Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng huyết ở sơ sinh là rất cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, cải thiện tỷ lệ tử vong. Procalcitonin được xem như một xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm nhiễm trùng huyết. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về procalcitonin trong nhiễm trùng huyết sơ sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm PCT trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.
Trang 1NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH
Trần Thị Lam*, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng huyết (NTH) ở sơ sinh là rất cần thiết để ngăn ngừa
những biến chứng nghiêm trọng, cải thiện tỷ lệ tử vong. Procalcitonin (PCT) được xem như một xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm NTH. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về PCT trong NTH sơ sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm PCT trong chẩn đoán NTH ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trong khoảng thời gian
từ 10/2012 đến 04/2013 tại khoa sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ NTH sẽ được làm phết máu ngoại biên, CRP, cấy máu và PCT ngay lúc nhập viện và trước khi dùng kháng sinh. Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm tuỳ theo kết quả phết máu, CRP và cấy máu: nhóm nhiễm trùng huyết xác định( NTHXĐ), nhóm nhiễm trùng huyết có thể( NTHCT) và nhóm không nhiễm trùng huyết( KNTH).
Kết quả: Có 50 bệnh nhân được đưa vào nhóm nghiên cứu với 10 ca thuộc nhóm NTHXĐ, 10 ca thuộc
nhóm NTHCT và 30 ca thuộc nhóm KNTH. PCT dương tính 90%( 9/10) ở nhóm NTHXĐ, 70% (7/10) ở nhóm NTHCT và 46,7% (14/30) ở nhóm KNTH. Giá trị trung vị của PCT ở NTHXĐ là 4,9ng/l (0,2‐36,7ng/l) cao hơn nhóm NTHCT là 2,3ng/l (0,1‐32,7ng/l) và thấp nhất ở nhóm KNTH là 0.4 ng/l (0,1‐11,6ng/l). Trong nhiễm trùng sơ sinh( NTSS) sớm, PCT dương tính 88,9% trong khi trong NTSS muộn là 100%. Tỷ lệ dương tính của PCT trong đủ tháng là 100%, cao hơn so với non tháng là 85,7%. So với các xét nghiệm khác trong nhóm NTHXĐ,tỷ lệ dương tính của PCT là 90% (9/10), thay đổi số lượng bạch cầu là 60% (6/10), thay đổi tiểu cầu là 40% (4/10), thay đổi chất lượng BC là 30% (3/10), CRP là 30% (3/10).
Kết luận: PCT có tỷ lệ dương tính cao trong các ca NTHXĐ là 90% (9/10 ca).
Từ khoá: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết sơ sinh, Procalcitonin
ABSRACT
CHARACTERISTICS OF PROCALCITONIN IN DIAGNOSIS NEONATAL SEPSIS
Tran Thi Lam, Lam Thi My * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 234 ‐ 239
Background: Early diagnosis and treatment neonatal sepsis are very important to prevent critical complications and lower mortality rates. Procalcitonin has been known as a marker for early diagnosis sepsis. In
Viet Nam, there haven’t been any researches about PCT in neonatal sepsis. The aim of this study is to describe the characteristics of Procalcitonin in diagnosis neonatal sepsis.
Material and method: Series of prospective study are described from October 2012 to April 2013 at
Neonatology Department of Children Hospital Number 2. All neonates with suspected infection would be collected blood for peripheral blood smear, C‐reactive protein (CRP), blood culture and PCT at admission and before starting antibiotic treatment. Patients were categorised into three groups on basis of blood for peripheral blood smear, CRP and blood culture results: ‘definite sepsis’, ‘possible sepsis’ and ‘no sepsis’.
Results: There were 50 patients in study divided into three groups: ‘definite sepsis’ (n=10), ‘possible sepsis’
(n=10) and ‘no sepsis’ (n=30). PCT were positive 90% (9/10) in definite sepsis group, 70% (7/10) in possible
*Bệnh viện Nhi Đồng 2 ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs. Trần Thị Lam ĐT: 0932684767 Email: bslamtran@gmail.com
Trang 2sepsis group and 46,7% (14/30) in no sepsis group. The median value of PCT in definite sepsis was 4,9ng/l (0.2‐ 36.7ng/l), higher than in possible sepsis was 2.3ng/l (0.1‐32.7ng/l) and minimum in ‘no sepsis’ was 0.4ng/l (0.1‐ 11.6ng/l). In early‐onset sepsis, PCT were positive 88.9% in other hand in late‐onset sepsis were 100%. Positive rates of PCT were 100% in term, higher than in preterm 85.7%. To compare to other markers in definite sepsis group, PCT were positive 90% (9/10), white blood cells count were 60% (6/10), platelet count were 40% (4/10),
changes in white blood cell charisteristics were 30% (3/10) and CRP were 30% (3/10).
Conclusions: PCT were strongly positive in denfinite sepsis group 90% (9/10).
Keywords: sepsis, neonatal sepsis, Procalcitonin.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng sơ
sinh (NTSS) nói chung mà đặc biệt là nhiễm
trùng huyết (NTH) là rất cần thiết để ngăn ngừa
những biến chứng nghiêm trọng, cải thiện tỷ lệ
tử vong. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng bởi
các biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
thường không rõ ràng và không đặc hiệu. Kết
quả cấy máu được xem là tiêu chẩn vàng để
chẩn đoán NTH lại thường mất nhiều thời gian,
ít nhất là 48‐72 giờ và tỷ lệ dương tính còn thấp.
Trong khi đó, công thức bạch cầu (BC), protein
phản ứng C (CRP) vì có đặc điểm đơn giản,
nhanh chóng và kinh tế đã được sử dụng rộng
rãi trong hỗ trợ chẩn đoán NTSS tại Việt Nam.
Tuy nhiên, CRP và số lượng bạch cầu đa nhân
trung tính (BCĐNTT) chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố. Cách sanh, giảm bạch cầu máu,
thời điểm làm xét nghiệm…. làm giá trị CRP
thay đổi. Còn số lượng BCĐNTTcũng chịu ảnh
hưởng của cách sanh, ngày tuổi, sanh non hay
đủ tháng. Những điều đó làm cho giá trị chẩn
đoán của CRP và BC giảm trong nhiễm trùng
huyết sơ sinh (NTHSS). Gần đây, Procalcitonin
(PCT) được nghiên cứu với nhiều giá trị hứa hẹn
hơn CRP, BC trong chẩn đoán NTH(6,8). PCT
không chịu ảnh hưởng bởi sự giảm BC hạt,
không hoặc ít thay đổi trong các đáp ứng viêm
không do nhiễm khuẩn, tăng sớm hơn CRP khi
có tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra. Theo
JeanGuibourdenche, PCT có độ nhạy 87%, đặc
hiệu 90%, giá trị tiên đoán dương 96%, giá trị
tiên đoán âm 93% so với CRP lần lượt là 68%,
80%, 81%, 72% trong chẩn đoán NTH sơ sinh(3).
Tại Việt Nam trong nghiên cứu của tác giả Lê
Xuân Trường phân biệt viêm màng não do vi
trùng và không vi trùng ở người lớn thì PCT có giá trị chẩn đoán cao, PCT không tăng trong các bệnh lý nhiễm siêu vi và ký sinh trùng(5). Tác giả Nguyễn Thị Thanh tiến hành mô tả về Procalcitonin trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ở trẻ em đầu tiên ở Việt Nam cho thấy PCT có thể phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân(9). Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về Procalcitonin ở những trẻ sơ sinh nghi ngờ NTH tại Việt Nam được tiến hành. Chính vì những điều đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu đặc điểm của
PCT ở những ca sơ sinh nghi ngờ NTH.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm Procaclcitonin trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ sơ sinh được chẩn đoán theo dõi NTH nhập khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10/2012‐04/2013.
Tiêu chí chọn mẫu
Theo phác đồ điều trị bệnh lý sơ sinh của Nhi Đồng 2, trẻ theo dõi NTH khi có các yếu tố nguy cơ và biểu hiện lâm sàng gợi ý NTH
Tiêu chí loại trừ
Trẻ đa dị tật Trẻ được điều trị kháng sinh trước đó. Cha mẹ hoặc người giám hộ không đồng ý làm xét nghiệm Procalcitonin.
Trang 3NTH xác định (NTHXĐ) khi có:
‐ Yếu tố nguy cơ VÀ
‐ Biểu hiện lâm sàng khi nhập viện gợi ý
nhiễm trùng huyết VÀ
‐ Có từ 2 cận lâm sàng dương tính (đã nêu ở
trên) VÀ
‐ Cấy máu dương tính.
NTH có thể (NTHCT) khi có:
‐ Yếu tố nguy cơ VÀ
‐ Biểu hiện lâm sàng gợi ý nhiễm trùng
huyết VÀ
‐ Có từ 2 cận lâm sàng dương tính (đã nêu ở
trên) VÀ
‐ Cấy máu âm tính.
Không NTH (KNTH) khi có:
‐ Yếu tố nguy cơ VÀ
‐ Biểu hiện lâm sàng gợi ý nhiễm trùng
huyết VÀ
‐ Có ít hơn 2 cận lâm sàng dương tính (đã
nêu ở trên) VÀ
‐ Cấy máu âm tính.
PCT dương tính khi >0,5ng/l và được đo
bằng phương pháp định lượng miễn dịch ánh
sáng huỳnh quang hoá điện.
KẾT QUẢ
Trong 7 tháng tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2,
từ tháng 10/2012 đến hết tháng 04/2013, chúng
tôi đã khảo sát được 50 ca có đủ tiêu chuẩn
đưa vào nhóm nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận
kết quả sau:
Dịch tễ: nhóm NTHXĐ có tỷ lệ sanh non là
70% (7/10), mẹ bệnh lý lúc sanh là 80% (8/10 ca).
Lâm sàng: NHTXĐ có các triệu chứng
thường gặp là tiêu hoá 100% (10/10), thần kinh
80% (8/10), ổ nhiễm trùng khu trú 60% (6/10).
Cận lâm sàng: NTHXĐ có xét nghiệm thay đổi
số lượng BC, CRP và lactate có tỷ lệ dương tính lần
lượt là 60%, 30% và 70%. Kết quả cấy máu của
nhóm NTHXĐ chủ yếu làE.Coli chiếm 50%, còn lại
là Klebsiella pneumoniae, Enterobacter Cloacae,
Acinobacter Spp, Staphylococcus Coagulase (‐) và Burkhoderia Cepacia.
Điều trị: 100% các ca được dùng kháng sinh ngay từ đầu với chủ yếu là công thức Cefotaxim+ Ampicillin (56%) và Cefotaxim+ Ampicillin+ Amikacin (40%). Thời gian điều trị kháng sinh ở nhóm NTHXĐ là 18,5 ngày
Tỷ lệ PCT dương tính ở các nhóm
Bảng 1: Tỷ lệ PCT dương tính ở các nhóm
Đặcđiểm NTHXĐ
n=10 (%)
NTHCT n=10 (%)
KNTH n=30 (%)
Tổng N=50 (%)
PCT> 0,5ng/l 9/10 (90) 7/10 (70) 14/30 (46,7) 30/50 (60)
Tỷ lệ PCT dương tính cao nhất ở nhómNTHXĐ là 9/10 ca (90%), kếđếnlà nhóm NTHCT với 7/10 ca (70%), cao hơn nhómKNTH14/30
ca (46,7%).
Giá trị trung vị của PCT ở các nhóm
Bảng 2: Giá trị trung vị của PCT ở các nhóm
Đặcđiểm
NTHXĐ Trung vị (giới hạn)
NTHCT Trung vị (giới hạn)
KNTH Trung vị (giới hạn)
PCT (ng/l) 4,9 (0,2-36,7) 2,3 (0,1-32,7) 0,4 (0,1-11,6)
Giá trị trung vị của PCT ở NTHXĐ là 4,9ng/l (0,2‐36,7ng/l) cao hơn nhóm NTHCT là 2,3ng/l (0,1‐32,7ng/l) và thấp nhất ở nhóm KNTH là 0,4ng/l (0,1‐11,6ng/l).
Tỷ lệ PCT dương tính theo ngày tuổi phát bệnh
Bảng 3: Tỷ lệ PCT dương tính theo ngày tuổi
phát bệnh
Đặcđiểm NTHXĐ
n=10 (%)
NTHCT n=10 (%)
KNTH n=30 (%)
Tổng N=50 (%)
PCT>0,5ng/l
<7 ngày
≥7 ngày
8/9 (88,9) 1/1 (100)
6/6 (100) 1/4 (25)
8/13 (61,5) 6/17 (35,3)
22/28 (78,6) 8/22 (36,4)
Nhìn chung, tỷ lệ số ca có PCT > 0,5 ng/l ở nhóm <7 ngày cao hơn nhóm≥7 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 6,5; P=0,01). Nhóm NTHXĐ PCT dương tính trong8/9
ca < 7 ngày và 1/1 ca ≥7 ngày cũng có PCT dương tính. Tỷ lệ dương tính của PCT trong nhóm NTHCT và KNTH ở trẻ < 7 ngày cao hơn nhóm ≥7 ngày.
Trang 4Tỷ lệ PCT dương tính ở các nhóm theo
tuổi thai
Tỷ lệ trẻ có PCT > 0,5ng/l ở nhóm non
tháng (15/27 ca) thấp so với đủ tháng (15/23
ca). Trong nhóm NTHXĐ thì tỷ lệ PCT>0,5 ng/l
ở trẻ đủ tháng cao hơn trẻ non tháng. Điều này
cũng giống nhóm KNTH và trái ngược với
nhóm NTHCT.
Bảng4: Tỷ lệ PCT dương tính ở các nhóm theo tuổi
thai
Đặcđiểm NTHXĐ
n=10 (%)
NTHCT n=10 (%)
KNTH n=30 (%)
Tổng N=50 (%)
PCT>0,5 ng/l
<37 tuần
≥37 tuần
6/7 (85,7) 3/3 (100)
3/4 (75) 4/6 (66,7)
6/16 (37,5) 8/14 (57,1)
15/27 (55,6) 15/23 (65,2)
Tỷ lệ dương tính của BC, TC, CRP, PCT ở các nhóm
Bảng 5. Tỷ lệ dương tính của BC, TC, CRP, PCT ở các nhóm
Đặcđiểm NTHXĐ, n=10 (%) NTHCT, n=10 (%) KNTH, n=30 (%) Tổng, N=50 (%)
Trong cả 2 nhóm NTHXĐ và nhóm NTHCT
thì PCT luôn có tỷ lệ dương tính cao nhất so với
các xét nghiệm tầm soát NTHSS khi mới vào
viện. Trong khi đó, các xét nghiệm thường quy
như CRP, chỉ số BC và TC thay đổi ít hơn và gần
như nhau giữa nhóm NTHXĐ và NTHCT.
Tỷ lệ các xét nghiệm dương tính ở nhóm
NTHXĐ và NTHCT cao hơn so với nhóm
KNTH. Không có ca nào thay đổi số lượng BC
trong nhóm KNTH.
BÀN LUẬN
Từ bảng 1, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ dương
tính của PCT cao nhất ở nhóm NTHXĐ (90%),
kế đến là nhóm NTHCT (70%) và thấp nhất là
KNTH (46,7%). Ở Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào về PCT ở trẻ sơ sinh, chỉ có các nghiên
cứu ở trẻ lớn hay người lớn. Nghiên cứu tiến
hành trên trẻ từ 2 tháng tuổi ở bệnh viện Nhi
Đồng 2 của Nguyễn Thị Thanh (năm 2006) cho
thấy tỷ lệ PCT dương tính trong hội chứng
nhiễm khuẩn toàn thân là 86,6%, cao hơn
nhóm không có hội chứng nhiễm khuẩn toàn
thân, 33,3% (P<0,001)(9). Trong một nghiên cứu
trên bệnh nhân người lớn tại khoa Nhiệt Đới
bệnh viện Chợ Rẫy, tác giả Lê Xuân Trường
(năm 2009) ghi nhận PCT có độ nhạy là
88,61%, độ đặc hiệu là 88,52%, giá trị tiên đoán
dương là 90,91%(5). Nhiều nghiên cứu nước
ngoài cũng cho thấy PCT tăng cao trong nhóm nhiễm trùng huyết so với nhóm không nhiễm trùng(1,3,7). Nghiên cứu tại Ý của Chiesa (năm 1998) trên 126 trẻ bệnh nặng và 83 trẻ khoẻ mạnh cho thấy PCT có độ nhạy 92,6% và độ đặc hiệu 97,5% trong chẩn đoán NTHSS sớm
và cả hai giá trị này là 100% trong chẩn đoán NTHSS muộn(1). Theo Guibourdenche J et al, với điểm cắt là 2,5ng/ml, PCT có giá trị chẩn đoán rất cao, với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 90%, giá trị tiên đoán dương 86%, giá trị tiên đoán âm 93%(3). Monneret et al nhận định PCT
là một chỉ tố nhạy trong chẩn đoán NTHSS(7). Qua các nghiên cứu trên cho thấy PCT có giá trị trong chẩn đoán NTHSS.
Tuy nhiên, trong nhóm KNTH, PCT cũng dương tính khoảng 46,7% các trường hợp. Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng PCT không là một dấu
ấn sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp chẩn đoán sớm NTHSS. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ PCT tăng khi có thủ thuật hồi sức sau sanh, ngạt chu sinh, xuất huyết nội sọ, tràn khí màng phổi. Chính những yếu tố đó sẽ làm giảm độ đặc hiệu của PCT trong chẩn đoán NTHSS sớm cho dù những thay đổi này chỉ làm tăng PCT không quá cao và thoáng qua(2). Đó là một trong những lý do khiến PCT không còn là một dấu ấn được lựa chọn hàng đầu trong chẩn
Trang 5đoán NTHSS. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn
chưa thuần nhất, tiêu chí chọn mẫu và điểm cắt
PCT còn khác nhau nhiều nên giá trị của PCT
trong NTHSS vẫn còn tiếp tục tranh cãi. Cần có
thêm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và chỉ
ra giới hạn tham khảo nồng độ PCT để làm tiền
đề cho các nghiên cứu về giá trị PCT trong NTH
một cách thống nhất và thuyết phục.
Giá trị trung bình của PCT ở NTHXĐ là
5,62±7,2mg/l cao hơn KNTH (1,47±2,63 ng/l) và
thấp hơn NTHCT (11,09±14,24ng/l). Giá trị trung
vị của PCT là 2,69 ng/l ở nhóm NTH cao hơn ở
nhóm không NTH là 0,43 ng/l.
Trị số trung bình hay trung vị của PCT ở
các nghiên cứu khác nhau cũng dao động khác
nhau(4,3). Tuy nhiên, điểm chung của các
nghiên cứu là nồng độ PCT ở nhóm NTH luôn
cao hơn nhóm không NTH một cách có ý
nghĩa thống kê. Sự khác nhau giữa các nghiên
cứu có thể là do phương pháp định lượng, thời
gian và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ
những điều đã phân tích trên đây, chúng tôi
nhận thấy PCT có nhiều khả năng là một chỉ tố
cận lâm sàng hữu ích, hỗ trợ cho các nhà lâm
sàng trong chẩn đoán và xa hơn nữa là theo
dõi, điều trị, tiên lượng bệnh nhân nghi ngờ
NTH. Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình,
chúng tôi bước đầu có cái nhìn về trị số PCT
giữa các nhóm NTH và không NTH ở trẻ sơ
sinh. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để
khẳng định giá trị PCT trong chẩn đoán NTH
ở trẻ sơ sinh Việt Nam bởi mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu về PCT trên thế giới nhưng sự
khác biệt nhiều về giá trị điểm cắt trên những
đối tượng khác nhau khiến cho việc ứng dụng,
so sánh và giá trị PCT bị hạn chế trong
NTHSS.
Trong nhóm NTHXĐ, chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ dương tính của PCT trong NTSS sớm 88,9%,
NTSS muộn 100%. Đa số các nghiên cứu đều
cho thấy vai trò của PCT trong chẩn đoán sớm
NTHSS, đặc biệt là NTSS muộn cũng như giá trị
tiên đoán âm rất cao (>90%)(3,10). Theo Emine
Kocabaş(4), PCT có nồng độ trung bình trong
NTH sớm là18,7±29,1ng/l; trong NTH muộn là 19,4±21,8ng/l. Theo Gendrel et al thì nồng độ PCT không thay đổi đáng kể giữa các trẻ sơ sinh khoẻ mạnh và trẻ lớn, người lớn. Điều này trái ngược với ghi nhận của Chiesa et al và Monneret et al rằng PCT thay đổi trong 48 giờ đầu sau sanh(1,7). Do đó, sự thay đổi của PCT có
bị ảnh hưởng của ngày tuổi phát bệnh hay không thì còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để
có câu trả lời cho vấn đề này.
Trong NTHXĐ, tỷ lệ dương tính của PCT trong đủ tháng là 100%, cao hơn so với non tháng là 85,7%. Theo Chiesa et al thì nồng độ PCT không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cân nặng, tuổi thai và một số yếu tố khác ngoại trừ đái tháo đường thai kỳ(1). Tương tự, Guibourdenche J et al cũng ghi nhận nồng độ PCT ở trẻ không nhiễm trùng cũng không bị ảnh hưởng bởi tuổi thai(3). Vậy yếu tố tuổi thai không ảnh hưởng đến kết quả PCT. Đây là một điểm thuận lợi để ứng dụng PCT trong chẩn đoán NTHSS.
Từ bảng 5 chúng tôi thấy PCT luôn có tỷ lệ dương tính cao nhất so với các xét nghiệm khác tầm soát NTHSS khi mới vào viện. Trong nhóm NTHXĐ, tỷ lệ dương tính của PCT nhiều gấp gần 2,5 lần CRP, các thay đổi TC và chất lượng
BC và gấp 1,5 lần so với thay đổi số lượng BC. Trong nghiên cứu của Guibourdenche J et al trên
136 trẻ sơ sinh bị NTH và KNTH tại Pháp, PCT
có giá trị chẩn đoán rất cao, với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 90%, giá trị tiên đoán dương 86%, giá trị tiên đoán âm 93%; trong khi CRP có giá trị thấp hơn trong chẩn đoán NTH với các giá tương ứng lần lượt là 68%, 80%, 81%, 72%(3). Nghiên cứu tại Hàn Quốc của Kim trên 77 bệnh nhân người lớn NTH có nhóm chứng cũng cho thấy độ nhạy của PCT (95%) cao hơn CRP (85%) trong chẩn đoán NTH. Monneret et al nhận thấy PCT có tương quan mức độ nhiễm khuẩn, sự thay đổi nồng độ PCT diễn ra nhanh hơn so với CRP(7). Kết quả của một nghiên cứu phân tích gọp cho thấy PCT là một chỉ điểm chính xác hơn CRP trong chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm
Trang 6phân biệt nhiễm khuẩn và siêu vi. Độ nhạy của
PCT là 88% (95% KCT 80‐93%), so với 75% (KTC
62‐84% 95%) cho nồng độ CRP. Độ đặc hiệu
cũng cao hơn đáng kể so với CRP là 81 %
(95%KTC 67‐90%) so với 67% (95% KTC 56‐77%)
(6). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau lại có
độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương,
giá trị tiên đoán dương khác nhau. Điều này có
thể do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu,
tiêu chí phân chia nhóm, thời điểm khảo sát và
điểm cắt PCT giữa các nghiên cứu.
KẾT LUẬN
PCT có tỷ lệ dương tính cao trong các ca
NTHXĐ. Cần có thêm nghiên cứu với thời
gian và cỡ mẫu lớn hơn về giá trị PCT trong
nhiễm trùng sơ sinh để từ đó làm cơ sở cho chỉ
định PCTtrong chẩn đoán ban đầu; hoặc phối
hợp PCT vớicông thức máu và CRP để tăng
cao mức độ chẩn đoán ở các trường hợp nặng,
nghi ngờ NTH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chiesa C, et al (1998). ʺReliability of procalcitonin
concentrations for the diagnosis of sepsis in critically ill
neonatesʺ. Clin Infect Dis, Mar; 26 (3), pp. 664‐72.
2 Chiesa C, et al (2003). ʺC‐Reactive Protein, Interleukin‐6, and Procalcitonin in the Immediate Postnatal Period: Influence of Illness Severity, Risk Status, Antenatal and Perinatal Complications, and Infectionʺ. Clinical Chemistry; 49 (1), pp. 60‐68.
3 Guibourdenche J, et al,(2002). ʺBiochemical markers of neonatal sepsis: value of procalcitonin in the emergency settingʺ. Ann Clin Biochem, 39 (2), pp. 130‐35.
4 Kocabaş E, Sarikçioğlu A, et al,(2007). ʺRole of procalcitonin, C‐reactive protein, interleukin‐6, interleukin‐8 and tumor necrosis factor‐α in the diagnosis of neonatal sepsisʺ. The Turkish Journal of Pediatrics; 49, pp. 7‐20.
5 Lê Xuân Trường,(2009). ʺGiá trị chẩn đoán của xét nghiệm Procalcitonin trên bệnh nhân viêm màng nãoʺ. Tạp chí Y Học TPHCM, tập 13 (1), tr. 209‐1
6 Mirjam Christ‐Cr, Beat M (2005). ʺProcalcitonin in bacterial infections ‐hype, hope, more or less?ʺ. Swiss Med Wkly, 134
pp. 451‐60.
7 Monneret G, et al (1997). ʺProcalcitonin and C‐reactive protein levels in neonatal infectionsʺ. Acta Paediatr, 86 (2), pp. 209‐12.
8 Ng PC (2004). ʺDiagnostic markers of infection in neonatesʺ. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 89, pp. 229–35.
9 Nguyễn Thị Thanh (2006). Khảo sát sự thay đổi Procalcitonin,
CRP, bạch cầu máu trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ở trẻ
em tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Luận án chuyên khoa 2, chuyên
ngành Nhi. Đại học Y Dược T.PHCM.
10 Yu Z, Liu J, et al (2010). ʺThe accuracy of the procalcitonin test for the diagnosis of neonatal sepsis: a meta‐analysis.ʺ. Scand J Infect Dis, 42(10), pp. 723‐33.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014