1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú tại Hà Nội

9 226 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 224,8 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú tại Hà Nội năm 2015.

Trang 1

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI LO ÂU, TRẦM CẢM

Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI HÀ NỘI

Trần Thị Thanh Hương 1,2 , Nguyễn Thị Thúy Linh 2 , Trần Văn Thuấn 2

1 Viện đào tạo Y học Dự phòng &Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

2 Viện Ung thư quốc gia, Bệnh viện K Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam Người bệnh ung thư vú không những chịu đựng nỗi đau về thể xác mà còn về tinh thần Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu về tình trạng lo âu, trầm cảm trên nhóm đối tượng này Nghiên cứu mô tả cắt ngang, với thang đo lo âu, trầm cảm của bệnh viện HADS (Anxiety, Depression in Hospital Scale) được sử dụng để phỏng vấn 264 bệnh nhân ung thư vú tại Hà Nội Kết quả cho thấy bệnh nhân ung thư vú có lo âu thực sự, trầm cảm thực sự, vừa

có lo âu thực sự và vừa có trầm cảm thực sự chiếm 28,8%, 15,9% 13,3% một cách tương ứng Những yếu

tố liên quan đến lo âu được xác định là số năm học, phương pháp điều trị, trong khi đó, những yếu tố liên quan đến trầm cảm là số năm học, tình trạng tham gia bảo hiểm y tế Cần có can thiệp thích hợp trên nhóm phụ nữ bị ung thư vú với tình trạng lo âu, trầm cảm để đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ

Từ khóa: lo âu, trầm cảm, ung thư vú, thang đo HADS

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở

phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước

đang phát triển Tại Việt nam, theo số liệu ghi

nhận ung thư năm 2010, ung thư vú đứng

hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo

tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000

dân Ước tính năm 2020, con số này là

38,1/100.000 [1; 2] Ung thư vú không những

trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của phụ

nữ về thể chất và tinh thần mà còn mang tới

gánh nặng về kinh tế xã hội

Người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc

ung thư vú đã phải trải qua rất nhiều cung bậc

cảm xúc như sốc, lo lắng, sợ hãi, từ chối điều

trị Trong quá trình điều trị, bên cạnh những

đau đớn về thể chất và các tác dụng

không mong muốn do các phương pháp điều trị gây ra thì bệnh nhân ung thư vú thường phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý như

lo âu, trầm cảm [3]

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự

hỗ trợ để giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội đem lại lợi ích rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư vú cũng như nâng cao chất lượng sống cho họ [4] Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu nhằm xác định một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú tại Hà Nội năm 2015

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Thời gian và địa điểm

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện

K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016

2 Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Thanh Hương, Viện Đào tạo

Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y

Hà Nội

Email: huongtranthanh@hmu.edu.vn

Ngày nhận: 30/5/2018

Ngày được chấp thuận: 15/8/2018

Trang 2

3 Đối tượng

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán xác

định là ung thư vú nguyên phát trong vòng 2

năm tính đến thời điểm phỏng vấn và đang

điều trị tại bệnh viện

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đang trong tình trạng quá yếu,

không thể tham gia nghiên cứu

- Không đủ thể lực và tinh thần để hoàn

thành phỏng vấn

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên

cứu

4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

4.1.Cỡ mẫu: được xác định dựa trên công

thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả

với độ tin cậy 95%, sai số ước lượng là 0,17;

tỷ lệ ước tính tỷ lệ lo âu là 0,35 như sau:

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết; α:

độ tin cậy Tương ứng với độ tin cậy 95%, p:

tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú bị lo âu trong

nghiên cứu năm 2011 ở Thổ Nhĩ Kỳ [4]; Ɛ: sai

số mong muốn Đưa vào công thức ta tính

được cỡ mẫu tối thiểu là 247 bệnh nhân

4.2 Chọn mẫu

Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện

Lựa chọn tất cả bệnh nhân ung thư vú

nguyên phát đang điều trị tại các cơ sở

chuyên khoa ung bướu ở Hà Nội đồng ý tham

gia nghiên cứu cho tới khi đủ số bệnh nhân

5 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

5.1 Công cụ thu thập thông tin: sử dụng

thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale), gồm có 14 câu trong đó 7 câu đánh giá về lo

âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm [5] Bệnh nhân cần cung cấp các thông tin liên quan tới các dấu hiệu này theo 4 mức độ từ 0 tới 3 điểm Kết quả được phân tích theo điểm trung bình của tổng điểm mỗi loại câu hỏi A (lo âu) hay D (trầm cảm) và theo các mức độ:

- Từ 0 đến 7 điểm: bình thường

- Từ 8 đến 10 điểm: gợi ý có thể có triệu chứng của lo âu hoặc trầm cảm

- Từ 11 đến 21 điểm: lo âu hoặc trầm cảm (lo âu hay trầm cảm thực sự)

6 Kỹ thuật thu thập thông tin: Phỏng

vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi

7 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi đã làm sạch thì được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, sau đó được xử

lý và phân tích bằng các thuật toán thống kê y học trên phần mềm STATA 12.0 Các test thống kê được sử dụng là Chi bình phương và Fisher’s exact test, sử dụng mô hình hồi quy logistic đơn biến hoặc đa biến để xác định một

số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm

8 Đạo đức nghiên cứu

Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu nội dung nghiên cứu và tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu thông qua việc ký tên vào bản thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu

n = Z2

(1- α/2)

(p.(1 - p)

(ε2.p2

Trang 3

III KẾT QUẢ

Bảng 1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Sống chung với chồng/bạn tình 229 86,7

Ly hôn/goá chồng/độc thân 35 13,3

0% (không có bảo hiểm y tế) 11

Thời gian trung bình được chẩn đoán (tháng) 6,7 ± 5,5 (min = 1; max = 24)

Từ 2 phương pháp trở lên 160 (60,4%)

Thời gian được chẩn đoán bệnh (tháng)

Trang 4

Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 51 tuổi (51,1 ± 10,6) Nhóm tuổi từ 50 - 59

chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,8% Trong số đối tượng tham gia nghiên cứu, nhóm bệnh nhân đã kết

hôn hoặc chưa kết hôn nhưng đang chung sống cùng bạn tình chiếm tỷ lệ 86,7% Về trình độ học

vấn: số năm học trung bình là 9 năm (8,9 ± 3,2) Hầu hết bệnh nhân đều có bảo hiểm y tế được

hưởng ở các mức độ khác nhau trong đó bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế 80% chiếm tỷ lệ

cao nhất là 57,7% Về đặc điểm liên quan tới bệnh, thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng

nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu là 6,7 tháng (SD = 5,5); nhóm có thời gian mắc từ 3 - 6

tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,3% Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu, có tới 60,4%

bệnh nhân ung thư vú đã được điều trị từ hai phương pháp trở lên

Biểu đồ 1 Tỷ lệ lo âu và trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 1 cho thấy có 28,8% bệnh nhân ung thư vú có rối loạn lo âu thực sự và 23,1% bệnh

nhân ung thư vú có triệu chứng của lo âu; 23,9% bệnh nhân ung thư vú có triệu chứng của trầm

cảm và 15,9% bệnh nhân ung thư vú cho thấy tình trạng trầm cảm thực sự Khi xem xét sự kết

hợp của nhóm lo âu và trầm cảm này thì có 19,7% bệnh nhân ung thư vú có cả triệu chứng lo âu

và trầm cảm và có đến 13,3% bệnh nhân ung thư vú vừa có rối loạn lo âu và vừa có rối loạn trầm

cảm thực sự

Bảng 2 Phân bố tỷ lệ lo âu và trầm cảm theo một số đặc điểm

về nhân khẩu học và tình trạng bệnh

Nhóm tuổi

27 - 39

40 - 55

50 - 59

≥ 60

24 (61,5)

53 (73,6)

67 (72,8)

44 (72,1)

15 (38,5)

19 (26,4)

25 (27,2)

17 (27,9)

0,547*

35 (89,7)

62 (86,1)

73 (79,4)

52 (85,3)

4 (10,3)

10 (13,9)

19 (20,7)

9 (14,8)

0,480

**

Trang 5

Đặc điểm Lo âu p Trầm cảm p

n (%)

Không

n (%)

Tình trạng hôn nhân

Sống chung với chồng/bạn tình

Ly hôn/góa/độc thân

163(71,2) 25(71,4)

66(28,8)

194(84,7) 28(80,0)

35(15,3)

Số năm học đã hoàn thành

0 - 5

6 - 12

>12

15(65,2) 143(68,4) 30(93,4)

8(34,8) 66(32,6) 2(6,3)

0,005

16(69,6)

175 (83,7)

31(96,9)

7(30,4) 34(16,3) 1(3,1)

0,019 **

Tình trạng công việc

Bán thời gian

Không làm việc

Toàn thời gian

24(75,0) 52(72,2) 112(70,0)

8(25,0) 20(27,8) 48(30,0)

0,829**

30(93,6) 60(83,3) 132(82,5)

2(6,3) 12(16,7) 28(17,5)

0,301**

Bảo hiểm y tế

Không có bảo hiểm y tế

Có bảo hiểm y tế

6(54,6) 182(71,9)

5(45,5) 71(28,1)

0,212**

6(54,6) 216(85,4)

5(45,5) 37(14,6)

0,006 **

Thời gian được chẩn đoán

bệnh (tháng)

≤ 6 tháng

> 6 tháng

61(67,8) 127(73,0)

29(32,2) 47(27,1)

0,375*

74(82,2) 148(85,1)

16(17,8) 26(14,9)

0,550*

Đang điều trị

≥ 2 phương pháp

1 phương pháp

8(44,4) 180(73,2)

10(55,6) 66(26,8)

0,009 *

14(77,8) 208(84,6)

4(22,2) 38(15,5)

0,501**

Trầm cảm

Không

7(16,7) 181(81,5)

35(83,3) 41(18,5)

0,000 *

14(77,8) 208(84,6)

Lo âu

Không

41(54,0) 181(96,3)

35(46,0) 7(3,7)

0,000 *

( * ) test ᵪ 2 ; ( ** ): Fisher ' s exact test

Đối với rối loạn lo âu, tỷ lệ bệnh nhân lo âu ở nhóm có số năm đi học 0-5 năm (34,8%) cao hơn nhóm có số năm đi học trên 5 năm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú bị lo âu mà đang điều trị từ 2 phương pháp trở lên cao gấp đôi so với bệnh

Trang 6

nhân bị lo âu chỉ điều trị 1 phương pháp và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,009)

(bảng 2)

Đối với rối loạn trầm cảm, sự khác biệt giữa tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú có rối loạn trầm cảm

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và nhóm bệnh

nhân có bảo hiểm y tế (p < 0,05) và giữa nhóm bệnh nhân có số năm đi học từ 0 - 5 năm với

nhóm có số năm đi học > 6 năm với p < 0,05 (bảng 2)

Bảng 3 Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu,

trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú

OR hiệu

Số năm học đã hoàn thành

0 - 5

6 - 12

> 12

4,91 7,00

1

0,70 - 34,55

1,42 - 34,36 *

3,68 1,52

1

0,31 - 43,5 0,17 - 14,02

-

Tình trạng công việc

Bán thời gian

Không làm việc

Toàn thời gian

0,54 0,68

1

0,18 - 1,69 0,25 - 1,88

-

2,84 2,79

1

0,50 - 16,28 0,54 - 14,37

-

Bảo hiểm y tế

Không có bảo hiểm y tế

Có bảo hiểm y tế

0,82

1

0,15 - 4,61

-

4,31

1

0,86 - 21,26

-

Thời gian được chẩn đoán

bệnh (tháng)

≤ 6 tháng

> 6 tháng

0,78

1

0,40 - 1,55

-

0,91

1

0,39 - 2,11

-

Đang điều trị

≥ 2 phương pháp

1 phương pháp

4,77

1

1,51 - 15,12 **

0,91

1

0,39 - 2,11

-

Trầm cảm

Không

23,30

1

9,11 - 59,56 **

Lo âu

Không

23,56

1

9,16 - 60,59 **

-( * ) p < 0,05; ( ** ): p < 0,01

Trang 7

Bảng 3 cho thấy khi sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến thì: lo âu ở bệnh nhân ung thư

vú có tương quan với số năm học đã hoàn thành, hiện tại đang điều trị từ 2 phương pháp trở lên

và tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05) Tình trạng trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú có tương quan với tình trạng lo âu của nhóm đối tượng này

IV BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy

ở nhóm lo âu có 28,8% bệnh nhân ung thư vú

có rối loạn lo âu thực sự và 23,1% bệnh nhân

ung thư vú có triệu chứng của lo âu Kết quả

này thấp hơn so với nghiên cứu của Dansta

và Buzlus sử dụng thang đo HADS trên

những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu

(giai đoạn 1 và giai đoạn 2) ở Thổ Nhĩ Kỳ năm

2011 là 35,1% [4] Tỷ lệ lo âu trong nghiên

cứu của Hassan và cộng sự trên 205 bệnh

nhân ung thư vú tại Malaysia là 31,7% và 38%

trong nghiên cứu của Mehnert A và Koch U [6;

7] Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này lại

cao hơn nghiên cứu năm 2007 của

Lue-boonthavatchai trên cùng thang đo, chỉ ra có

16% bệnh nhân ung thư vú có rối loạn lo âu

thực sự,19% có triệu chứng của lo âu và cao

hơn tỷ lệ báo cáo trong nghiên cứu của

Tho-mas tại Ấn Độ là 19% bệnh nhân ung thư có

rối loạn lo âu thực sự [5; 8]

Tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của

chúng tôi cũng tương đồng với kết quả này

phù hợp với nghiên cứu của Zainal năm 2013

về tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú

tổng hợp từ 32 nghiên cứu mô tả cắt ngang

trên thế giới, với tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở

bệnh nhân ung thư vú của các nước trung

bình là 22% (dao động từ 1% - 56%), trong đó

tỷ lệ này các nước phương Tây chỉ ra trong

khoảng từ 1% - 56%; trong khi nghiên cứu

của các nước châu Á chỉ ra tỷ lệ trầm cảm từ

12,5% - 31% [9] Khi so sánh tỷ lệ trầm cảm

với một số nghiên cứu trong khu vực cho thấy

tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi hầu như là thấp hơn Nghiên cứu của Stafford

và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân ung thư vú và phụ khoa là 32,5% [10] Kết quả nghiên cứu lo âu, trầm cảm của 205 bệnh nhân ung thư vú tại Malay-sia được chẩn đoán từ năm 2007 - 2010 sử dụng thang đo HADS cho thấy tỷ lệ bệnh nhân

có rối loạn trầm cảm là 22% [6] Tuy nhiên, của Lueboonthavatchai năm 2007 với kết quả được báo cáo chỉ có 9% bệnh nhân ung thư

vú có rối loạn trầm cảm thực sự, 16,7% có triệu chứng của trầm cảm [8]

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lo âu và trầm cảm có mối liên quan với trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Điều này có thể do nhóm đối tượng nghiên cứu này có nhận thức không cao về nguyên nhân cũng như khả năng điều trị căn bệnh ung thư vú của mình do đó dễ rơi vào trạng thái lo âu Nhóm bệnh nhân đang điều trị ung thư vú kết hợp từ hai phương pháp trở nên có nguy cơ

bị lo âu gấp 4,77 lần so với nhóm bệnh nhân đang điều trị bằng một phương pháp, mối liên quan này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong điều trị ung thư vú, việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh và một số yếu tố

về lâm sàng, cận lâm sàng Việc cùng một lúc phải chịu nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, đau đớnŒ sẽ khiến cho bệnh nhân dễ lo âu, trầm cảm hơn

Nhóm bệnh nhân ung thư vú không có bảo hiểm y tế có tỷ lệ bị trầm cảm là cao gấp 3 lần

Trang 8

nhóm có bảo hiểm y tế (14,6%) và sự khác

biệt này là có ý nghĩa thống kê Nhiều bệnh

nhân ung thư vú khi mới mắc ung thư thì một

trong những vấn đề mà họ lo lắng nhất là tài

chính, họ sợ không có tiền chữa bệnh, sợ vay

nợ không trả được, sợ đem lại gánh nặng cho

gia đình, sợ chữa tốn nhiều chi phí mà không

khỏi bệnhŒ

Khi xem xét trong mô hình đa biến, nghiên

cứu của chúng tôi cho thấy những người có

trầm cảm thì sẽ có xác suất mắc lo âu cao gấp

23,30 lần so với những người không có trầm

cảm, tương tự những bệnh nhân có lo âu có

nguy cơ bị trầm cao cao gấp 23,56 những

bệnh nhân không lo âu và mối liên quan này là

có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 Kết quả này

cũng tương đồng với nghiên cứu của Bjelland

và cộng sự năm 2002 [5]

Với bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú thì

các yếu tố như đau đớn về thể xác, các lo

lắng về bệnh tật, về tài chính cũng như các

vấn đề liên quan đến cuộc sống sẽ là những

nguyên nhân dẫn đến cả lo âu và trầm cảm ở

bệnh nhân Điều này lý giải tại sao giữa lo âu

và trầm cảm lại có mối tương quan chặt chẽ

đến vậy Như vậy những yếu tố liên quan đến

lo âu được xác định là số năm học, phương

pháp điều trị và tình trạng trầm cảm Trong khi

đó, những yếu tố liên quan đến trầm cảm là số

năm học, tình trạng tham gia bảo hiểm y tế và

tình trạng lo âu Trên thế giới, nghiên cứu tổng

hợp của Zainal năm 2013 này cũng đã chỉ ra

sự liên quan giữa trầm cảm trên bệnh nhân

ung thư vú với một số biến nhân khẩu học, xã

hội, các yếu tố về tâm ý, lối sống sự hỗ trợ xã

hội và chất lượng cuộc sống Nghiên cứu

cũng đã khẳng định việc phát hiện ra các yếu

tố liên quan đến trầm cảm trên bệnh nhân ung

thư vú là rất quan trọng trong thực hành lâm

sàng [9] Trong nghiên cứu của

Lueboontha-vatchai đã chỉ ra các yếu tố liên quan chặt chẽ đến lo âu trầm cảm được chỉ ra trong nghiên cứu này (p < 0,01) bao gồm: các yếu

tố tâm lý xã hội đó là sự hỗ trợ xã hội, mối quan hệ không tốt trong gia đình và cách giải quyết xung đột giữa các vấn đề không tốt [8]

Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư

vú tại Malaysia sử dụng mô hình hồi quy lo-gistic nhị phân cho thấy: nhóm bệnh nhân trẻ tuổi thu nhập thấp có nguy cơ bị lo âu cao hơn và nhóm bệnh nhân có sự hỗ trợ tài chính sống độc thân có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 3 - 4 lần [6] Một nghiên cứu khác của Dansta và Buzlus ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011 nhận thấy yếu tố liên quan rất quan trọng đến lo âu đó là nhóm bệnh nhân

có thu nhập thấp Trong khi đó, yếu tố có tiền

sử gia đình mắc ung thư vú và yếu tố phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú là những yếu tố làm tăng tỷ lệ trầm cảm [4]

V KẾT LUẬN

28,8% bệnh nhân ung thư vú có lo âu thực

sự, 15,9% bệnh nhân ung thư vú có trầm cảm thực sự Khi xem xét sự kết hợp của nhóm lo

âu và trầm cảm này thì 13,3% bệnh nhân ung thư vú vừa lo âu thực sự và vừa có trầm cảm thực sự Những yếu tố liên quan đến lo âu được xác định là số năm học, phương pháp điều trị và tình trạng trầm cảm (p < 0,05)

Trong khi đó, những yếu tố liên quan đến trầm cảm là số năm học, tình trạng tham gia bảo hiểm y tế và tình trạng lo âu (p < 0,05)

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi

để chúng tôi thu thập số liệu và hoàn thành nghiên cứu này

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 International Agency for Research

on Cancer (2012) Breast Cancer

Esti-mated Incidence, Mortality and Prevalence

Worldwide in 2012 Globocan 2012

2 Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn

Thuấn và cộng sự (2012) Gánh nặng

bệnh ung thư và chiến lược phòng chống

ung th ư quốc gia đến năm 2020 Tạp chí

Ung thư học - Hội thảo quốc gia phòng chống

ung thư lần thứ 6, 13 - 19

3 Maria Hewitt, Roger Herdman và

Jimmie Holland (2004) Pschosocial needs

of women with breast cancer Meeting

pscho-social needs of women with breast cancer,

The National Academies press, Woashing ton

D.C, 21 - 69

4 Dastan N.B., Buzlu S (2011)

Depres-sion and anxiety levels in early stage Turkish

breast cancer patients and related factors

Asian Pac J Cancer Prev, 12 (1), 137 - 141

5 Bjelland I., Dahl A.A, Haug T.T et al

(2002) The validity of the Hospital Anxiety

and Depression Scale An updated

litera-ture review J Psychosom Res, 52(2), 69 - 77

6 Hassan M.R., S A Shah S.A, Ghazib H.F et al (2015) Anxiety and Depression

among Breast Cancer Patients in an

Ur-ban Setting in Malaysia Asian Pac J Cancer

Prev, 16 (9), 4031 - 4035

7 Mehnert A., Koch U (2008)

Psycho-logical comorbidity and healthrelated quality of life and its association with awareness, utiliza-tion and need for psychosocial support in a cancer register-based sample of long-term

breast cancer survivors J Psychosom Res, 64

(4), 383 - 391

8 Lueboonthavatchai P (2007)

Preva-lence and psychosocial factors of anxiety

and depression in breast cancer patients J

Med Assoc Thai, 90 (10), 2164 - 2174

9 Zainal NZ., Nik-Jaafar NR, Baharudin

A et al (2013) Prevalence of depression in

breast cancer survivors: a systematic

re-view of observational studies Asian Pac J

Cancer Prev, 14(4), 2649 - 2656

10 Stafford L., Judd F., Gibson P et al (2013) Screening for depression and anxiety

in women with breast and gynaecologic can-cer: course and prevalence of morbidity over 12

months Psychooncology, 22(9), 2071 - 2078

Summary RELATED FACTORS WITH ANXIETY, DEPRESSION

IN WOMEN WITH BREAST CANCER IN HANOI

Breast cancer is the most common cancer in women in Vietnam Patients suffered from physi-cal and psychologiphysi-cal pain However, there are limited studies on anxiety and depression among women with breast cancer in Vietnam A cross-sectional study with the HADS scale was used to identify related factors to anxiety and depression by interviewing 264 diagnosed women in Hanoi The results showed that patients with anxiety, depression, and combined anxiety and depression are 28.8%, 15.9% and 13.3% repectively Associated factors with anxiety are education level and the methods of treatment Associated factors with depression are the level of education and the health insurance Intervention on women with breast cancer with anxiety and depression is needed to improve their quality of life

Keywords: anxiety, depression, breast cancer, women, HADS scale

Ngày đăng: 22/01/2020, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w