Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: Xác định được 1-2 giống bắp cải phù hợp cho trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; xác định được loại phân bón lá phù hợp trên cây bắp cải khi trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA NƠNG HỌC ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NƠNG NGHIỆP Đề tài: “So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ Lai Châu” Chun ngành đào tạo: Khoa học cây trồng Mã Số : 24100589 Người thực hiện: Trần Đức Phúc – Khóa 24 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thanh Hải Hà Nội 2016 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm phía Bắc của tỉnh Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 103.460,54 ha, dân số 75.615 người, tổng số lao động 41.138 lao động, trong đó diện tích đất trồng rau 806 ha, sản lượng đạt 6.980 tấn (Chi cục thống kê huyện Phong Thổ, số liệu thống kê năm 2015). Với địa hình chia cắt thành hai khu vực vùng thấp và vùng cao rõ rệt. Tại các xã vùng cao có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả ơn đới, á nhiệt đới. Tuy nhiên hiện nay người dân mới chỉ trồng rau chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình với năng suất và sản lượng thấp, chưa có sản phẩm để bán, đặc biệt là tại các xã vùng cao chưa phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu để trồng các loại rau bắp cải, súp lơ, su hào, cà chua, đậu Hà Lan đây là các loại rau có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng Cây bắp cải (Bassica oleracea L. Var. Capitata) thuộc họ thập tự, thích hợp với các vùng có điều kiện nhiệt độ trung bình 1520oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm dao động 5oC độ cao trên 800m (đạt năng suất và chất lượng tốt nhất), nhiệt độ trên 25oC bắp cải vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế (Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2008). Cùng với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp, trong những năm qua, nhiều giống bắp cải tốt như: KK Cross, NS Cross, Thúy Phong, Sakata No70 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây bắp cải sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu trồng giống bắp cải Trung Quốc khơng rõ nguồn gốc và cây con giống mua ở chợ về trồng, việc này dẫn đến nhiều rủi ro cho người dân như chất lượng cây giống khơng tốt, chưa đánh giá, xác định được giống có hiệu quả kinh tế cao đối với người trồng rau Hiện nay trên địa bàn huyện Phong Thổ người dân mới chỉ trồng bắp cải chính vụ (tháng 112 năm sau),vụ này có giá trị kinh tế khơng cao, do bắp cải được vận chuyển từ dưới các tỉnh đồng bằng lên nhiều, do đó giá rẻ. Ngược lại, nếu tận dụng được lợi thế của vùng về khí hậu với nền nhiệt độ thấp, để trồng bắp cải trái vụ sẽ tăng thêm thu nhập cho người dân do vụ này các tỉnh đồng bằng có nền nhiệt độ cao hơn nên khơng trồng được. Tuy nhiên để trồng được bắp cải trái vụ có hiệu quả kinh tế cao, cần chọn được giống bắp cải phù hợp (chịu nhiệt, cuốn chặt, chất lượng cao ) Mặt khác người dân địa phương mới quan tâm tới phân bón đa lượng, phân vi lượng ít hay khơng quan tâm. Để giúp cây bắp cải sinh trưởng và phát triển tốt nhằm tăng năng suất chất lượng ngồi giống chịu nhiệt có thể cải thiện bằng sử dụng phân bón lá. Tuy nhiên để tăng hiệu quả của việc dùng phân bón lá trên cây bắp cải cần lựa chọn được loại phân bón lá phù hợp Để đánh giá và lựa chọn được một số giống bắp cải tốt, đồng thời xác định được loại phân bón lá phù hợp cho người trồng rau trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thì việc thực hiện đề tài: “So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ Lai Châu” là cần thiết trong thực tiễn sản xuất nơng nghiệp tại địa phương. 1.2. Mục đích và u cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Xác định được 12 giống bắp cải phù hợp cho trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Xác định được loại phân bón lá phù hợp trên cây bắp cải khi trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu 1.2.2. u cầu Theo dõi đặc điểm nơng sinh học của 05 giống bắp cải thời gian sinh trưởng, số lá, sự hình thành bắp cải, năng suất để so sánh tiềm năng năng suất và hiệu quả gieo trồng tại Phong Thổ Lai Châu trong vụ thu đơng và xn hè Đánh giá hiệu quả của 03 loại phân bón lá đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây bắp cải PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Giới thiệu về cây rau bắp cải 2.1.1 Nguồn gốc: Bắp cải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Bắp cải được phát triển từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục để ngăn chặn chiều dài các giống. Một số nghiên cứu đã mơ tả bắp cải hoang dại là bố mẹ của bắp cải đang được trồng hiện nay. Nó là cây lâu năm, thân phân nhánh, các lá dưới có cuống, các lá trên khơng có cuống, khơng hình thành bắp Bắp cải được giới thiệu ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Nó có thể được di thực từ Trung Quốc và được phổ biến rộng rãi Việt Nam. Bắp cải được trồng trong vụ đơng Xn các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Ngun. Bắp cải có nguồn gốc ơn đới, nhiệt độ xn hóa là 1 10°C trong khoảng 15 30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống. Do đặc điểm như vậy nên sản xuất hạt bắp cải ở Việt Nam là rất khó khăn. Trừ những giống chịu nhiệt có thể để giống trên các vùng núi cao như Sapa, Sin Hồ 2.1.2. Phân loại: Bắp cải được có hệ thống phân loại thực vật như sau: Giới (regnum): Plantae Ngành ( diviso): Magnoliophyta Lớp (class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Brassicales Họ (familia): Brassicaceae Chi (genus): Brassica Lồi (species): B.oleracea Nhóm (group): Capitata Bắp cải (Brassica oleracea var. Capitata L.; n=9). Bắp cải có 3 loại: Bắp cải trắng: Loại này rất có giá trị Châu Âu và các nước Châu Á, được dùng trong sản xuất với diện tích lớn, loại này thường có thời gian sinh trưởng ngắn, cuốn bắp sớm, chất lượng ngon Bắp cải đỏ: loại này mới được trồng ở Việt Nam, ở các nước nó được dùng để làm xalat, thời gian sinh trưởng dài Ngồi ra còn loại bắp cải dùng cho chế biến: thích hợp với các vùng núi cao, tuy nhiên ở Việt nam chưa được chú trọng trồng loại giống này Bắp cải xoăn: Loại này chưa được trồng Việt Nam. Lá của loại này thường xoăn, xốp và nổi gờ. (Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001)) 2.1.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây rau bắp cải Người xưa có câu : “Cơm khơng rau như đau khơng thuốc”. Câu nói đó cho thấy rau là loại thực phẩm khơng thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, đặc biệt là đối với người Châu Á và người Việt Nam * Thành phần dinh dưỡng Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g bắp cải ăn được Thành phần Đơn vị Giá trị Tỷ lệ thải bỏ % 10,0 Năng lượng Kcal 29,0 Nước G 90,0 Protein G 1,8 Lipid G Glucid G 5,4 Cellulose G 1,6 Tro G 1,2 Calci Mg 48 Phosphor Mg 31 Sắt Mg 1,1 Betacaroten Mcg 280 B1 Mg 0,06 B2 Mg 0,05 PP Mg 0,4 C Mg 30 Nguồn: Viện dinh dưỡng năm 2000 Các chất dinh dưỡng nói trên rất cần cho cơ thể con người. Muốn tăng được hàm lượng các chất trên cần có sự tác động của con người như chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt tốt * Giá trị kinh tế và sử dụng: Bắp cải được coi là vị thuốc của người nghèo, nó đã được dùng để trị bệnh thiếu chất tươi, chậm tiêu, táo bón, lt dạ dày và các bệnh ngồi da như mụn nhọt, ngay cả bệnh giời leo (zonna) Tác dụng trị bệnh đau dạ dày của bắp cải đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và xác nhận. Các cuộc khảo sát cho thấy kết quả trị loét dạ dày tá tràng bằng nước ép bắp cải là hơn một nửa số ca khỏi bệnh sau 3 tuần điều trị Hoạt chất trị lành vết loét dạ dày là sinh tố U, một hợp chất có lưu huỳnh, methylmethiomin sulfomium Chất đưa vào công nghiệp trong những năm thế kỷ XX, dưới tên đặc chế Epadyn U. Ngày nay người ta đã tổng hợp được chất này mà khơng cần chiết xuất từ bắp cải nữa. đối với người Việt Nam chúng ta, bắp cải tươi có sẵn quanh năm nên việc ép nước khơng khó khăn, có thể tự làm lấy dễ dàng Một vài thử nghiệm khác cho thấy, bắp cải làm giảm q trình đồng hóa glucid và làm giảm lượng đường huyết. Ngồi ra bắp cải có ít chất đường nên có thể dùng cho người bị bệnh đái tháo đường Bắp cải có khả năng sinh nhiệt thấp, lại có axit tartronic, một chất dùng để trị bệnh béo phì Người xưa thường lấy lá bắp cải, bỏ xương lá và làm dập nát rồi đắp vào mụn nhọt, vết thương. Nhờ vậy vết thương khơng làm độc và hết mủ. Người ta cũng dùng lá giã nát để đắp lên vết giời leo Theo giáo sư Paul Talaluy ( trường đại học Hopkin Mỹ) thì trong cơ thể có 2 loại enzim. Loại thứ nhất có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác nhân gây ung thư. Loại thứ 2 ức chế tác nhân gây ung thư làm cho chúng khơng còn độc tính. Trong cơ thể khỏe mạnh có sự qn bình giữa hai loại enzim này. Ơng cũng tìm thấy chất sulfographan trong một số cây thuộc họ cải (cruciferal): bắp cải, su hào, xà lách, cải xơng. Sulfographan ngăn cản phát triển khối u bằng cách hoạt hóa các enzim loại thứ 2. Người bệnh ung bướu nên dùng bắp cải. (Sơn, Hơ, Thanh, Thái, Bui Thi and Moustier, Paul (2003)) Tại Trung Quốc, bệnh ung thư vú rất hiếm thấy ở những vùng dân cư ăn nhiều rau cải. Trong phòng thí nghiệm, những con vật ăn nhiều rau cải bị cố tình gây ung thư vẫn khỏe mạnh và khơng mắc bệnh 2.1.4 Sinh trưởng và phát triển cây rau bắp cải Về sinh trưởng và phát triển của bắp cải có thể chia làm 4 thời kỳ: *Thời kỳ cây con: Cây con bắp cải nằm trọn trong thời gian vườn ươm. Thời gian ở vườn ươm tốt nhất nên chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian sinh trưởng, khơng nên kéo dài hơn. Cây giống già làm ảnh hưởng đến năng suất từ 15 20%. Sau khi gieo được 25 30 ngày ở vụ chính hầu hết các cây giống đều đạt từ 5 6 lá, một vài giống đạt 8 9 lá. Vào mùa sớm, nhiệt độ cao, cây sinh trưởng khó khăn nên thời gian vườn ươm từ 35 40 ngày. Khối lượng cây con ở thời kỳ này chiếm 1/100 1/300 cây trưởng thành. Sau khi gieo 3 4 ngày, hầu hết các giống đều mọc khỏi mặt đất. Sau khi gieo 7 10 ngày có lá thật thứ nhất, sau khi gieo 15 ngày, hầu hết các giống có tốc độ ra lá lớn nhất, sự khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào giống từ 0,38 0,68 lá/ngày *Thời kỳ trải lá (trải lá bàng): Sau khi trồng được 30 35 ngày, các giống đều trải lá; thời kỳ này vô cùng quan trọng đối với đời sống cây bắp cải. Khi cây trải lá, số lá trên cây tăng lên không ngừng, diện tích ngồi tán lá cây khơng ngừng tăng trưởng Đây là thời kỳ tạo cơ sở vật chất cho bắp cuốn. Thời kỳ tr ải lá, lá rộng, song song với mặt đất. Tốc độ tăng diện tích lá nhanh nhất là sau khi trồng được 55 60 ngày. đây là thời điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng trọt, cần chú ý tới độ ẩm và chất dinh dưỡng Những cây có đường kính tán to, đều, đường kính tán cây trung bình đạt từ 50 70 cm là những giống tốt. Thời gian trải lá từ 10 15 ngày, trong thời kỳ này cây tiếp tục trải lá đồng thời với cuốn bắp *Thời kỳ cuốn: Khi đường kinh tán cây và số lá ngồi đạt đến trị số cực đại thì cây bắt đầu cuốn. Thời kỳ này quyết định năng suất cao hay thấp, nên người sản xuất đặc biệt quan tâm và tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Khi cuốn, lá ở đỉnh sinh trưởng cuộn vào phía trong, tạo thành khn bắp ban đầu, sau đó những đỉnh lá phía trong tiếp tục hình thành và lớn lên làm cho bắp lớn dần cho đến khi đạt tới tốc độ lớn của giống. Sau trồng 55 60 ngày, tốc độ ra lá, đường kính hoa thị khơng có sự sai khác lớn giữa các giống, khi đó các giống chín sớm bắt đầu Các giống trung bình và giống muộn tiếp tục sinh trưởng một thời gian cho tới khi đường kính hoa thị đạt cực đại thì cuốn bắp. Sau thời điểm cuốn bắp từ 10 15 ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì khối lượng bắp có thể tăng 50 70% so với khối lượng vốn có của giống Khi chín thương phẩm hình dạng bắp, kích cỡ bắp, khối lượng bắp khác nhau chủ yếu do giống và kỹ thuật trồng trọt *Thời kỳ ra hoa kết quả: Bắp cải là cây 2 năm nên khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ánh sáng, cây qua giai đoạn xn hóa và giai đoạn ánh sáng. Sau khi cuốn bắp sang năm thứ hai, thân trong vươn cao làm nứt bắp (gọi là ngồng) thân chính tiếp tục vươn cao. Trên thân chính và các nhánh đều có hoa, hoa quả tập trung vào các tháng 3,4. Nhiệt độ cho nụ hoa phát triển tốt trong khoảng 20 C vào tháng 5 quả chín và kết thúc thời kỳ sống từ hạt đến hạt của cây cải bắp 2.1.5 u cầu điều kiện sinh thái của cây bắp cải *Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành bắp là 15 20 C, nhiệt độ trên 0 25 C và nhỏ dười 10 C đều làm giảm sự sinh trưởng của cây rau bắp cải, tuy nhiên bắp cải vẫn duy trì sinh trưởng thậm chí – 10 C với các giống chịu sương giá. Riêng các giống chịu nhiệt của Nhật Bản có thể sinh trưởng tốt và 0 hình thành bắp thậm chí ở nhiệt độ 4 C đến 5 C. đặc biệt ở giai đoạn này bắp cải rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu trong thời gian sinh trưởng bắp cải gặp nhiệt độ thấp từ 2 12 C thì cây sẽ khơng hình thành bắp mà chuyển sang giai đoạn xn hóa và ra hoa ngay khi cây còn bé *Nước: Bắp cải có bộ lá lớn nên hệ số thốt hơi nước rất lớn. Kết quả nghiên cứu cho biết sự thốt hơi nước ban ngày lớn hơn ban đêm 16 lần và vào khoảng 10g nước/1h/1 đơn vị diện tích lá (m ). đặc biệt ở thời kỳ hình thành bắp cây u cầu 80 85% độ ẩm đồng ruộng. Trong giai đoạn này nếu khơng đảm bảo đủ ẩm sẽ dẫn đến hiện tượng bắp nhỏ và nhiều xơ, giảm năng suất và chất lượng *Ánh sáng: Bắp cải là cây ưa sáng, đặc biệt ở giai đoạn đầu sinh trưởng, cường độ ánh sáng khoảng 20.000 22.000 lux là thích hợp nhất cho bắp cải. Thời gian chiếu sáng từ 10 12 h/ngày đêm kết hợp với ánh sáng đủ sẽ làm cho cây sinh trưởng bình thường và cho năng suất cao. Tuy nhiên ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học người ta đã chọn được các giống có thể cho thu hoạch cao thích hợp cho nhiều thời vụ trồng trong 1 năm. Ở Việt Nam với việc sử dụng các giống bắp cải lai của Nhật Bản đã có thể cho sản xuất bắp cải phục vụ cho thị trường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau *Đất và chất dinh dưỡng: Bắp cải có thể trồng trên tất cả các loại đất nếu đảm bảo đủ ẩm. Nên trồng bắp cải trên đất phù sa, tiêu nước tốt, màu mỡ và giữ ẩm Các giống sớm thích hợp với đất nhẹ, còn các giống muộn thích đất nặng hơn và giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt. Trên đất nặng sinh trưởng của bắp cải tuy có chậm hơn nhưng chất lượng sản phẩm đạt cao hơn. độ pH đất thích hợp cho bắp cải là 6,0 6,5, hầu hết các giống bắp cải đều chịu được đất mặn N: làm tăng nhanh số lá, quyết định năng suất thương phẩm, u cầu N suốt trong q trình sinh trưởng P: có tác dụng làm bắp cuốn sớm hơn, thời kỳ cuốn bắp tăng cường bốn phân lân, lân làm tăng khối lượng bắp K: là yếu tố cần thiết sau N, tăng hiệu suất quang hợp và tích lũy chất khơ 2.1.6. Thời vụ trồng bắp cải: * Đơng Xn: Gieo sớm: Vào tháng 10 – 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 1. Bắp cải trồng chủ yếu trên đất có cơ cấu nhẹ, thốt nước tốt và khơng bị ngập bị ngập úng. Canh tác vụ này đỡ cơng tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng suất thấp Gieo chính vụ: Vào tháng 11 12 và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch (Tết Ngun đán). đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và đánh luống thốt nước tránh ngập úng. Cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh Gieo muộn: Vào tháng 12 1, trồng tháng 1 2 và thu hoạch vào tháng 3 4 dương lịch, vì trời khơng mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho bắp cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ * Hè Thu: Vụ hè Thu gieo tháng 4 5 thu hoạch vào tháng 7 dương lịch, vụ này có mưa nhiều nên giảm được cơng tưới nước, nhưng sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn 2.1.7 Các giống trồng phổ biến: Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ K.K.cross: Là giống lai F1của Nhật được trồng phổ biến vùng đồng bằng các tỉnh phía Nam từ lâu đời, thời gian thu hoạch 75 85 ngày, năng suất bình quân 30 – 40 tấn/ha Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ trồng đến thu hoạch 75 85 ngày, năng suất bình quân 30 40 tấn/ha Asia cross: Giống lai F1 nhập nội, giống thu hoạch chậm hơn K.K.cross 3 5 ngày, nhưng năng suất khá 2.1.8 Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Chuẩn bị cây con: Lượng hạt giống cần thiết để cung cấp đầy đủ cho 500 m2 đất trồng là 25g. Gieo hạt trong bầu đất hay gieo trên liếp ươm có khả năng tiết kiệm ½ lượng hạt giống Chú ý : Xử lý cây con trong vườn ươm * Chuẩn bị đất: 10 Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi đình Dinh, 1998) Theo số liệu được cơng bố, hiệu xuất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá cho năng suất lúa tăng 1,5 lần so với dựng phân bón qua gốc và gấp 3,3 lần khi khơng dùng phân bón. Khi sử dụng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng hơn, chịu được sâu bệnh, khơng làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân hố học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và hơn, tỉ lệ gạo gãy khụng đáng kể, làm cho gạo Philippin phù hợp với thị trường quốc tế hơn (Hồng Hải, 2000) 2.3.3.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới chính thức đề cập văn pháp qui Nhà nước (Nghị định 113/2003/NĐCP ngày 07/10/2003 và các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT) Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón lá ngồi cug cấp chất dinh dưỡng cho cây còn bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng rau ăn lá đặc biệt là rau cải bắp. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón lá cho cây rau là rất cần thiết ( Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi đình Dinh, 1998) Tính đến tháng 12 năm 2012 trong danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có 7.711 các loại phân bón, trong đó có 4.683, loại phân bón lá, chiếm 60,1% tổng số các loại phân bón (Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ, Cao Kỳ Sơn) Bộ mơn sinh lý thực vậtTrường đại học Nơng nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và tạo được chế phẩm bón lá, kích thích sinh trưởng cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất. Chế phẩm dạng bột gồm ơ NAA dưới dạng hồ tan trong nước là nguồn auxin bổ xung cho nguồn nội sinh, một số ngun tố vi lượng cần thiết như B, Cu, Zn còn có thêm một 31 lượng nhỏ ngun tố đa lượng N, P, K. Phun chế phẩm này đã làm tăng q trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng (Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2002)) Theo đường Hồng Dật (2003), bón qua lá phát huy hiệu lực nhanh, tỉ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức độ cao 90 95%, trong khi đó bón qua đất cây chỉ sử dụng được 40 45 %. Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc 30 cm/h do đó năng lực hấp thu dinh dưỡng qua lá cũng cao hơn gấp 8 10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ (Trần đại Dũng, 2004) Theo Hồng Ngọc Thuận (2006) cho biết phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các ngun tố đa, trung và vi lượng với 20 axit amin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loại cây trồng. đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomior đã thể hiện tác dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả năng ra hoa, tăng khả đậu quả, tăng khối lượng và phẩm chất quả trên cây có múi ( Phùng Nguyệt Hồng (2007)) Trung tâm cơng nghệ tinh chế Viện cơng nghệ xạ hiếm đã sản xuất thành cơng phân vi lượng đất hiếm bón lá (DH1). DH1 có tác dụng bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng đặc biệt là vào các giai đoạn cây bị khủng hoảng dinh dưỡng. Tăng cường sức chống chịu của cây con với các điều kiện bất thuận (hạn, rét…). Loại phân này dùng trên tất cả các loại cây trồng khác nhau như rau xanh, cây ăn quả, dâu tằm, cây công nghiệp ( Phùng Nguyệt Hồng (2007)) Khi phun phân bón DH1 cho cây chè thì năng xuất búp tăng 20,5 38,4 %, tỷ lệ búp loại A tăng 33 %. Tại đoan Hùng Phú Thọ, phân DH1 được sử dụng với một số cây trồng như chuối tiêu, đậu đỗ, bí, mướp, và một số loại rau khác. DH1 phun vào 3 giai đoạn: trước ra hoa, ra hoa quả non và trước thu hoạch 7, 10, 15 ngày. Kết quả cho thấy năng suất tăng 25 30% so 32 với đối chứng. Tại Lâm đồng, Trung tâm khuyến nông Lâm đồng đã thử nghiệm và cho kết quả khả quan trên các giống cây trồng. Với cây cà chua khi phun 26 ml DH1cho năng suất 614 tạ/ha tăng 13,74 % so với đối chứng, phun 36 ml cho năng suất 717,9 tạ/ha tăng 32,99 % so với đối chứng. đối với dâu tây, khi phun 26 ml DH1 sản lượng đạt 1,21 tạ/ha tăng 7,07 % so với đối chứng, trong khi đó tỷ lệ quả loại 1 đạt 52,12 %. Khi phun 36 ml DH1 sản lượng đạt 1,53 tạ/ha tăng 35,49 % so với đối chứng, trong khi đó quả loại 1 đạt 52,2 %. (Sở KH&CN Vĩnh Phúc (2006)) Thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết giữa Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH & CN) và Viện Ngiên cứu Chiến lược Hungary (thông qua tiểu ban hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam Hungary), Trung tâm sinh học thực nghiệm (Viện Ứng dụng Công nghệ) đã và đang thực hiện dự án: “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón lá Bio hunnia có thành phần chiết xuất từ thực vật”, giai đoạn 20072009. Mục tiêu của dự án là: Đánh giá được tiềm năng kích thích sinh trưởng và khả năng khai thác ngun liệu của một số lồi thực vật có chứa axit hữu cơ phục vụ phát triển các loại phân bón hữu cơ trong tương lai, lựa chọn phụ gia thay thế và phát triển kỹ thuật gia cơng, tạo dạng phân bón có chứa thành phần chiết xuất từ thực vật gia cơng nhằm hạ giá thành sản phẩm; đề xuất quy trình sử dụng phân bón lá Bio hunnia đối với một số loại cây trồng Việt Nam (Ngơ Quang Vinh & cs, 2002) Năm 2007, dự án đã triển khai sử dụng phân bón Bio hunnia (do cơng ty Hunnia Zholding, Hungary cung cấp) trên diện hẹp đối với cây dưa hấu, cà chua và súp lơ. Riêng với đối với dưa hấu, từ đầu năm 2008, đã triển khai sử dụng phân bón trên diện rộng (5000 m ) xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy, việc sử dụng phân bón lá Biohunnia đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, tăng khả năng chống lại bệnh héo xanh và chống chịu thời tiết bất lợi, năng suất tăng từ 26,3 30 % (tuỳ vào nồng độ sử dụng), độ Bric (tạo vị ngọt) của dưa hấu cao hơn so với đối chứng. Qua tính tốn cho thấy, lãi suất khi trồng dưa hấu có sử dụng phân bón Biohunnia cao hơn đối chứng khoảng 22 triệu đồng/ha. (Ngơ Quang Vinh & cs, 2002) 33 Theo Nguyễn Thị Thuận (2007), phân bón hữu cơ vi sinh Việt Séc có tác dụng làm cho bắp cải sinh trưởng phát triển tốt: bắp chặt hơn, đường kính bắp to hơn từ 0,9 1,2cm, khối lượng bắp nặng hơn từ 0,18 0,3 kg/bắp so với cơng thức đối chứng, làm tăng năng suất bắp cải từ 5,5 10 tấn/ha ( tương ứng từ 12,7 22,8%), lãi suất tăng từ 3.840.000 16.400.000 đồng/ha Chất lượng bắp cải tốt hơn, hàm lượng nitrate giảm từ 12,2 21,4 mg/kg, hàm lượng đưởng tổng số tăng từ 0,22 0,23%, hàm lượng vitamin C tăng từ 1,98 2,2 mg/kg so với cơng thức đối chứng. Ngồi ra tính chất nơng hóa đất được duy trì, một số chỉ tiêu cũng có xu hướng tăng nhẹ, đất giữ ẩm tốt hơn Phân sinh học Bioplant và Proplant được thực hiên cho mơ hình sản xuất cây bắp cải vụ đơng năm 2006, địa điểm áp dụng tại HTX dịch vụ nơng nghiệp Tam Cường, xã An đức, huyện Ninh Giang., qui mơ thực hiện: 2 ha, có 72 hộ nơng dân tham gia. Kết quả cho thấy, với diện tích bắp cải được phun phân bón lá sinh học phát triển tốt hơn, cây đồng đều hơn, ít sâu bệnh hơn Bắp cải có bón phân Bioplant và Proplant đạt 1.400 1.450 kg/sào. Năng suất cao hơn 10 12% so với đối chứng đạt 1.250 1.300 kg/sào. Hàm lượng nitrate (NO3 ) và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn so với bắp cải trồng bón phân hố học. (Ngơ Quang Vinh & cs, 2002) PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Các giống bắp cải Giống bắp cải Thúy Phong (nguồn gốc Đài Loan) Giống bắp cải KK. Cross (nguồn gốc Nhật Bản) Giống bắp cải Tre Việt 68 (nguồn gốc Nhật Bản) Giống bắp cải Sakata No 70 (nguồn gốc Nhật Bản) Giống bắp cải Kinh Phong (nguồn gốc Trung Quốc đối chứng) 3.1.2. Các loại phân bón lá 34 Phân bón Seaweed – Extra (thành phần: N: 7%; P2O5: 4%; K2O: 15%; B: 250 ppm; Mn: 250 ppm; Zn: 280 ppm; Cu: 12 ppm; Mo: 7 ppm; Fe: 120 ppm) Phân NPK Yzuka 03 (thành phần: N: 10%; P2O5: 3%; K2O: 5%; B: 100 ppm; Zn: 250 ppm; Mn: 300 ppm; Cu: 100 ppm) Siêu lân (thành phần: N: 10%; P2O5: 60%; K2O: 5%; B: 1.00 ppm; Zn: 250 ppm; Mn: 300 ppm; Cu: 100 ppm) 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Thời gian: + Vụ thu đơng tháng 8 11/2016 (gieo đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8) + Vụ xn hè tháng 25/2017 (gieo cuối tháng 2, trồng giữa tháng 3) 3.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 5 giống bắp cải trồng ở vụ sớm và vụ muộn tại xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bắp cải Kinh Phong (là giống đang được trồng phổ biến tại địa phương) trong hai vụ thu đơng năm 2016 và xn hè năm 2017 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm a. Thí nghiệm 1: Có 5 giống tham gia thí nghiệm bố trí trồng thu đơng năm 2016, (gieo tháng 7, trồng – thu hoạch: tháng 8 10/2016) Cơng thức thí nghiệm có 5 giống tham gia: CT1: Giống bắp cải Thúy Phong CT2: Giống bắp cải KK. Cross CT3: Giống bắp cải Tre Việt 68 CT4: Giống bắp cải Sakata No 70 CT5: Giống bắp cải Kinh Phong (đối chứng) Bố trí thí nghiệm: 35 Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp lại. Diện tích ơ thí nghiệm là 6,5m2 (5m x 1,2 m), rãnh giữa các luống rộng 0,3m. Diện tích nghiên cứu là 135m2. Lên luống cao 30 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc là 30cm, mỗi ơ thí nghiệm trồng 2 hàng, khoảng cách trồng: cây x cây 35cm, hàng x hàng 45 cm NL 1 NL 2 NL 3 CT 2 CT 5 CT1 CT 1 CT 4 CT5 CT 3 CT 1 CT4 CT 4 CT 3 CT2 CT 5 CT 2 CT3 b. Thí nghiệm 2: Có 5 giống tham gia thí nghiệm bố trí trồng ở vụ xn hè năm 2017, (gieo đầu tháng 3, trồng – thu hoạch tháng 3 5/2017) Cơng thức thí nghiệm có 5 giống tham gia: CT 1: Giống bắp cải Thúy Phong CT 2: Giống bắp cải KK. Cross CT 3: Giống bắp cải Tre Việt 68 CT 4: Giống bắp cải Sakata No 70 CT 5: Giống bắp cải Kinh Phong (đối chứng) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm là 6,5m2 (5m x 1,2 m), rãnh giữa các luống rộng 0,3m. Diện tích nghiên cứu là 135m2 Lên luống cao 30 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc là 30cm, mỗi ơ thí nghiệm trồng 2 hàng, khoảng cách trồng: cây x cây 35cm, hàng x hàng 45 cm NL 1 NL 2 NL 3 CT 2 CT 5 CT1 CT 1 CT 4 CT5 CT 3 CT 1 CT4 CT 4 CT 3 CT2 CT 5 CT 2 CT3 36 Lượng phân bón (áp dụng theo định mức sản xuất bắp cải an tồn tại Quyết định số 3073/QĐBNNKHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nơng nghiệp và PTNT), cụ thể: + Phân Đạm u rê 200 kg/ha + Phân Lân Super 300 kg/ha + Phân Kali clorua 120 kg/ha + Phân Hữu cơ sinh học: 2. 000 kg/ha Cách bón + Bón lót tồn bộ lượng phân hữu cơ sinh học, phân lân và 20% phân đạm, 20% phân Kali + Bón thúc lần 1 (sau trồng 15 ngày) 20% phân đạm, 20% phân Kali + Bón thúc lần 2 (thời kỳ trải lá bàng) 30% phân đạm, 30% phân Kali + Bón thúc lần 3 (bắt đầu vào cuốn) 20% phân đạm, 20% phân Kali c. Thí nghiệm 3: Có 3 loại phân tham gia thí nghiệm trên giống bắp cải Kinh Phong (là giống đang được trồng phổ biến ở địa phương), bố trí trồng ở vụ thu đơng năm 2016 (trồng tháng 8) và xn hè năm 2017 (trồng tháng 3), đối chứng là khơng dùng phân bón lá, chỉ phun nước lã Cơng thức thí nghiệm CT1: Phun nước lã (Đối chứng) CT2: Seaweed – Extra CT3: Phân NPK Yzuka 03 CT4: Siêu lân Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm là 6,5m2 (5m x 1,2 m), rãnh giữa các luống rộng 0,3m. Diện tích nghiên cứu là 108,5m2. Lên luống cao 30 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc là 30cm, mỗi ơ thí nghiệm trồng 2 hàng, khoảng cách trồng: cây x cây 35cm, hàng x hàng 45 cm NL 1 NL 2 NL 3 CT2 CT4 CT3 CT1 CT2 CT4 CT3 CT3 CT1 37 CT 4 CT1 CT2 Tiến hành phun sau khi trồng 15 ngày, phun đẫm tồn bộ lá vào buổi sáng khi lá khơng còn ướt sương, định kỳ 15 ngày/lần Các loại phân bón lá pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, cụ thể: + Phân bón Seaweed – Extra: pha 10gr/ bình 16 lít nước. + Phân NPK Yzuka 03: pha 20gr/ bình 16 lít nước + Siêu lân: pha 10gr/ bình 16 lít nước 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá * Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển Ngày trồng (ngày): trồng khi cây con có 56 lá thật: quan sát, đếm số lá giữa các giống Động thái tăng số lá (ngày/lá): từ giai đoạn cây con – trải lá bàng: quan sát, đếm số ngày/lá xuất hiện Ngày trải lá bàng (ngày): khi có 50% số cây/ơ thí nghiệm giai đoạn trải lá bàng: quan sát, đếm số cây Động thái tăng đường kính tán cây (cm): tính từ giai đoạn trải lá bàng: đo 2 đường vng góc qua tâm cây, lấy giá trị trung bình, đo 1 tuần/lần Hình thái lá ngồi (tính điểm): giai đoạn trải lá bàng, đánh giá bằng cách cho điểm: Elip đứng = 1 điểm; Ơ van đứng = 2 điểm; Tròn = 3 điểm; Elip ngang = 4 điểm; Hình trứng ngược = 5 điểm: quan sát trên lá ngồi đã phát triển đầy đủ của các cây trên ơ Ngày bắt đầu cuốn bắp (ngày): khi khoảng 50% số cây trên ơ bắt đầu cuốn bắp: quan sát, đếm các cây trên ơ Động thái tăng đường kính bắp (cm): giai đoạn cây cuốn, đo 2 đường vng góc qua tâm bắp, lấy giá trị trung bình, 1 tuần/lần Khối lượng cây (kg) khi thu hoạch: cắt sát đất sau đó cân cả cây, mỗi lần nhắc lấy số liệu của 10 cây và giá trị trung bình Khối lượng bắp (kg) khi thu hoạch: lược bỏ các lá khơng cuốn, cân khối lượng bắp của 10 cây mẫu. Lấy số liệu của 10 bắp trên mỗi ơ và giá trị trung bình 38 Hình dạng bắp theo mặt cắt dọc (tính điểm): Elip hẹp ngang = 1 điểm; Elip ngang = 2 điểm; Tròn = 3 điểm; Elip đứng = 4 điểm; Hình trứng ngược = 5 điểm; Ovan đứng = 6 điểm; Ovan có góc đầu bắp = 7 điểm: cắt đơi chiều dọc của 10 bắp và quan sát Chiều cao bắp (cm): khi thu hoạch, đo tại vị trí cao nhất của bắp, lấy số liệu của 10 bắp và giá trị trung bình Đường kính bắp (cm): Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của bắp, thực hiện trên 10 cây mẫu Mầu của lá trong bắp (tính điểm): Giai đoạn chín thu hoạch, xem màu của lá thứ 7 tính từ lá bắp ngồi cùng giai đoạn chín thu hoạch, sau đó cho điểm: Trắng = 1 điểm; Vàng = 2 điểm; Xanh = 3 điểm; Tím = 4 điểm Tỉ lệ bắp cuốn (%): Giai đoạn chín thu hoạch, phương pháp đánh giá bằng cách tính số bắp cuốn/tổng số cây x 100 Độ chặt của bắp (g/cm3): Giai đoạn chín thu hoạch, phương pháp đánh giá bằng cách tính cơng thức: P=G/H x D2x0,523, trong đó G: khối lượng bắp (g); H: chiều cao bắp (cm); D: đường kính P = g/cm 3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt) và 0.523 là hệ số quy đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu. (P càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt) Thời gian sinh trưởng (thời gian từ gieo đến thu hoạch, tính bằng ngày): quan sát ngày có 50% số cây/ ơ thu hoạch được Chiều cao và đường kính thân trong (cm): Đo từ đáy bắp đến hết thân chính trong bắp. Phương pháp đánh giá bằng cách cắt dọc bắp, đo phần thân trụ từ đáy bắp đến hết thân chính trong bắp Chiều cao thân ngồi (cm): Phương pháp đánh giá bằng cách cắt dọc bắp, đo từ mặt đất đến hết tầng lá bao ngồi cùng Năng suất bắp (kg/ơ): Phương pháp đánh giá bằng cách tính khối lượng bắp trên ơ, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy Tỷ lệ bắp bị nứt (%): Phương pháp đánh giá bằng cách đếm số bắp xuất hiện vết nứt từ giai đoạn cuộn đến khi thu hoạch * Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 39 Các bệnh thối nhũn bắp cải, đốm lá vi khuẩn, thối hạch, đốm vòng: thời điểm đánh giá sau trồng 30, 45 và 60 ngày, đánh giá bằng cấp bệnh, cụ thể: Cấp 1: 5% đến 25% diện tích lá bị hại; Cấp 7: >25% đến 50% diện tích lá bị hại; Cấp 9: >50% diện tích lá bị hại Các loại sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, (con/m 2): thời điểm đánh giá sau trồng 30, 45 và 60 ngày. Quan sát và đếm trực tiếp số lượng sâu và phân từng pha phát dục của sâu có trên từng cây trong điểm điều tra Các loại bọ nhảy sọc cong, rệp, nhện hại: thời điểm đánh giá sau trồng 30, 45 và 60 ngày, phân cấp hại: Bọ trĩ, rệp Nhện hại (% cây) (% cây) Nhiễm nhẹ 15 – 30 Nhiễm tr.bình Nhiễm nặng Cấp hại Mất trắng Bọ nhảy (tính % cây hoặc con/m2) (% cây) (con/m2) 10 – 20 15 – 30 10 – 20 > 30 – 60 > 20 – 40 > 30 – 60 > 20 – 40 > 60 > 40 > 60 > 40 Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất) 3.5. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, chương trình IRRISTAT 4.0 và các biện pháp xử lý thống kê thơng dụng 40 IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chọn được 1 giống bắp cải trồng trái vụ phù hợp tại Phong Thổ sau hai vụ đánh giá Chọn được loại phân bón lá có ảnh hưởng vượt trội khi phun cho 1 giống bắp cải cụ thể 41 V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TT NỘI DUNG THỜI GIAN Xây dựng và bảo vệ đề cương Xây dựng thí nghiệm và thu thập số liệu Tiến hành thí nghiệm Báo cáo tiến độ Tháng 910/2016 Tháng 910/2016; 25/2017 Tháng 910/2016; 25/2017 Tháng 6/2017 Xử lí số liệu và viết luận văn sơ bộ thơng qua giáo viên hướng dẫn Thẩm định Luận văn Tháng 7 8/2017 Tháng 9/2017 42 Hoàn chỉnh và nộp Luận văn Tháng 10/2017 Bảo vệ Luận văn Tháng 10/2017 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN TS. Vũ Thanh Hải Trần Đức Phúc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. FAO, 1998 2. FAO, 2000 3. Đường Hồng Dật (2003), Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, Nhà xuất bản NN, tr 94 4. Trần đại Dũng (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống mận chín sớm huyện Gia Lộc, Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp, đại học Nơng Lâm Thái Ngun 5. Hồng Hải (2000), Luận án Tiến sỹ sinh học, ST Petersburg, đại học Nơng lâm Thái Ngun 43 6. Phùng Nguyệt Hồng (2007), Dự án “kết hợp cải cách giáo dục và phát triển cộng đồng”, đH Cần Thơ 7. Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi đình Dinh (1998), “Sử dụng chế phẩm phân bón qua lá một tiến bộ sử dụng phân bón ở Việt Nam” Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện TNNH, NXB NN, quyển 3, tr 511 519 8. Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2002), Giáo trình sinh lý thực vật, NxB NN, Hà Nội 9. Nguyễn Hạc Thúy (2001), Cẩm nang sử dụng chất dinh dưỡng cây trồng và phân bón cho năng suất cao, NxB NN, Hà Nội 10. Nguyễn Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng, NXB NN TPHSSSCM 11. Trần Khắc) Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001), “Sổ tay người trồng rau”, nhà xuất bản nơng nghiệp, Hà Nội 12. Nguyễn Thị Thuận ( 2007), Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại Hải Dương. Tạp chí số 4/2008 KH CN 13. Ngơ Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi (2002), Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, nhà xuất bản Nơng nghiệp 14. Sơn, Hơ, Thanh, Thái, Bui Thi and Moustier, Paul (2003), “Start egiesof Stakeholder is vegetable commondity Science Istitute (VSAI) 15. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ, Cao Kỳ Sơn, Sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam 16. Chi cục thống kê huyện Phong Thổ, Số liệu thống kê năm 2015 17. Tạ Thu Cúc, Kỹ thuật trồng rau sạchtrồng rau ăn lá, NXB Phụ nữ, Hà Nơị (2007) 18. Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, Sản xuất rau an tồn, Nhà xuất bản Nơng nghiệp (2008). 19 Quyết định số 3073/QĐBNNKHCN ngày 28/10/2009 Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nơng, khuyến ngư 44 20. Trương Đích, các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới, Nhà xuất bản nơng nghiệp.(2005) 21. http://lamdongdost.gov.vn/home/gioithieu/sokhoahoccongnghe/tai lieu/type/detail/id/560 TÀI LIỆU NƯỚC NGỒI: 22. Sơn, Hơ, Thanh, Thái, Bui Thi and Moustier, Paul (2003), “Start egiesof Stakeholder is vegetable commondity Science Istitute (VSAI) 45 ... Xác định được 12 giống bắp cải phù hợp cho trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Xác định được loại phân bón lá phù hợp trên cây bắp cải khi trồng trái vụ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu 1.2.2. u cầu... giống bắp cải tốt, đồng thời xác định được loại phân bón lá phù hợp cho người trồng rau trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thì việc thực hiện đề tài: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ. .. 2.3.3. Tình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên cây rau và bắp cải 2.3.3.1 Một số nghiên cứu về phân bón qua lá cho cây rau * Khái niệm về phân bón lá và nghiên cứu về phân bón lá cho cây rau Phân bón lá thực chất là các chế