Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây khoai tây vụ đông năm 2014 trên địa bàn xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la (Trang 51)

Trong những năm qua kinh tế xã hội của xã đã có bƣớc phát triển đáng kể, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt theo kế hoạch, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, các nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ bản đã huy động và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế xã Quang Huy trong giai đoạn 2012- 2014

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 418,6 100 426,32 100 449,29 100 1 Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 209,08 49,94 210,92 49,47 214,58 47,75

2 Công nghiệp - Xây

dựng 106,95 25,54 109,89 25,77 110,74 24,64

3 Thƣơng mại - Dịch vụ 102,62 25,52 105,51 24,74 123,97 27,59

(Nguồn: Thống kê xã Quang Huy)

Trong cơ cấu kinh tế của xã hiện nay tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 47,75%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,59%, thƣơng mại dịch vụ chiếm 24,64%. Từ các số liệu thống kê này chúng ta thấy tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm gần một nửa tổng thu nhập của toàn xã. Năm 2012 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 49,94% đến năm

2013 chiếm 49,47% và đến năm 2014 tỷ trọng ngành này là 47,74% nhƣ vậy tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng không có sự thay đổi nhiều, tuy nhiên tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ lại tăng lên đáng kể, năm 2012 tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 25,52% đến năm 2014 chiếm 27,59 %.

Sự tăng trƣởng của kinh tế xã Quang Huy nói chung và đặc biệt là của sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian qua đã chứng tỏ đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của xã là hoàn toàn đúng đắn. Sự phát triển đó cũng phần nào nói lên hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các chƣơng trình, dự án cũng nhƣ các hoạt động khuyến nông trong thời gian qua. Đây là yếu tố cần phát huy và tăng cƣờng trong thời gian tới.

4.1.2.2. Dân số và lao động

-Dân số: Năm 2012, dân số của xã có 6.305 nhân khẩu với 1.805 hộ gia đình, trung bình 4 ngƣời/hộ. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 142 ngƣời/km2

bằng 1,7 lần so với mật độ dân số trung bình toàn huyện (85 ngƣời/km2

). Dân số phân bố không đồng đều trong toàn xã, chỉ tập trung ở những khu vực với địa hình bằng phẳng thuận tiện giao thông đi lại, đông nhất là ở bản Mo 4 (423 nhân khẩu), bản Mo 2 (408 nhân khẩu), bản Mo 3 (409 nhân khẩu), ít nhất là bản Gióng (60 nhân khẩu).

-Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong toàn xã là 3.546 ngƣời chiếm 50% dân số của xã. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm trên 70,08%, lao động phi nông nghiệp chiếm dƣới 29,91%. Nguồn lao động của xã khá dồi dào, đã có bƣớc chuyển đổi dần cơ cấu lao động, lao động sản xuất nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp (lao động làm công nhân tại nhà máy giầy) và một số chuyển sang kinh doanh dịch vụ thƣơng mại.

Bảng 4.3:Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2012 -2014

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%)

I. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 6.305 100 6.509 100 6.644 100

Số nhân khẩu làm nông

nghiệp Ngƣời 5623 89,20 5828 89,54 5887 88,61

Số nhân khẩu phi nông

nghiệp Ngƣời 682 10,80 681 10,46 757 11,39 II. Tổng số hộ Hộ 1.805 100 1.821 100 1.823 100 1. Số hộ nông nghiệp Hộ 1234 68,37 1271 69,80 1292 70,88 Hộ thuần nông Hộ 917 74,31 950 74,74 965 74,69 Hộ NN kiêm ngành khác (CN,DV,…) Hộ 317 25,69 321 25,26 327 25,31 2. Hộ khác Hộ 571 31,63 550 30,20 531 29,12

III. Tổng số lao động Lao động 2.468 100 3.442 100 3.546 100

1. Lao động NN Lao động 1823 73,87 2151 62,49 2485 70,08

2. Lao động khác Lao động 645 26,13 1291 37,51 1061 29,92

IV. Một số chỉ tiêu BQ ha/Hộ

1. Đất NN/ Hộ NN ha/Hộ 2,21 2,1 2,02

2. Đất NN/ Khẩu NN ha/Hộ 0,52 0,48 0,47

(Nguồn: UBND xã Quang Huy)

4.1.2.3.Giao thông - thủy lợi * Giao thông

Xã Quang Huy có Quốc lộ 37 chạy qua, đoạn qua địa phận xã dài 2km. Ngoài ra có trục đƣờng chính ra thị trấn Phù Yên. Đây là 2 tuyến đƣờng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã có: Đƣờng trục xã, liên xã dài 58,25km, đƣờng đã có trục dải nhựa và bê tông; Đƣờng trục thôn, xóm dài 29,3km, loại đƣờng này tuy đã đƣợc cứng hóa nhƣng chƣa đạt chuẩn và đang bị xuống cấp; Đƣờng ngõ, xóm dài 27,63km, loại đƣờng ngõ, xóm chủ yếu vẫn là đƣờng đất và cấp phối chiếm trên 80%; Đƣờng nội đồng gồm có các

tuyến đƣờng chính sau: Chiềng Thƣợng - Co Nga, Chiềng Thƣợng - Thủy điện cầu treo bản Puôi, bản Búc - Mo Nghè 3, bản Cang - bản Búc, Mo Nghè 1 - Mo Nghè 3, Mo Nghè 1 - Nà Sá, Chiềng Hạ 1 - xã Huy Hạ.

* Thủy lợi

Toàn xã hiện có 13,7km kênh mƣơng cấp I, II do huyện quản lý; 26km tuyến kênh mƣơng nội đồng kênh mƣơng cấp III do xã quản lý, nhƣng trong đó có 20,76km cần đƣợc nâng cấp cải tạo kiến cố hóa.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 5 công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu tƣới, tiêu nƣớc cho đồng ruộng, trong đó có 3 công trình mới đƣợc xây dựng, 1 công trình cần đƣợc nâng cấp cải tạo và 1 công trình cần phải đầu tƣ xây dựng lại.

Nhìn chung hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã chƣa đƣợc đồng bộ, khả năng cấp thoát nƣớc phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân còn nhiều hạn chế, nhiều công trình cần sớm phải đƣợc nâng cấp cải tạo để đảm bảo các mục tiêu về hệ thống thủy lợi trên địa bàn.

4.1.2.4.Văn hóa - Giáo dục - Y tế * . Văn Hóa

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đang đƣợc phát triển. Xã đã thành lập đƣợc 01 đội văn nghệ xung kích, 19 đội văn nghệ bản. Có 1 nhà văn hóa, 5 điểm hoạt động thể thao là các sân cầu lông và sân bóng đá tại UBND xã và trƣờng học tại trung tâm xã.

Thực hiện tốt cuộc vận động” Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” đến nay toàn xã có 858 hộ gia đình đạt văn hóa cấp xã, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa có 15/22 bản, đơn vị văn hóa có 01 đơn vị trƣờng Trung học cơ sở và 18/22 bản xây dựng đƣợc hƣơng ƣớc của bản.

Nhìn chung các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã đƣợc nâng lên về số lƣợng và chất lƣợng hoạt động với nhiều mục đích khác nhau nhƣ tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ… Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động này để đảm

bảo hoạt động đƣợc thƣờng xuyên là chƣa đáp ứng đƣợc, chƣa có sân bãi tập đảm bảo hoạt động đƣợc thƣờng xuyên là chƣa đáp ứng đƣợc, chƣa có sân bãi tập đảm bảo yêu cầu, phƣơng tiện thông tin đại chúng chƣa đồng đều.

* Giáo dục

Hệ thống cơ sở trƣờng lớp phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn xã đến nay cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu. Có các cơ sở trƣờng, lớp học nhƣ sau: Hệ mầm non có 8 cơ sở tại các bản: bản Nà Xá 1, bản Mo Nghè 3, bản Cang, bản Chiềng Trung, bản Suối Ó, bản Suối Ngang, bản Suối Gióng và trung tân cụm Búc Mo; Hệ Tiểu học có 7 cơ sở trƣờng học; Hệ Trung học cơ sở có 1 trƣờng. Chất lƣợng các phòng học, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiều phòng học đang bị xuống cấp, thiếu phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, bàn, ghế…

Tuy vậy nhƣng chất lƣợng và số lƣợng trẻ trong độ tuổi đi học vẫn đƣợc duy trì và có phần nâng lên, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trƣờng học đạt 100%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt 98%, chuyển cấp đạt 95%.

* Y Tế

Xã có 01 trạm y tế xã, các bản đều có y tế bản. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày đƣợc nâng lên. Các chƣơng trình y tế quốc gia, tiêm chủng đƣợc duy trì, thực hiện tốt chính sách khám và cấp thuốc miễn phí cho ngƣời nghèo, cho đối tƣợng chính sách.

Song song với công tác phát triển y tế trên địa bàn xã thì công tác vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã cũng đáng quan tâm, xã đã thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho ngƣời dân.

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển mô hình trồng khoai tây trong vụ đông ở xã Quang Huy

Qua phân tích những điều kiện, kinh tế - xã hội chúng tôi rút ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn của xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển mô hình khoai tây nói riêng.

 Thuận lợi:

- Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện khác xã Quang Huy có ƣu thế để trồng khoai tây

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc tƣới và tiêu nƣớc tốt, thuận tiện cho việc trồng khoai tây vì cây khoai tây rất cần nƣớc nhƣng không chịu đƣợc ngập úng. Do đó công tác tƣới, tiêu phải luôn chủ động.

Về yếu tố con ngƣời:

- Đội ngũ cán bộ của xã, nhiệt tình, năng động, lực lƣợng lao động đông đảo, cần cù, có kinh nghiệm. Đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tốt.

- Ngƣời dân trong vùng trồng khoai tây cần cù, chịu khó lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ham học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Đặc biệt ngƣời dân nơi đây luôn đi đầu trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp để làm giàu cho gia đình và quê hƣơng.

- Cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Tình hình an ninh, chính trị, an toàn xã hội đƣợc giữ vững, thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục cho nhân dân.

- Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân trong xã ngày càng đƣợc nâng cao, số hộ nghèo ngày càng giảm xuống.

 Khó khăn:

- Sản xuất nông nghiệp có bƣớc tăng trƣởng, tuy nhiên sự tăng trƣởng chƣa ổn định, nhất là sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh...

- Thiếu vốn đầu tƣ phục vụ cho việc trồng khoai tây

- Do mƣa lớn, mƣa tập trung vào các tháng 8,9 thƣờng gây lũ lụt ảnh hƣởng đến đời sống và quá trình sản xuất của ngƣời dân. Thời tiết rét đậm rét

hại gây ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất các loại cây hoa màu nói chung và cây khoai tây nói riêng

- Do có độ ẩm lớn nên dịch hại, sâu bệnh phát triển nhiều làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và năng suất cây trồng.

- Khoai tây rất khó bảo quản nếu không tiêu thụ nhanh thì sản phẩm sẽ bị hỏng, thối.

- Lao động chủ yếu chƣa qua đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

4.2. Thực trạng phát triển cây khoai tây trên địa bàn xã

4.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất khoai tây trên địa bàn xã

4.2.1.1. Diện tích trồng khoai tây vụ đông

Diện tích trồng khoai tây tại các bản (thôn) trên địa bàn xã vụ đông các năm 2012 – 2014 thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Diện tích trồng khoai tây tại các bản tham gia mô hình trên địa bàn xã vụ đông các năm 2012 – 2014

Thôn (bản)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

Diện tích Ha cấu (%) Diện tích Ha cấu (%) Diện tích Ha cấu (%) 13/12 14/13 BQ 2012- 2014 Toàn xã 9,0 100 13,0 100 14,0 100 144,44 107,69 12,06 Bản Mo 3 1,0 11,11 1,5 11,53 1,8 12,85 150 120 135 Bản Búc 1,8 20 2,7 20,76 3,0 21,42 150 111,11 130,55 Bản Chiềng Thượng 1,3 14,44 1,6 12,30 1,8 12,85 123,07 112,5 117,78 Bản Cang 0,6 6,66 1,0 7,69 1,4 10,00 166,66 140 153,33 Bản Mo nghè 1,2 13,33 1,8 13,84 1,9 13,57 150 105,55 127,77 Bản Chiềng hạ 1 0,3 3,33 0,5 3,84 1,1 7,86 166,66 220 193,33

Qua bảng 4.4 ta thấy tổng diện tích trồng khoai tây giai đoạn 2012 – 2014 liên tục tăng, nếu năm 2012 diện tích trồng của toàn xã là 9,0 ha thì năm 2013 con số đó là 13,0 ha, tốc độ tăng bình quân của diện tích vụ đông 3 năm đạt 12%. Trong đó Thôn (bản) nhiều nhất là bản Búc, vụ đông năm 2012 tổng diện tích của bản 1,8 ha chiếm 20% tổng diện tích của toàn xã đến vụ đông năm 2014 diện tích trồng của là 3 ha chiếm 21,42% tổng diện tích của toàn xã.

Do bản Búc là khu vực có diện tích đất ruộng tƣơng đối lớn và bằng phẳng, đây là vùng sản xuất lúa chủ lực của xã, nên đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất pha cát phù hợp với trồng khoai tây, đặc biệt ngƣời dân nơi đây có kinh nghiệm trong trồng cây hoa màu.

Bản Chiềng Hạ 1 là bản có diện tích trồng ít nhất trong vụ đông các năm, nếu năm 2012 diện tích của bản là 0,3 ha chiếm 3,33% tổng diện tích thì năm 2014 diện tích trồng của toàn bản là 1,1 ha chiếm 7,86% tổng diện tích của toàn xã, tốc độ tăng bình quân trong vụ đông 3 năm là 193,33% và đây cũng là tốc độ tăng bình quân cao nhất trong toàn xã.

Tóm lại về cơ bản diện tích trồng khoai tây vụ đông của xã Quang Huy qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể.

Mặc dù diện tích trồng khoai tây còn rất thấp so với diện tích gieo trồng các cây vụ đông khác. Song trong những năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu

cây trồng cây khoai tây đã đƣợc ngƣời dân quan tâm đến nhiều hơn và đƣa khoai tây vào công thức luân canh trong cơ cấu cây trồng trên đất 3 vụ.

4.2.1.2. Năng suất, sản lượng của khoai tây vụ đông

Năng suất, sản lƣợng của khoai tây trên địa bàn xã vụ đông các năm 2012 – 2014 đƣợc thể hiện qua bảng 4.5 dƣới đây:

Bảng 4.5. Năng suất của khoai tây trên địa bàn xã vụ đông các năm 2012 – 2014 Đơn vị tính:Tấn/ha Toàn xã Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ 2012- 2014 Năng suất (tấn/ha) 118,4 122,7 129,3 103,63 105,38 104,51 Sản lƣợng (tấn) 144,57 276,81 351,83 191,47 127,10 159,29

(Nguồn: Khuyến nông xã Quang Huy)

Qua bảng 4.5. ta thấy năng suất khoai tây vụ đông giai đoạn 2012 – 2014 tăng đáng kể. Vụ đông năm 2012 năng suất bình quân của toàn xã chỉ là 103,63 tạ/ha, năm 2014 là 105,38 tạ/ha. Năng suất bình quân của toàn xã liên tục tăng, nguyên nhân chính là do kỹ thuật canh tác của ngƣời dân địa phƣơng ngày càng vững vàng, và đặc biệt giống đƣợc đƣa vào sản xuất trong vụ này phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, và điều kiện sản xuất của địa phƣơng (giống Snora của Hà Lan), giống này tiếp tục trồng trong vụ đông năm 2014. Hy vọng trong những năm tiếp theo cán bộ mô hình tiếp tục thử nghiệm và đƣa vào thực tế sản xuất những giống có năng suất và chất lƣợng tốt hơn nữa. Nhƣ vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây khoai tây vụ đông năm 2014 trên địa bàn xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la (Trang 51)