1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá tác dụng của viên nang Tieukhatling trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đã dùng thuốc y học hiện đại tại Bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội

8 61 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 748,95 KB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hạ đường huyết và theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng của viên nang Tieukhatling 0,50g (số đăng ký VD 16401 - 12) trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của y học hiện đại (theo ADA 2014) và Y học cổ truyền mà đã điều trị thuốc của Y học hiện đại nhưng không đạt mục tiêu điều trị.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG TIEUKHATLING TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐÃ DÙNG THUỐC

Y HỌC HIỆN ĐẠI TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

Hoàng Minh Chung 1 , Trần Thị Hồng Phương 2 , Trần Thị Thu Trang 3

1 Trường Đại học Y Hà Nội, 2 Bộ Y tế, 3 Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hạ đường huyết và theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng của viên nang Tieukhatling 0,50g (số đăng ký VD 16401 - 12) trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của y học hiện đại (theo ADA 2014) và

Y học cổ truyền mà đã điều trị thuốc của Y học hiện đại nhưng không đạt mục tiêu điều trị Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng, chỉ số nhân trắc Sau 90 ngày điều trị: giảm glucose huyết lúc đói: từ 8,02 ± 1,02 mmol/l xuống 6,71 ± 0,65 mmol/l (p < 0,01); glucose lúc

no giảm từ 11,45 ± 3,93 mmol/l xuống 8,72 ± 0,94 mmol/l (p < 0,01); giảm HbA1c từ 7,01 ± 0,81 % xuống 6,36 ± 0,62 % (p < 0,001) Trong thời gian điều trị, chưa phát hiện tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

và cận lâm sàng.

Từ khóa: Tieukhatling

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển

hóa glucid mạn tính, y học cổ truyền gọi là

chứng “Tiêu khát” [1] Năm 1985, thế giới có

30 triệu người mắc bệnh, đến năm 2013 có

382 triệu người mắc trong đó 90% là đái tháo

đường typ 2 Dự kiến đến năm 2035 con số

này sẽ lên tới 592 triệu người, 4 trong 5 người

đái thái đường sẽ bị mù ở các nước đang

phát triền [2] Ở Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ mắc

đái tháo đường chiếm 1,2% dân số [3] Tỷ lệ

này đang gia tăng ở mức báo động do tăng

gần gấp đôi trong mười năm qua Hiện nay

ước tính cứ 20 người Việt Nam, thì có một

người mắc bệnh đái tháo đường năm 2013 tỷ

lệ này đã là 5,7% [4]

Hiện nay, điều trị đái tháo đường chủ yếu

là dùng thuốc y học hiện đại với các nhóm thuốc uống và insulin [5] Nhiều bệnh nhân mặc dù dùng thuốc của y học hiện đại theo liệu trình nhưng vẫn không kiểm soát được lượng đường huyết Ngoài ra, khi điều trị đái tháo đường bằng thuốc y học hiện đại có thể gây tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân như tăng cân, đường huyết bị giảm đột ngột, lâu ngày gây tổn hại đến gan, thận [6] Bởi vậy, một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị đái tháo đường hoặc là sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên khi mới mắc bệnh như thuốc Tiểu đường Đông Đô [7], cao lỏng Thập vị giáng đường phương [8], Trà

cỏ sữa [9], mướp đắng… hoặc có thể dùng kết hợp liệu trình thuốc y học hiện đại và một thuốc của y học cổ truyền nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt, hạn chế tác dụng không mong muốn và tránh tăng liều cho bệnh nhân Để có căn cứ khoa học về sự kết hợp đồng thời giữa

Địa chỉ liên hệ: Hoàng Minh Chung – Khoa Y học cổ

truyền – Trường Đại học Y Hà Nội

Email: chungpharm@gmail.com

Ngày nhận: 28/7/2016

Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

Trang 2

liệu trình điều trị bằng thuốc y học hiện đại với

Tieukhatling trong điều trị đái tháo đường,

chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:

1 Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của

viên nang Tieukhatling 0,5g trên bệnh nhân

mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đã điều trị

thuốc của y học hiện đại chưa đạt mục tiêu

điều trị

2 Khảo sát tác dụng không mong muốn

của thuốc trong quá trình điều trị

II ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

Bệnh nhân: chọn có chủ đích 30 bệnh

nhân đạt tiêu chuẩn chuẩn đoán theo y học

hiện đại và y học cổ truyền

2 Phương pháp

Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm

sàng, so sánh kết quả trước và sau điều trị

3 Thời gian: từ tháng 10/2014 đến tháng

7/2015 tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền

Hà Nội

4 Chất liệu nghiên cứu: viên nang

Tieukhatling 0,50g có số đăng ký VD

16401-12 được Công ty Cổ phần Dược phẩm Khang

Minh sản xuất từ Sinh địa, Mạch môn, Mẫu

đơn bì, Bạch linh, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Hoàng kỳ,

Hoàng liên, Nhân sâm, Thạch cao và tá dược

đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV và

dược điển Trung Quốc 2010

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 (theo

ADA 2014), tuổi≥30 và ≤ 70 tuổi, không phân

biệt giới tính, trong đó 3 tháng gần nhất đang

điều trị một phác đồ thuốc uống của y học

hiện đại nhưng chưa đạt mục tiêu điều trị với:

7,2 mmo/l < đường huyết lúc đói ≤ 10 mmol/l

và HbA1c ≤ 8% Theo tứ chẩn (gồm vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn và thiết chẩn) của y học cổ truyền thuộc chứng âm hư gồm 3 thể (thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu) Tự nguyện tham gia

và có điều kiện tuân thủ quy trình nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân < 30 tuổi và > 70 tuổi Phụ nữ

có thai và đang cho con bú; bệnh nhân chưa từng dùng thuốc điều trị đái tháo đường của y học hiện đại; đái tháo đường có tăng huyết áp; tăng ceton niệu nhiễm trùng cấp tính; suy gan, suy thận, suy tim Glucose huyết lúc đói

> 10 mmol/l, HbA1c > 8%

Tiêu chuẩn đưa bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu

Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị, mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng nặng, không cải thiện tình trạng đường huyết trong quá trình nghiên cứu Bệnh nhân không thu thập đủ số liệu

- Chế độ ăn uống: theo hướng dẫn chế độ

ăn của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Vận động thể lực: Hướng dẫn luyện tập môn thể thao bệnh nhân thích Đi

bộ, tập thể dục buổi sáng

- Phương pháp dùng thuốc: bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc uống hạ glucose huyết theo phác đồ y học hiện đại mà họ đang uống và uống thêm Tieukhatling 0,5g x 3 viên /lần, 3 lần/ ngày x 90 ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ (Thuốc y học hiện đại mà các bệnh nhân đang dùng: 3 biệt dược của Metfomin HCl; 5 biệt dược của Gliclazide, Glucobay và Acarbose Liều 1 - 2 viên/ loại/ ngày; tối đa 4 viên/ ngày khi kết hợp 2 loại Không bệnh nhân nào dùng 3 loại)

5 Tiêu chuẩn theo dõi đánh giá kết quả

Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trước, trong và sau điều trị

Trang 3

* Trên lâm sàng:

Tiêu chuẩn cơ năng gồm các triệu chứng:

ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nước, mệt mỏi, vã

mồ hôi, ngủ kém, đại tiện táo, tê bì, mờ mắt ù

tai, đau đầu theo thang điểm được chia thành

4 mức độ: không có (0 điểm), nhẹ (1 điểm),

trung bình (2 điểm), nặng (3 điểm) tại thời

điểm trước, sau 30, 60 và 90 ngày điều trị

Tiêu chuẩn thực thể: cân nặng, chiều cao,

vòng bụng, mông, trước sau điều trị

Đánh giá kết quả BMI theo tiêu chuẩn của

WHO (2000) áp dụng cho người trưởng thành

Châu Á

- Cận lâm sàng

Glucose huyết tĩnh mạch sau ăn 2 giờ và

lúc đói tại các thời điểm khi vào viện (D0); sau

30, 60, 90 ngày điều trị (D30, D60 và D90)

Glucose huyết mao mạch sau ăn 2 giờ và lúc

đói: tuần/ lần Chỉ số HbA1c; công thức máu; sinh hóa máu (Cholesterol, triglycerid, LDL - C

và HDL - C, AST, ALT, ure, creatinin); xét nghiệm nước tiểu (glucose, ceton, protein) tại thời điểm trước, trong và sau điều trị (D0, D60

D90) Theo dõi biểu hiện và các tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng:

sự xuất hiện các triệu chứng sẩn ngứa, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy xét nghiệm chức năng gan, thận trước và điều trị Nếu có bất thường sẽ được xử lý kịp thời

Các xét nghiệm được làm theo phương pháp thường quy tại Khoa Sinh hoá, Huyết học, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, HbA1c làm tại Bệnh viện Melatec

- Đánh giá kết quả: dựa theo mục tiêu điều

trị (theo ADA 2014), đánh giá theo tiêu chí đạt

và không đạt mục tiêu điều trị của nghiên cứu như sau:

Chỉ số Đạt mục tiêu điều trị Không đạt mục tiêu điều trị

Glucose huyết

- Lúc đói

- Sau ăn 1 - 2 giờ

3,9 – 7,2 mmol/l

< 10,0 mmol/l

> 7,2 mmo/l

≥ 10,0 mmol/l

6 Xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống

kê theo phương pháp t - test Student và test

“trước – sau” Số liệu được biểu diễn dưới

dạng: ± SD Sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê khi p < 0,01 hoặc < 0,05

7 Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu

nhằm khẳng định lại tác dụng của thuốc

Tieukhatling Bệnh nhân tự nguyện tham gia

nghiên cứu, mọi bí mật của cá nhân được giữ

kín Trong quá trình nghiên cứu, nếu có phản

ứng bất lợi đến bệnh nhân thì ngừng thuốc

ngay và được xử lý kịp thời

III KẾT QUẢ

1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

30 bệnh nhân nghiên cứu có 12 nam, 18 nữ; tuổi từ 40 - 70; có 27/30 bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm Các yếu tố nguy cơ kèm theo chủ yếu do thừa cân, béo phì; thích ăn chất béo ngọt; tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường và ít vận động; 2/18 sinh con > 4,0 kg

2 Thay đổi của các chỉ tiêu lâm sàng trước và sau điều trị

X

Trang 4

Thay đổi các triệu chứng chủ quan: trước

điều trị đa phần các bệnh nhân không có biểu

hiện triệu chứng của bệnh, một số có biểu

hiện triệu chứng của bệnh ở mức độ nhẹ và

trung bình, không có bệnh nhân nào ở mức độ

nặng Sau 90 ngày điều trị, hầu hết các triệu

chứng cơ năng đều giảm dần cả về mức độ

và số lượng so với ban đầu, 30 và 60 ngày

điều trị Các triệu chứng lâm sàng của bệnh

nhân ở mức trung bình đều chuyển về mức

nhẹ và không có

3 Thay đổi triệu chứng thực thể trước

và sau điều trị

Chỉ số huyết áp: Sau điều trị, các chỉ số

huyết áp có giảm nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p > 0,05) Huyết áp tâm thu ban đầu 124,33 ± 10,65 mmHg sau 90 ngày 121,33 ± 7,87 mmHg, Huyết áp tâm trương từ 76,0 ± 8,03 mmHg ban đầu, sau 90 ngày 74,67 ± 6,29 mmHg)

Chỉ số nhân trắc

Bảng 1 Thay đổi chỉ số nhân trắc trước và sau điều trị (n = 30)

Sau điều trị, chỉ số vòng bụng và vòng mông đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,01 và p < 0,05)

4 Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị

Glucose huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ

Bảng 2 Sự thay đổi glucose huyết trước, trong và sau điều trị (n = 30)

± SD) (mmol/l)

p

Glucose huyết

lúc đói (n = 30) 8,20 ± 1,02 7,92 ± 1,69 7,51 ± 0,94 6,71 ± 0,65

p(0-30) > 0,05

p(0-60) < 0,01 Glucose huyết

sau ăn 2 giờ

(n = 30)

11,45 ± 3,93 10,41 ± 3,08 10,04 ± 2,59 8,72 ± 0,94

p(0-30)> 0,05

p(0-60)< 0,05

p(0-90)< 0,01

Chỉ số

Chỉ số nhân trắc trước và sau điều trị (n = 30)

Cân nặng(kg) 56,98 ± 9,51 56,08 ± 9,37 > 0,05

Vòng bụng (cm) 87,64 ± 7,95 85,33 ± 9,18 < 0,01 Vòng mông (cm) 94,67 ± 6,09 92,94 ± 5,58 < 0,05

Glucose huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ của các bệnh nhân sau 30 ngày điều trị giảm không có

ý nghĩa thống kê (p > 0,05), sau 60 và 90 ngày điều trị đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, (p < 0,01)

X X

X

Trang 5

Sự thay đổi chỉ số HbA1C

Bảng 3 Sự thay đổi chỉ số HbA1C trước và sau điều trị (n = 30)

Chỉ số HbA1C (%) (n = 30)

7,01 ± 0,81 6,36 ± 0,62 0,65 ± 0,19 < 0,001

HbA1c giảm có ý nghĩa thống kê sau 90 ngày điều trị (p < 0,001)

Sự thay đổi chỉ số lipid máu

Bảng 4 Sự thay đổi chỉ số lipid máu trước và sau điều trị (n = 30)

Chỉ số Lipid máu ( ± SD) (mmol/l) (n = 30)

Triglycerid 2,43 ± 1,79 1,92 ± 0,97 < 0,05 Cholesterol 5,01 ± 1,05 4,75 ± 1,00 < 0,05 HDL - C 1,55 ± 0,44 1,67 ± 0,36 > 0,05 LDL - C 2,92 ± 0,63 2,87 ± 0,77 > 0,05 Chỉ số triglycerid và cholesterol giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); chỉ số HDL C và LDL

-C có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa trước và sau điều trị 90 ngày

5 Kết quả điều trị theo y học hiện đại và

y học cổ truyền

Theo y học hiện đại có 28/30 bệnh nhân

đạt mục tiêu điều trị, đạt 93,3% Trong đó, 3/3

bệnh nhân mắc bệnh dưới 2 năm đều đạt mục

tiêu điều trị; 25/27 bệnh nhân mắc bệnh trên 2

năm đạt mục tiêu điều trị Như vậy, còn 2

bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm không đạt

mục tiêu điều trị Theo y học cổ truyền gộp

chung cả 3 thể đạt 93,3 % Có 2/10 bệnh nhân

thuộc thể hạ tiêu không đạt mục đích điều trị

(6,7%)

6 Tác dụng không mong muốn của viên

nang Tieukhatling 0,50g trên lâm sàng và

cận lâm sàng

Không bệnh nhân nào có tác dụng không

mong muốn nào như sẩn ngứa, đau đầu, buồn nôn, ỉa chảy và không bệnh nhân nào phải dừng thuốc

Các chỉ số huyết học (hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu) và chỉ số sinh hóa máu (ure, creatinin, AST, ALT, glucose) trước và sau điều trị đều trong giới hạn bình thường (p > 0,05)

V BÀN LUẬN

Y học cổ truyền không có bệnh danh “Đái tháo đường” Với biểu hiện chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, người gầy rộc “Tam đa nhất thiểu” thì bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát và có 3 thể: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu liên quan chủ yếu đến phế, tỳ, thận Đặc điểm của 3 thể là âm hư, nhiệt táo đặc biệt là

X

Trang 6

thận âm hư Pháp chữa lấy dưỡng âm thanh

nhiệt, sinh tân, bổ thận âm để lui hỏa; bổ thủy

để chế hỏa [1]

Viên nang Tieukhatling gồm các vị thuốc

phù hợp với pháp điều trị này như thạch cao,

Thiên hoa phấn, Hoàng liên để thanh nhiệt, tả

hỏa cùng Mạch môn, Sinh địa và Kỷ tử bồi bổ

cho cả phế âm và thận âm, nguồn sinh thủy

cho thận âm để lui hỏa giảm đau đầu, mờ mắt

ù tai, ngủ kém, đại tiện táo; thêm Ngũ vị tử để

trừ khát, Liễm hãn giảm triệu chứng khát

nước, vã mồ hôi; Mẫu đơn bì, Sinh địa lương

huyết, bổ thận cố tinh sáp niệu, Thu liễm giải

quyết được đi tiểu nhiều; bên cạnh đó còn có

các thuốc đại bổ nguyên khí, kiện tỳ như Nhân

sâm, Hoàng kỳ nên bệnh nhân giảm mỏi mệt

nhanh; cùng với Bạch linh thẩm thấp, Ích tỳ

giúp chức năng vận hóa thủy cốc của tỳ giúp

làm giảm thấp ở bệnh nhân đái tháo đường

béo phì [10] Có thể vì thế bệnh nhân giảm

cảm giác thèm ăn nên giảm hoặc không còn

cảm giác đói và triệu chứng ăn nhiều Kết quả

nghiên cứu cho thấy các chỉ số vòng bụng và

vòng mông giảm có ý nghĩa thống kê so với

trước điều trị là một kết quả có giá trị trong

điều trị đái tháo đường

Thành phần của Tieukhatling gồm các vị

thuốc đã được biết về tác dụng hạ glucose

huyết trong đó một số hoạt chất có tác dụng hạ

đường huyết như Berberin trong hoàng liên,

Catapol trong sinh địa đã được nghiên cứu

[11; 12] một lần nữa được minh chứng ở

nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi

Có 27/30 bệnh nhân đã phải điều trị 1 - 2 loại

thuốc uống của y học hiện đại theo đơn của

bác sỹ nhưng chưa đạt mục tiêu điều trị Khi

uống kết hợp với Tieukhatling 0,5g, glucose

huyết lúc đói và sau ăn đã giảm có ý nghĩa

thống kê sau 60 ngày điều trị Kết quả của

chúng tôi chậm 30 ngày so với các nghiên cứu thuốc Tiểu đường Đông Đô [7] và Tieukhatling 0,5 [8] (với cùng bài thuốc) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi mới mắc nhưng chưa phải uống thuốc của y học hiện đại Với những bệnh nhân này khi đường huyết của họ được kiểm soát mà không phải tăng liều thuốc y học hiện đại đã giúp họ giảm được một số tác dụng phụ Chỉ số HbA1c là khách quan đánh giá hiệu quả điều trị của một thuốc hạ đường huyết Nghiên cứu này cho thấy chỉ số HbA1c giảm theo đúng mục tiêu sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu và thần kinh

Từ kết quả của nghiên cứu cho hướng có thể dùng Tieukhatling kết hợp thuốc y học hiện đại vẫn có thể đạt mục tiêu điều trị mà không cần tăng liều hay thêm thuốc y học hiện đại Ngoài ra các vị thuốc như Mạch môn, Kỷ

tử, Mẫu đơn bì và Hoàng kỳ còn có tác dụng bảo vệ mạch máu, mắt, da, thận… thông qua bảo vệ mạng lưới vi mạch Giảm nguy cơ tổn thương mạch máu ở võng mạc, tránh mù lòa Giảm biến chứng ở thận, mạch máu chi và tim, giúp họ tránh bị nguy cơ tàn phế

Sự kết hợp các vị thuốc của viên nang Tieukhatling có tác dụng bổ khí, bổ thận, tư

âm, thanh nhiệt sẽ điều trị được cả tiêu và bản của chứng Tiêu khát theo y học cổ truyền [1] Chưa thấy tác dụng không mong muốn nào của thuốc Tiêukhatling trên lâm sàng và một số chỉ tiêu cận lâm sàng trong quá trình điều trị

V KẾT LUẬN

Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đã dùng thuốc y học hiện đại nhưng chưa đạt mục tiêu điều trị được kết hợp dùng cùng với thuốc nang “Tieukhatling 0,5g” liều 9 viên/ngày có tác dụng hạ glucose huyết lúc đói; sau ăn 2

Trang 7

giờ và giảm tỷ lệ HbA1c; giảm triglycerid,

cholesterol Chưa thấy tác dụng không mong

muốn nào xuất hiện trên lâm sàng và một số

chỉ tiêu cận lâm sàng trong quá trình điều trị

Lời cảm ơn

Để có được kết quả nghiên cứu này chúng

tôi trân thành cám ơn các đồng nghiệp ở Bệnh

viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã nhiệt

tình giúp đỡ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Y Hà Nội- Khoa Y học

cổ truyền (2012) Bệnh học nội khoa y học cổ

truyền Nhà xuất bản Y học, 200 - 203.

2 International Diabetes Federation

(2013) IDF Diabetes Atlas sixth edition.2.

3 Tạ Văn Bình (2002) Dịch tễ học các

bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và

các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh nhân

đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc

Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu

biểu của các dự án quốc gia thực hiện tại

viện Nội tiết từ 1969 - 2003 Nhà xuất bản Y

học, 339, 3.

4 World Health Organization (2016) A

Global Public Health Agenda to Halt the Rise

of Diabetes 2

5 Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012) Đái

tháo đường Bệnh học nội khoa Nhà xuất bản

Y học, 2, 322 - 341.

6 Bộ Y tế- Bệnh viện Nội tiết Trung

ương (dự án hợp tác Việt Nam- Nhật Bản)

(2006) Nghiên cứu theo dõi biến chứng đái

tháo đường ở bệnh nhân đến khám lần đầu

tại bệnh viện Nội tiết Nhà xuất bản Y học.

7 Nguyễn Nhược Kim, Hoàng Minh Chung, Dương Đăng Hiền (2010) Bào chế

và đánh giá tác dụng của thuốc “Tiểu đường Đông Đô” trong điều trị đái tháo đường typ II chưa có biến chứng Tạp chí Dược liệu, 15

(5), 322 - 325

8 Trần Thị Hồng Phương, Hoàng Minh Chung (2016) Đánh giá tác dụng của viên

nang Tieukhatling trên bệnh nhân đái tháo đường Typ 2 chưa dùng thuốc Y học hiện đại tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội (2016),

Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, 3

(998), 47 - 50.

9 Trương Hoàng Kiên, Phí Ngọc Quyên

và Trương Tuyết Mai (2013) Khả năng kiểm

soát đường huyết sau ăn của sản phẩm trà cỏ sữa trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, 10

(881).

10 Hải Thượng Lãn Ông (2001) Hải

Thượng y tông tâm lĩnh Nhà xuất bản Y học,

1, 2, 109 - 112.

11 Yin J, Gao Z, Liu D et al (2008).

Berberin improves glucose metabolism through induction of glycosis American

Journal of physiology, 294 (1), 148 - 156.

12 Du L Xie W (2011) Diabetes is an

inflammatory disease: evidence from

traditional Chinese medicines Diabetes Obes

Metab, 13 (4), 289 - 301.

Trang 8

Summary THE EFECT OF HYPOGLYCEMIA OF TIEUKHATLING CAPSULES ON TYPE 2 DIABETES PATIENTS TREATED BY MODERN DRUGS IN

HOSPITAL HANOI TRADITIONAL MEDICINE

The study was conducted to evaluate the effects of hypoglycemia and track unwanted effects

on clinical and subclinical of 0.50 g capsules Tieukhatling (registration number 16401 - 12 VD) in patients with diabetes type 2 diagnosed by the standards of modern medicine (under the ADA 2014) and traditional medicine who failed to reach treatment goals when treated with modern medicine The study results showed that the drug improved effect of clinical, anthropometric indices After 90 days of treatment, the fasting blood glucose level is reduced from 8.02 ± 1.02 mmol/l to 6.71 ± 0.65 mmol/l (p < 0.01); glucose level decreased from 11.45 ± 3.93 mmol/l to 8.72

± 0.94 mmol/l (p < 0.01); HbA1c decreased from 7.01 ± 0.81% ± 0.62% to 6.36 (p < 0.001) During therapy, no unwanted side effects on clinical and subclinical was detected

Keywords: Tieukhatling

Ngày đăng: 22/01/2020, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w