Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân parkinson dựa trên các test; quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh parkinson.
Trang 1ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG THẦN KINH TỰ CHỦ
TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON
Võ Nguyễn Ngọc Trang*, Nguyễn Hữu Công
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson dựa
trên các test; quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh Parkinson
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 60 bệnh nhân Parkinson tại
bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, từ 9-2013 đến 6-2014 Chẩn đoán bệnh Parkinson dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Ngân Hàng Não của Hội Bệnh Parkinson Anh Quốc Trong nghiên cứu, chức năng đối giao cảm được đánh giá bằng test biến thiên nhịp tim theo tư thế và theo hít thở sâu Chức năng giao cảm được đánh giá bằng các test ghi đáp ứng giao cảm da, biến thiên huyết áp theo tư thế, sau vận động thể lực đẳng trường và kích thích lạnh
Kết quả: Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson là 8,3 – 55% tùy theo test thực hiện,
trong đó bất thường cao nhất là ở test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường (55%) Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson ở mức độ nhẹ, 63,4% trường hợp bất thường từ 2 test trở xuống Tổn thương ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm (53,8%) Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi (p = 0,001), cũng như theo thang điểm UPDRS phần III (hệ số tương quan Pearson r = 0,537, p < 0,001)
Kết luận: Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm
và đối giao cảm Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh
Từ khoá: bệnh Parkinson, test thần kinh tự chủ, chức năng giao cảm,chức năng đối giao cảm
ABSTRACT
EVALUATION OF AUTONOMIC DYSFUNCTION IN PATIENTS WITH PARKINSON’S DISEASE
Vo Nguyen Ngoc Trang, Nguyen Huu Cong
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 19 - Supplement of No 1 - 2015: 271 - 277
Background: Nearly all parkinsonian patients experience some degree of autonomic disturbances during the
course of their illness Dysautonomic symptom influences safety and quality of life, and it also burdens not only to patients but also to caregivers Autonomic function tests can evaluate the severity and distribution of autonomic failure, as well as detect subclinical autonomic deficits with sufficient sensitivity However, autonomic function
tests in Parkinson’s disease have not been properly evaluated in Vietnam until now
Objective: To characterise the frequency and severity of autonomic dysfunction in patients with Parkinson’s
disease; to find the correlation between the degree of autonomic deficits and the severity of Parkinson’s disease
Methods: This was a cross-sectional study, including 60 patients with Parkinson’s disease in International
Neurosurgery Hospital, from Sep 2013 to Jun 2014 The diagnosis of Parkinson’s disease was verified using the
UK Parkinson’s Disease Society Brain Bank clinical criteria In this study, parasympathetic autonomic function was evaluated by the heart rate response to standing (30:15 ratio) and heart rate variability with deep breathing Sympathetic autonomic function was evaluated by the sympathetic skin response, blood pressure response to
Trang 2standing, blood pressure response to isometric exercise (sustained handgrip) and cold pressor test
Results: Abnormal autonomic function tests were found in the range of 8.3% – 55%, the highest frequency
of abnormality was observed in blood pressure response to isometric exercise 54.7% of the Parkinson’s disease patients showed dysfunction of both sympathetic and parasympathetic system There was mild dysautonomia in Parkinson’s disease, abnormalities of less than 2 tests were found in 63.4% The severity of autonomic dysfunction showed significant correlation with Hoen & Yahr stage (p = 0.001) and part III of UPDRS (Pearson’s correlation coefficient = 0.537, p < 0.001)
Conclusions: The results of this study showed mild abnormalities of both sympathetic and parasympathetic
function in patients with Parkinson’s disease Autonomic dysfunction increased in severity with disease progression
Key words: Parkinson’s disease, autonomic function test, sympathetic function, parasympathetic function
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần
kinh và triệu chứng thần kinh tự chủ rất thường
gặp trong bệnh này, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống người bệnh(1) Trong giai đoạn sớm,
rối loạn thần kinh tự chủ thường không có triệu
chứng và có thể phát hiện được bằng các test
khảo sát(8) Khảo sát chức năng thần kinh tự chủ
là một phương pháp không xâm lấn, có thể đánh
giá độ nặng và đặc điểm rối loạn thần kinh tự
chủ Hơn nữa, các test thần kinh tự chủ có đủ độ
nhạy trong việc phát hiện các bất thường trước
khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện(11)
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu khảo
sát các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ
trên bệnh nhân Parkinson Tuy nhiên, cho tới
nay tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu đi sâu vào
nhóm bệnh Parkinson, cũng như chưa thấy có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến các test
đánh giá thần kinh tự chủ trên tất cả các loại
bệnh lý thần kinh nói chung, cũng như trong
bệnh Parkinson Do vậy, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu này
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn
thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân
Parkinson dựa trên các test
- Quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn
thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh
Parkinson
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân Parkinson điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, được chẩn đoán bệnh Parkinson trên lâm sàng bằng tiêu chuẩn chẩn đoán Ngân Hàng Não của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: hội chứng Parkinson thứ phát (do thuốc, độc chất, bệnh nhiễm, bệnh chuyển hóa, bệnh mạch máu não), hội chứng Parkinson trong các bệnh thoái hóa (teo đa hệ thống, liệt trên nhân tiến triển, sa sút trí tuệ thể Lewy, thoái hóa vỏ não – hạch nền), có bệnh lý tim mạch kèm theo (suy tim, loạn nhịp tim, đặt máy tạo nhịp tim), đang sử dụng các thuốc có thể ảnh hưởng đến tần số tim (nhóm Digitalis, các thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng cholinergic, thuốc
ức chế thụ thể beta)
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ của dân số, với biến số quan tâm chủ yếu là tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson dựa trên các test khảo sát
2
1 / 2 2
Z p(1 p) n
d
Trong đó: α = 0,05 (sai lầm loại 1); Z(0,975) = 1,96; p = 0,81; d = 0,1 (sai số cho phép)
Áp dụng vào công thức, chúng tôi tính được
cỡ mẫu tối thiểu là 60 bệnh nhân
Trang 3Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, với các biến
độc lập là các đặc điểm mẫu nghiên cứu, đặc
điểm bệnh Parkinson (triệu chứng lâm sàng và
mức độ nặng của bệnh), biến phụ thuộc là mức
độ tổn thương chức năng thần kinh tự chủ
Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu bằng
phần mềm SPSS 20.0 Sự tương quan giữa các
biến số nếu có được khảo sát bằng phép kiểm chi
bình phương và phép kiểm chính xác Fisher cho
các biến định tính; phép kiểm t-student và hồi
qui tuyến tính cho các biến định lượng Về hệ số
tương quan Pearson: |r| > 0,9: mức tương quan
gần như hoàn toàn; 0,7 – 0,9: rất cao; 0,5 – 0,7:
cao/ chặt chẽ; 0,3 – 0,5: trung bình; 0,1 – 0,3: thấp;
< 0,1: không đáng kể(3)
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Tổng số có 60 bệnh nhân Parkinson thỏa tiêu
chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu từ
9-2013 đến 6-2014 Tỷ lệ nữ: nam = 1,14: 1 (p > 0,05)
Tuổi khởi bệnh Parkinson trung bình là 56,8 ± 10,
thường gặp nhất ở độ tuổi 50 – 60
Lý do chính làm bệnh nhân đến khám hoặc
nhập viện nhiều nhất là run, chiếm 66,7%, kế
đến là cử động chậm và đi dễ ngã Có 5% đến
khám vì các lý do khác như đau khớp, tê hoặc
yếu tay chân Tất cả bệnh nhân đều có triệu
chứng cử động chậm (100%), có 16 trường hợp
biểu hiện mất ổn định tư thế, chiếm 26,7% Phân
độ Hoehn & Yahr sửa đổi trung bình là 2,1 ± 0,9,
thường gặp nhất là bệnh nhân ở giai đoạn 1
Điểm UPDRS phần III trung bình là 17,7 ± 8,6
Triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ trên
lâm sàng thường gặp nhất là táo bón, chiếm 35%,
kế đến là triệu chứng của hạ huyết áp tư thế,
chiếm 25% Có 20% biểu hiện triệu chứng rối
loạn đi tiểu, bao gồm tiểu gấp, tiểu không hết,
tiểu lắt nhắt, tiểu đêm; có 2 trường hợp tiểu không kiểm soát
Tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ
Bảng 1: Phân bố theo đặc điểm bất thường test thần
kinh tự chủ
Giao cảm và đối giao cảm 29 54,7% Nhận xét: bất thường chủ yếu ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm (53,8%)
Bảng 2: Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ dựa trên
các test
Biến thiên huyết áp theo tư thế 5 8,3% Biến thiên nhịp tim theo hít thở sâu 20 33,3% Vận động thể lực đẳng trường 33 55% Kích thích lạnh 32 53,3% Ghi đáp ứng giao cảm da 18 30% Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ thay đổi tùy theo các test Tỷ lệ bất thường cao nhất là ở test biến thiên huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường (55%)
Bảng 3: Phân loại mức độ tổn thương thần kinh tự
chủ
Nhận xét: Tỷ lệ cao nhất là bất thường chỉ ở 1 test, 18 trường hợp, chiếm 30% 63,4% bất thường từ 2 test trở xuống
Trang 4Mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh Parkinson
Biểu đồ 1: Mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi theo nhóm
Nhận xét: Nhóm giai đoạn muộn (thang
điểm Hoehn & Yahr sửa đồi ≥ 2) có mức độ tổn
thương thần kinh tự chủ trung bình cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm giai đoạn sớm (thang điểm Hoehn & Yahr sửa đồi < 2) (p = 0,001)
Biểu đồ 2: Biểu đồ phân tán (scatter plot) biểu hiện mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và
điểm UPDRS phần III (vận động)
Trang 5Nhận xét: Quan sát thấy có mối liên quan
giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và
mức độ nặng của bệnh theo thang điểm UPDRS
phần III, với hệ số tương quan Pearson r = 0,537
(mức độ tương quan cao) (p < 0,001)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu 60 trường hợp
Parkinson, nam chiếm 46,7% , nữ chiếm 53,3%,
tỷ lệ nữ: nam là 1,14: 1, sự khác biệt về số người
mắc bệnh giữa giới nam và giới nữ không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) Tuổi khởi bệnh trung
bình là 56,8 ± 10 Như vậy, nghiên cứu của chúng
tôi tương đối phù hợp với y văn, bệnh Parkinson
thường khởi phát ở độ tuổi 50 – 60, những
trường hợp dưới 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 4%
Tại Mỹ tuổi khởi bệnh trung bình là 58 – 60 tuổi,
cho nên bệnh Parkinson được xem là bệnh của
người già(17)
Qua hỏi bệnh sử và tiền căn 60 trường hợp,
chúng tôi tìm thấy triệu chứng rối loạn thần kinh
tự chủ trên lâm sàng thường gặp nhất là táo bón,
chiếm 35%, kế đến là triệu chứng của hạ huyết
áp tư thế, chiếm 25% Có 20% biểu hiện triệu
chứng rối loạn đi tiểu, bao gồm tiểu gấp, tiểu
không hết, tiểu nhiều lần, tiểu đêm; trong đó 2
trường hợp tiểu không kiểm soát Tần suất các
triệu chứng tổn thương thần kinh tự chủ của
chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trên thế
giới, có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn hạn chế
và chúng tôi không sử dụng bảng câu hỏi hoặc
thang điểm đánh giá (SCOPA-AUT - thang điểm
đánh giá rối loạn thần kinh tự chủ trong bệnh
Parkinson) Tuy nhiên, chúng tôi và các tác giả
đều tìm thấy sự giống nhau ở thứ tự thường gặp
của các triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ
trong bệnh Parkinson, với 3 triệu chứng thường
gặp nhất là: táo bón, rối loạn đi tiểu và cảm giác
choáng váng khi thay đổi tư thế(1,14)
Tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương
thần kinh tự chủ
Tại Việt Nam, Lê Văn Bổn đã nghiên cứu
biến chứng thần kinh tự chủ bằng các test trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ khảo sát các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ tim mạch, gồm biến thiên nhịp tim với các kích thích khác nhau và biến thiên huyết áp từ nằm sang đứng(2) Ở đây, ngoài các test về thần kinh tự chủ của tim mạch, chúng tôi còn khảo sát thêm các test đánh giá chức năng hệ giao cảm, bao gồm: test ghi đáp ứng giao cảm da, test thay đổi huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường và khi kích thích lạnh Tại phòng điện cơ của bệnh viện chúng tôi, có thể thực hiện được gần đầy đủ các test khảo sát chức năng thần kinh tự chủ, tương tự như ở các phòng điện cơ tại các nước tiên tiến(9,8) Tuy nhiên, chúng tôi không có đủ phương tiện để thực hiện một số test chuyên biệt như: test mồ hôi điều nhiệt (Thermoregulatory sweat test), test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính (Quantitative sudomotor axon reflex test – QSART) và test cảm giác định lượng (Quantitative sensory test – QST) Chúng tôi không thực hiện nghiệm pháp Valsalva, vì có nguy cơ rối loạn huyết động học, gây choáng, ngất hoặc rối loạn nhịp, đặc biệt là trên nhóm đối tượng đã có bệnh lý về tim mạch, dù các biến chứng này rất hiếm gặp(13)
Trong các trường hợp test thần kinh tự chủ bất thường, có 54,7% ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu đã được báo cáo, bệnh Parkinson gây tổn thương thần kinh tự chủ trên
cả hệ giao cảm và đối giao cảm(6) Có 6 test thần kinh tự chủ được thực hiện, và kết quả cho thấy,
tỷ lệ bất thường thay đổi trong khoảng 8,3 – 55% tùy theo các test, tỷ lệ bất thường cao nhất là ở test biến thiên huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường (55%)
Có nhiều bảng phân loại mức độ nặng dựa trên các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ Trong đó, sử dụng phổ biến nhất hiện nay
là bảng phân loại của tác giả Ewing Tác giả khảo sát 5 test, bao gồm: 3 test khảo sát biến thiên nhịp
Trang 6khảo sát biến thiên huyết áp (theo tư thế, vận
động thể lực) Dựa vào số test bất thường và
mức độ bất thường, tác giả phân thành các
nhóm: bình thường (normal), bất thường sớm
(early involvement), bất thường rõ rệt (definite
involvement) và bất thường nặng nề (severe
involvement)(8) Trong nghiên cứu, chúng tôi
thực hiện 6 test và đánh giá mức độ nặng dựa
vào số test bất thường trong 6 test khảo sát, phân
độ này đã được tác giả Lê Văn Bổn sử dụng khi
khảo sát biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch ở
bệnh nhân đái tháo đường típ 2(2) Trong 60
trường hợp khảo sát, tỷ lệ cao nhất là bất thường
chỉ ở 1 test, 18 trường hợp, chiếm 30% Như vậy,
rối loạn thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson
hầu hết ở mức độ nhẹ với 63,4% trường hợp bất
thường từ 2 test trở xuống Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với y văn, đồng thời cũng phù hợp
với tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng Ngân Hàng
Não của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc, trong
đó rối loạn thần kinh tự chủ nặng là một trong
các tiêu chuẩn loại trừ chẩn đoán bệnh
Parkinson(4) Trong các bệnh synuclein, rối loạn
thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson chỉ mức
độ nhẹ, teo đa hệ thống gây rối loạn chức năng
thần kinh tự chủ rõ rệt và nặng, trong khi đó, sa
sút trí tuệ thể Lewy gây rối loạn tự chủ mức
trung bình Chính vì vậy, kết hợp giữa lâm sàng
và sử dụng các test đánh giá chức năng thần
kinh tự chủ có thể giúp phân biệt các hội chứng
Parkinson và bệnh Parkinson tự phát(11)
Mối liên quan giữa mức độ tổn thương
thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh
Parkinson
Dựa vào phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi,
chúng tôi phân độ nặng bệnh Parkinson thành 2
nhóm: giai đoạn sớm với phân độ < 2, và giai
đoạn muộn với phân độ ≥ 2 Kết quả nhóm giai
đoạn muộn có mức độ tổn thương thần kinh tự
chủ trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
giai đoạn sớm (p = 0,002) Kết quả này phù hợp
với Pospisil, tác giả đánh giá chức năng thần
kinh tự chủ tim mạch bằng test đáp ứng nhịp
giai đoạn sớm (phân độ Hoehn & Yahr < 2) và giai đoạn muộn (phân độ Hoehn & Yahr ≥ 2) Kết quả cũng cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn muộn suy yếu chức năng tự chủ tim mạch nặng hơn so với bệnh giai đoạn sớm(16) Trong nghiên cứu, ngoài việc khảo sát mối liên quan giữa mức
độ tổn thương thần kinh tự chủ và thang điểm Hoehn & Yahr sửa đổi, chúng tôi còn tìm mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo thang điểm UPDRS Thang điểm UPDRS được chấp thuận rộng rãi nhất trong đánh giá bệnh Parkinson, cũng như trong theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng với điều trị Thang điểm UPDRS đánh giá nhiều đặc tính trong bệnh Parkinson Mỹ và Châu Âu dựa vào thang điểm này trong việc đánh giá đáp ứng điều trị với các loại thuốc mới,
và hầu hết các thử nghiệm lâm sàng cũng dựa vào thang điểm UPDRS để đánh giá hiệu quả của can thiệp phẫu thuật trong bệnh Parkinson(12) Trong nghiên cứu, chúng tôi quan sát thấy có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo thang điểm UPDRS phần III (vận động), với hệ số tương quan Pearson r = 0,537 (mức độ tương quan cao) (p < 0,001) Như vậy điểm UPDRS càng cao thì mức độ tổn thương chức năng thần kinh tự chủ càng nặng, điều này cũng phù hợp với tiến triển bệnh Parkinson qua các giai đoạn tổn thương não theo Braak(10) Như vậy, qua khảo sát các yếu tố liên quan đến mức độ tổn thương thần kinh tự chủ theo phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến, kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới, mức độ tổn thương thần kinh tự chủ có liên quan với mức độ nặng của bệnh(14,7,16) Triệu chứng không vận động, bao gồm rối loạn thần kinh tự chủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm nặng thêm tình trạng của bệnh Parkinson, làm người bệnh nằm liệt giường hay tàn tật, và trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân mà cho cả người chăm sóc Gánh nặng của triệu chứng không vận động có vẻ còn
Trang 7chất lượng cuộc sống ở tất cả các giai đoạn bệnh
Parkinson(1,14) Điều này cho thấy cần phải thực
hiện các test đánh giá chức năng thần kinh tự
chủ thường quy trên tất cả bệnh nhân bệnh
Parkinson ở bất kỳ giai đoạn nào(15)
KẾT LUẬN
Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ trong
bệnh Parkinson là 8,3 – 55% tùy theo test thực
hiện, trong đó bất thường cao nhất là ở test
biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng
trường (55%)
Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh
Parkinson ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất
là chỉ bất thường ở 1 test (30%) và 63,4%
trường hợp bất thường từ 2 test trở xuống
Tổn thương ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và
đối giao cảm (53,8%)
Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương
thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo
phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi (p = 0,001), cũng
như theo thang điểm UPDRS phần III (hệ số
tương quan Pearson r = 0,537, p < 0,001)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bae HJ, Cheon SM, Kim JW (2009) Autonomic Dysfunctions
in Parkinsonian Disorders Journal of Movement Disorders, 2
(2): 72 – 77
2 Bostantjopoulou S, Katsarou Z, Karakasis C, et al (2013)
Evaluation of non-motor symptoms in Parkinson's Disease:
An underestimated necessity Hippokratia, 17 (3): 214-9
3 Braak H, Del TK, Rub U, et al (2003) Staging of brain
pathology related to sporadic Parkinson's disease Neurobiol
Aging, 24 (2): 197-211
4 Chowdhury D, Patel N (2006) Approach to a case of
autonomic peripheral neuropathy J Assoc Physicians India,
54: 727-32
5 Ewing DJ, Martyn CN, Young RJ, et al (1985) The value of
cardiovascular autonomic function tests: 10 years experience
in diabetes Diabetes Care, 8 (5): 491-8
6 Hori N, Newton RU, Kawamori N, et al (2009) Reliability of performance measurements derived from ground reaction force data during countermovement jump and the influence of sampling frequency J Strength Cond Res, 23 (3): 874-82
7 Hughes AJ, Daniel SE, Kilford L, et al (1992) Accuracy of clinical diagnosis of idiopathic Parkinson's disease: a clinico-pathological study of 100 cases Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, 55 (3): 181-184
8 Ivanov B, Valkanova V, Deleva N (2004) Cardiovascular autonomic disturbances in early Parkinsons disease J of IMAB, 10 (1): 15 - 18
9 Jain S, Siegle GJ, Gu C, et al (2011) Autonomic insufficiency in pupillary and cardiovascular systems in Parkinson's disease Parkinsonism Relat Disord, 17 (2): 119-22
10 Kim JB, Kim BJ, Koh SB, et al (2014) Autonomic dysfunction according to disease progression in Parkinson's disease Parkinsonism Relat Disord, 20 (3): 303-7
11 Lê Văn Bổn (2007) Biến chứng thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tip 2 Luận án chuyên khoa 2, Đại Học Y Dược TPHCM
12 Low PA, Tomalia VA, Park KJ (2013) Autonomic function tests: some clinical applications J Clin Neurol, 9 (1): 1-8
13 Movement Disorder Society Task Force on Rating Scales for Parkinson's Disease (2003) The Unified Parkinson's Disease Rating Scale (UPDRS): status and recommendations Mov Disord, 18 (7): 738-50
14 Nagappan R, Arora S, Winter C (2002) Potential dangers of the Valsalva maneuver and adenosine in paroxysmal supraventricular tachycardia beware preexcitation Crit Care Resusc, 4 (2): 107-11
15 Okubadejo NU, Danesi MA (2004) Frequency and predictors
of autonomic dysfunction in Parkinson's disease: a study of African patients in Lagos, Nigeria Niger Postgrad Med J, 11 (1): 45-9
16 PospíŠiL P, KoneČný L, Vank P (2008) Autonomic dysfunction and progression of Parkinson's disease Scripta Medica (Brno), 81 (4): 239 - 248
17 Wolters EC, Bosboom JLW (2010) Parkinson's Disease In: Wolters EC, Larr TV, Berendse HW (eds) Parkinsonism and Related Disorders, 3 rd edition, pp 143 - 158 VU University Press