1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

25 556 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 483 KB

Nội dung

Được và mất của VN sau 5 năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Chủ đề nghiên cứu VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO Nhóm 11: Nguyễn Thị Bích Phượng. Lê Thị Thanh Mai. 1 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC Lời mở đầu 4 CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 6 1.1. Một số khái niệm về WTO 6 1.2. Sự hình thành và phát triển .6 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO 8 1.4. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam .11 1.4.1. Quá trình gia nhập . 11 1.4.2. Nhìn lại hành trình. 14 1.4.3. Thành công bước đầu. .15 1.4.4. Khó khăn và định hướng. 17 CHƯƠNG 2. VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 20 2.1. Thành tựu 20 2.1.1. Thương mại phát triển 20 2.1.2. FDI và ODA tăng mạnh .27 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế . 30 2.1.4. Môi trường kinh tế được cải thiện. 32 2.2. Hạn chế .34 2.2.1. Trong xuất nhập khẩu. 34 2.2.2. Thu hút đầu tư quốc tế .34 2 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.3. Môi trường kinh tế chưa bền vững. 35 2.3. Nguyên nhân 35 2.3.1. Cải cách kinh tế chưa triệt để 35 2.3.2. Cải cách chính trih còn trì trệ 35 2.3.3. Chính phủ và doanh nghiệp còn thụ động. .36 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI CHO VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO…………………………………………………………… 37 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .42 PHỤ LỤC .43 3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã nhận thức và chủ động tự đổi mới nền kinh tế và bắt đầu chuyển hướng tư duy sang hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hành động đầu tiên đó là Việt Nam ký Hiệp định khung với Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 1992. Điểm mốc hội nhập khu vực có ý nghĩa lớn đó là tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực (1996). Tiếp đến trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Đến năm 2000, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Trong 5 năm lại đây, ASEAN trong đó có Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đàm phán ký kết các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với 5 đối tác lớn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, úc và Newzealand. Việt Nam cũng đã làm đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, và đã trải qua nhiều phiên đàm phán song phương với các đối tác thương mại và đàm phán đa phương, làm việc với Đoàn công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 7 tháng 11 năm 2006 đánh dấu mốc lịch sử là Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Qua một chặng đường dài gần 20 năm, Việt Nam đã đưa nền kinh tế độc lập và tách biệt từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới. Nhìn lại chặng đường đã qua, nhiều sự kiện lịch sử xảy ra, nhưng phải kể đến 5 dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu của Việt Nam, đó là gia nhập ASEAN, trở thành thành viên APEC, ký Hiệp định thương mại song phương Việt -Mỹ, ký Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện với 5 đối tác trong đó tiến triển nhất là Hiệp định ASEAN -Trung Quốc và gia nhập WTO. Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước ta vào nền kinh tế thế giới. Qua trình này diễn ra với quy mô lớn, đa dạng và trong nhiều lĩnh vực vì nó mang lại nguồn lợi rất lớn cho các nước trong tổ chức Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và trở thành viên thứ 150 của tổ chức. Đó cũng là thách thức và tạo cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, tạo bước “chuyển mình” nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Để nhận thấy vai trò to lớn quá trình hội nhập đối với nền kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức 4 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thương mại thế giới WTO, em đã chọn đề tài: “Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” làm mục đích nghiên cứu của mình. Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Rất mong được sự đóng góp của các bạn cùng thầy giáo. 5 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. 1.1 Một số khái niệm. WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 6 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995. Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 153 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là 7 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS). 1.3. Các nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới WTO. WTO xây dựng nền tảng quy định và luật lệ của mình trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản : (i) Nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm hai cấu phần chính: nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và chính sách Đối xử Quốc gia (NT). Hai cấu phần chính này được đưa vào các quy định chính của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, và sở hữu trí tuệ, tuy nhiên có quy mô và bản chất cụ thể khác nhau theo từng lĩnh vực. (ii) Nguyên tắc thương mại tự do hơn thông qua đàm phán: Tự do hóa thương mại có nhiều cấp độ khác nhau. Trong suốt lịch sử GATT có hiệu lực và trong quá trình đàm phán quy định sáng lập nên WTO, nguyên tắc thương mại tự do hơn được coi là nền tảng cơ bản của thương mại đa phương. Nguyên tắc này có thể so sánh với nguyên tắc tự do hóa thương mại trong cách tiếp cận của các hiệp định song phương hoặc khu vực về khu vực thương mại tự do (FTA). Cụ thể hơn, nguyên tắc này được biểu hiện qua cách hiểu chung về mục tiêu đàm phán thương mại trong WTO là hướng tới cắt giảm và từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại. WTO cũng nhận thấy mở cửa thị trường đem lại lợi ích dài hạn, song cũng cần có lộ trình phù hợp để thực hiện điều chỉnh. Do vậy các hiệp định WTO đều cho phép các nước thành viên, đặc biệt là các đang phát triển, đưa ra các thay đổi từng bước trong một thời gian nhất định. (iii) Nguyên tắc có thể dự đoán được của thương mại quốc tế thông qua ràng buộc cam kết và minh bạch chính sách: Để đảm bảo tính ổn định và có thể dự đoán được của hệ thống thương mại đa phương, WTO yêu cầu các nước thành 8 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế viên, một khi đã cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, phải thực hiện ràng buộc các cam kết này. Chẳng hạn như đối với thương mại hàng hóa, cam kết ràng buộc thường liên quan đến mức thuế suất hải quan cao nhất (mức thuế suất trần) và các nước thành viên, một khi đã cam kết, thường sẽ không bao giờ áp dụng mức thuế suất hải quan đối với hàng nhập khẩu cao hơn mức thuế suất trần này. Trong một số trường hợp nhất định, các nước thành viên có thể thay đổi các cam kết ràng buộc của mình, tuy nhiên chỉ sau khi đã đàm phán với các đối tác thương mại và thực hiện đền bù tổn thất thương mại cho các nước này. Để nhằm đảm bảo tính ổn định và dự đoán được của thương mại quốc tế, bên cạnh các cam kết ràng buộc, các nước thành viên WTO còn thực thi minh bạch hóa chính sách, công khai hóa thông tin về chính sách thương mại và các chính sách có liên quan. WTO cũng thực hiện cơ chế giám sát thường xuyên và định kỳ các chính sách thương mại quốc gia của các nước thành viên thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (Trade Policy Review Mechanism) để đảm bảo minh bạch hóa chính sách và tuân thủ. (iv) Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng lành mạnh: Mặc dù WTO cho phép các nước thành viên áp dụng thuế quan, và trong một số trường hợp nhất định, các biện pháp bảo hộ khác. Nhưng WTO yêu cầu đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh mở, bình đẳng, và lành mạnh giữa các nước thành viên trên nền tảng các khung chính sách thương mại được WTO chấp nhận. Đây chính là nguyên tắc cơ sở để ghi nhận sự cần thiết của các nhóm biện pháp ngăn cản cạnh tranh không lành mạnh như chống phá giá, chống trợ cấp …. (v) Nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế 75% thành viên của WTO là các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi nền kinh tế. Các nước này ngày càng tham gia tích cực hơn và có tầm ảnh hưởng hơn trong các vòng đàm phán gần đây. Do đó, WTO có nguyên tắc là đóng góp cho sự phát triển và cải cách kinh tế đặc biệt ở các nước thành viên này. Nói một cách cụ thể, WTO khuyến khích các trợ giúp đặc biệt cũng như các thương mại đặc biệt của các nước đã phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. 9 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 1.4. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. 1.4.1. Quá trình gia nhập. Báo cáo của Nhóm làm việc và thâm nhập thị trường Việt nam đăng ký gia nhập WTO vào tháng 1 năm 1995. Ngày 31 tháng 1 năm 1995, Đại hội đồng WTO quyết định thành lập Nhóm làm việc thẩm định đơn xin gia nhập. Nhóm làm việc đã có cuộc họp đầu tiên vào các ngày 30 và 31 tháng 7 năm 1998. Những cuộc họp sau đó đã diễn ra vào các ngày: 3/12/1998; 22-23/7/1999; 30/11/2000; 10/4/2002; 12/5/2003. Cuộc họp thứ 7 của Nhóm làm việc chưa định ngày chính thức nhưng dự kiến diễn ra vào cuối năm 2003. Cho đến cuối năm 2000, Nhóm làm việc đã thực hiện công tác tìm hiểu thực tế. Các cuộc thương thuyết về trao đổi hàng hoá và dịch vụ song phương chưa được đề xuất, do phía Việt nam chưa đưa ra đề nghị ban đầu. Quá trình đa phương hoá được đẩy nhanh thêm một bước tiếp theo sự chuẩn bị và phát hành Bản tóm tắt thực tế những nội dung đề xuất do Ban thư ký của WTO đưa ra vào tháng 9, 2001. Mặc dù Bảng tóm tắt không phải là văn bản chính thức, và không do Nhóm làm việc thẩm định, tuy nhiên có thể tham kho để tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan tới việc soạn tho báo cáo của Nhóm làm việc và Nghị quyết gia nhập của Việt nam trong thời gian tới đây. Bảng tóm tắt đã được sửa đổi và chuyển cho các đại biểu vào tháng 4/2003, kịp thời cho cuộc họp vào tháng 5. Qui trình đa phương Trong Bảng tóm tắt những nội dung đề xuất, các thành viên của WTO đã đánh dấu những lĩnh vực cần làm sáng tỏ những tiêu chuẩn đánh giá hiện hành và thực tiễn mà họ cần phải loại bỏ hoặc ci tiến cho phù hợp với yêu cầu của WTO. 10 . sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức 4 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thương mại thế giới WTO, em đã chọn đề tài: Việt Nam sau 5 năm gia nhập. hóa và hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 2. VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 2.1. Thành tựu đạt được. 2.1.1. Thương mại Thay đổi

Ngày đăng: 18/09/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 - VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
Hình 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w