1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO.doc

23 1,9K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 1

1 Khái quát hệ thống thuế Việt Nam 1.1 Khái niệm về thuế

1.2 Hệ thống thuế Việt Nam

2 Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá 2.1 Thương mại không phân biệt đối xử

2.2 Tự do hoá thương mại

2.3 Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch 2.4 Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn

2.5 Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất

II Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO

1 Các cam kết về thuế

1.1.Cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia 1.2 Cam kết về thuế nhập khẩu

1.3 Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu

2 Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong WTO

3 Những thay đổi quan trọng về thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO 4 Hoàn thiện hệ thống thuế trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO 4.1 Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế, phí hiện hành

4.2 Ban hành các sắc thuế mới

C Kết luận

D Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 2

A.Lời nói đầu

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế thế giới khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra nhanh chóng Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập như được nhấn mạnh tại đại hội Đảng X về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác phát triển, và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá , đa dạng hoá; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hoà bình, ổn định và phát triển Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực.

Và một trong những bước đi quan trọng cảu Việt Nam nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại đó là tháng 11/2006 , Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO - World trade organization)

Gia nhập WTO, một mặt nền kinh tế đang phát triển như của Việt Nam được đón nhận những thời cơ, vận hội mới, mặt khác tham gia vào sân chơi khổng lồ này, Việt Nam không tránh khỏi phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ phía nhà nước mà còn yêu cầu hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp những nhà sản xuất và từng người dân phải cùng chung nỗ lực để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới Và đặc biệt, sự hội nhập buộc Chính phủ VN phải làm nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế Bởi lẽ, chính sách này liên quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, không những đến sự củng cố nguồn lực tài chính công, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế.

Trở thành một thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá Và để minh chứng cho sự nghiêm chỉnh tuân theo các nguyên tắc cơ bản đó, Việt Nam đã có những cam kết về thuế khi gia nhập WTO

Trang 3

Từ thực tiễn của sự hội nhập đó, trước những cơ hội và thách thức

của Việt Nam khi ra nhập WTO, em đã chọn đề tài : “Cam kết về thuế

khi Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài cho môn Chuyên đề tự chọn.

B.Nội dungI Cơ sở lí luận

1 Khái quát hệ thống thuế Việt Nam1.1 Khái niệm về thuế

Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước.

Thuế là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân

Đặc điểm của thuế:

- Mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao - Không được hoàn trả trực tiếp.

1.2 Hệ thống thuế Việt Nam

-Trước năm 1990, ở Việt Nam không có luật, điều chỉnh thông qua các sắc lệnh, văn bản không được áp dụng thống nhất.

-Thời kỳ từ 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua 2 cuộc cải cách thuế:

+ Cải cách bước1( từ 1990- 1995): đây là cuộc cải cách toàn diện,

với nội dung chủ yếu là xây dựng một hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất trong cả nước và chung cho mọi thành phần kinh tế Trong giai đoạn này, Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội đã lần lượt ban hành 9 luật thuế, pháp lệnh thuế và một số laọi phí, lệ phí áp dụng chung cho các thành phần kinh tế.

+ Cải cách bước 2 ( từ 1996 đến nay): với nội dung chủ yếu là tiếp

tục hoàn thiện hệ thống thuế cho phù hợp với nền kinh tế nước ta trong điều kiện mở cửa và hội nhập Trong giai đoạn này, các sắc thuế đã ban hành ở giai đoạn 1 không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện

Trang 4

Bên cạnh những thay đổi về hệ thông các sắc thuế qua hai cuộc cải cách thuế, từ năm 1990 đến nay nhà nước còn thực hiện các thoả thuận và cam kết Quốc tế về thuế, như hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cam kết về giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do của các nước ASEAN(AFTA), cam kết cắt giảm thuế khi tham gia vào WTO Những thay đổi đó đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng và cơ bản của hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng “ đổi mới để hội nhập”.

2.Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá

WTO là tổ chức thương mại thế giới được thành lập năm 1995 kế thừa GATT( General agreement on tariffs and trade – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994) Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thê giới WTO cùng với ngân hàng thế giới(WB) và quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) cấu thành 3 trụ chính trong hệ thống kinh tế thế giới.

WTO là một tổ chức quốc tế chính thức và cũng là một hệ thống quy tắc có liên quan tới đàm phán cạnh tranh là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương WTO hoạt động với 5 nguyên tắc cơ bản:

2.1 Thương mại không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai

nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

-Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):

Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình: đối xử bình đẳng giữa hàng hóa xuất khẩu từ các nước thành viên WTO liên quan đến thuế xuất, nhập khẩu, thuế nội địa, qui định liên quan đến xuất nhập khẩu và bán hàng trong nước ( Ngoại lệ: Khu vực mậu dịch tự do, GSP)

Trang 5

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất" Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất" Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào

-Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):

"Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.

Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương

tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau:

đối xử bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tương tự về chính sách thuế nội địa, các qui định liên quan đến bán hàng trong nước.

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.

Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếu nguyên tắc "tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ của các nước A, B, C khi xuất khẩu vào một nước X nào đó thì nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế và các chi phí khác tại cửa khẩu) vào thị trường nước X.

Trang 6

2.2 Tự do hoá thương mại:

• Cấm áp dụng hạn chế định lượng xuất nhập khẩu (VD: cấm nhập

khẩu, hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu tùy ý)

• Cắt giảm và ràng buộc thuế quan: sau khi gia nhập WTO, không

được tăng thuế nhập khẩu lên cao hơn mức đã ràng buộc ở Biểu cam kết

Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép )

Các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.

2.3 Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch:

Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện Ðây là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán.

Trang 7

Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:

-Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:

Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan Ðây gọi là các mức thuế suất ràng buộc.

Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra.

-Về các biện pháp phi thuế quan:

Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt.

Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình Ðồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.

2.4 Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn:

Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì

Trang 8

những quy định về bảo hộ Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hoặc các biện pháp bảo hộ khác:

• Trợ cấp:

– Trợ cấp cấm áp dụng: trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu hoặc sử dụng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu

– Thuế đối kháng: được áp dụng khi hàng nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu

• Bán phá giá: áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu

được bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

• Biện pháp tự vệ

• Doanh nghiệp thương mại nhà nước

Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá

2.5 Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưuđãi hơn cho các nước kém phát triển nhất:

Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển Nói cách khác, "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề ngang nhau.

Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên của WTO Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này

Trang 9

nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.

Ðể thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO.

Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn.

II Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO

1 Các cam kết về thuế:

Gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do, việc mở cửa thị trường hàng hóa được thực hiện chủ yếu thông qua các cam kết về cắt giảm hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và tuân thủ các nguyên tắc thương mại về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước khi ban hành các biện pháp chính sách trong nước Theo nguyên tắc của WTO, các nước thành viên chỉ được phép bảo hộ các ngành sản xuất trong nước bằng biện pháp thuế quan, các biện pháp hạn chế định lượng hàng nhập khẩu hay trợ cấp không được phép duy trì Tuy nhiên, bảo hộ thông qua thuế chỉ được diễn ra ở mức độ thấp hợp lý Do đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan và ràng buộc không tăng thuế vượt quá mức ngưỡng đã được thỏa thuận.

1.1.Cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia

Trang 10

Các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.

1.2 Cam kết về thuế nhập khẩu:

1.2.1 Mức cam kết chung: Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn

bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm

1.2.2 Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải

cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện -điện tử Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải

Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng

Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Trang 11

1.3 Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu:

Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007 Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm

2 Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong WTO.

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện – điện tử (xem bảng tổng hợp 1) Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 21% So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10% Trong lĩnh vực này, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: trứng, đường, thuốc lá lá và muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản) Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6% So sánh

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-MứcthMuếam - Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO.doc
Bảng 1 MứcthMuếam (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w