1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu dọc sự thay đổi tương quan khớp cắn vùng răng cối từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn

6 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 257,9 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ các loại tương quan khớp cắn của răng cối sữa thứ hai ở bộ răng sữa, tương quan khớp cắn của răng cối lớn thứ nhất ở bộ răng vĩnh viễn và sự thay đổi tương quan ở vùng răng cối khi chuyển từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn.

Trang 1

NGHIÊN CỨU DỌC SỰ THAY ĐỔI TƯƠNG QUAN KHỚP CẮN VÙNG RĂNG CỐI TỪ BỘ RĂNG SỮA SANG BỘ RĂNG VĨNH VIỄN

Nguyễn Minh Hùng*, Nguyễn Thị Kim Anh*

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các loại tương quan khớp cắn của răng cối sữa thứ hai ở bộ răng sữa,

tương quan khớp cắn của răng cối lớn thứ nhất ở bộ răng vĩnh viễn và sự thay đổi tương quan ở vùng răng cối khi chuyển từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn

Phương pháp: Nghiên cứu dọc trên 80 bộ mẫu hàm của 40 trẻ (20 nam và 20 nữ) ở 2 giai đoạn: bộ răng sữa

3,5 tuổi (40 mẫu hàm) và bộ răng vĩnh viễn 13 tuổi (40 mẫu hàm) Tương quan khớp cắn răng cối sữa thứ hai được xác định dựa vào mặt phẳng tận cùng của răng cối sữa hàm trên và hàm dưới theo phân loại của Baume Tương quan khớp cắn răng cối lớn vỉnh viễn thứ nhất được xác định theo phân loại Angle

Kết quả: Ở bộ răng sữa, tỉ lệ khớp cắn có tương quan mặt phẳng tận cùng dạng phẳng là 47,5%, dạng bậc

gần là 42,5%, dạng bậc xa là 10% Ở bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ khớp cắn hạng I Angle chiếm 75%, khớp cắn hạng II chiếm 10%, khớp cắn hạng III chiếm 15% Trong quá trình chuyển đổi từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn, tỉ

lệ chuyển thành khớp cắn hạng I từ tương quan phẳng là 82%, từ tương quan bậc gần là 68%, từ tương quan bậc xa là 75%

Từ khóa: Tương quan răng cối, mặt phẳng tận cùng, khoảng Leeway

ABSTRACT

LONGITUDINAL CHANGES IN THE MOLAR RELATIONSHIP FROM PRIMARY TO PERMANENT

DENTITION IN VIETNAMESE CHILDREN

Nguyen Minh Hung, Nguyen Thi Kim Anh

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 17 - Supplement of No 2 - 2013: 259 - 264

Objectives: The aim of this study was to evaluate the occlusal changes from the terminal plane of the second

deciduous molar to the molar relationship of the first permanent molar in a group of Vietnamese children in Ho Chi Minh City

Method: The sample consisted 80 pairs of dental casts of 40 children (20 boys, 20 girls) were followed

longitudinal from the begin age of 3,5 years (primary dentition) to the final age of 13 year (permanent dentition) The molar relationships of primary dention were assessed by the terminal plane of the second deciduous molars with Baume classification The molar relationships of permanent dentition were determined by Angle classification

Results: Prevalences of terminal plane relationships: 47.5% flush terminal plane, 42.5% mesial step, 10%

distal step Prevalences of Angle classes of permanent occlusion: 75% Class I, 10% Class II, 15% Class III The finding indicate that 82% of the group with flush terminal plane, 68% of the group with mesial step and 75% of the group with distal step developed into Class I

Keyword: Molar relationship, terminal plane, Leeway space

* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM

Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Kim Anh, ĐT: 0902206163, Email: drkimanh@gmail.com

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự hình thành và phát triển khớp cắn của bộ

răng người với những đặc trưng nhất định ở mỗi

giai đoạn đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu từ cuối thế kỷ XIX đến nay Sự phát triển

thích hợp của bộ răng sẽ tạo ra một khớp cắn ổn

định, làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống

nhai khi thực hiện chức năng(5) Một số tác giả

như Bogue (1905), Chiavaro (1918) cho rằng bộ

răng sữa khi đã hoàn tất với những nét đặc

trưng riêng biệt trên từng cá thể là chìa khóa

quan trọng để dự đoán cho khớp cắn của bộ

răng vĩnh viễn sau này(14,15)

Bằng những hiểu biết về đặc điểm khớp cắn

của bộ răng sữa cũng như quá trình chuyển đổi

từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn có thể dự

đoán được khớp cắn cuối cùng ở bộ răng vĩnh

viễn Các tác giả Lewis (1929), Punwani (1973),

Ngan và cs (1995) đều đồng ý rằng tại thời điểm

mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, tương quan

của hàm trên và hàm dưới ở bộ răng sữa đóng

vai trò quan trọng trong việc ăn khớp của răng

cối lớn thứ nhất Tuy nhiên sự ổn định của tương

quan khớp cắn này ở bộ răng sữa đang là vấn đề

đươc tranh cãi(13)

Sự thay đổi tương quan ở vùng răng cối từ

giai đoạn bộ răng sữa đến giai đoạn bộ răng vĩnh

viễn, cụ thể là từ tương quan mặt phẳng tận

cùng của răng cối sữa II thành tương quan khớp

cắn của răng cối lớn thứ nhất đã được thực hiện

trong các nghiên cứu của Arya và cs (1973),

Bishara và cs (1988), Nanda và cs (1973), Ravn

(1980), Johannsdottir và cs (1997), Moorrees

(1969), Moyers (1969), Saadia (1981)… Tại Việt

Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận tỉ

lệ sai khớp cắn ở trẻ em lẫn người trưởng thành,

tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá và ghi

nhận sự thay đổi tương quan vùng răng cối từ

bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát sự thay đổi giữa tương quan khớp

cắn vùng răng cối ở giai đoạn bộ răng sữa (3,5

tuổi) và bộ răng vĩnh viễn (13 tuổi) trên một

nhóm trẻ dân tộc Kinh ở Tp.Hồ Chí Minh

Mục tiêu chuyên biệt

Xác định tỉ lệ các loại tương quan răng cối sữa II ở bộ răng sữa theo phân loại của Baume Xác định tỉ lệ các loại tương quan răng cối lớn I ở bộ răng vĩnh viễn theo phân loại của Angle

Xác định sự thay đổi tương quan răng cối từ

bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu dọc trên bộ răng trẻ em ở 2 giai đoạn: giai đoạn bộ răng sữa (3,5 tuổi) và giai đoạn bộ răng vĩnh viễn (13 tuổi)

Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 80 cặp mẫu hàm thạch cao của 40 trẻ (20 nam và 20 nữ), được theo dõi dọc liên tục từ giai đoạn bộ răng sữa 3,5 tuổi (40 cặp mẫu hàm) đến giai đoạn bộ răng vĩnh viễn 13 tuổi (40 cặp mẫu hàm)

Đây là những trẻ được chọn từ 287 trẻ em (151 nam và 136 nữ) tham gia chương trình

“Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong

15 năm (1996-2010)” do Bộ Y tế quản lý được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh Đối tượng nghiên cứu được chọn theo các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn tổng quát

Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Kinh

Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển đầu mặt và cung răng

Tiêu chuẩn chọn mẫu hàm

Bộ răng đầy đủ (20 răng sữa và 28 răng vĩnh viễn, không tính răng cối lớn thứ ba)

Không có bất thường số lượng, hình dạng và kích thước răng

Không có các bệnh lý ảnh hưởng men và ngà, không bị sâu ở mặt tiếp cận

Mẫu hàm chất lượng tốt, không bị bọt ở

Trang 3

những vị trí là điểm mốc đo

Đánh giá tương quan khớp cắn vùng răng

cối

Ở bộ răng sữa

Tương quan mặt phẳng tận cùng của răng

cối sữa II ở lồng múi tối đa được xác định theo

phân loại của Baume(4,11):

Dạng phẳng: Khi mặt xa của răng cối sữa II

hàm trên và hàm dưới nằm trên cùng một mặt

phẳng theo chiều đứng

Bậc gần: Khi mặt xa răng cối sữa II hàm dưới

ở phía gần so với mặt xa răng cối sữa II hàm

trên

Bậc xa: Khi mặt xa răng cối sữa II hàm dưới ở

phía xa so với mặt xa răng cối sữa II hàm trên

Ở bộ răng vĩnh viễn

Phân loại tương quan răng cối lớn vĩnh viễn

I theo phân loại khớp cắn của Angle(2,4):

Hạng I: Múi ngoài-gần của răng cối lớn I trên

tiếp xúc với với rãnh ngoài của răng cối lớn I

dưới

Hạng II: Múi ngoài-gần răng cối lớn I trên ở

phía gần so với rãnh ngoài răng cối lớn I dưới

Hạng III: Múi ngoài-gần răng cối lớn I trên ở

phía xa so với rãnh ngoài răng cối lớn I dưới

Xử lý số liệu

Các số liệu được nhập vào máy tính, lưu giữ

và xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Tương quan khớp cắn ở bộ răng sữa

Bảng 1: Tỉ lệ % các loại tương quan mặt phẳng tận

cùng răng cối sữa II

Phẳng Bậc

xa

Bậc gần

Không ñối xứng

Tổng cộng

N

(%)

15

(37,5)

3 (7,5) 12(30) 8(20)

40 (100)

Về đặc điểm tương quan khớp cắn của răng

cối sữa II, kết quả cho thấy 15 trẻ có tương quan

mặt phẳng tận cùng phẳng hai bên (37,5%), 3 trẻ

có tương quan bậc gần (7,5%), 12 trẻ có tương

quan bậc xa (30%) và 8 trẻ là không có sự đối xứng hai bên (20%) Về sự bất đối xứng của khớp cắn ở bên trái và phải, theo các nghiên cứu được thực hiện ở châu Á(1), tỉ lệ trẻ có tương quan răng cối sữa II bất đối xứng hai bên thay đổi từ 3% đến 11,6% Theo nghiên cứu của Clinch (1951) thực hiện trên trẻ em da trắng ở Mỹ tỉ lệ này là 43%(4) Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi

là 20%

Khi xét tương quan mặt phẳng tận cùng ở từng phần hàm (tổng cộng là 80 phần hàm) có:

38 phần hàm có tương quan mặt phẳng tận cùng phẳng (47,5%), 8 phần hàm có tương quan bậc xa (10%), 34 phần hàm có tương quan bậc xa (42,5% ) Như vậy tỉ lệ tương quan mặt phẳng tận cùng theo thứ tự là: phẳng (47,5%) > bậc gần (42,5%) >

bậc xa (10%), trong đó tổng tương quan phẳng

và bậc gần chiếm 90% Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu của Baume(3) và Bishara(4)

trên trẻ em da trắng ở Mỹ, tổng tương quan phẳng và bậc gần cũng là 90% mặc dù trong nghiên cứu của Bishara tỉ lệ bậc gần nhiều hơn tương quan phẳng Cũng theo Bishara(4), trong suốt giai đoạn bộ răng sữa, tương quan răng cối không có sự thay đổi có ý nghĩa nếu không có sự tác động của các yếu tố môi trường như chấn thương, thói quen nhai xấu hay sâu răng Tuy nhiên, Nanda(12) đã thực hiện nghiên cứu dọc khảo sát những thay đổi ở bộ răng sữa ở 2500 trẻ

Ấn Độ từ 2 đến 6 tuổi lại nhận thấy có sự giảm

có ý nghĩa tương quan mặt phẳng tận cùng dạng bậc thẳng và sự tăng có ý nghĩa dạng bậc gần Theo Nanda, nguyên nhân thay đổi tương quan

ở vùng răng cối sữa theo tuổi có thể do sự kết hợp cả hai quá trình di gần của các răng dưới và

sự dịch chuyển về phía trước của hàm dưới do

sự tăng trưởng

Tương quan của khớp cắn ở bộ răng vĩnh viễn

Tương tự ở bộ răng sữa, khi đánh giá tương quan khớp cắn ở bộ răng vĩnh viễn trên 40 trẻ theo phân loại của Angle cho thấy 24 trẻ (60%) có tương quan hạng I cả hai bên, 3 trẻ (7,5%) có

Trang 4

tương quan hạng III, 13 trẻ (32,5%) có tương

quan không đối xứng hai bên và không có trẻ

nào có tương quan hạng II cả hai bên Trong 13

trẻ có tương quan bất đối xứng này có 5 trẻ có

tương quan hai bên là hạng I-hạng III (38%), 7 trẻ

có tương quan hai bên là hạng I-hạng II (54%) và

1 trẻ có tương quan hai bên là hạng II-hạng III

(8%) Đáng chú ý là trẻ có tương quan hai bên là

hạng II-hạng III đề cập ở trên có tương quan mặt

phẳng tận cùng ở bộ răng sữa tương ứng là

tương quan phẳng cả 2 bên Như vậy đã có

những yếu tố nào tác động làm thay đổi tương

quan của trẻ theo hai hướng ngược nhau như

vậy? Theo nhiều nghiên cứu, quá trình hình

thành và phát triển khớp cắn của bộ răng chịu

ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của xương

hàm trên và dưới Có hai khả năng chính có thể

ảnh hưởng đến sự phát triển khớp cắn: thứ nhất

là sự không tương hợp về kích thước giữa răng

và hàm do di truyền sẽ đưa đến tình trạng chen

chúc hoặc có khe hở giữa các răng, thứ hai là sự

không tương hợp về hình dạng hay kích thước

giữa hàm trên và hàm dưới, điều này thường

dẫn đến một tương quan khớp cắn sai lệch(8)

Bảng 2: Tỉ lệ % các loại tương quan răng cối lớn vĩnh

viễn thứ nhất theo phân loại Angle

Hạng

I

Hạng

II

Hạng III

Không ñối xứng

Tổng cộng

N (%) 24(60) - 3(7,5) 13(32,5) 40(100)

Khi đánh giá tương quan răng cối theo từng

phần hàm (80 phần hàm ở 40 trẻ), 60 phần hàm

có tương quan hạng I (75%), 8 phần hàm có

tương quan hạng II (10%), 12 phần hàm có tương

quan hạng III (15%) Như vậy thứ tự tỉ lệ tương

quan răng cối ở bộ răng vĩnh viễn là Hạng I >

Hạng III > hạng II Thứ tự này tương đồng với

thứ tự tỉ lệ khớp cắn được đưa ra trong nghiên

cứu về khớp cắn của Đống Khắc Thẩm và

Hoàng Tử Hùng(7) trên mẫu dân số 17-27 tuổi

Mặt khác, tỉ lệ tương quan hạng III ở người Nhật

là 4-13% theo Ishii, Morita và Takeuchi (1987), và

ở người Trung Quốc là 4-14,5% theo Allwright

và Burndred (1964)(9).Theo Ngan & Wei(13), đối

với người châu Á nói chung, tỉ lệ tương quan hạng III cao hơn người Tây Âu do sự thiếu khoảng trống ở hàm trên

Khi so sánh với nghiên cứu được thực hiện ở

Mỹ và các nước Tây Âu, thứ tự tỉ lệ tương quan răng cối là Hạng I > Hạng II > Hạng III Thứ tự tỉ

lệ khớp cắn này không chỉ đúng với trẻ em da trắng có sự khác biệt về chủng tộc mà còn trên những trẻ em sinh sống trong cùng môi trường

có gốc châu Á Theo nghiên cứu của Lew, Foong

và Loh (1993) trên 1050 trẻ em gốc Trung Quốc ở Australia từ 12 đến 14 tuổi có tỉ lệ tương quan hạng I là 65,9%, hạng II là 21,5%, hạng III là 12,6% (4) Theo nghiên cứu của Grewe (1968), trên

651 trẻ em Mỹ gốc Ấn Độ có tỉ lệ tương quan hạng I là 87,6%, hạng II là 9,5%, hạng III là 2,9%

(4) Nghiên cứu ở những trẻ em gốc châu Á sinh sống ở các nước Tây Âu, cho thấy tỉ lệ tương quan hạng II nhiều hơn tương quan hạng III, trong khi đó trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu ở châu Á khác, tỉ lệ tương quan hạng III nhiều hơn tương quan hạng II

Sự chuyển đổi tương quan khớp cắn của trẻ

từ 3,5 tuổi đến 13 tuổi

Bảng 3: Sự chuyển đổi tương quan vùng răng cối từ

3 tuổi đến 13 tuổi

Tương quan R cối

Hạng I Hạng II Hạng III Tổng

0,001*

Kiểm định χ 2 , * Khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Mặc dù mặt xa của răng cối sữa II sẽ hướng dẫn răng cối lớn I mọc đúng vị trí, khớp cắn ban đầu của răng cối lớn I không chỉ chịu ảnh hưởng của tương quan mặt phẳng tận cùng ở bộ răng

tận cùng không đối xứng giữa 2 bên do nhiều yếu tố như sự khác biệt hình dạng của 2 cung răng, sự khác biệt về khe hở giữa các răng trên cùng 1 cung răng, sự xoay của răng cối lớn I ở một bên của cung răng(12) Do đó trong nghiên

Trang 5

cứu của chúng tôi, sự chuyển đổi tương quan

khớp cắn vùng răng cối được đánh giá trên từng

phần hàm của trẻ (80 phần hàm ở 40 trẻ)

Trong 38 phần hàm có tương quan mặt

phẳng tận cùng phẳng có 31 phần hàm chuyển

thành tương quan hạng I (82%), 4 phần hàm

chuyển thành hạng II (10%) và 3 phần hàm

chuyển thành hạng III (8%) Trong nghiên cứu

của chúng tôi, tỉ lệ sự chuyển đổi từ tương quang

phẳng thành tương quan hạng I lớn hơn khi so

sánh với nghiên cứu của Bishara(4) trên trẻ em

Mỹ từ 3,5 tuổi đến 13 tuổi (56%)

Theo Proffit(16), ở trẻ có tương quan mặt

phẳng tận cùng phẳng, răng cối lớn thứ nhất

hàm dưới di chuyển ra trước khoảng 3,5 mm là

phù hợp cho sự chuyển đổi về tương quan hạng

I ở bộ răng vĩnh viễn Một nửa khoảng cách này

có được là từ khoảng Leeway, cho phép răng cối

lớn hàm dưới di gần nhiều hơn răng cối lớn hàm

trên Nửa còn lại là do sự tăng trưởng khác biệt

của xương hàm dưới so với xương hàm trên,

hàm dưới tăng trưởng ra trước nhiều hơn, mang

răng cối lớn hàm dưới di chuyển theo ra trước

Tuy nhiên, sự thay đổi mô tả như trên chỉ gặp ở

trẻ có mẫu tăng trưởng bình thường Không có

sự bảo đảm cho mọi phần hàm, sự khác biệt

trong tăng trưởng ra trước của hàm dưới diễn ra

cũng không đảm bảo rằng khoảng Leeway sẽ

đóng kín nếu răng cối lớn hàm dưới có sự gài

khớp với răng cối lớn hàm trên Vì vậy, tương

quan mặt phẳng tận cùng phẳng vẫn có thể phát

triển thành tương quan khớp cắn không mong

muốn ở bộ răng vĩnh viễn (hạng II và hạng III),

trong nghiên cứu của chúng tôi là 7 phần hàm

(18%)

Trong 34 phần hàm có tương quan mặt

phẳng tận cùng bậc gần, có 23 phần hàm chuyển

thành hạng I (68%), 2 phần hàm chuyển thành

hạng II (6%), 9 phần hàm chuyển thành hạng III

(26%) Trong khi đó theo nghiên cứu của

Bishara(4), 61,6% trường hợp bậc gần chuyển đổi

thành hạng I, 34,3% trường hợp chuyển thành

hạng II và 4,1% trường hợp chuyển thành hạng

III Theo Baume(3) và Nanda(12), tương quan bậc

gần là điều kiện cần để tạo khớp cắn bình thường (hạng I) ở bộ răng vĩnh viễn

Cuối cùng, trong 8 phần hàm có tương quan mặt phẳng tận cùng bậc xa ở bộ răng sữa, 6 phần hàm chuyển thành hạng I (75%), 2 phần hàm chuyển thành hạng II (25%) và không có phần hàm nào tạo thành hạng III Điều này khác với nghiên cứu của Bishara(4), khi tất cả các phần hàm có tương quan bậc xa luôn luôn tạo thành hạng II ở bộ răng vĩnh viễn Trong nghiên cứu của chúng tôi, tương quan bậc xa ở bộ răng sữa phần lớn đều chuyển thành tương quan hạng I ở

bộ răng vĩnh viễn (75%)

Đồ thị 1: Sự chuyển đổi tương quan khớp cắn vùng

răng cối ở bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn

Như vậy khi đánh giá sự chuyển đổi tương quan khớp cắn từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ khớp cắn hạng I tăng khi so sánh với tương quan mặt phẳng tận cùng dạng phẳng (75% > 47,5%), tỉ lệ tương quan hạng III giảm khi

so sánh với tương quan bậc gần (42,5% > 15%), trong khi đó tỉ lệ tương quan hạng II tương đương với tỉ lệ tương quan bậc xa (10%) Kết quả này khác với các nghiên cứu tương tự Theo Barrow & White (1952), sự chuyển đổi từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ khớp cắn hạng I chỉ còn khoảng hai phần ba khi so với bộ răng sữa, trong khi tỉ lệ khớp cắn hạng II tăng gấp đôi(6) Theo Nanda(12), tỉ lệ tương quan hạng II thay đổi không đáng kể nhưng tỉ lệ tương quan hạng I giảm và tương quan hạng III tăng

Sự hình thành và phát triển khớp cắn của

bộ răng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển của xương hàm trên và dưới, đồng thời chính sự lồng múi của các răng lại đóng vai trò hướng dẫn sự phối hợp trong tăng trưởng của hai hàm(8) Theo Proffit(16), trong quá trình phát

Trang 6

triển, mẫu tăng trưởng bình thường vẫn sẽ

chiếm ưu thế, đưa tới sự dịch chuyển ½ múi ở

bộ răng vĩnh viễn khi so sánh tương quan mặt

phẳng tận cùng ở răng cối sữa thứ hai Đây là

khả năng xảy ra cao nhất, nhưng không phải

là khả năng duy nhất Một đứa trẻ có tương

quan mặt phẳng tận cùng bậc gần vẫn có nguy

cơ chuyển đổi thành tương quan hạng III ở bộ

răng vĩnh viễn Ngoài yếu tố di truyền mang

tính quyết định, các yếu tố chức năng và môi

trường cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với

tình trạng khớp cắn ở mỗi người(8)

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu dọc sự thay đổi tương quan

khớp cắn vùng răng cối từ giai đoạn bộ răng sữa

(3,5 tuổi) sang bộ răng vĩnh viễn (13 tuổi) Chúng

tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Tỉ lệ tương quan mặt phẳng tận cùng răng

cối sữa thứ hai: dạng phẳng (37,5%), dạng bậc

gần (42,5%), dạng bậc xa (10%)

- Tỉ lệ tương quan khớp cắn của răng cối lớn

vĩnh viễn thứ nhất: Hạng I (75%), Hạng III (15%),

Hạng II (10%)

- Tương quan mặt phẳng tận cùng của

răng cối sữa II có liên quan có ý nghĩa với

khớp cắn của răng cối lớn vĩnh viễn I

(p<0,001).Tỉ lệ chuyển đổi tương quan khớp

cắn như sau: từ mặt phẳng tận cùng dạng

phẳng: Hạng I (82%), Hạng II (10%), Hạng III

(8%); từ mặt phẳng tận cùng dạng bậc gần:

Hạng I (68%), Hạng III (26%), Hạng II (6%); từ

mặt phẳng tận cùng dạng bậc xa: Hạng I (75%)

> Hạng II (25%); không có sự chuyển đổi từ

tương quan bậc xa ở bộ răng sữa sang tương

quan hạng III ở bộ răng vĩnh viễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

tooth/arch dimensions in the primary dentition of preschool Jordanian children International Journal of Paediatric Dentistry, 13: 230-239

2 Angle EH (1907) Treatment of malocclusion of the teeth, edition 7 th Philadelphia, SS White Dental Manufacturing

3 Baume LJ (1950) Physiological tooth migration and its significance for the development of occlusion - The biogenetic course of the deciduous dentition J Dent Res, 29: 123-132

4 Bishara SE (1988) Changes in the molar relationship between the primary and permanent dentitions: a longitudinal study

Am J Orthod Dentofacial Orthop, 93(1): 19-28

5 Carlsen DB, Meredith HV (1960) Biologic variation in the selected relationship of opposing posterior teeth Angle Orthod, 30: 162-173

Longitudinal changes in the molar relationship from primary

to permanent dentition ConScientiae Saúde, 8(2): 171-176

7 Đống Khắc Thẩm & Hoàng Tử Hùng (2001) Khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi 17-27 Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM, 51-64

length in Angle Class III malocclusion between Nepalese and Chinese population Journal of Hard Tissue Biology, 17(2):

69-76

malocclusion in 6 year-old Icelandic children Acta Odontol Scand, 55: 398-402

11 Mateson SR, Kantor ML, Proffit WR (1982) Extreme distal migration of the mandibular second bicuspid The Angle Orthodontics, 52(1): 11-18

12 Nanda RS, Khan I, Anand R (1973) Age changes in the occlusal pattern of deciduous dentition J Dent Res, 52:

221-224

and mixed dentition Update in Pediatric Dentistry, 3(4)

của cung răng sữa dưới ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi Tạp chí Y học Tp.HCM, 11(2): 10-21

15 Onyeasoa CO, Isiekwe MC (2008) Occlusal changes from primary to mixed dentitions in Nigerian children Angle Orthodontist, 78(1): 64-66

16 Proffit WR, Fields HW (2007) Contemporary orthodontics 4th

edition Mosby, 100-102

Ngày đăng: 19/01/2020, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w