Mục tiêu nghiên cứu bài viết nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị chửa ngoài tử cung (CNTC) tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9 - 2011 đến 9 - 2015. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang trên 570 bệnh nhân (BN) được PTNS điều trị CNTC.
Trang 1t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
Trần Ngọc Anh*; Phạm Thị Phương Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị chửa ngoài tử cung
(CNTC) tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9 - 2011 đến 9 - 2015 Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang trên 570 bệnh nhân (BN) được PTNS điều trị CNTC Kết quả: BN có vết mổ cũ 20%, vết mổ CNTC cũ 7,7% Thuốc dùng sau mổ: kháng sinh dự phòng 80%, kháng sinh theo đợt 20%, dùng thuốc giảm đau sau mổ 70% Số lượng máu mất trong ổ bụng: chưa vỡ 6,9%; < 300 ml: 26%; 300 - 500 ml: 30,1%; 510 - 1.000 ml: 13,9%; > 1.000 - 1.500 ml: 14,2%; 1.500 - 2.000 ml: 8,6% Rạch vòi trứng lấy khối thai
10,4%, cắt vòi trứng 89,6% Số ngày nằm viện trung bình 2,3 ngày Kết luận: tất cả các ca điều
trị đều đạt kết quả tốt, an toàn, không có tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật Chi phí sau phẫu thuật và số ngày nằm viện giảm Thời gian hồi phục sức khỏe ngắn, vết mổ đạt tính thẩm mỹ cao
* Từ khóa: Chửa ngoài tử cung; Phẫu thuật nội soi
Applying Laparoscopic Surgery for Treatment of Ectopic Pregnancy Summary
Objectives: To evaluate results of laparoscopic surgery for treatment of ectopic pregnancy at the Department of Gynecology and Obstetrics, 103 Hospital from September, 2011 to September, 2015 Subjects and methods: A retrospective and cross-sectional study on 570 patients with ectopic pregnancy who were treated laparoscopy surgery Results: 20% of the patients had scar of previous caesar operation and 7.7% of the patients had scar of previous ectopic pregnancy operation Post-operation drug: 80% used prophylactic antibiotic 20% used regular antibiotic 70% of the patients used drugs to relieve pain The blood loss in abdominal cavity: unrupture 6.9%; < 300 ml: 26%; 300 - 500 ml: 30.1%; > 500 - 1,000 ml: 13.9%; > 1,000 - 1,500 ml: 14.2%; > 1,500 - 2,000 ml: 8.6% Salpingostomy removed the pregnant tube: 10.4% Salpingectomy: 89.6% Mean hospital stay was 2.3 days Conclusion: All patients were safe, no intra or postoperative complication was found The time of recovery and hospital stay was short The cost of treatment reduced with good cosmetic incision
* Key words: Ectopic pregnancy; Laparoscopic surgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cunglà bệnh lý cấp cứu
sản phụ khoa hàng đầu trong 3 tháng đầu
thai kỳ Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu
về CNTC với các phương pháp điều trị khác nhau như: phẫu thuật mở bụng kinh điển, PTNS, điều trị nội khoa bằng methotrecxat
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trần Ngọc Anh (ngocanhtran1963@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/03/2016
Ngày bài báo được đăng: 28/06/2016
Trang 2t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
PTNS điều trị CNTC đã được phát triển ở
hầu hết các nước trên thế giới Tại Bệnh
viện Quân y 103, chúng tôi sử dụng mổ
mở và PTNS điều trị CNTC Với PTNS
điều trị bệnh lý CNTC, ban đầu chúng tôi
chỉ định còn hạn chế cho những ca CNTC
chưa vỡ hoặc đã vỡ nhưng lượng máu
mất ít, chưa ảnh hưởng đến huyết động
BN và chỉ định rất ít cho những ca có vết
mổ cũ Hiện nay, do trình độ phẫu thuật
đã được nâng lên, việc chỉ định PTNS
điều trị CNTC rộng rãi hơn Từ tháng 9 -
2011 đến tháng 9 - 2015, chúng tôi chẩn
đoán và phẫu thuật 667 ca CNTC Trong
đó, 570 BN được PTNS, chiếm 85% trong
số BN CNTC Nghiên cứu này nhằm:
Đánh giá xử trí CNTC bằng PTNS
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu.
570 BN CNTC được chẩn đoán và
điều trị PTNS tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện
Quân y 103
2 Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu và mô tả cắt ngang, xử trí kết
quả theo toán thống kê
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1 Tuổi BN
- Tuổi 18 - 35: 473 BN (82,9%); tuổi
≥ 35: 97 BN (17,1%) Nhóm tuổi 18 - 35
chiếm tỷ lệ cao (82,9%), vì đây là nhóm
tuổi trong độ tuổi sinh đẻ, sinh hoạt tình dục
mạnh, dễ gây các biến chứng thai nghén
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Đoàn Thúy Hà [2], Đỗ Thị Ngọc Lan [3]
2 Tiền sử BN
* Tiền sử nạo hút thai:
Nạo hút thai 1 - 2 lần: 109 BN (19,1%);
nạo hút thai ≥ 3 lần: 29 BN (5,1%) Nhiều
nghiên cứu đã khẳng định: các thủ thuật nạo hút thai làm tăng tỷ lệ CNTC, do thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến viêm nhiễm tiểu khung gây chít hẹp, gập, dính vòi trứng làm cản trở quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh, gây CNTC [2, 3, 4]
* Tiền sử sinh đẻ:
Chưa sinh đẻ lần nào: 74 BN (12,9%),
đẻ 1 - 2 lần: 481 BN (84,5%); đẻ ≥ 3 lần:
14 BN (2,4%) Số BN đẻ 1 - 2 con chiếm
tỷ lệ cao (84,5%), do phần lớn phụ nữ đều thực hiện sinh đẻ có kế hoạch Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân [6], Đoàn Thúy Hà [2]
* Tiền sử có vết mổ cũ:
Tiền sử mổ lấy thai: 1 - 2 lần: 114 BN
(20%); tiền sử mổ CNTC: 44 BN (7,7%) Tiền sử mổ CNTC và mổ lấy thai đều là nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ CNTC Trước kia, chúng tôi thường hạn chế chỉ định những ca có vết mổ cũ ở hố chậu Hiện nay, tỷ lệ mổ cho những trường hợp này tăng lên, đã chỉ định cho cả trường hợp vết mổ cũ đến 3 lần, gồm 2 lần mổ
đẻ và 1 lần mổ CNTC Tỷ lệ mổ trên BN có vết mổ cũ của chúng tôi cao hơn nghiên cứu trước đây của Trần Ngọc Anh 8,3% [1], Đoàn Thúy Hà 5,8% [2]; Phạm Thị Vân 5,8% [6] là do sự đồng bộ của các trang bị dụng cụ PTNS, gây mê hồi sức
và kinh ngiệm của phẫu thuật viên Điều này cho phép ngày càng mở rộng chỉ định PTNS cho các trường hợp có vết mổ cũ
3 Vị trí CNTC
Bóng + loa vòi trứng: 524 BN (92%);
kẽ vòi trứng: 15 BN (2,6%); eo vòi trứng:
23 BN (4%); trên mặt buồng trứng: 4 BN (0,8%); mỏm cụt vòi trứng: 4 BN (0,8%)
Vị trí khối CNTC chủ yếu là ở bóng và loa vòi trứng (92%), phù hợp với nhiều tài
Trang 3t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
liệu nghiên cứu khác: Chousu Ou 99,4%
[7], Đoàn Thúy Hà 99% [2]
4 Phương pháp xử trí
- Rạch vòi trứng lấy khối thai: 59 BN
(10,4%) chỉ định cho những trường hợp
chửa ở bóng vòi trứng chưa vỡ, kích
thước khối thai nhỏ (1 vài cm), BN còn
nguyện vọng có thai Chỉ định, kỹ thuật
phù hợp với các nghiên cứu khác [4, 5]
- Cắt vòi trứng: 511 BN (89,6%) là
những trường hợp CNTC đã vỡ, BN
không còn nguyện vọng sinh thêm con,
khối CNTC có kích thước lớn Hoặc trong
mổ bảo tồn vòi trứng không thành công
Đây là kỹ thuật áp dụng phổ biến, tiến
hành nhanh, đơn giản hiệu quả Chú ý cắt
vòi trứng sát sừng tử cung, tránh có thai
tái phát ở mỏm cụt vòi trứng để lại
- Phương pháp kết hợp + bóc u buồng
trứng: 1 BN; bóc u xơ tử cung: 1 BN
Tỷ lệ mổ mở và mổ nội soi: trong 667
ca được chẩn đoán CNTC từ 9 - 2011
đến 9 - 2015, chúng tôi chỉ định mổ nội
soi cho 570 ca (85%) và mổ mở 15% Tỷ lệ
mổ nội soi chưa cao, ngoài việc BN đến
muộn, mất máu nhiều, suy sụp tuần hoàn,
không còn chỉ định mổ nội soi, còn do lý
do phòng mổ không sắp xếp được bàn
mổ, các khoa ngoại bụng, ngoại tiết niệu
đang sử dụng bàn mổ nội soi, chúng tôi
đành chỉ định mổ mở cho những BN này
5 Số lượng máu mất trong ổ bụng
Bảng 1:
Từ năm 2000 - 2004, tại Khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi chỉ định PTNS điều trị CNTC [1], chúng tôi chỉ định cho trường hợp CNTC chưa có mất máu nhiều, mạch huyết áp của BN không biến đổi, lượng máu mất < 500 ml Hiện nay, kỹ thuật nội soi đạt nhiều tiến bộ cùng với sự phát triển đồng bộ của gây
mê hồi sức và bệnh viện luôn đáp ứng được truyền máu kịp thời nên đã chỉ định cho cả trường hợp CNTC vỡ đã có biến động về mạch, huyết áp, lượng máu mất
1 - 1,5 lít Sagiv R [10] phẫu thuật an toàn cho 18 BN CNTC vỡ có tình trạng huyết động không ổn định Nguyễn Thành Long [4] cũng PTNS cho 31 trường hợp CNTC
vỡ ngập máu ổ bụng, trong đó, 7 BN có sốc mất máu nặng
6 Thời gian mổ
Nhanh nhất 20 phút, chậm nhất 90 phút Thời gian mổ trung bình 40 phút Các ca có thời gian mổ kéo dài là những trường hợp có vết mổ cũ quá dính, mất máu nhiều trong ổ bụng, phải hút lấy máu
ổ bụng lâu Nghiên cứu của Phạm Thị Vân [6] có thời gian mổ trung bình 47,6 phút, của Nguyễn Thành Long [4]: thời gian mổ trung bình dài 90 phút, ngắn nhất
60 phút, dài nhất 130 phút Nhiều tác giả nhận định khi đã thành thạo kỹ thuật nội soi, thời gian phẫu thuật mổ mở và PTNS tương đương nhau [8, 9, 10]
7 Thuốc sau mổ
- Kháng sinh sau mổ: dùng kháng sinh
dự phòng: 456 BN (80%) Kháng sinh theo đợt 3 ngày: 114 BN (20%) BN sử dụng kháng sinh theo đợt là những trường hợp có vết mổ cũ, dính Tỷ lệ dùng kháng sinh dự phòng của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Vân dùng kháng sinh dự phòng đến 93,38% [6]
Trang 4t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
- Thuốc giảm đau sau mổ: 399 BN (70%)
dùng thuốc giảm đau sau mổ Thuốc giảm
đau sau mổ là 1 lọ paracetamol 500 mg
truyền tĩnh mạch Số còn lại không dùng
giảm đau
- Truyền dịch 1 lít sau mổ: gồm dung
dịch ringerlactat và huyết thanh ngọt Các
BN đều hồi phục sau mổ sớm, phần lớn
trung tiện trong 24 giờ đầu
8 Số ngày nằm viện
2 ngày: 400 BN (70,1%); 3 ngày: 142
BN (25%); 4 ngày: 17 BN (3%); 5 ngày:
11 BN (2%)
Ngày nằm viện trung bình 2,3 ngày Số
ngày nằm viện trong nghiên cứu của
chúng tôi giảm đáng kể so với mổ mở
điều trị CNTC vỡ (5 - 7 ngày) và phù hợp
với nhiều ngiên cứu [1, 2, 3]
9 Tai biến, biến chứng trong mổ và
sau mổ
Không có trường hợp nào chảy máu
trong và sau mổ Không có tai biến, biến
chứng tổn thương các tạng trong và sau
mổ Không có nhiễm trùng sau mổ 5 BN
có biến chứng tràn khí nhẹ dưới da,
không phải xử trí gỡ 1 BN thoát vị mạc
nối ngày thứ 2, qua chân trocar cạnh rốn
(trocar 10 mm, đặt đèn soi ổ bụng), do BN
ho nhiều, tụt mũi chỉ khâu chân trocar
Chúng tôi đã xử trí buộc chỉ, thắt và cắt
phần mạc nối thoát vị ra ngoài, thả mối
buộc vào ổ bụng, khâu lại vết rạch BN an
toàn ra viện sau 2 ngày
KẾT LUẬN
Qua 570 BN được điều trị CNTC bằng
PTNS, chúng tôi nhận thấy: tất cả trường
hợp phẫu thuật đều an toàn Chỉ định
PTNS được mở rộng cả các trường hợp
có vết mổ cũ đến 3 lần (2 lần mổ đẻ, 1 lần
mổ CNTC) số lượng máu mất 1 - 1,5 lít Với PTNS, BN hồi phục sức khỏe sớm, dùng ít thuốc giảm đau và kháng sinh, vết mổ đạt tính thẩm mỹ cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Ngọc Anh Nghiên cứu ứng dụng PTNS trong chẩn đoán và điều trị CNTC Luận án Tiến sỹ Y học 2004
2 Đoàn Thúy Hà Giá trị của phương pháp PTNS trong điều trị CNTC Luận văn Thạc sỹ
Y học 2000
3 Đỗ Thị Ngọc Lan Điều trị CNTC bằng PTNS Nội soi trong phụ khoa Viện Bảo vệ
Bà mẹ và Trẻ em sơ sinh Hà Nội 1999, tr.65-71
4 Nguyễn Thành Long PTNS điều trị CNTC vỡ Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh
2012, tập 16, phụ bản 1
5 Phan Thị Thu Nga, Vương Tiến Hòa Đánh giá kết quả PTNS bảo tồn vòi tử cung trong trường hợp CNTC chưa vỡ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Tạp chí Thông tin
Y Dược Bộ Y tế 2012, số 6
6 Phạm Thị Vân Nghiên cứu PTNS trong chẩn đoán và điều trị CNTC Luận văn Thạc
sỹ Y học 2000
7 Chausu Ou Laparoscopic management
of ectopic pregnancy The Journal of Reprodective Medicine 1993, vol 38, No 11, November, pp.849-851
8 Promecene Pamela A. Laparoscopy in gynocologic emergencies Semin-Laparos
2002, Mar, 9 (1), pp.64-75
9 Russell C, Scott, Calhoun Byron Management of ectopic pregnancy at Military Medical Center, Mil-med 2002, Feb, 167 (2), pp129-133
10 Sagiv R, Debby, Sadan O et al.
Laparoscopic surgery for extrauterine pregnancy in hemodynamically unstable patient J-am- asso-Gynocol-Laparos Nov, 8 (4), pp.529-532