Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều trị lao cột sống ngực và thắt lưng. Nghiên cứu tiền cứu 21 trường hợp được chẩn đoán lao cột sống ngực và thắt lưng, được phẫu thuật lối trước bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 PHẪU THUẬT NẸP VÍT CUỐNG SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ LAO CỘT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG Phan Quang Sơn*, Nguyễn Đình Tùng*, Nguyễn Tấn Hùng*, Phan Minh Đức*, Nguyễn Trọng Hiếu*, Trịnh Đình Lợi* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều trị lao cột sống ngực và thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 21 trường hợp được chẩn đốn lao cột sống ngực và thắt lưng, được phẫu thuật lối trước bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. Các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, chỉ định và phương pháp phẫu thuật, kết quả phẫu thuật được đánh giá trước và sau mổ. Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mơ viêm, làm cứng khớp bằng nẹp vít cuống cung, có hoặc khơng kèm ghép liên thân sống. Kết quả: 21 bệnh nhân bao gồm 10 nam và 11 nữ, tuổi trung bình 43,2 tuổi. Thời gian theo dõi trung bình 6.6 tháng. Chỉ định phẫu thuật gồm: áp xe ngồi màng tủy, hủy xương mất vững, gù tiến triển, dấu thần kinh khu trú mới. Hồi phục vận động ghi nhận trong 81,3% trường hợp. Góc gù được chỉnh từ 38,3⁰ ± 7,2⁰ xuống còn 8,5⁰ ± 7,4⁰. Khơng ghi nhận trường hợp nào tái phát hay gù tiến triển sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nẹp vít cuống cung là phẫu thuật hợp lý cho các trường hợp lao cột sống ngực và thắt lưng có chỉ định mổ. Phẫu thuật giúp điều chỉnh góc gù, tạo độ vững cho cột sống, giúp bệnh nhân vận động sớm. Sự hiện diện của nẹp vít trong ổ nhiễm khơng cản trở điều trị hay gây tái phát lao cột sống. Từ khóa: lao cột sống ngực và thắt lưng, biến dạng gù, phẫu thuật nẹp vít cuống cung ABSTRACT TREATMENT OF THORACIC AND LUMBAR TUBERCULOUS SPONDYLITIS WITH TRANSPEDICULAR SCREW FIXATION Phan Quang Son, Nguyen Dinh Tung, Nguyen Tan Hung, Phan Minh Duc, Nguyen Trong Hieu, Trinh Dinh Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 68 – 72 Objectives: To assess the efficacy of transpedicular fixation as an alternative treatment for thoracic and lumbar spinal tuberculosis. Methods: Between 6/2013 and 6/2014, 21 patients with thoracic and lumbar tuberculous spondylitis were diagnosed and operated in Neurosurgical department, Cho Ray hospital. The patients’ symptoms, images and surgical results were evaluated. Surgical technique: posterior débridement, transpedicular fixation, with or without interbody fusion. Results: 21 patients consisted of 11 females and 10 males. The average age was 43.2. The mean follow‐up time in this group was 6.6 months. Indications for surgery included epidural abscess, structural destruction with instability, progressive kyphosis, and/or neurologic deterioration. Neurologic improvement was 81.3%. Kyphotic angle was reducted from 38.3⁰ ± 7.2⁰ ‐ 8.5⁰ ± 7.4⁰. No recurrence of infection or construct failure was recorded. Conclusion: Transpedicular fixation is effective after proper radical débridement, deformity correction in cases of thoracic and lumbar spinal tuberculosis. The presence of screws in an area of mycobacterial infection did not preclude infection control or lead to recurrence. * Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: ThS BS Phan Quang Sơn, ĐT: 0913727145, 68 Email: drquangson@yahoo.com.vn Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Key words: thoracic and lumbar spinal tuberculosis, kyphotic, transpedicular fixation. ĐẶT VẤN ĐỀ Lao cột sống là một tình trạng viêm mãn tính do trực khuẩn lao Mycobacteria tuberculosis (còn gọi là BK) gây ra. Viêm gây tổn thương thân đốt sống trong hầu hết các trường hợp. Lao cột sống là bệnh chữa lành được, nhất là trong giai đoạn hiện nay với phương tiện điều trị gồm thuốc kháng lao tốt và các phương pháp điều trị phẫu thuật để giải quyết các vấn đề cơ học, chỉnh hình. Tiên lượng phục hồi các chức năng thần kinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ tổn thương thần kinh khi nhập viện, các phương tiện điều trị nội khoa và phẫu thuật. Phẫu thuật nạo mơ viêm, giải ép ống sống, chỉnh gù và làm cứng cột sống bằng nẹp vít kết hợp với thuốc kháng lao đúng phác đồ giúp giảm đau, cải thiện chức năng thần kinh và ngăn ngừa các biến dạng tiến triển(1,4). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều chỉnh biến dạng gù cột sống và khả năng hồi phục chức năng thần kinh trong bệnh lý lao lao cột sống ngực và thắt lưng. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồi cứu mô tả các trường hợp được chẩn đoán và phẫu thuật lao cột sống ngực và thắt lưng bằng phương pháp nẹp vít cuống cung tại khoa Ngoại Thần Kinh ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các bệnh nhân lao cột sống với các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh học điển hình của lao cột sống với góc gù cột sống > 300 hoặc độ di lệch thân sống > 2,5mm trên cột sống ngực và > 4,5mm (15% thân sống) trên cột sống lưng trên phim đứng dọc. Các khiếm khuyết thần kinh được ghi nhận ở mỗi lần khám và tái khám. Sức cơ được ghi nhận ở các mức độ từ 0 đến 5 và xếp loại theo thang điểm Fankel. Chẩn đốn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh học (X quang, CT scan, MRI cột sống). Các bệnh nhân cũng được làm Phẫu Thuật Cột Sống xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP, phản ứng lao tố, BK đàm, X quang ngực. Các dấu hiệu được ghi nhận bao gồm: khuyết thân sống, áp xe cạnh sống, mất khoang đĩa đệm, mòn tấm tận cùng, phá hủy thân sống vùng xương sườn kế cận, biến dạng cột sống. Biến dạng gù cột sống được đo bằng góc Cobb giữa 2 tấm tận cùng của đốt sống bị xẹp. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị theo phác đồ kháng lao trong 2‐3 tuần trước phẫu thuật. Các yếu tố liên quan đến điều trị nội khoa và phẫu thuật để giải thích rõ cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mô viêm, giải ép ống sống, làm cứng khớp bằng nẹp vít cuống cung, có hoặc khơng kèm ghép liên thân sống. X quang cột sống, cơng thức máu, tốc độ máu lắng và CRP được thực hiện tại các thời điểm ngay sau mổ, 6 tuần và 6 tháng. Điều trị được đánh giá đáp ứng khi bệnh nhân hết đau, độ cong cột sống ổn định, khơng bị lỏng vít tại các tư thế gập và ưỡn tại thời điểm tái khám, tốc độ máu lắng và CRP về mức bình thường, khơng tái phát tổn thương lao cột sống tại thời điểm 6 tháng sau mổ. Mức độ giảm đau khi không dùng thuốc giảm đau được đánh giá trên thang điểm VAS, với điểm 0 là không đau và điểm 10 là đau rất nhiều. Các số liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Góc Cobb và thang điểm VAS trước và sau mổ được so sánh bằng phép kiểm ANOVA. Phục hồi chức năng thần kinh được đánh giá với phép kiểm Chi bình phương. Giá trị p 2,5mm trên cột sống ngực và > 4,5mm (15% thân sống) ... ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồi cứu mô tả các trường hợp được chẩn đoán và phẫu thuật lao cột sống ngực và thắt lưng bằng phương pháp nẹp vít cuống cung tại khoa Ngoại Thần Kinh ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy từ