1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kết quả nghiên cứu gen caga và các gen vaca của helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày bằng phương pháp multiplex PCR

7 68 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 417,25 KB

Nội dung

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá tỷ lệ các gen của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát hiện được trên bệnh nhân viêm dạ dày đến khám và điều trị tại Cơ sở 2‐ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Trang 1

CỦA HELICOBACTER PYLORI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY  

BẰNG PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR 

Trần Thiện Trung*, Nguyễn Tuấn Anh * , Quách Hữu Lộc * ,   Trần Thiện Khiêm * ,   Trần Ái Anh*, Nguyễn Thị Minh Tâm* , Hồ Huỳnh Thùy Dương*, Trần Anh Minh** 

TÓM TẮT 

Mục  tiêu: Đánh giá tỷ lệ các gen của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát hiện được trên bệnh 

nhân viêm dạ dày đến khám và điều trị tại Cơ sở 2‐ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 172 bệnh nhân viêm dạ dày. Chẩn đoán các gen H. pylori bằng 

phương pháp multiplex PCR. Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS  Inc, Chicago, Ill).  

Kết  quả:  Trên  66,7%  (172/258)  trường  hợp  viêm  dạ  dày  có  H.  pylori‐dương  tính.  Bằng  phương  pháp 

multiplex PCR, kết quả gen cagA‐dương tính chiếm 91,3% (157/172) trường hợp và gen vacA‐dương tính là  98,3% (169/172). Trong số này các gen vacA s1/s2 của H. pylori được xác định lần lượt là 93,6% (161/172) và  1,2% (2/172); các gen vacA m1/m2 lần lượt là 37,2% (64/172) và 48,3 (83/172) trường hợp. Một trường hợp  (0,6%) có cả hai gen s1 và s2, và 17 trường hợp (9,9%) có cả hai gen m1 và m2. Qua nghiên cứu không thấy có  liên  quan  giữa  gen  cagA‐dương  tính  với  các  gen  vacA  s1/s2  (p  =  0,636),  và  với  tổ  hợp  các  gen  vacA  s1/s2,  m1/m2 (p = 0,120), nhưng gen cagA‐dương tính có mối liên quan với các gen vacA m1/m2 (p=0,018)  

Kết  luận: Trên bệnh nhân viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính, có mối liên quan giữa gen cagA‐dương 

tính với vacA m1. Tổ hợp các gen của vi khuẩn H. pylori chủ yếu là cagA‐dương tính, vacA s1m1; và cagA‐ dương tính, vacA s1m2. Một số tổ hợp các gen mới được phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi như cagA‐ dương tính vacA s2m1; cagA‐dương tính vacA s2m2; và cagA‐âm tính vacA s1m1. 

Từ khóa: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA. 

ABSTRACT 

CagA STATUS AND vacA GENOTYPES OF HELICOBACTER PYLORI IN PATIENTS WITH 

GASTRITIS BY MULTIPLEX PCR 

Tran Thien Trung, Nguyen Tuan Anh, Quach Huu Loc, Tran Thien Khiem, Tran Ai Anh,  

Nguyen Thi Minh Tam, Ho Huynh Thuy Duong, Tran Anh Minh  

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 11 ‐ 17 

Purpose: To evaluate cagA status and vacA genotypes of Helicobacter pylori (H. pylori) in patients with 

gastritis at University Medical Center, Ho Chi Minh city‐ Campus 2. 

Methods:  A  cross‐sectional  study  was  conducted  in  172  patients  with  gastritis  before  eradication.  CagA 

status and vacA genotypes of H. pylori were determined by multiplex PCR. Data were stored and analyzed by  SPSS software (version 10.0, SPSS Inc, Chicago, Ill). 

Results:  Over  66.7%  (172/258)  cases  with  gastritis  were  H.  pylori  positive.  By  multiplex  PCR,  91.3% 

* Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 

** Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh 

Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thiện Trung‐ ĐT: 0903645659‐ Email: drtranthientrung@ yahoo.com. 

Trang 2

(157/172) cases were cagA‐positive and 98.3% (169/172) cases were vacA‐positive. Among these cases, the vacA  s1/s2 was detected in 93.6% (161/172) and 1.2% (2/172) respectively, and the vacA m1/m2 was 37.2% (64/172)  and 48.3% (83/172) correspondingly. One case (0.6%) was positive with both vacA s1 and vacA s2. Seventeen  cases (9.9%) were positive with both vacA m1 and vacA m2. The study did not recognize the association between  cagA‐positive and vacA s1/s2 (p = 0.636), as well as the combination of vacA s1/s2 and vacA m1/m2 (p = 0.120).  However, cagA‐positive was associated with vacA m1/m2 (p = 0.018). 

Conclusions: Of patients with gastritis, there was an association between cagA‐positive and vacA m1. The 

main genotype combinations of H. pylori were cagA‐positive, vacA s1m1 and cagA‐positive, vacA s1m2. There  were  some  new  genotype  combinations  discovered  in  this  study,  such  as  cagA‐positive,  vacA  s2m1;  cagA‐ positive, vacA s2m2 and cagA‐negative vacA s1m1.  

Keywords: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong 

đứng hàng thứ hai trên thế giới. Các trường hợp 

ung  thư  dạ  dày  mới  xuất  hiện  chủ  yếu  ở  các 

nước đang phát triển(17,22). Tỷ lệ ung thư dạ dày 

mới mắc vẫn cao ở các nước Đông Á như Nhật 

Bản,  Hàn  Quốc,  Trung  Quốc,  và  Việt  Nam. 

Trong  đó,  Việt  Nam  đứng  đầu  các  nước  Đông 

Nam Á về tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày(9,22). 

Trong các yếu tố nguyên nhân của ung thư 

dạ  dày,  nhiễm  H. pylori  là  một  yếu  tố  nguy  cơ 

chủ  yếu  và  bằng  nhiều  con  đường  bệnh  sinh 

khác nhau, từ viêm dạ dày mạn có thể diễn tiến 

thành các thương tổn tiền ung thư như viêm teo, 

dị sản, loạn sản và ung thư dạ dày(6,18,20,22). Nguy 

cơ ung thư dạ dày tăng từ 2‐6 lần đối với bệnh 

nhân nhiễm H. pylori. Năm 1994, Tổ chức nghiên 

cứu ung thư quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã 

xếp H. pylori là tác nhân nhóm 1 gây ung thư dạ 

dày‐carcinoma ở người(3,22). Hơn nửa dân số thế 

giới  nhiễm  H.  pylori,  tỷ  lệ  nhiễm  từ  25%  ở  các 

nước  phát  triển  đến  hơn  90%  ở  các  nước  đang 

phát triển. Hầu hết những người nhiễm H. pylori 

mạn tính đều không có triệu chứng lâm sàng rõ 

rệt(22),  ở  những  cá  thể  nhạy  cảm  sẽ  có  những 

thương tổn dạ dày khác nhau như viêm, loét và 

hoặc  ung  thư  dạ  dày(12,15,18,19,20).  Trong  số  những 

người bị nhiễm H. pylori, một tỷ lệ nhỏ từ 1‐2% 

phát  triển  thành  ung  thư  dạ  dày  với  quá  trình 

sinh  bệnh  là  do  độc  tính  khác  nhau  của  các 

chủng H. pylori(22).  

Gen  cagA  được  tìm  thấy  ở  vùng  đảo  sinh 

bệnh cag PAI và được xem là “dấu ấn sinh học” 

biểu hiện độc tính của vi khuẩn H. pylori khi có  

gen  cagA  hoặc  vùng  PAI.  Những  người  nhiễm 

H. pylori có cagA‐dương tính sẽ có nguy cơ phát 

triển  loét  và  ung  thư  dạ  dày  cao  hơn  so  với 

người  nhiễm  H. pylori  có  cagA‐âm  tính(1,22).  Bên  cạnh các độc tố của vi khuẩn có tiềm năng gây  ung  thư  dạ  dày  như  protein  CagA,  thì  tính  đa  dạng  di  truyền  của  gen  mã  hóa  cho  protein  VacA cũng được xem là quan trọng(8,10). Sự hiện 

diện của gen vacA gây viêm niêm mạc dạ dày từ 

nhẹ  đến  nặng(16,18,20).  Mặc  dù  hầu  hết  các  chủng 

H. pylori đều có vacA‐dương tính, nhưng chỉ 50‐

60% biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào. Sự khác  biệt  này  có  thể  bắt  nguồn  từ  tính  đa  dạng  di 

truyền  của  gen  vacA.  Phân  tích  di  truyền  các  chủng H. pylori cho thấy có các kiểu gen vacA với 

những tổ hợp khác nhau của vùng tín hiệu s1, s2 

và  vùng  giữa  m1,  m2.  Các  kiểu  gen  vacA  đặc 

trưng có liên quan ý nghĩa đến hoạt tính gây độc 

tế bào và viêm, loét đường tiêu hóa. Vì vậy, việc 

xác định các gen của H. pylori góp phần hữu ích  trong  chẩn  đoán  nhiễm  H.  pylori  và  liên  quan 

đến các bệnh ở dạ dày(7,18,19,20).  Trong  bài  báo  này,  chúng  tôi  giới  thiệu 

nghiên  cứu  về  gen  cagA  và  các  gen  vacA  thực 

hiện  trên  những  bệnh  nhân  viêm  dạ  dày  đến  khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược 

TP. Hồ Chí Minh‐Cơ sở 2. Từ đó, giúp chúng ta 

có thêm hiểu biết về sự hiện diện cũng như liên 

Trang 3

quan  giữa  các  gen  của  vi  khuẩn  H. pylori  trong 

quần thể bệnh nhân được khảo sát làm cơ sở cho 

những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Đối tượng nghiên cứu 

Nghiên  cứu  cắt  ngang  thực  hiện  từ  tháng 

8/2012 – 2/2013 tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. 

Hồ Chí Minh‐Cơ sở 2. Bệnh nhân đến khám tiêu 

hóa đáp ứng các tiêu chuẩn sau: 

Tiêu chuẩn nhận bệnh 

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 

Tiêu chuẩn loại trừ 

Bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. 

Phương pháp nghiên cứu 

Mẫu  sinh  thiết  dạ  dày  của  bệnh  nhân  thu 

thập  qua  nội  soi,  lấy  ở  vùng  hang  vị  phía  bờ 

cong  lớn,  cách  môn  vị  khoảng  3cm.  Phương 

pháp  multiplex  PCR  được  dùng  để  xác  định 

đồng thời sự  hiện  diện/không  hiện  diện  của  H. 

pylori và xác định các gen của vi khuẩn H. pylori.  

Kết  quả  H.  pylori‐dương  tính  được  chẩn 

đoán  ngoài  phương  pháp  multiplex  PCR  kết 

hợp với ít nhất một trong hai thử nghiệm khác là 

CLO‐test hoặc/và huyết thanh‐dương tính.  

Phương  pháp  multiplex  PCR  với  khả  năng 

đồng  thời  phát  hiện  và  xác  định  H.  pylori  dựa 

trên  gen  cagA  và  vacA  được  sử  dụng  trong 

nghiên  cứu.  Multiplex  PCR  dựa  trên  sự  nhân 

bản đồng thời  nhiều  vùng  gen  cagA,  vacA  khác 

nhau,  bằng  nhiều  cặp  mồi  đặc  trưng  với  H. 

pylori trong cùng một phản ứng. Vì vậy, tính đặc 

hiệu của phản ứng được đảm bảo. 

Để đảm bảo cho tính chính xác sự hiện diện 

của các gen H. pylori trong quần thể khảo sát, chỉ 

những  bệnh  phẩm  dương  tính  với  multiplex 

PCR,  và  dương  tính  với  ít  nhất  một  trong  hai 

phương  pháp  chẩn  đoán  khác  (CLO  test  và 

huyết thanh) mới được đưa vào phân tích thống 

kê. Các trường hợp âm tính với multiplex PCR, 

không xác định được týp  gen, và được loại trừ 

khi CLO test và huyết thanh âm tính. 

Phương  pháp  phân  tích  thống  kê  sử  dụng  các phép kiểm chi bình phương (χ2) để đánh giá  kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi p <  0,05 bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS  Inc, Ill) với khoảng tin cậy 95%. 

KẾT QUẢ 

Trong 258 bệnh nhân viêm dạ dày đủ tiêu  chuẩn đưa vào nghiên cứu, trong đó có 38,4%  (99/258) nam và 61,6% (159/258) nữ, tuổi trung  bình  là  44,2±12,7  (tuổi  nhỏ  nhất  là  17  và  lớn  nhất là 76).  

Kết  quả  phân  tích  các  gen  cagA‐ dương/cagA‐âm tính, vacA s1/s2, và m1/m2 

của H. pylori trình bày trong bảng 1  Bảng 1: Kết quả các gen cagA‐dương/cagA‐âm tính, 

vacA s1/s2 và m1/m2 của H. pylori 

Kết quả Phân nhóm

Số bệnh nhân

Phần trăm (%)

PCR chẩn

cagA

Dương tính

Âm tính

157

15

91,3 8,7

Nhận  xét:  Trong  258  trường  hợp  viêm  dạ 

dày,  có  33,3%  (86/258)  âm  tính  và  66,7% 

(172/258)  dương  tính  với  H. pylori.  Kết  quả  týp  gen  H.  pylori  xác  định  bằng  phương  pháp 

multiplex  PCR  ở  bảng  trên  cho  thấy  trong  172 

trường hợp H. pylori‐dương tính, tỷ lệ gen cagA‐

dương  tính  là  91,3%  (157/172)  và  không  có  gen  cagA là 8,7% (15/172) trường hợp. 

Gen  vacA  phát  hiện  được  trong  98,3%  (169/172)  trường  hợp,  và  có  1,7%  (3/172)  vacA  không xác định hay vacA‐âm tính. Tỷ lệ các gen 

Trang 4

(2/172). Một trường hợp có cả hai gen vacA s1 và 

s2. Gen vacA s1/s2 không xác định được là 4,6% 

(8/172). Tỷ lệ gen vacA m1 và m2 tương ứng lần 

lượt là 37,2% (64/172) và 48,3 (83/172). Có cả hai 

gen vacA m1 và m2 chiếm 9,9% (17/172) trường 

hợp. Gen vacA m1 và m2 không xác định được 

là 4,6% (8/172). 

Liên quan giữa gen cagA với các gen vacA 

s1/s2 và với vacA m1/m2 

Liên  quan  giữa  gen  cagA‐dương/cagA‐âm 

tính  với  các  gen  vacA  s1/s2  và  m1/m2  của  H. 

pylori được trình bày trong bảng 2, 3 và 4. Chúng 

tôi  xin  lưu  ý:  các  trường  hợp  không  phát  hiện 

gen  vacA  s1/s2,  vacA  m1/m2,  và  vừa  đồng  thời 

có  các  gen  vacA  s1  và  s2  hoặc  vacA  m1  và  m2 

không được đưa vào phân tích. 

Bảng 2: Liên quan giữa gen cagA với các gen vacA 

s1/s2  

Gen vacA Gen cagA Tổng cộng

Dương tính Âm tính

Nhận xét: không  có  mối  liên  quan  giữa  gen 

cagA‐dương  tính  với  các  gen  vacA  s1  và  s2, 

p=0,636 (χ2‐test).  

Bảng 3: Liên quan giũa gen cagA với các gen vacA 

m1/m2 

Gen vacA Gen cagA Tổng cộng

Dương tính Âm tính

Nhận  xét:  mối  liên  quan  giữa  gen  cagA‐

dương tính với các gen vacA m1 và m2 khác biệt 

có ý nghĩa thống kê, với p=0,018 (χ2‐test). 

Bảng 4: Liên quan giữa gen cagA với các tổ hợp gen 

vacA s1/s2 và m1/m2 

Các tổ hợp

gen vacA

Gen cagA Tổng cộng Dương tính Âm tính

Các tổ hợp gen vacA

Gen cagA Tổng cộng Dương tính Âm tính

s1m1 59 2 61

s2m1 1 - 1 s2m2 1 - 1

Nhận xét: không  có  mối  liên  quan  giữa  gen 

cagA‐dương  tính  với  các  tổ  hợp  các  gen  vacA  s1/s2, m1/m2, p=0,120 (χ2‐test). 

BÀN LUẬN 

Nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng 

tôi  năm  2013  trên  bệnh  nhân  viêm  dạ  dày  là 

66,7%  (172/258).  Tỷ  lệ  nhiễm  H.  pylori  trong 

nghiên cứu của Fock(5) là 74,6%, theo Nguyen(13) 

là  65,6%.  Như  vậy,  tỷ  lệ  nhiễm  H.  pylori  trong 

nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở Trung Quốc 

là  58,07%,  Hàn  Quốc  59,6%,  Đài  Loan  54,5%,  Thái Lan 57% nhưng thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm 

H. pylori ở Ấn Độ là 79%(5).  

Liên quan đến gen cagA 

Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  năm  2013,   gen  cagA  chiếm  91,3%  trong  các  trường  hợp 

viêm  dạ  dày  có  H. pylori  dương  tính,  tỷ  lệ  này 

tương đương với gen cagA‐dương tính là 93,6%  trong nghiên cứu của Nguyen (2010) trên nhóm  bệnh nhân ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh(13).  Trong  một  nghiên  cứu  khác  của  Trần  Thiện  Trung (2011)(18,19), ở nhóm chứng 91 viêm dạ dày, 

tỷ  lệ  gen  cagA‐dương  tính  chiếm  92,3%,  và  cagA‐âm tính là 7,7% trường hợp. Như vậy, mặc 

dù có khác biệt về thời điểm nghiên cứu (2010, 

2011  và  2013)  nhưng  tỷ  lệ  H. pylori‐dương  tính 

có  gen  cagA  giữa  các  nghiên  cứu  gần  giống  nhau.  Trong  kết  quả  của  một  số  nghiên  cứu  khác,  gen  cagA  thường  được  phát  hiện  trong  nhóm  bệnh  nhân  ung  thư  dạ  dày  hơn,  so  với  nhóm đối chứng(8). Trần Thiện Trung (2011)(18,19), 

tỷ lệ gen cagA‐dương tính trong ung thư dạ dày  chiếm 100% trường hợp. 

Liên quan đến các gen vacA s1/s1 và vacA 

m1/m2 

Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  các  chủng 

H. pylori có các gen vacA s2 mặc dù chiếm một tỷ 

Trang 5

của Nguyen(13), (n = 100)  không  phát  hiện  được 

gen này. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ gen 

vacA s2 rất thấp trong nghiên cứu của chúng tôi 

là 1,2% so với 93,6% vacA s1, nên khó phát hiện 

được  gen  này  trong  trường  hợp  cỡ  mẫu  nhỏ. 

Hơn  nữa,  chúng  tôi  còn  phát  hiện  được  một 

trường hợp đồng nhiễm (0.6%) của cả hai chủng 

vacA  s1  và  vacA  s2.  Theo  chúng  tôi  được  biết, 

nhiễm H. pylori đồng thời có cả hai chủng có cả 

hai  gen  vacA  s1  và  s2  chưa  từng  được  báo  cáo 

trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trên thế giới, 

sự  đồng  nhiễm  nhiều  chủng  H.  pylori  đã  được 

báo cáo ở một số nghiên cứu, nhưng chỉ trên các 

chủng có gen vacA m1 và vacA m2(4).  

Tỷ lệ H. pylori có gen vacA m1 là 37,2% trong 

nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tỷ lệ 

được công bố trong nghiên cứu của Nguyen(13) là 

36,2%. Trong khi đó, tỷ lệ H. pylori có gen vacA 

m2 là 48,3% của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ 

đã  công  bố  63,8%(13).  Tuy  nhiên,  trong  nghiên 

cứu của chúng tôi, tỷ lệ đồng nhiễm vacA m1 và 

m2  là  khá  cao  chiếm  9,9%  (17/172)  so  với  tỉ  lệ 

đồng nhiễm vacA s1 và s2. Tương tự, nhiễm H. 

pylori  đồng  thời  có  cả  hai  chủng  có  cả  hai  gen 

vacA m1 và vacA m2 chưa từng được báo cáo ở 

Việt  Nam,  nhưng  đã  được  báo  cáo  ở  một  số 

nghiên cứu trên thế giới(4).  

Một  số  trường  hợp  trong  nghiên  cứu  của 

chúng tôi không thể xác định được các gen vacA 

s1/s2  và  vacA  m1/m2.  Tình  trạng  này  cũng  gặp 

phải ở một số nghiên cứu khác trên thế giới khi 

sử dụng phương pháp PCR để xác định các gen 

vacA  và  nguyên  nhân  vẫn  còn  chưa  được  hiểu 

rõ(7,21).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  các 

trường  hợp  không  xác  định  được  gen  vacA  có 

thể  là  do  mật  độ  vi  khuẩn  trong  mẫu  thấp  (độ 

sáng của vạch tín hiệu không mạnh), khi đó kết 

quả multiplex PCR biểu hiện thường lên không 

đủ vạch đặc trưng cho từng kiểu gen vacA. 

Liên  quan  giữa  gen  cagA  và  các  gen  vacA 

s1/s2 và vacA m1/m2 

Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy 

liên quan giữa gen cagA với các gen vacA s1 và 

s2  (p  =  0,636),  nhưng  có  liên  quan  đến  các  gen 

vacA m1và m2 (p = 0,018). Theo Nguyen và cs(13), 

đối với quần thể người Việt Nam, gen vacA m1 

cho thấy liên quan đến nguy cơ gia tăng bị loét 

dạ  dày,  và  có  thể  góp  phần  giải  thích  cho  sự  khác nhau về tỷ lệ loét và ung thư dạ dày giữa  hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.  

Như  vậy,  trường  hợp  có  gen  cagA‐dương  tính  kết  hợp  với  gen  vacA  m1  có  thể  làm  tăng 

nguy cơ ung thư dạ dày. Hơn nữa, điều này có  thể là sự khác biệt khá đặc trưng giữa Châu Âu 

và Châu Á. Đối với gen vacA, hầu hết các chủng 

H. pylori đều có gen vacA nhưng sự khác biệt ở 

khả năng tạo ra độc tố(14). Các gen vacA s1 và m1 

cho thấy có khả năng gây độc cao hơn so với gen 

vacA s2 và m2(2). Tỷ lệ các gen vacA và khả năng 

gây  bệnh  thay  đổi  tùy  theo  từng  địa  lý  khác  nhau  trên  thế  giới,  ở  các  nước  phương  tây  sự 

hiện diện của gen cagA và vacA s1 liên quan đến 

loét  đường  tiêu  hóa.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng tôi cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa 

gen cagA và gen vacA m1 trên bệnh  nhân  viêm 

dạ dày. 

Liên  quan  giữa  gen  cagA  và  tổ  hợp  các  gen  vacA s1/s2 và m1/m2 trong nghiên cứu của chúng  tôi năm 2013  không  cho  thấy  mối  liên  hệ  (p  = 

0,120).  Trong  đó,  tổ  hợp  gen  cagA‐dương  tính 

và vacA s1m2 chiếm ưu thế 46,8% (66/141); tiếp  theo  là  cagA‐dương  tính  và  vacA  s1m1  41,8%  (59/141);  và  cagA‐âm  tính,  vacA  s1m2  là  8,5% 

(12/141).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  mặc  dù  khác  nhau  về  tỷ  lệ  nhưng  về  thứ  tự  phổ biến, tương đồng với kết  quả  nghiên  cứu  của Reza (Iran, 2013)(15).  

Hơn  nữa,  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  năm  2013,  chúng  tôi  còn  phát  hiện  được  gen 

vacA s2m1 hiện diện trong nghiên cứu và kiểu 

tổ  hợp  gen  này  chưa  từng  được  phát  hiện  trước đây ở Việt Nam. Gần đây, một số nghiên  cứu  trên  thế  giới  cũng  cho  thấy  kiểu  gen  này  nhưng  với  tỉ  lệ  rất  thấp  1,7%  (2/115)(15).  Ngoài 

ra chúng tôi còn tìm thấy tổ hợp gen cagA‐âm  tính  với  các  gen  vacA  s1m1  và  ngược  lại,  tổ  hợp  gen  cagA‐dương  tính  với  các  gen  vacA 

Trang 6

s2m1  và  cagA‐dương  tính  với  các  gen  vacA 

s2m2  là  những  bất  thường  mà  chúng  tôi  mới 

phát hiện được trong nghiên cứu này (bảng 4). 

Trong  nghiên  cứu  khác  của  Trần  Thiện 

Trung (2011)(18,19), liên quan giữa gen cagA và các 

gen  vacA  trên  bệnh  nhân  ung  thư  và  viêm  dạ 

dày. Ở nhóm 78 bệnh nhân ung thư dạ dày, tỷ lệ 

gen  cagA‐dương  tính  chiếm  100%  trường 

hợp, và  chỉ  gặp  ở  các  gen  vacA  s1m1  là  65,4% 

(51/78),  và  các  gen  vacA  s1m2  là  34,6%  (27/78) 

trường hợp. Ở nhóm chứng 91 viêm dạ dày, tỷ 

lệ gen cagA‐dương tính chiếm 92,3% (84/91), và 

cagA‐âm tính chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày 7,7% 

(7/91) trường hợp. Trong nhóm viêm dạ dày, ở 

bệnh  nhân  có  cagA‐dương  tính,  chúng  tôi  gặp 

các  gen  vacA  s1m1  là  41,8%  (38/91),  gen  vacA 

s1m2  là  50,5%  (46/91).  Ở  bệnh  nhân  cagA‐âm 

tính có các gen vacA s1m2 là 4,4% (4/91), và gen 

vacA s2m2 là 3,3% (3/91). Chúng tôi không gặp 

các tổ hợp gen mới khác như trong nghiên cứu 

năm 2013. 

KẾT LUẬN 

Trên  bệnh  nhân  viêm  dạ  dày  có  H.  pylori‐

dương  tính,  xác  định  các  gen  của  vi  khuẩn  H. 

pylori  bằng  phương  pháp  multiplex  PCR.  Tỷ  lệ 

các tổ hợp gen của vi khuẩn H. pylori được tìm 

thấy chủ yếu là cagA‐dương tính, vacA s1m1; và 

tổ hợp gen cagA‐dương tính, vacA s1m2. Một số 

tổ hợp các gen mới khác được phát hiện nhưng 

ít  hơn  trong  nghiên  cứu  như  tổ  hợp  gen  cagA‐

dương  tính  vacA  s2m1;  cagA‐dương  tính  vacA 

s2m2; và tổ hợp gen cagA‐âm tính vacA s1m1. 

Trên những bệnh nhân ở khu vực Miền nam 

Việt nam bị viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính, 

gen cagA‐dương tính có liên quan với gen vacA 

m1. Điều xin lưu ý là mối liên quan giữa các gen 

cagA‐dương tính và gen vacA m1 trên bệnh nhân 

ung  thư  dạ  dày  đã  được  công  bố  trong  nghiên 

cứu trước đây của chúng tôi. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

iceA genotypes of Helicobacter pylori infection in peptic ulcer 

disease  and  gastro  esophageal  reflux  disease.  Am  J 

Gastroenterol, 96(9): 2603‐2608. 

Helicobacter pylori strains isolated from Brazilian adult patients 

with  gastritis,  duodenal  ulcer  or  gastric  carcinoma.  FEMS  Immunol Med Microbiol, 33(3): 173‐178. 

infection  with  gastric  carcinoma:  a  meta‐analysis.  Am  J  Gastroenterol, 94(9): 2373‐2379. 

analysis  of  Helicobacter  pylori  strains  in  St.  Petersburg,  Russia  at  present.  20th  European  Congress  of  Clinical  Microbiology and Infectious Diseases, Vienna, Austria, 10‐13  April. 

pylori  infection  and  gastric  cancer  in  Asia.  J  Gastroenterol  Hepatol, 25(3): 479‐486. 

digestive systems. Lyon: IARC Press. 

based  typing  of  Helicobacter  pylori  vacA  gene:  association  with gastric histopathology. Med Microbiol Immunol, 188(3):  131‐138. 

between  gastric  disease  and  polymorphisms  in  VacA  and  CagA. J Clin Microbiol, 48: 559‐567. 

countries  of  the  Association  of  Southeast  Asian  Nations  (ASEAN). Asian Pac J Cancer Prev, 13(2): 411‐420. 

10 Malfertheiner  P,  et  al  (2012).  Management  of  Helicobacter  pylori  infection‐‐the  Maastricht  IV/  Florence  Consensus  Report. Gut, 61(5): 646‐664. 

11 Miehlke S, et al (2000). The Helicobacter pylori  vacA  s1,  m1  genotype and cagA are associated with gastric carcinoma in  Germany. Int J Cancer, 87(3): 322‐327. 

12 Milani M, et al (2012). The status of antimicrobial resistance of  Helicobacter  pylori  in  Eastern  Azerbaijan,  Iran:  comparative  study  according  to  demographics.  J  Infect  Chemother,  18(6):  848‐852. 

13 Nguyen  TL,  et  al  (2010).  Helicobacter  pylori  infection  and  gastro  duodenal  diseases  in  Vietnam:  a  cross‐sectional,  hospital‐based study. BMC Gastroenterol, 10: 114. 

14 Podzorski RP, et al (2003). Analysis of the vacA, cagA, cagE,  iceA, and babA2 genes in Helicobacter pylori from sixty‐one  pediatric patients from the Midwestern United States. Diagn  Microbiol Infect Dis, 46(2): 83‐88. 

15 Reza  Ghotaslou  MM,  Mohammad  Taghi  Akhi,  Mohammad  Reza  Nahaei,  Alka  Hasani,  Mohammad  Saeid  Hejazi,  Mohammad Meshkini (2013). Diversity of Helicobacter pylori  cagA  and  vacA  Genes  and  Its  Relationship  with  Clinical  Outcomes  in  Azerbaijan,  Iran.  Advanced  Pharmaceutical  Bulletin, 3(1): 57‐62. 

16 Ruzsovics  A,  et  al  (2001).  Determination  of  Helicobacter  pylori  cagA,  vacA  genotypes  with  real‐time  PCR  melting  curve analysis. J Physiol Paris, 95(1‐6): 369‐377. 

17 Society AC (2011). Global Cancer Facts and Figures. Atlanta:  American Cancer Society. 

18 Trần  Thiện  Trung,  Hồ  Huỳnh  Thuỳ  Dương,  Nguyễn  Tuấn  Anh, Cao Minh Nga, Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thuý Oanh,  Quách Trọng Đức, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Trần Anh  Minh  (2011).  Định  danh  các  týp  gen  của  vi  khuẩn  Helicobacter pylori và ý nghĩa sinh bệnh học trong ung thư 

dạ  dày.  Công  trình  Khoa  học  Công  nghệ  cấp  thành  phố,  Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trang 7

19 Trần Thiện Trung, Cao Minh Nga, Nguyễn Thuý Oanh, Hứa 

Thị Ngọc Hà, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2011). Phân tích các 

typ gen cagA và vacA của Helicobacter pylori trong ung thư 

dạ dày. Y học TP. Hồ Chí Minh, 1: 43‐51. 

20 Trần  Thiện  Trung  (2008).  Bệnh  dạ  dày‐tá  tràng  và  nhiễm 

Helicobacter pylori. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí 

Minh. 

21 Yamaoka  Y,  et  al  (1998).  Relationship  of  vacA  genotypes  of 

Helicobacter pylori to cagA status, cytotoxin production, and 

clinical outcome. Helicobacter, 3(4): 241‐253. 

22 Zhang  YW,  et  al  (2013).  Evaluation  of  the  relationship  between  dietary  factors,  CagA‐positive  Helicobacter  pylori  infection, and RUNX3 promoter hypermethylation in gastric  cancer tissue. World J Gastroenterol, 19(11): 1778‐1787.   

Ngày nhận bài       27/7/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/9/2013.  Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

   

 

Ngày đăng: 21/01/2020, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w