Nội dung nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá sự thay đổi chỉ số BIS trong gây mê tĩnh mạch TCI bằng propofol. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 70 bệnh nhân trong thời gian từ 7/2011 đến 07/2013.
Trang 1Nguyễn Văn Chinh*, Nguyễn Văn Chừng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo dõi chỉ số độ mê (BIS) và gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích (TCI) bằng thuốc gây
mê Propofol là những kỹ thuật mới, có nhiều tiến bộ đã được chứng minh trong các nghiên cứu ở các nước. Các
kỹ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam. Hiện tại, thực tế trên lâm sàng chúng ta theo dõi các yếu tố như: nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, độ sâu hô hấp, trương lực cơ, chảy nước mắt, dấu hiệu của nhãn cầu,…để đánh giá mức
độ mê của bệnh nhân. Nhưng các yếu tố này không trực tiếp và không cụ thể mà có thể thay đổi tùy theo bệnh lý,
thuốc dùng và tình trạng phẫu thuật. Phần lớn cũng thay đổi tùy theo mỗi bệnh nhân.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi chỉ số BIS trong gây mê tĩnh mạch TCI bằng Propofol. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 70 bệnh nhân trong thời gian
từ 7/2011 đến 07/2013. Các bệnh nhân được gây mê toàn diện để phẫu thuật. Mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được theo dõi trước và sau khi gây mê. Theo dõi chặt chẽ trong và sau phẫu thuật
để phát hiện và xử trí kịp thời những tai biến biến chứng xảy ra.
Kết quả: Thời gian mất ý thức: 82,14 ± 10,42 giây. Mất ý thức tại thời điểm: Cp: 1,42 ± 0,27 mcg/ml, BIS:
63,66 ± 5,53. Giai đoạn khởi mê: liều Propofol: 1,47 ± 0,06 mg/kg, BIS: 44,11 ± 2,63. Giai đoạn duy trì mê: Cp: 3 mcg/ml, BIS: 40 – 60. Gây mê kiểm soát nồng độ đích: liều khởi mê thấp, mất ý thức nhanh, khởi mê êm dịu, thời
gian hồi tỉnh ngắn, trong quá trình gây mê BIS ổn định và ít thay đổi huyết động. Không ghi nhận các tác dụng
phụ, tai biến và các biến chứng quan trọng.
Kết luận: Gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng Propofol là phương pháp gây mê an toàn và hiệu quả cho
phẫu thuật. Sự theo dõi chặt chẽ độ mê BIS trong quá trình gây mê kiểm soát nồng độ đích sẽ góp phần cho sự thành công cuộc gây mê.
Từ khóa: Gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI), đánh giá độ sâu trong gây mê (BIS), nồng độ thuốc mê
trong huyết tương (Cp), nồng độ thuốc mê tại đích tác dụng (Ce).
ABSTRACT
EVALUATION A CHANGE OF BIS IN PROPOFOL TCI ANESTHESIA
Nguyen Van Chinh, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 66 ‐ 71
Introduction: BIS (Bispectral Index) and Propofol TCI (Target Controlled Infusion) anesthesia, which have
been appreciated in foreign research, are a newly applicated techniques for anesthesia in Vietnam. In today’s clinical practice: Heart rate, blood pressure, respiratory rate, rhythm & depth, muscle tone, tears, ocular signs,… are all used for monitoring anaesthetic adequacy. All are indirect & non‐specific & may vary over a wide range depending on disease, drugs and surgical technique. There is also large inter‐patient variability.
Objectives: This study is performed to evaluate a change of Bispectral Index (BIS) in target controlled
infusion (TCI) anesthesia.
Methods: Prospective study on 70 patients from July 2011 to July 2013. All of them have undergone
general anesthesia. Pulse, blood presure, resspiratory rate and health status of the patients were monitored right
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Văn Chinh ‐ ĐT: 0903885497 ‐ Email: chinhnghiem2006@yahoo.com
Trang 2before and after anesthesia. Close careful monitoring during and after the operation must be applied in order to detect and manage in time complications.
Results: Loss of consciousness time: 82,14 ± 10,42 sec. Loss of consciousness at Cp: 1.42 ± 0.27 mcg/ml,
BIS: 63.66 ± 5.53. Induction: Propofol doses: 1.47 ± 0.06 mg/kg, BIS: 44.11 ± 2.63. Maintenance: Cp: 3 mcg/ml, BIS: 40 – 60. TCI had lower induction doses, quick loss of consciousness, smooth inductions, short recovery
times, stable BIS and less hemodynamic changes in anesthesia. Side‐effects, accidents and complications were not
noted.
Conclusions: Propofol target controlled infusion is safe and effective. Close careful BIS monitoring during
target controlled infusion will contribute to succesful method.
Keywords: Target Controlled Infusion (TCI), Bispectral Index (BIS), Plasma Concentration (Cp), Effect
Concentration (Ce).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều phương pháp vô cảm cho bệnh
nhân khi phẫu thuật. Phương pháp gây mê là
phương pháp phổ biến, được áp dụng từ lâu
trong chuyên ngành gây mê hồi sức. Phương
pháp này có thể dùng các loại thuốc mê hô hấp
hay thuốc mê tĩnh mạch phối hợp với các loại
thuốc giảm đau trung ương và thuốc dãn cơ để
duy trì mê nhằm đảm bảo bệnh nhân được giảm
đau, dãn cơ và ngủ đủ độ mê trong suốt quá
trình phẫu thuật.
Phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát
nồng độ đích (TCI) ra đời trong thời gian gần
đây đã cho thấy những lợi điểm như: an toàn,
ổn định huyết động và nhất là ổn định độ mê
qua việc theo dõi được nồng độ thuốc trong não.
Hệ thống TCI điều khiển bằng vi tính giúp kiểm
soát quá trình gây mê hiệu quả và liên tục.
Phương pháp này cho phép người gây mê chọn
và điều chỉnh nồng độ thuốc mê ở đích tác dụng
là não để kiểm soát độ mê. Hơn nữa khắc phục
các nhược điểm của các loại thuốc mê hô hấp
như: ô nhiễm môi trường phòng mổ, gây sốt cao
ác tính,…Vì vậy phương pháp này đang được
nhiều nhà gây mê quan tâm và chọn lựa. Tuy
nhiên, liệu phương pháp này có thật sự an toàn
và kiểm soát độ mê tốt? Phương pháp này có
những tác dụng không mong muốn gì? Chính vì
những câu hỏi trên mà khi bệnh viện trang bị hệ
thống theo dõi độ mê (BIS), một công cụ cho
phép người gây mê điều chỉnh độ mê theo các
thông số hiển thị trên máy theo dõi, nên chúng
tôi thực hiện đề tài “Đánh giá sự thay đổi BIS trong gây mê TCI bằng propofol”, với mục tiêu Đánh giá sự thay đổi chỉ số BIS trong gây mê tĩnh mạch TCI.
Khảo sát sự thay đổi huyết động theo chỉ số BIS qua các giai đoạn trong gây mê.
Ghi nhận những tác dụng không mong muốn của phương pháp này
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được gây mê để phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược và bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh từ tháng 07/2011 đến tháng 07/2013.
Kỹ thuật chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Chỉ định gây mê toàn diện mổ chương trình. Bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, II, III
Tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Tiêu chuẩn loại
Đang tình trạng sốc.
Suy tim, suy gan, suy thận.
Có bệnh lý thần kinh, tâm thần.
Đang dùng thuốc có tác dụng tương tác với thuốc mê.
Cuộc mổ dự kiến kéo dài.
Trang 3Thuốc và dịch truyền: thuốc mê, thuốc cấp
cứu, dịch truyền dùng trong gây mê hồi sức
thông thường.
Phương tiện gây mê, theo dõi và hồi sức:
dụng cụ đặt nội khí quản, máy gây mê, nguồn
dưỡng khí, ống nghe tim phổi, máy đo HA
động mạch, nhiệt độ, kim luồn 20G, 18G, …
Máy monitor theo dõi các thông số trong gây
mê hồi sức…
Dụng cụ chuyên dùng: bơm tiêm điện liên
tục TCI, máy theo dõi độ mê BIS.
Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân như khi
gây mê ‐ phẫu thuật thông thường.
Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và thuốc
men đầy đủ: máy TCI, BIS.
Dán các điện cực theo dõi BIS, khởi động
máy để ghi nhận tình trạng tri giác bệnh nhân,
các tín hiệu điện não đồ dạng sóng (EEG), Điện
cơ đồ (EMG), Chỉ số chất lượng tín hiệu (SQI)…
Thực hiện phương pháp gây mê toàn diện với
Tiền mê: Midazolam 0,04 – 0,05 mg/kg và
Fentanyl 2 – 3 mcg/kg
Thở dưỡng khí 3‐5 phút trước khởi mê.
Propofol TCI: cài Cp: 6mcg/ ml
Rocuronium: 0,3‐0,6 mg/kg.
Tiến hành đặt mask thanh quản proseal
(PLMA) hay NKQ khi Ce: 3,5 – 4mcg/ml.
Duy trì mê: Giảm Cp: 3mcg/ ml sau đặt
PLMA hay NKQ, thở máy, Fentanyl và
Rocuronium.
Duy trì huyết động học ổn định trong phẫu
thuật.
Theo dõi bệnh nhân trong, sau gây mê ‐
phẫu thuật tới cho tới khi người bệnh xuất viện,
xử lý tình huống bất thường xảy ra.
Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu nghiên cứu: tuổi, giới, cân nặng,
bệnh kèm theo, tình trạng thay đổi huyết động
qua các giai đoạn gây mê như: trước khi tiền mê,
trước khi khởi mê, sau khi đặt nội khí quản,
trong quá trình duy trì mê và giai đoạn hồi tĩnh Tất cả các số liệu đều được ghi lại trong phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập vào máy vi tính. Quản lý và xử lý tất cả các số liệu theo chương trình SPSS 13.0.
Tính tần suất và tỷ lệ phần trăm cho các biến định tính.
Tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến liên tục. Các chỉ số được biểu hiện bằng
số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Tính trị số P value và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 07/2011 đến tháng 07/2013tại bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 và bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh. Kết quả thu thập và phân tích như sau
Đặc điểm chung
Bảng 1
Đặc điểm chung Trung bình ± độ lệch chuẩn
Tuổi bệnh nhân 47,21 ± 5,52 Cân nặng (kg) 53,17 ± 8,63 Chiều cao (cm) 151,06 ± 12,13
Về đặc điểm chung: Tuổi bệnh nhân trung bình 47,21 ± 5,52 tuổi, cân nặng trung bình 53,17 ± 8,63 và chiều cao trung bình 151,06 ± 12,13 (bảng 1), không khác biệt so với các tác giả khác, mẫu nghiên cứu này chúng tôi áp dụng trên 54 bệnh nhân, tuy mẫu nghiên cứu không nhiều nhưng vì bước đầu bệnh viện được trang bị cả 2 lọai máy TCI và BIS, đồng thời chưa cung cấp nhiều những điện cực đo BIS (hơn 20 USD cho 1 bộ điện cực) nên có những trường hợp chúng tôi dùng đi dùng lại nhiều lần loại điện cực miễn sao các tín hiệu
đo còn tốt. Quan trọng là sau mỗi bệnh nhân, chúng tôi bảo quản các điện cực thật tốt bằng cách giữ lại các vỏ bao điện cực để bảo quản điện cực sau mỗi lần dùng và lau sạch vùng da
sẽ dán các điện cực bằng cồn, vừa tránh dơ điện cực vừa có tính hiệu tốt cho mỗi lần đo.
Trang 4Bảng 2: Bệnh kèm theo
Bệnh kèm theo Số TH Tỷ lệ %
Kết quả thăm khám trước mổ cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân mang những bệnh kèm như tim
mạch có 5 TH (9,25%) như: cao huyết áp, thiếu
máu cơ tim, rối loạn nhịp tim; bệnh hô hấp như:
COPD, hen suyễn: có 2 bệnh nhân (3.7%); bệnh
tiểu đường: 4 TH (7,41%) và bệnh khác: 3 TH
(5,56%) (bảng 2). Theo y văn, chỉ riêng những
vấn đề bệnh lý kèm theo này đã gây nhiều khó
khăn trong công tác gây mê hồi sức nhằm giữ
vững độ an toàn cho bệnh nhân, chưa kể đến
tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang có cần
phải phẫu thuật. (6)
Thuốc mê tĩnh mạch Propofol, chúng tôi sử
dụng trong 100% các TH, là thuốc gây giảm
huyết áp động mạch đáng kể nên khi dùng cần
chú trọng về đặc điểm này và nên bắt đầu với
liều lượng thấp và tăng lên từ từ để đạt được kết
quả mong muốn, tuy nhiên với kích thích khi
đặt nội khí quản hoặc phẫu thuật có thể làm đảo
ngược tác dụng dãn mạch của Propofol, thêm
vào đó Propofol được biến dưỡng nhanh, ít gây
tích lũy thuốc và khi ngưng cung cấp thuốc thì
bệnh nhân sẽ tĩnh dậy trong thời gian ngắn cũng
như sự phục hồi tri giác hoàn toàn so với những
thuốc khác. Hơn nữa, trong nghiên cứu, chúng
tôi sử dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch
kiểm soát nồng độ đích (TCI), vừa phát huy tác
dụng tối ưu của Propofol, vừa hạn chế tối đa tác
dụng phụ của thuốc này. Với những chất thuốc
mê, nhất là thuốc an thần Midazolam giúp cho
người bệnh đi vào một giấc mê êm dịu, ít xáo
trộn huyết động, lại có tính làm quên thuận
chiều rất cao sẽ giúp ổn định được hệ thần kinh
cao cấp, hệ thần kinh tự trị. Vì vậy, một cuộc gây
mê muốn đạt được cùng lúc nhiều mục đích:
giảm đau, dãn cơ, an định thần kinh… trong
hoàn cảnh hiện tại chỉ có phương pháp gây mê
phối hợp nhiều loại thuốc để sử dụng được tính
chất chính, tính ưu việt của mỗi loại thuốc với liều lượng thích hợp của từng loại thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn của những thuốc này.
Thời điểm mất ý thức
Bảng 3
Nghiên cứu (mcg/ml) Cp Giá trị BIS Thời gian mất ý thức
Chúng tôi 1,42 ± 0,27 63,66 ± 5,53 82,14 ± 10,42 Macquaire,
Absalom và Struys
1,4 – 1,9 68,37 ± 8,22 90 - 110
Thời điểm mất ý thức (bảng 3): Chúng tôi nhận thấy nồng độ huyết tương (Cp) làm mất ý thức trong nghiên cứu này là 1,42 ± 0,27 tương đương những nghiên cứu khác như Macquaire (5), Absalom (1) và Struys (10) là 1,4 – 1,9. So sánh giá trị BIS của nghiên cứu chúng tôi là 63,66 ± 5,53, trong khi của Macquaire (5), Absalom (1) và Struys (10) là 68,37 ± 8,22. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P
>0,05. Về thời gian mất ý thức trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với các tác giả khác với 82,14 ± 10,42 giây và 90 – 110 giây, có lẽ do thể trạng chung bệnh nhân chúng tôi nhỏ hơn bệnh nhân các nước phương tây.
Giai đoạn khởi mê
Bảng 4
Nghiên cứu Liều Propofol (mg/kg) Giá trị BIS
Chúng tôi 1,47 ± 0,06 44,11 ± 2,63 Macquaire 1,41 ± 0,09 40 – 60 Struys 1,31 ± 0,11 40 – 60
Giai đoạn khởi mê (bảng 4): Liều khởi mê của Propofol trong nghiên cứu chúng tôi là 1,47
± 0,06 thấp hơn so với việc dùng không có kiểm soát nồng độ đích, nghĩa là liều khởi mê thông thường chúng tôi dùng là 2 – 2,5mg/kg. Điều này cũng phù hợp theo nghiên cứu của các tác giả Macquaire(5) và Struys(10) 1,41 ± 0,09 và 1,31 ± 0,11. Giá trị BIS cũng tương đương nhau và nằm trong giới hạn cho phép là 44,11 ± 2,63. Điều này cho thấy khởi mê với TCI nhanh, êm dịu, an toàn và tiết kiệm thuốc mê hơn so với phương pháp khởi mê tĩnh mạch thông thường, điều này
Trang 5cũng được khẳng định bởi nghiên cứu của các
tác giả Châu Thị Mỹ An, Nguyễn Ngọc Anh,
Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng(7).
Giai đoạn duy trì mê
Bảng 5
Nghiên cứu Cp (mcg/ml) Giá trị BIS
Giai đoạn duy trì mê (bảng 5): nghiên cứu
của chúng tôi chọn lựa nồng độ duy trì mê Cp: 3
mcg/ml thấp hơn so với các nghiên cứu khác
như Irwin(3) Cp: 3,82mcg/ml, của Ngai Liu(6) Cp:
3,8 mcg/ml và của Struys(10) Cp: 5,4 mcg/ml
nhưng tất cả nghiên cứu trên đều có giá trị BIS
nằm trong khoảng 40 – 60. Đặc điểm này chứng
tỏ gây mê TCI giúp ổn định nồng độ thuốc ở
não hơn nên an toàn hơn và tránh được những
trường hợp gây mê quá nông hay quá sâu đều
không tốt cho bệnh nhân(8).
Giai đoạn thức tỉnh
Bảng 6
Nghiên cứu Khả năng thức tỉnh và nhớ lại sau mổ
Chúng tôi Không BN nào thức tỉnh trong mổ và nhớ
lại sau mổ Leslie Mức Cp mất ý thức sẽ loại bỏ khả năng
nhớ lại sau mổ Sandin Nhớ lại trong gây mê khoảng 0,16%
Giai đoạn thức tỉnh (bảng 6): nghiên cứu của
chúng tôi không bệnh nhân nào thức tỉnh trong
mổ và nhớ lại sau mổ. Trong khi nghiên cứu của
Leslie(4): mức Cp mất ý thức sẽ loại bỏ khả năng
nhớ lại sau mổ và nghiên cứu của Sandin(9) thì
nhớ lại trong gây mê khoảng 0,16%. Điểm chung
của các nghiên cứu là gây mê TCI ngưng truyền
thuốc mê là bệnh nhân tỉnh nhanh và êm dịu.
Hơn nữa, bản thân thuốc Propofol cũng là thuốc
mê tĩnh mạch có tác dụng nhanh, mau ngủ, mau
tỉnh, kết hợp với kỹ thuật TCI thì vừa ổn định
nồng độ thuốc vừa giảm nguy cơ tích lũy thuốc
mê nên càng phù hợp để chọn lựa gây mê cho
bệnh nhân(2).
Thay đổi huyết động trong các giai đoạn mê
Bảng 7
Thay đổi huyết động
Mạch HA trung
bình
SpO 2
Trước khi tiền mê 71,6 ± 2,6 10,6 ± 1,8 99,1 ± 2,7 Trước khi khởi mê 73,5 ± 2,8 9,7 ± 1,5 99,2 ± 3,1 Sau khi đặt NKQ 81,6 ± 4,1 9,6 ± 1,4 99,5 ± 3,3 Trước rạch da 74,6 ± 2,9 8,6 ± 1,1 99,2 ± 3,1 Sau rạch da 77,8 ± 3,4 8,7 ± 1,1 99,0 ± 2,6 Trong duy trì mê 76,6 ± 3,2 10,8 ± 1,9 98,5 ± 2,1 Giai đoạn hồi tỉnh 87,5 ± 4,9 9,7 ± 1,5 97,2 ± 2,0
Thay đổi sinh hiệu qua các giai đoạn gây mê như tiền mê, khởi mê, sau đặt nội khí quản, duy trì mê và giai đoạn hồi tỉnh (bảng 7) không có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu chúng tôi không có trường hợp nào thay đổi huyết động quá 20% so với ban đầu. điều này cũng phù hợp theo các tác giả Macquaire(5) (15,2%). Theo Struys(10) thì sự biến đổi huyết động ở nhóm TCI ít hơn gây mê không kiểm soát nồng độ đích là 19,7% so với 28,8% (p<0,05).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy Gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI) có chỉ số BIS ổn định, phù hợp với độ mê qua các giai đoạn gây mê. Các chỉ số huyết động ổn định theo giá trị BIS trong suốt quá trình mổ. Ngoài ra, với việc chọn nồng độ Cp và Ce thích hợp, TCI sẽ là phương pháp khởi mê nhanh, êm dịu, duy trì mê ổn định, kiểm soát tốt độ sâu gây mê, không thức tỉnh và cử động trong lúc gây mê. Đồng thời, dự đoán được thời gian hồi tỉnh và không gây ô nhiểm môi trường. Đây là phương pháp gây mê
an toàn và hiệu quả cho phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Absalom AR, Sutcliffe N, Kenny GN (2002), “Closed – loop control of anesthesia using bispectral index”, Anesthesiology.
96 (1), pp. 67 – 73.
2 Châu Thị Mỹ An, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Chừng (2010), “Nghiên cứu hiệu quả của gây mê tĩnh mạch tòan diện bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật bụng”. Y học TP Hồ Chí Minh; 14 (1), tr. 204 ‐ 210
3 Irwin MG, Hui TWC, Milne SE, Kenny GN (2002), “Propofol effective concentration 50 and its relationship to bispectral index”, Anesthesia. 57, pp. 242 – 248
4 Leslie K, Sessler DI, Schroeder M, Walters K (1995), “Propofol blood concentration and the bispectral index predict
Trang 6pp. 1269 – 1274.
5 Macquaire V et al (2002), “Target ‐ controlled infusion of
propofol induction with or without plasma concentration
constraint in high – risk adult patients undergoing cardiac
surgery”, Acta Anesth Scand, 46 (8), pp. 1010 – 1016.
6 Ngai Liu, Chazot T, Genty A, Landais A (2006), “Titration of
propofol for anesthetic induction and maintenance guided by
the bispectral index: closed – loop versus manual control”,
Anesthesiology. 104, pp. 686 – 695.
7 Ngô Văn Chấn, Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng
(2010), “Sử dụng gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích
(TCI) trong phẫu thuật nội soi lồng ngực”. Y học TP Hồ Chí
Minh; 14 (1), tr. 199 – 203
8 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Tôn Ngọc Vũ
(2012), “Đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ
thanh quản Proseal với gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi”. Y học TP Hồ Chí Minh; 16 (2), tr. 84 ‐ 89
9 Sandin RH, Enlund G, Samuelsson P, Lennmarken C (2000),
“Awareness during anesthesia: a prospective case study”, Lancet. 355, pp. 707 – 711.
10 Struys M (2000), “Comparison of plasma compartment versus two methods for effect compartment target controlled
infusion for propofol”, Anesthesiology. 92 (2), pp. 399 – 460.
Ngày nhận bài 29/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 04/09/2013.
Ngày bài báo được đăng: 18/10/2013