Cơ hội và thách thức của VN trong thời kì HN KTQT
Trang 1Mục lục
Bảng danh mục chữ viết tắt
Lời nói đầu
Chương 1 : Những lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.1: Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.2: Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.3: Các hình thức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.4: Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 8
Chương 2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 14
2.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 14
2.2 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 18
2.3 Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 23
Chương 3 : Vấn đề và giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 30
3.1 : Các thành tựu đạt được 30
3.2 : Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 33 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bảng danh mục chữ viết tắt AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Trang 2AIA Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á –Âu
BTA Hiệp định thương mại song phương
CACM Thị trường chung Trung Mỹ
CARICOM Cộng đồng Caribê và Thị trường chung
EC Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EFTA Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GCI Chỉ số cạnh tranh toàn cầu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
MFN Quy chế tối huệ quốc
NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NGO Tổ chức phi chính phủ
NT Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
ODA Viện trợ phát triển chính thức
SEV Hội đồng Tương trợ kinh tế
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Lời nói đầu
Trang 3Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội củalao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng
là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức,cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao Hội nhập đã trởthành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đờisống của từng quốc gia Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hếtcác quốc gia để phát triển và trong đó có Việt Nam Đối với mỗi quốc gia , toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực , cơ hội và thách thứckhác nhau Những nếu ta có thể nắm bắt được cơ hội hay có những giải pháp thích ứng
để đương đầu với mỗi thách thức , hội nhập kinh tế là một đòn bẩy cho sự phát triển củamỗi quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hội nhập kinh tếquốc tế đã có rất nhiều bài báo cũng như những tài liệu nghiên cứu liên quan đến chủ đề
này như : Triển vọng kinh tế thế giới 2020 của PGS.TS Kim Ngọc (2005), Toàn cầu hóa
kinh tế - cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển của TS Dương Vinh Sướng
(2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam của TS Ngô Văn
Điểm ( 2004) … Từ đó, nhóm chúng mình đã chọn đề tài : “ Cơ hội và thách thức củaViệt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu với hy vọng có thể làm rõhơn các khía cạnh đó ở Việt Nam
Bài chuyên đề sẽ tập trung vào các vấn đề : những lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
từ khái niệm , bản chất , nguyên nhân , tiến trình cũng như thực trạng hội nhập kinh tế ởViệt Nam Mảng chính của chuyên đề sẽ đề cập và phân tích làm rõ hơn cơ hội và tháchthức của Việt Nam khi tham gia vào hội nhập quốc tế , và tất nhiên sẽ có cả các giải pháp
để thúc đẩy tiến trình này
Với nội dung và các ý muốn trình bày như trên , bài chuyên đề của bọn mình sẽ chiatheo kết cấu ba phần :
Chương 1 :Những lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2 : Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3 : Vấn đề và các giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Do lượng kiến thức và tính cập nhật có hạn , trong quá trình làm bọn mình cũng cónhững thiếu sót nhất định Tuy vậy , bọn mình hy vọng chuyên đề sẽ cung cấp được chongười đọc những kiến thức hữu ích về hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 4Chương 1 : Những lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1: Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thếgiới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoáđang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ
Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảnggiữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vựcmậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác Những năm gầnđây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngàycàng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế.Có một thực tiễnđáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trongtiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốctế” Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anhgọi là “international economic integration” Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cáchdùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốctế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trongkhuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980
Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế” được sử dụng khá nhiều khi nói về hiện tượngphát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước không phải là
xã hội chủ nghĩa trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là trongkhuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), Liên minhchâu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ(CACM), Cộng đồng Caribê và Thị trường chung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự doBắc Mỹ (NAFTA), v.v Trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ
“liên kết quốc tế” và “hội nhập quốc tế” có thể thay thế nhau và hầu như không có sựkhác biệt về ý nghĩa
Có ý kiến cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trrình các thể chếquốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, cam kết và tuân thủ các cam kết songphương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trongcác lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế Lại có ý kiến cho rằng hội nhập kinh tếquốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế và di chuyển các nhân tốsản xuất giữa các nước
Trang 5Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ
biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập kinh tế như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là
sự chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế , góp phần gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung định hình thành trong quá trình hợp tác của khối Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế
quốc tế là quá trình của các quốc gia thực hiện mô h́ình kinh tế mở, tự nguyện tham giavào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hóa thươngmại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác
1.2: Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1: Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
Về bản chất hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:Hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nềnquốc gia và nền kinh tế thế giới Nó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranhrất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích củamình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế
và các công ty xuyên quốc gia
Hội nhập kinh tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng thành phần các rào cản vềthương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế
Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sảnxuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sứccạnh tranh trên thương trường
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở cácquốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới
và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô.Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sựphát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càngcao và hiện đại của lực lượng sản xuất
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong vàngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệmquản lý
1.2.2: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan
Trang 6Trước đây tính chất xã hội của quá trình sản xuất chủ yếu mới lan toả bên trong phạm
vi biên giới của từng quốc gia, nó gắn các quá trình sản xuất, kinh doanh riêng rẽ lại vớinhau, hình thành các tập đoàn kinh tế quốc gia và làm xuất hiện phổ biến các loại hìnhcông ty cổ phần trong nền kinh tế quốc gia Qua đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã
có thay đổi đáng kể, dẫn tới hình thành nên sở hữu hỗn hợp Từ đó việc đáp ứng nhu cầu
về quy mô vốn lớn cho sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn Tình hình này càngđòi hỏi sự tham gia ngày càng lớn của chính phủ các quốc gia có nền kinh tế phát triển.Bởi lẽ, các quốc gia này là những quốc gia có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản
lý Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làm cho tínhchất xã hội hoá của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, lan toả sangcác quốc gia khu vực và thế giới nói chung và mặt khác tự do thương mại cũng đang trởthành xu hướng tất yếu và được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao lưugiữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốc gia.Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triển của mình đểđiều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thươngmại, tạo điền kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hoá tiêu dùng giữa cácquốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn Như vậy, mỗi quốc gia trong quátrình hội nhập để phát triển, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đề phải chú ý đến các quan
hệ trong và ngoài khu vực Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề củaquốc gia đề phải tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo đượclợi ích phát triển tối ưu của quốc gia Việt nam cũng không thể nằm ngoài quá trình này.Trong điều kiện hội nhập các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển ngày càng cao phụthuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới Đó là một vấn đề có tính quy luật.Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính
sự tụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã, những nước không phát huy nội lực,không chủ động hội nhập cũng sẽ bị trả giá Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả cần phải cóquan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán cơ chế chính sách thích hợp tận dụng tốt cơhội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức, hạn chế rủi ro trong quá trình phát triển tiếnlên của mình
1.3: Các hình thức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Theo lý thuyết hội nhập kinh tế của Bela Balassa , tiến trình hội nhập kinh tế đượcchia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau :
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho nhau các ưuđãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (số lượngcác mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và mức độ cắt giảm Hiệp định PTA củaASEAN (1977), Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947 và1994) là các ví dụ cụ thể của mô hình liên kết kinh tế ở giai đoạn thấp nhất
Trang 7- Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắt giảm và loại
bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và
bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trìchính sách thuế quan độc lập đối với các nước ngoài khối Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự
do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự doASEAN (AFTA) Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnhvực điều tiết rộng hơn nhiều Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có nhữngquy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, muasắm chính phủ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân (2009), Hiệp địnhĐối tác xuyên Thái Bình dương (TPP- đang đàm phán)
- Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quantrong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối vớicác nước bên ngoài khối Ví dụ: Nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút-Cadăcxtan
- Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàngrào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối vớingoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của cácyếu tố sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối
Ví dụ: Liên minh châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trường duy nhất (Thị trườngchung châu Âu) trước khi trở thành một liên minh kinh tế
- Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên
cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế vàtiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối) Ví dụ:
EU hiện nay
Về hình thức của hội nhập quốc tế , căn cứ vào chủ thể tham gia , liên kết quốc tế cóhai hình thức là vi mô và vĩ mô Trong đó hình thức vi mô là liên kết hội nhập giữa cáccông ty , doanh nghiệp với nhau , còn hình thức vĩ mô là liên kết giữa các nhà nước vớinhau , các nước cùng nhau tạo lập một cơ chế để điều chỉnh và điều tiết quan hệ kinh tếquốc tế giữa các bên Ở hình thức vĩ mô này , căn cứ vào thái độ tham gia của các bêncòn có thể chia là hai loại là : liên kết quốc tế siêu nhà nước và liên kết quốc tế “nhànước”
1.4: Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
1.4.1 : Chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 8Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung về toàn cầu hoá của thời đại, đại hội VI củaĐảng (12/1996) trong khi ký quyết định chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN; thì cũngđồng thời chủ trương: Việt Nam phải tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công laođông quốc tế, tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học kĩ thuật với các nước, các tổchức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Đến Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục chủ trương mở rộng hợp tác, bình đẳng và cùng cólợi với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khácnhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình Để từng bước hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, tăng cường thu hút nguồn vốn từ nước ngoài phục vụ cho sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, Đảng ta chủ trương khai thông quan hệ giữa các tổ chức tài chính,tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng pháttriển châu Á (ADB) , mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu
Á - Thái Bình Dương Một trong những biện pháp quan trọng là "Chúng ta cần tích cựccải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liêndoanh với nước ngoài, có nhiều hình thức thích hợp để tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư,chú trọng phát triển các quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gianhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới"
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, với tầm nhìnchiến lược, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩynhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” Nghị quyết 04 của Ban chấp hành
TW khoá VIII đã nêu rõ: “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốctế”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gianhập APEC và WTO Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuônkhổ AFTA"
Tiếp đó, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ quan điểm củaĐảng: "Chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng caohiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường" Đây là mộtchủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta Theo quanđiểm này HNKTQT trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm làchủ động mở cửa kinh tế, tham gia sâu vào phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện đểkết hợp có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian vàmôi trường để phát triển, nâng cao thế và lực của nước ta trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trang 9Tiến trình HNKTQT của VN trong thời gian tới tiếp tục được đẩy mạnh theo chủtrương Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “ Chủ động và tích cựchội nhập kinh tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước từ nayđến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, thực hiện cam kết với các nước về thương mại,đầu tư và các lĩnh vực khác, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệpđịnh thương mại tự do song phương, đa phương Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và
có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á – Thái Bình Dương, củng cố và pháttriển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược, khai thác có hiệuquả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên của Tổchức thương mại thế giới (WTO)”
Khẳng định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07-NT/TW của
Bộ Chính trị, ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế đã đề ra 5 quan điểm chủ đạotrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới:
- Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là: “Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, anninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường”
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cầnphát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa
có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trongviệc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụthể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nônnóng
- Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp
lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổchức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nướcđang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sangkinh tế thị trường
- Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh,quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằmcủng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hộinhập để thực hiện ý đồ "diễn biến hoà bình" đối với nước ta
Trang 10Bên cạnh đó , nghị quyết cũng đề ra mục tiêu : “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tếnhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN; thực hiện dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh, trước mắt là thực hiện kế hoạch nhiệm vụ đưa ratrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.”
Để thực hiện những mục tiêu theo những quan điểm trên, Đảng và chính phủ đã banhành những chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập
- Nhà nước ban hành hệ thống luật đồng bộ bao gồm: luật đầu tư, luật lao động, luậtthương mại, luật ngân hàng, luật hải quan, luật bưu chính viễn thông, luật xây dựng, luậtkhoa học công nghệ, luật tài nguyên Sửa đổi và bổ sung pháp luật và pháp lệnh hiệnhành về thuế, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cải tiếnviệc ban hành văn bản pháp luật
- Đối với những chính sách: Nhà nước ban hành chính sách thương mại, tài chính,tiền tệ, đầu tư để kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp tạo điều kiện cho nước ta hội nhập kinh tế quốc tế
1.4.2 : Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là 1 trong nhữngvẫn đề thời sự đối với hầu hết các nước Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xuthế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tếquốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển củamỗi nước Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệtruyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng có mối liên kết chặt chẽ, nhất làtrên lĩnh vực kinh tế
Nhận thức được những đòi hỏi cấp bách của quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta
đã vạch đường lối và thực thi chính sách mở cửa nền kinh tế trong nước với nước ngoài
từ Đại hội Đảng VI (1986) Và cho đến nay, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hộinhập, nhiều chính sách đã được thực thi, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tưnước ngoài cho quá trình phát triển
Tháng 12/1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã
mở các cuộc đàm phán để nối lại các quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng tàichính thế giới, đến tháng 10/1993 đã bình thường hoá quan hệ tín dụng với hai tổ chức tàichính tiền tệ lớn nhất thế giới
Trang 11Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ BillClinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày
11 tháng 7, 1995 Kể từ đó Việt Nam đã đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế
Việt Nam gia nhập ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Ngày 25/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
- Ngày 15/12/1995 Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kí nghịđịnh thư tham gia hiệp định CEPT để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN
- Việt Nam bắt đầu thực hiện hiệp định CEPT từ ngày1/1/1996 và sẽ kết thúc vàongày 1/1/2006
Tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình với các nước ASEAN bốn danh mụchàng hoá theo quy định của CEPT: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục loại trừ tạmthời, danh mục cắt giảm thuế ngay, danh mục nông sản chưa chế biến và chế biến nhạycảm cao Những mặt hàng đưa vào thực hiện CEPT là những mặt hàng có thế mạnh xuấtkhẩu của ta hoặc những mặt hàng chưa có trao đổi buôn bán gì với ASEAN
Việt Nam hội nhập vào APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Ngày 15/6/1996 Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chứcnày, một tổ chức hiện gồm có 21 thành viên, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế pháttriển, đang phát triển và chuyển đổi (từ kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường).Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các chương trình thúc đẩy mởcửa sản xuất thuận lợi hoá thương mại đầu tư hợp tác kinh tế kĩ thuật theo nguyên tắcbình đẳng, cùng có lợi, tự nguyện cônh khai và không phân biệt đối xử giữa các thànhviên cũng như các đối tác không là thành viên
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU):
- Trên lĩnh vực thương mại, Việt Nam và các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)
đã có mối quan hệ khá lâu song chúng được phát triển và mở rộng trong những năm gầnđây, sau khi Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 2/1990, quan hệbuôn bán hai chiều Việt Nam – EU có bước phát triển khả quan, kim ngạch xuất nhậpkhẩu gia tăng Năm 1993, EU tăng gấp 10 lần QUOTA nhập khẩu hàng hoá của ViệtNam so với năm 1992 , trị giá kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam – EU đã đạt 1 tỉ USD
Trang 12- Ngày 31/5/1995 Việt Nam và EU đã kí hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU.Ngày 17/7/1995, hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU đã được kí chính thức ởBrucxen.
Khi tham gia kí kết hiệp định này, Việt Nam được hưởng một số ưu đãi:
- Hiệp định cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc (MNF), đặc biệt là quy chế
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thường được dành cho các nước đang phát triển Điềunày có ý nghĩa thực tế lớn, vì trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, ViệtNam vẫn được hưởng các quy chế ưu đãi này Sau đó, hiệp định đưa ra một số biện pháptạo điều kiện thuận lợi buôn bán, thương thuyết với tổ chức mậu dịch thế giới
- Cải thiện môi trường kĩ thuật Việt Nam thông qua việc tạo thuận lợi cho Việt Namtiếp cận công nghệ EU
- Liên minh Châu Âu đang chuẩn bị mở một trung tâm thông tin thương mại của EUtại Việt Nam
- Các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước Châu Âu đã và đang có nhiều dự ánhợp tác với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam lập các trung tâm đào tạo nhàdoanh nghiệp cho Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm Châu Âu tại Việt Nam, tư vấnkinh doanh, thoả thuận hợp tác, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư Cuốinăm 1995, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã kí 32 bản thoả thuận với các
tổ chức hữu quan ở nước ngoài nhằm hợp tác, đẩy mạnh, xúc tiến thương mại và đầu tư,trong đó có 8 bản thoả thuận được kí với các tổ chức EU Hiện tại phòng thương mại vàcông nghiệp Việt Nam đang xây dựng trung tâm thông tin dữ liệu, hợp tác với hiệp hộithương mại nước ngoài mới thành lập tại Việt Nam
- Ngày 15/12/1992 hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU đến1/1/1993 bắt đầu có hiệu lực Theo hiệp định này, Việt Nam được xuất khẩu sang EU 151chủng loại mặt hàng, tổng số hạn ngạch theo hiệp định là 21298 tấn với kim ngạchkhoảng 450 triệu USD Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU đã tạo cho Việt Namnhiều khả năng xuất khẩu sang EU hơn
- Ngày 1/8/1995 Việt Nam và EU đã kí trao đổi thư điều chỉnh hiệp định, tăng hạnngạch và biên bản thoả thuận về mở rộng thị trường hàng dệt may
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
Vào ngày 7/11/2006 tại trụ sở của Tổ chức thương mại thế giới ở Giơnevơ (Thụy Sĩ),thông qua những cam kết và sự nhất trí của toàn thể 149 thành viên, và đến ngày
Trang 1311/1/2007 Việt Nam hoàn tất tiến trình 11 năm, với hơn 200 cuộc đàm phán, đã trở thànhthành viên chính thức thứ 150 của sân chơi thương mại toàn cầu này.
Đây là bước tiến lớn và quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ViệtNam gia nhập WTO với các mục tiêu :
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sựphát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấpthương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đaphương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho cácnước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụnhững lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầuphát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhậpsâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảođảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng
Chương 2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Trang 142.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1 Chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại và đầu tư
Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Hội nhập
có nghĩa là gia nhập, tham gia vào một tổ chức chung, một trào lưu chung của quốc tế,mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong một tổng thể Hội nhập kinh tế quốc tế thường
có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một vài nướcđến nhiều nước Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức toàn cầu, Liên minhChâu Âu EU là một tổ chức khu vực có mức độ hội nhập kinh tế sâu trên nhiều lĩnh vực
và là liên minh kinh tế lớn nhất thế giới
Ngay khi tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã gửi tới cộng đồng quốc tế
“Thông điệp về hội nhập”, khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với bốn phương, và đã,đang có thế cùng lực mới để làm đối tác tin cậy của bốn phương Với chủ trương tíchcực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiềunước và tổ chức quốc tế Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên quan trọng trong khốiASEAN, tích cực thực hiện các cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Đồngthời, là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác,tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, HànQuốc, Ấn Độ, Nhật Bản Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) vớiNhật Bản, đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chuẩn bịkhởi động vòng đàm phán FTA với EU Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO), có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùnglãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàncầu
Hội nhập kinh tế thì mỗi quốc gia vẫn tồn tại với tư cách là quốc gia độc lập tự chủ, tựnguyện lựa chọn các lĩnh vực và tổ chức thích hợp để hội nhập Tuy nhiên, khi đã gianhập thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung, phải thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ củamột thành viên, phải điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với luật chơi chung.Hội nhập kinh tế là xu hướng toàn cầu hóa cho nên nó tác động đến mọi nước, ngay
cả những nước chưa tham gia vào quá trình đó cũng bị ảnh hưởng tác động Thực tế trênthế giới ngày nay thì tuyệt đại bộ phận các nước đều mở cửa hội nhập nên tác động củahội nhập rất rộng lớn
Kinh tế là nền tảng của một quốc gia nên hội nhập kinh tế sẽ tác động toàn diện đếncác mặt chính trị, văn hóa xã hội của đất nước Bất kể nước nào đã hội nhập đều phảiđiều chỉnh luật lệ, chính sách để hội nhập thành công và hiệu quả Tuy nhiên, hội nhập
Trang 15kinh tế quốc tế là một quá trình, nên tùy theo mức độ hội nhập trong từng giai đoạn màtác động của nó có ảnh hưởng đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
Về chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại, đầu tư, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗinước phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư Việt Nam bướcvào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xác địnhxuất khẩu và đầu tư là hai động lực tăng trưởng kinh tế Vì vậy áp dụng đường lối đốingoại đa phương, đa dạng hóa, làm bạn với mọi nước trong cộng đồng quốc tế vì hòabình và phát triển Từ đó thực thi chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại quốc tế, pháttriển xuất nhập khẩu Từ năm 1987 ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở cửa thuhút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Như vậy, để hội nhập mỗi nước phải hình thànhchính sách kinh tế phù hợp của mình theo hướng mở cửa, tự do hóa hai lĩnh vực quantrọng là thương mại và đầu tư Đây là những chính sách tạo tiền đề, điều kiện cho hộinhập, đồng thời cũng là chính sách thúc đẩy hội nhập Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu tiêntrên con đường hội nhập Triển khai thực hiện các chính sách đó là chuẩn bị cho nền kinh
tế hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ vào khu vực và thế giới
2.1.2 Hội nhập ngày nay mang tính chất toàn cầu, theo xu hướng toàn cầu hóa
Để tiến tới hội nhập toàn cầu, vài chục năm nay đã xuất hiện xu hướng hội nhập khu vực, mặc dù tự do hóa theo khu vực cũng được định hướng theo các nguyên tắc tự do hóa
và hội nhập toàn cầu
Hội nhập toàn cầu thể hiện rõ ở tổ chức thương mại thế giới WTO WTO được thànhlập ngày 1/1/1995 là kết quả của vòng đàm phán Uragoay kéo dài trong 8 năm từ năm
1986 đến năm 1994 WTO ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thếgiới trong xu thế toàn cầu hóa và là sự kế thừa của hiệp định chung về thuế quan vàthương mại GATT WTO là tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh, các thành viên WTOchiếm 85% tổng thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu
WTO được tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo nguyên tắc
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệquốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xửbình đẳng với tất cả các thành viên khác Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá,dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ
và doanh nghiệp trong nước
Trang 16WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng quy định củaWTO.
- Nguyên tắc thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàmphán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia:
Bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vigây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá giá v.v
- Nguyên tắc minh bạch hoá:
Bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường Minh bạch vềchính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phảiđược công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhấttrên toàn lãnh thổ Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan đượcgóp ý trong quá trình lập quy Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các Thành viên
nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửathị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lượckinh doanh
2.1.3 Hội nhập đòi hỏi phải tiến hành cải cách, đổi mới kinh tế trong nước
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo sức ép phải tiến hành mở cửa, tự dohóa để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn Ngay cả với nước ta, không cùng nhịp với cácnước trong khu vực thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau.Không đẩy mạnh chính sách cải cách, mở cửa cũng gây ra sự tụt hậu về một số lĩnhvực so với các nước khác Các số liệu so sánh sau đây giữa Việt Nam và Trung Quốc chothấy từ xuất phát điểm giống nhau nhưng lại có hai tốc độ phát triển nhanh chậm khácnhau
Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm (tính theo %)
1995 – 1997 1997 – 2000 2000 – 2002
Trang 17có những đối tác phát triển trước chúng ta như Đài Loan, Thái Lan, đó là những nước sảnxuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn lại có những ưu thế hơn nước ta, kể cảnhững sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ta như nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép.Không chỉ cạnh tranh trong thương mại, mà còn cạnh tranh trong cả lĩnh vực thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn vànguy cơ suy giảm FDI vào nước ta cũng rất lớn
Hội nhập với nền kinh tế mở phải tích cực tham gia vào quá trình phân công, hợp tácquốc tế, không thể duy trì nền kinh tế khép kín, tự lực cánh sinh, tự túc mọi mặt Tùytheo lợi thế và hiệu quả mà mỗi nước tập trung đầu tư sản xuất những sản phẩm có sứccạnh tranh cao, phát triển những ngành nghề có ưu thế, có tiềm năng Vì vậy các nướcphải cơ cấu lại nền kinh tế, từ cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kỹ thuật đến cơ cấu các thànhphần kinh tế Cùng với cải cách cơ cấu kinh tế là cải cách thể chế kinh tế, chuyển từ thểchế kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến các lĩnh vực liên quan như dịch vụ,thương mại dịch vụ, bản quyền, sở hữu trí tuệ, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,bảo vệ sức khỏe con người Mỗi vấn đề nêu trên trong các điều kiện ngày nay đều mangtính quốc tế, đều được toàn cầu hóa mà mỗi quốc gia hội nhập đều chịu tác động Đối vớicác nước đang phát triển thì đó lại là những lĩnh vực mới mẻ, phức tạp, là những rào cảnrất khó vượt qua
Trang 182.2 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện cho Việt Namphát triển một cách nhanh chóng Những cơ hội của hội nhập đem lại mà Việt Nam tậndụng được một cách triệt để sẽ làm bàn đạp để nền kinh tế sớm sánh vai với các cườngquốc năm châu
2.2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của ViệtNam
Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau, vì vậy, khi Việt Nam gia nhậpcác tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng ưuđãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điềukiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Chỉ tính trong phạm vikhu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) kim ngạch xuất khẩu của ta sang các nướcthành viên cũng đã tăng đáng kể Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang ASEAN đạt348,6 triệu USD, nhưng đến năm 1998 đạt 2349 triệu USD
Sau những năm hội nhập nhập, Việt Nam cũng đã có cơ hội tăng trưởng cao xuấtnhập khẩu theo bảng sau:
Bảng 2.3 : Tốc độ tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam 1995-2003 (tính theo % )
(Nguồn : Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam )Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăngtrưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5/ năm, giá trị xuất khẩu đã tăng gấp gần 5 lần,
từ 7,2 tỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (năm 2005), đưa Việt Nam trở thành quốc gia
có nền thương mại phát triển ở mức trung bình trên thế giới Và, kể từ sau khi Hiệp địnhThương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12-2001), kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn 7 lần, từ 1,053 tỉ USD năm 2001, lên 6,5 tỉ USD năm2005
Trang 19Các doanh nghiệp tiếp cận được với đầu vào nhập khẩu rẻ hơn sẽ tạo điều kiệngiảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Trong điều kiện Nhà nước thực hiện bảo hộđối với một ngành sẽ dẫn đến giá hàng hóa của ngành đó cao hơn so với thị trường và vìthế những ngành có liên quan, đặc biệt là những ngành sử dụng sản phẩm của ngànhđược bảo hộ làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải chịu chi phí đầu vào lớn Nhưng nhờ việcbãi bỏ các rào cản đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, giá củacác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh sẽ có xuhướng giảm do không phải/hoặc giảm bớt các chi phí cho việc nhập khẩu Do vậy, tự dohóa thương mại góp phần giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụcủa các doanh nghiệp Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chiphí giao dịch, kinh doanh nhờ các nguyên tắc chung được thống nhất.
Kể từ khi gia nhập APEC (1998) đến nay, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các thànhviên APEC có sự tăng trưởng vượt bậc Tính từ năm 1998 đến tháng 7 năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào APEC của Việt Nam và kim ngạch nhập khẩu của APEC vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Việt Nam XK vào APEC Việt Nam NK từ APEC
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và APEC( Nguồn: “Hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – APEC”, tạp chí thương mại, số 20/2006 trang 17)
Sau khi vào WTO, thực hiện các cam kết quốc tế, thị trường xuất nhập khẩu của ViệtNam được mở rộng cả về quy mô, đối tác, hàng hoá, dịch vụ Tổng mức lưu chuyểnngoại thương năm 2007 đạt 109,2 tỉ USD, tăng 48,2% so năm 2006, năm 2008 đạt 143,1
tỉ USD 31,0% so năm 2007
Xuất khẩu tăng trưởng cao cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim ngạch và giá cả.Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, hoạt động xuất khẩu theo hướng tăngchất lượng, ổn định giá, thực hiện đúng hợp đồng… để tăng sức cạnh tranh trên thịtrường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới, mặt hàng mới đi đôi với các chínhsách xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước trên một số mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,561 tỉ USD, tăng 21,9% so với năm 2006, năm
2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởngkim ngạch xuất khẩu cả 3 khu vực đều tăng khá: Khu vực kinh tế trong nước năm 2007
Trang 20tăng 22,2% và chiếm 42%; năm 2008 tăng 34,7% và chiếm 50,3% tổng kim ngạch; khuvực kinh tế FDI không kể dầu thô năm 2007 tăng 30,4%, năm 2008 tăng 26,8%.
Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD tăng từ 10 năm 2007 lên trên 20năm 2008, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD: dầu thô 10,45 tỉ USD, dệt may 9,11
tỉ USD, giày dép 4,7 tỉ USD, thủy sản 4,56 tỉ USD cao hơn nhiều so với các năm trước.Thị trường xuất khẩu mở rộng
Một số thị trường lớn, tốc độ tăng cao sau khi vào WTO như Mỹ, năm 2007 đạt 10 tỉUSD, chiếm 20,7% thị phần và tăng 28%; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 14,5% Thịtrường ASEAN năm 2007 đạt 8 tỉ USD, tăng 26%, năm 2008 đạt 10,2 tỉ USD, tăng 31%
so năm 2007 Thị trường EU năm 2007 đạt 8,7 tỉ USD, tăng 24%, năm 2008 đạt 10 tỉUSD, tăng 15% so năm 2007 Thị trường Nhật Bản năm 2007 đạt 5,5 tỉ USD, năm 2008đạt 8,8 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007…
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đã biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hànghoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao Năm 2007, kim ngạch xuất khẩusản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 22,4%, năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàngmáy tính điện tử năm 2007 đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng22,7%
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ giữ vững vị trí hàng nhất, nhì thếgiới về số lượng mà bước đầu vươn tới cả chất lượng , giá cả và vệ sinh an toàn thựcphẩm Tính chung 2 năm sau khi vào WTO, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản ViệtNam tiếp tục tăng trưởng cao; năm 2007 đạt 10,9 tỉ USD, tăng 21,7% so năm 2006, năm
2008 đạt 15,6 tỉ USD tăng 43,1% so năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàngchủ lực đã tăng cao hơn mức cùng kỳ 2007, trong đó: hạt điều tăng 42,8%; gạo tăng94,6%; cà phê tăng 83,2%; cao su tăng 73,1%, chè tăng 22,6%, thủy sản tăng 33,7% sovới năm 2007
Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 39,6%; năm 2008 đạt 80,7 tỉUSD, tăng 28% so năm 2007 Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặthàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước đều tăng, chủ yếu do giá nhập khẩu tăng,trong đó giá một số mặt hàng tăng ở mức cao như: phân bón, xăng dầu, thiết bị, dụng cụphụ tùng, vải, linh kiện, nguyên phụ liệu dệt, may, da; phân bón; thức ăn gia súc…
2.2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.Hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế làm cho môi trường kinh doanh nước
ta phù hợp với thông lệ quốc tế, làm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tăng sự
hỗ trợ tài chính, tín dụng cho phát triển kinh tế Việt Nam Đầu tư nước ngoài vào Việt
Trang 21Nam không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước mà còn tận dụng vị thếxuất xứ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam để hưởng các ưu đãi cho vị thế một nước đangphát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng lao động
và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thếgiới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội tu hút vốnđầu tư nước ngoài Đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động và sửdụng vốn có hiệu quả hơn
Nhìn lại 25 năm qua, tính từ thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được banhành (năm 1987), dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng đóng góp của khu vực FDI vào GDPcủa Việt Nam rất ấn tượng, với tỷ lệ khoảng 18,3%, khá cao so với mức trung bình củathế giới (10,6%) Con số này khẳng định sức ảnh hưởng của khu vực FDI tới nền kinh tếViệt Nam trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập, đưa ViệtNam tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu…
Việt Nam trong đó có nhiều công ty tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến Điều nàygóp phần làm dịch chuyển cơ cầu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triểnlực lượng sản xuất và tạo công ăn việc làm Tuy nhiên kể từ giữa năm 1997 đến nay, dotác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta
có hướng suy giảm Tuy vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài vẫn tăng nhanh Nếu như năm 1991 đạt 52 triệu USD thì năm 1997 là
1790 triệu USD
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu thay đổi to lớn Khác với cácgiai đoạn trước đây, Việt Nam giờ đã là nước có thu nhập trung bình với năng lực hấp thụvốn của nền kinh tế tăng đáng kể Cùng với đó, khu vực DN tư nhân trong nước đã lên tới600.000 DN vào năm 2011 Trong nhiều lĩnh vực, DN Việt Nam đã ghi dấu ưu thế cạnhtranh nhất định
Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tạiViệt Nam Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,33 tỷUSD, chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Samoa đứng vị trí thứ hai với tổngvốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 889,8 triệu USD, chiếm 10,5 % tổng vốn đầutư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là654,7 triệu USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư;
Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêmkhoảng 523,2 triệu USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam
Trang 22BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 514,5 triệuUSD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
2.2.3 Hội nhập tạo cơ hội tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tiếp thu kiến thức và kinhnghiệm quản lý kinh tế
Hội nhập không chỉ tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư mà còn tạo cơ hội tiếp nhận cácthành tựu khoa học công nghệ hiện đại và quan trọng hơn là tiếp thu những kiến thứcmới, những kinh nghiệm quý báu về quản lý kinh tế, những ý tưởng về cải cách kinh tế,
kỹ thuật, những ý tưởng về chiến lược phát triển, những hiểu biết về nền kinh tế tri thức.Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến củacác nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ sở vậtchất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường đểkhai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và
có hiệu quả Qua đó mà các kỹ thuật, công nghệ mới có điều kiện du nhập và nước ta,đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ nước ngoài nhằm pháttriển năng lực kỹ thuật, công nghệ quốc gia Trong cạnh tranh quốc té có thể công nghệnày là cũ đối với một số nước phát triển, nhưng lại là mới, có hiệu quả tại một nước đangphát triển như Việt Nam Do yêu cầu sử dụng lao động của các công nghệ đó cao, có khảnăng tạo nên nhiều việc làm mới Trong những năm qua, cuộc cách mạng khoa học kỹthuật nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặtkinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận và phát triển công nghệ mớinày Sự xuất hiện và đi vào hoạt động của nhiều khu công nghiệp mới và hiện đại như HàNội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng…và những xínghiệp liên doanh trong ngành công nghệ dầu khí đã chứng minh điều đó
Dĩ nhiên ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tại cơ hội tiếp nhận tiến bộ kỹthuật và công nghệ, nước ta vẫn có thể sử dụng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu để nhậpcông nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doan Song vì nước ta còn nghèo,
dự trữ ngoại tệ rất hạn hẹp, kinh nghiệm tiếp cận thị trường bên ngoài chưa nhiều, trình
độ thẩm định công nghệ lại kém và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh với công nghệcao còn yếu kém nên con đường thích hợp hơn với nước ta hiện nay là tiếp tục đổi mới cơchế chính sách, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp đọ gia tăng thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, qua đó tiếp nhận và chuyển giao công nghệ có hiệu quả hơn
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý,các nhà kinh doanh đã được đào tạo ở trong và ngoài nước Bởi mỗi khi liên doanh hayliên kết hay được đầu tư từ nước ngoài thì từ người lao động đến các nhà quản lý đều
Trang 23được đào tạo tay nghề, trình độ chuyên môn được nâng cao Chỉ tính riêng trong các côngtrình đầu tư nước ngoài đã có khoảng 39 vạn lao động trực tiếp, 600 cán bộ quản lý và
25000 cán bộ khoa học kỹ thuật đã được đào tạo Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tínhđến năm 1999 Việt Nam đã đưa 7 vạn người đi lao động ở nước ngoài
Hội nhập cũng tạo ra cơ hội để chúng ta cải cách hệ thống giáo dục, đẩy mạnh chiếnlược đào tạo nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa, đào tạo nhân lực cho nền kinh tếmới Hội nhập với nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng nhântài, có môi trường cho nhân tài phát triển Mọi nền kinh tế suy cho cùng thì sự hưng thịnhđều phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người Vì vậy việc đào tạo và sử dụng nhân lực
và nhân tài có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế của đất nước
2.2.4 Hội nhập kinh tế quốc té góp phần duy trì hòa bình, ổn định, tạo dựng môi trườngthuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế tạo vị thế bình đẳng của nước ta vớicác nước trong tổ chức, từ đóng góp tiếng nói xây dựng luật chơi chung đến việc hưởngquyền lợi của một thành viên và các tranh chấp thương mại thì được xử lý theo nguyêntắc chung không bị phân biệt đối xử
Hàng hóa và dịch vụ của nước ta cũng được đối xử bình đằng trên thị trường quốc tế
và có cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh
Trước đây, Việt Nam chỉ có quan hệ chủ yếu với Liên Xô và các nước Đông Âu, nay
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 166 quốc gia trên thế giới Với chủ trương coitrọng các mối quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực Châu Á Thái BìnhDương Chúng ta đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc và các quốc giatrong khu vực Đông Nam Á Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiệnmục tiêu xây dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định nhằm tạo thuận lợi cho côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước
2.3 Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đòi hỏichúng ta phải nổ lực vượt qua mới có thể tận dụng tốt các cơ hội phát triển Nền kinh tếnước ta vừa yếu kém lạc hậu lại đang trong quá trình đổi mới sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN nên các rào cản và thách thức trong hội nhập là rất lớn Những tháchthức chủ yếu đặt ra là: