1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vài nét về kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO potx

10 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 218,96 KB

Nội dung

Vài nét về kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Ngày 7-11-2006, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã diễn ra Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện đó đã mở ra cho đất nước ta nhiều cơ hội mới và cả những thách thức cần phải vượt qua trong phát triển kinh tế - xã hội Những kết quả tích cực Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu hút FDI Là thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam được nâng lên, có điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, trước hết là đối với các nước thành viên của Tổ chức này. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các số liệu sau. Trong 5 năm 2007 - 2011, kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung, diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 39,8 tỉ USD tăng 22,7%; năm 2007 đạt 48,57 tỉ USD tăng 23%; năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5%; năm 2009 đạt 57 tỉ USD; năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% (gấp 3 lần mục tiêu đề ra) và năm 2011 ước đạt 85 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề, thì kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận. Thêm vào đó, xuất khẩu không chỉ tăng về lượng mà cơ cấu mặt hàng cũng có những khởi sắc theo hướng tiến bộ, tuy mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như dầu thô, dệt may, giày dép, các mặt hàng máy tính, điện tử, điện lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, ba lô túi xách, đồ gỗ, dây điện và cáp điện cũng có xu hướng tăng dần về giá trị và tỷ trọng. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và vươn tới những thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu không chỉ tăng ở các thị trường truyền thống mà đã thâm nhập ngày càng mạnh hơn vào các thị trường mới như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á và giá các mặt hàng cũng tăng dần. Một tác động nữa sau khi trở thành thành viên của WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam, được thể hiện qua các con số sau: Tổng số vốn FDI đăng ký năm 2006 đạt 12 tỉ USD; năm 2007 đạt 21,3 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2006; năm 2008 đạt 64 tỉ USD, tăng gấp 3 lần năm 2007; năm 2009 đạt trên 21,6 tỉ USD; năm 2010 đạt 18,6 tỉ USD; năm 2011, ước đạt trên 15 tỉ USD (9 tháng đầu năm đạt 9,9 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện năm 2006 là 4,1 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt 8 tỉ USD, gấp 2 lần năm 2006; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007; năm 2009 đạt 10 tỉ USD, bằng 47% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 9,5 tỉ USD; và năm 2011 ước đạt 9 tỉ USD. Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Vai trò của nguồn vốn FDI trong việc tăng chất lượng tăng trưởng cũng được thể hiện khá rõ nét. Nhiều sản phẩm của khu vực FDI đạt chất lượng cao, làm thay đổi cơ cấu mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng tiến bộ, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa, tăng thu nhập cho dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất khẩu tăng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. So với các nước thành viên ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 5 năm qua đạt mức cao hơn với xu hướng khá ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 ước tăng 5,8%. Năm 2010, tuy mới ra khỏi khủng hoảng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 năm trước đó, vượt kế hoạch được đề ra từ đầu năm (6,5%). Năm 2011, để tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng trưởng so với kế hoạch đầu năm nên tốc độ tăng GDP ước sẽ đạt thấp hơn năm 2010, tuy nhiên vẫn cao hơn năm 2009. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là cơ cấu thu - chi, tỷ lệ bội chi so với GDP. Trong những năm qua, cân đối thu - chi NSNN được cải thiện. Tổng thu NSNN các năm 2007 - 2011 luôn đạt, thậm chí vượt dự toán hằng năm và theo xu hướng tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là: Thu ngân sách năm 2006 vượt dự toán 9,8%; năm 2007 vượt 15,2%; năm 2008 vượt 23,8% và tăng 26,3%; năm 2009 tăng 29%; năm 2010 vượt dự toán 9,3%; và năm 2011 ước vượt dự toán 10%. Cơ cấu thu ngân sách có chuyển biến tích cực: Thu nội địa tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,17% năm 2007; 55,13% năm 2008; 60,96% năm 2009; 60,5% năm 2010 và ước đạt 61% năm 2011. Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá. Các năm 2008, 2009 và 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ ở miền Trung, Tây Nguyên song nhiều khoản thu chủ yếu, như thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, thu từ nhà, đất đều đạt mức tăng khá. Trong đó, một số khoản thu đạt khá so với dự toán là: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu từ nhà và đất. Đặc biệt, mặc dù thực hiện lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết WTO, nhưng thu từ cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt dự toán và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 vượt 20% dự toán và dự báo năm 2011 có thể còn vượt cao hơn do xuất khẩu tăng cao. Tổng chi NSNN các năm 2007 - 2011 luôn đạt dự toán cả năm của Quốc hội. Đặc biệt trong 3 năm 2009 - 2011, mặc dù có nhiều khoản chi đột xuất để hỗ trợ các vùng bị thiên tai nặng, nên tổng mức chi cả năm có tăng nhưng bội chi ngân sách vẫn dưới 7%. Cơ cấu chi có chuyển biến tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng cao hơn chi thường xuyên. Cả năm 2008, chi đầu tư phát triển tăng 14,8%, chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng 14,7%. Việc bảo đảm lương thực và kinh phí để hỗ trợ các vùng bị thiệt hại do thiên tai tàn phá trên diện rộng như năm 2009, năm 2010 ở miền Trung và Tây Nguyên, đã góp phần quan trọng ổn định đời sống dân cư, khôi phục sản xuất, không để tái nghèo. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong 2 năm 2008 và 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên cơ cấu GDP theo ngành có sự chuyển dịch chậm hơn, nhưng về cơ bản, vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó một phần không nhỏ do tác động của WTO thể hiện qua các cam kết về mở rộng thị trường, giảm thuế hàng nghìn sản phẩm hàng hóa xuất khập khẩu, tạo thế bình đẳng của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường thế giới. Nông nghiệp có sự khởi sắc toàn diện, chất lượng tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007 - 2011 tăng trên 2,59%/năm, trong đó, năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 ước tăng 3%. Sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống, đặc biệt vào thời điểm trên thế giới diễn ra khủng hoảng lương thực, giá lương thực tăng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với năm 2007 (10%); năm 2011 ước đạt 45 triệu tấn. Lượng gạo tiêu dùng trong nước ổn định mặc dù dân số tăng bình quân 1 triệu người/năm; lượng gạo hỗ trợ đồng bào vùng bị thiên tai tăng cao nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của đời sống dân cư, không để dân đói. Lượng gạo xuất khẩu bình quân 5 năm qua đạt trên 5,9 triệu tấn/năm, trong đó năm 2009 và 2010 đạt trên 6 triệu tấn, năm 2011 ước đạt 7 triệu tấn. Các mặt hàng khác, như cà phê, cao su, hạt tiêu, chè cũng có xu hướng tương tự. Nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thuế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 16,7%; năm 2008 và 2009 do suy thoái kinh tế thế giới nên có mức tăng thấp hơn, nhưng đến năm 2010 đã hồi phục và tăng trên 14%; năm 2011 ước tăng 13%. Nét khởi sắc đáng ghi nhận là, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước và khu vực công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh trong 5 năm qua. Thí dụ: năm 2007, khu vực công nghiệp ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18%. Cơ cấu sản phẩm, và chất lượng sản phẩm công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực: tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng dần từ 78% năm 2000 lên 83,2% năm 2005; 84,5% năm 2007 và 89% năm 2010 và 2011. Trong thời gian đó, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần từ 15,7% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2009 và 11% năm 2010. Nhiều mặt hàng công nghiệp Việt Nam đã đứng vững trên thị trường trong nước, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu ra thị trường các nước, trong đó có thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. Sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng nhanh cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp dân cư, giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu, giảm nhập siêu hàng tiêu dùng Các ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng khá. Hoạt động tín dụng, ngân hàng, chứng khoán có nhiều khởi sắc. Giá trị đồng tiền Việt Nam được giữ vững trong mọi tình huống, không xảy ra tình trạng sốt, mất cân đối giả tạo tiền - hàng. Đời sống dân cư được cải thiện Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần; tình hình an sinh xã hội cả nước 5 năm 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2006 đạt 723 USD, năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 đạt trên 1.027 USD, tăng 22,9%, năm 2009 đạt 1.030 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD và năm 2011 ước đạt 1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm 2008. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới. Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua: từ 20% năm 2001 xuống còn 18,1% năm 2004; 15,5% năm 2006; 14,8% năm 2007; 13,5% năm 2008; 12,3% năm 2009 và 9,5% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 14,5% nhưng theo chuẩn nghèo cũ chỉ còn 8,5%. Với kết quả đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất thế giới với tốc độ 2%/năm. Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là một bộ phận của chất lượng tăng trưởng theo cam kết WTO. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, các cam kết WTO, các ngành, các cấp đã triển khai nhiều chương trình, dự án để bảo vệ và cải thiện môi trường, như Chương trình 661, trồng mới 5 triệu héc-ta rừng, chương trình nước sạch nông thôn, giao đất giao rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, trồng cây gây rừng… Tỷ lệ che phủ rừng tăng dần qua các năm: 2006 là 38%, năm 2007 là 38,8%, năm 2008 đạt 39%, năm 2009 đạt 40%, năm 2010 đạt 40,5% và năm 2011 ước đạt 41%. Những kết quả khả quan này phản ánh sự khởi sắc trong hoạt động bảo vệ và tái tạo vốn rừng, cân bằng môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế. Đạt được những thành tựu trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách và luật pháp đã được ban hành để thực hiện các cam kết WTO. Sau 5 năm ký Nghị định thư chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện những nghĩa vụ của mình theo đúng các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế nhập khẩu, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Những hạn chế và vấn đề đặt ra Bên cạnh những thành tựu và khởi sắc nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế giới và cả những yếu tố nội tại. Những vấn đề nổi lên là: tính bền vững của tăng trưởng chưa cao; hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư thấp; năng suất lao động còn thấp; chất lượng hàng hóa và dịch vụ còn hạn chế; tính cạnh tranh còn thấp. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu hằng năm còn cao, năm 2009 là 10,12%, năm 2010 là 8,8% và năm 2011 ước là 11% (9 tháng đầu năm là 10%). Lạm phát cao: chỉ số CPI năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 19,89%, năm 2009 là 6,52%, năm 2010 là 11,72% và năm 2011 ước tăng 19%. Giá trị đồng tiền Việt Nam giảm, lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán, bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động lớn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 chủ yếu vẫn là do tăng yếu tố số lượng, theo chiều rộng, trong đó, chủ yếu do tăng vốn đầu tư, xuất khẩu trong khi chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Trong tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế, 5 năm qua, yếu tố số lượng đóng góp 57,5% - 58%, yếu tố tăng số lượng lao động đóng góp khoảng 20%; cộng hai yếu tố trên đóng góp tới 77,5% - 78%; các yếu tố còn lại chỉ đóng góp khoảng 22,5% - 22%. Hiệu quả đầu tư không cao và có xu hướng giảm dần theo thời gian cùng với quá trình tăng vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ nợ công trên GDP còn cao, năm 2010 là 56,7%, ước tính tăng lên 58,7% năm 2011 (theo số liệu của Cục Công sản, Bộ Tài chính). Tỷ lệ nợ nước ngoài chiếm trên 40% GDP trong các năm 2007 - 2011. Năng suất lao động tại Việt Nam năm 2008 đạt 32,9 triệu đồng/lao động/năm, tương đương 1.983 USD/lao động/năm, trong đó, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp hơn (chỉ đạt 13,8 triệu đồng, tương đương 833 USD). Hoạt động của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả không cao. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa ổn định, số doanh nghiệp yếu kém còn nhiều. Môi trường sinh thái vẫn bị ô nhiễm, theo xu hướng ngày càng phức tạp. Môi trường đất, nước, không khí, thảm thực vật, rác thải, chất thải rắn, mùi bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Vẫn còn tình trạng tái nghèo tại các vùng nông thôn, vùng bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp do đô thị hóa, công nghiệp hóa, vùng dân tái định cư, miền núi Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chịu sự cạnh tranh trực tiếp và gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản phẩm của các nước, giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% trước đây xuống mức 13,4% và thấp hơn. Những khó khăn đó bị nhân lên gấp bội khi nền kinh tế của nước ta còn đang phát triển ở trình độ thấp, vẫn dựa nhiều vào nông nghiệp, xuất khẩu nông sản; cơ chế quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé; suy thoái kinh tế toàn cầu và vấn đề nợ công đang diễn biến nghiêm trọng ở nhiều nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, tái cấu trúc kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội khóa XIII. Một trong ba nghị quyết quan trọng mà kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã thông qua là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ trong năm 2012 phải hoàn thành đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, dự kiến diễn ra vào tháng 5-2012./. . Vài nét về kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO Ngày 7-11-2006, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã diễn ra Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương. nội địa tăng từ 52 ,1% năm 2006 lên 55 ,17% năm 2007; 55 ,13% năm 2008; 60,96% năm 2009; 60 ,5% năm 2010 và ước đạt 61% năm 2011. Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá. Các năm 2008, 2009. trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8, 45% , năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5, 32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 ước tăng 5, 8%. Năm 2010,

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w