình là 94 ± 5%, trong đó nam có
tỷ lệ cân đối cao hơn nữ, khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Sự phân bố các loại đường cười cho
thấy, tỷ lệ đường cười cao ở cộng đồng
(23,4%), trong đó nữ cao hơn nam, tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê Tỷ lệ đường cười thấp của cộng đồng
l7,9%, trong đó nam cao hơn nữ, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Đặc điểm về mức độ hiển thị các răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên, lợi hàm trên
ở hai nhóm nam và nữ không khác biệt
Kết luận này phù hợp với nghiên cứu trên
cộng đồng ở 80 đối tượng tại Đại học
King George [4] Tuy nhiên, nhóm nam có
tỷ lệ lộ răng hàm dưới cao hơn
Đường cong môi trên khi cười cho
thấy 60,3% đối tượng có đường cong môi
trên dương, tương đương với nghiên cứu
trên 180 người Trung Quốc với tỷ lệ 66,0%
[5]
KẾT LUẬN
Tỷ lệ đường cười cao ở nam và nữ tương đương nhau trong nhóm cộng đồng (khoảng 23%) Hình dạng cung cười phẳng
và song song là phổ biến trong nhóm cộng đồng Nụ cười miễn cưỡng tối đa ở nam bộc lộ nhiều răng hàm dưới hơn nữ Khi cười, nữ có tỷ lệ đường cong môi trên dương cao hơn (môi hướng lên trên
và ngang)
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các đối tượng nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu, cảm ơn PGS.TS.Trương Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia "Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học" đã cho phép chúng tôi
sử dụng các hình ảnh có trong đề tài, cảm ơn Văn phòng Quản lý các Chương trình trọng điểm Quốc gia đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 David M Sarver, Marc B Ackerman
Dynamic smile visualization and quantification: Part 1 Evolution of the concept and dynamic records for smile capture Am J Orthod Dentofacial
Orthop 2003, 124, pp.4-12
2 Vinh Le Gia, Ngoc Vo Truong Nhu et al
Study clinical characteristics of smile on digital photography in a group of Vietnamese students aged 17 - 25 Revue Médicale 2010, pp.9-15
3 Hu X.L, Heberer S, Nelson K, Lin
Measurement and analysis of smile line of 62 Han-Chinese Zhonghua Kou Qiang Yi Xue
Za Zhi 2011, 46, pp.660-664
of smile esthetics after extraction orthodontic treatment Journal of Orthodontic Research
2016, pp.49-56.
5 Liang L.Z, Hu W.J, Zhang Y.L, Chung K.H Analysis of dynamic smile and upper lip
curvature in young Chinese J Oral Sci 2013, pp.29-33