ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ THU TRANG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂMKIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.31.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Minh
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn đượchình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thanh Minh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu có được trong Luận văn là hoàn toàntrung thực, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong các công trìnhnghiên cứu trước đó.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thu Trang
Trang 4Thầy giáo TS Nguyễn Thanh Minh người đã hướng dẫn khoa học củaluận văn, giúp tôi hình thành lý tưởng các nội dung nghiên cứu từ thực tiễn đểhoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnhThái Nguyên đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thựchiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thu Trang
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÓ THU 5
1.1 Cơ sở lý luận chung 5
1.1.1 Một số khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị y tế có thuvà quản lý tài chinh 5
1.1.2 Cơ cấu nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế có thu 11
1.1.3 Chủ thể quản lý, đối tượng và phương pháp quản lý tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp y tế có thu 13
1.1.4 Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế có thu 14
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp ytế có thu 22
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế có thu 251.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị sự nghiệp y tế về công tác quản lý tàichính 25
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh TháiNguyên 29
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
Trang 62.1 Câu hỏi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Số liệu thứ cấp 31
2.2.2 Số liệu sơ cấp 31
2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 33
2.3.1 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 33
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂMKIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI NGUYÊN 36
3.1 Tổng quan Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên 36
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển" 36
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 36
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 39
3.1.4 Đặc điểm cơ chế tài chính của Trung tâm 42
3.1.5 Cơ sở pháp lý trong hoạt động tài chính tại Trung tâm 44
3.1.6 Kết quả hoạt động của Trung tâm 45
3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh TháiNguyên 48
3.3.1 Nhân tố bên ngoài 81
3.3.2 Nhân tố bên trong 88
Trang 73.4 Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Thái Nguyên 91
3.4.1 Những kết quả đạt được 91
3.4.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 92
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠITRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI NGUYÊN 97
4.1 Những định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý tài chính của Bộ Y tế vàphương hướng tự chủ tài chính 97
4.1.1 Những định hướng tăng cường quản lý tài chính của Bộ Y tế và phươnghướng tự chủ tài chính 97
4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tậttỉnh Thái Nguyên 100
4.2 Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tậttỉnh Thái Nguyên 101
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng dự toán 101
4.2.2 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài chính 102
4.2.3 Giải pháp tăng cường khai thác nguồn thu 103
4.2.4 Giải pháp thực hiện chế độ quản lý tài chính khoán 105
4.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán 106
4.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 108
4.2.7 Giải pháp cải cách công tác quản lý y tế 111
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtDiễn giải
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼBảng
Bảng 3.1 Quy mô, chất lượng của nguồn nhân lực năm 2016-2018 41
Bảng 3.2: Dự toán thu tại Trung tâm giai đoạn năm 2016 – 2018 49
Bảng 3.3 Dự toán chi cho hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 52
Bảng 3.4: Phân bổ dự toán các khoản chi thường xuyên 54
Bảng 3.5: Nội dung các khoản thu tại Trung tâm giai đoạn năm 2016 – 2018 57
Bảng 3.6 Nội dung chi cho hoạt động tại Trung tâm giai đoạn 2016- 2018 62
Bảng 3.7 Đánh giá tình hình chấp hành các nguồn thu so với dự toán 66
Bảng 3.8 Đánh giá tình hình chấp hành các khoản chi so với dự toán 67
Bảng 3.9 Tổng hợp thu- chi cho hoạt động tại Trung tâm giai đoạn 2018…… 69
2016-Bảng 3.10 Cơ cấu và sự biến động tài sản của Trung tâm giai đoạn năm 2016– 2018……… 73
Bảng 3.11 Các quỹ của Trung tâm giai đoạn năm 2016 - 2018 76
Bảng 3.12 Quyết toán ngân sách của Trung tâm giai đoạn 2016 - 2018 77
Bảng 3.13 Đánh giá khách hàng về tín nhiệm của đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm trong công tác quản lý tài chính 86
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát nhân tố trình độ tổ chức bộ máy kế toán 88
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát nhân tố hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính…… 89
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát nhân tố trình độ cán bộ quản lý tài chính 90
HìnhHình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên 40
Hình 3.2 Cơ cấu dự toán thu tại Trung tâm giai đoạn năm 2016 – 2018 50
Hình 3.3 Cơ cấu các khoản thu tại Trung tâm giai đoạn năm 2016 – 2018 58
Trang 10Hình 3.4 Sự biến động các khoản chi tại Trung tâm giai đoạn 2016- 2018 63Hình 3.5 Cơ cấu các loại tài sản tại Trung tâm năm 2016-2018 73
Trang 11Các CSYT công lập sau hơn 10 năm thực hiện nhiệm vụ, quyền tự chủmột phần tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 đã gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ công (DVC), tạo điều kiện cho người dâncó sự lựa chọn, sử dụng dịch vụ công chất lượng cạnh tranh, đơn vị sự nghiệp(ĐVSN) cải thiện thu nhập của người lao động… Song, việc triển khai Nghịđịnh 43 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần sửa đổi, ĐVSN chưa được giaoquyền tủ chủ một cách đầy đủ, tự chủ ở mức cao hơn…
Do đó, việc ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 củaChính phủ quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập (gọi tắt là Nghịđịnh 16) đã đáp ứng kịp thời sự thay đổi của cơ sở y tế."
"Theo đó, đối với dịch vụ sự nghiệp (DVSN) công không sử dụng KPNSNN theo cơ chế thị trường; đối với DVSN công sử dụng KP NSNN đượcxác định trên định mức chi phí, lộ trình tính giá, cơ sở định mức KTKT Đểđổi mới cơ chế tự chủ tài chính cần tăng cường quản lý việc sử dụng nguồntài chính, đặc biệt cần tăng cường công tác QLTC để nâng cao năng lực tựchủ tài chính cho các đơn vị y tế Ngoài ra, các ĐVYT cần tiếp tục rà soátđiều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm,hiệu quả, đảm bảo thực hiện chủ trương của Nhà nước.
Theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 của UBND tỉnhThái Nguyên đã thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên(Trung tâm) trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên "Trung tâm là ĐVSN có thutự
Trang 12đảm bảo một phần KP chi thường xuyên, thực hiện theo Nghị định16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, Trung tâm đã chủ động đổimới cơ chế QLTC hàng năm, tăng cường khai thác nguồn thu, quản lý chặt tàichính, đảm bảo tự chủ một phần tài chính phục vụ tốt SNYT chăm sócphòng bệnh cũng như chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh Qua đó,Trung tâm đã có những kết quả nhất định trong công tác QLTC, tuy nhiêncông tác quản lý thu vẫn chưa khai thác hết các nguồn thu, quản lý thu chưacân đối với các khoản chi, lập dự toán chưa sát với thực tế, thực hiện dự toánchưa chặt chẽ theo quy chế chi tiêu nội bộ, kiểm soát tình hình thu, chi chưathường xuyên, …
Vì vậy việc tăng cường công tác QLTC tại Trung tâm là rất cần thiết,với mục tiêu khai thác tối đa nguồn thu, tiết kiệm khoản chi nhằm mục đíchphát triển Trung tâm, nâng cao đời sống CBVC, tạo niềm tin cho CBVC, tựchủ chi thường xuyên là mục tiêu mà Trung tâm hướng tới."
Từ nguyên nhân trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý tài
chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên” "làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý kinh tế của mình."
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác QLTC tại Trung tâm kiểm soátbệnh tật tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLTC tạiTrung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên.
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý tài chính tại Trung tâm kiểmsoát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên.
4 Ý nghĩa khoa học của luận văn
* Mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân hệ thống hóacơ sở lý luận và thực tiễn về QLTC các ĐVSN y tế có thu.
* Mặt thực tiễn: Kết quả đề tài có giá trị ứng dụng tại Trung tâm kiểmsoát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý nóichung ĐVSN y tế có thu tương tự, và các đối tượng quan tâm.
Luận văn là một công trình nghiên cứu mới và độc lập, vấn đề nghiêncứu có tính thời sự cao và cấp thiết trong điều kiện hiện nay của tỉnh TháiNguyên nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên nóiriêng Các phát hiện của luận văn có tính mới và thực tế có thể áp dụng thànhcông cho ĐVSN y tế có thu.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, TLTK, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLTC tại các đơn vịSNYT có thu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Chương 3: Thực trạng QLTC tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnhThái Nguyên
Chương 4: Giải pháp tăng cường QLTC tại Trung tâm kiểm soát bệnhtật tỉnh Thái Nguyên
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠICÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÓ THU
1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Một số khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị y tế cóthu và quản lý tài chinh
1.1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu
Theo điều 9, Luật số 58/2010/QH12 Luật viên chức:
"1 Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lýnhà nước.
2 Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thựchiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sựnghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toànvề thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơnvị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3 Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp cônglập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vàokhả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự vàphạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4 Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vịsự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơcấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sựnghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơnvị sự nghiệp công lập."
Trang 16Điều 2, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015:
“Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướcthành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụcông, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).”
Theo Nhà xuất bản tài chính, tác giả Phạm Văn Khoan, Dương ĐăngChinh (2009), QLTC công:
"Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập cónguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vịdự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theoquy định của Luật kế toán".
Theo điều 2, Thông tư 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017:
"1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lậptrực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tạiKho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp,toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động,tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế."
1.1.1.2 Đơn vị sự nghiệp y tế có thu
Theo điều 2, Nghị định số: 85/2012/NĐ- CP ngày 15/10/2012:
“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách phápnhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của phápluật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụquản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng;khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa,pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm,trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Trang 17sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vịsự nghiệp y tế)”.
Theo điều 3, Nghị định 85/2012/NĐ- CP ngày 15/10/2012:"Phân loại ĐVSN y tế:
- Đơn vị có nguồn thu SN tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt độngthường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạtđộng thường xuyên;
- Đơn vị có nguồn thu SN tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt độngthường xuyên;
- Đơn vị có nguồn thu SN thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạtđộng thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhànước bảo đảm toàn bộ.
Việc phân loại các ĐVSN y tế được ổn định trong thời gian 03 năm,sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp Trường hợp đơn vịcó biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay đổi cơ bản mức tự bảođảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem xét điều chỉnh việc phânloại trước thời hạn."
1.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp y tế có thu
Điều 5, Nghị định 85/2012/NĐ- CP ngày 15/10/2012
"Chức năng: Được quyền tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thực hiệncác nhiệm vụ mà nhà nước giao hoặc đặt hàng Đối với các hoạt động khác,còn có quyền tự bổ sung những chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi đượcpháp luật quy định, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị.
Trang 18tự quyết định biên chế Các đơn vị sự nghiệp có thu còn lại, căn cứ chức năng,nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế vàkhả năng tài chính của đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơquan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.
- Đơn vị sự nghiệp y tế có thu cung cấp các hoạt động dịch vụ khôngchỉ được vay vốn của các tổ chức tín dụng mà còn được phép huy động vốncủa cán bộ công chức viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, nâng caochất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp y tế có thu được quyết định một số vềmức chi quản lý như chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi docơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; được quyết định phương thứckhoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp y tế có thu được quyết định chi trả thunhập cho người lao động trong đơn vị theo nguyên tắc cho người nào có hiệusuất công tác cao, đóng góp nhiều cho công việc tăng thu tiết kiệm chi sẽđược trả nhiều hơn.
- Được yêu cầu các chủ thể khác phải có những ứng xử nhất định nhưyêu cầu Kho bạc nhà nước cấp phát, thanh toán đầy đủ, kịp thời khi đơn vị đãđáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp phát, thanh toán theo quy định.
- Được quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợppháp của mình.
- Xử sự bắt buộc có thể phải tiến hành các hành động nhất định nhưphải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước khi thực hiện sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ Phải lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm kế hoạchgửi cơ quan quản lý cấp trên; phải thực hiện chế độ công khai tài chính Nghĩavụ pháp lý của ĐVSN y tế có thu thường xuất hiện trên cơ sở quy phạm phápluật bắt buộc và quy phạm pháp luật ngăn cấm".
Trang 19Theo điều 3 Thông tư 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017
"Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chứcthực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạtđộng chuyên môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lâynhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sứckhỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và cácdịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theoquy định của pháp luật."
1.1.1.4 Vai trò của ĐVSN y tế có thu
- Tính quyết định đến năng suất lao động xã hội, thể hiện sự tác độnglâu dài tới LLSX và QHSX.
Hoạt động SNYT là những hoạt động không TTSX ra của cải vật chất,nhưng nó tác động mạnh tới LLSX và QHSX, có tính quyết định đến NSLĐ.Đơn vị được chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên mônđược cơ quan quản lý cấp trên giao Thông qua chức năng các ĐVSN YT cóthu là cung ứng các DVYT công cho xã hội, đảm bảo các điều kiện về nghiệpvụ, nhân lực, CSVC đáp ứng sự hài lòng người dân.
- Là tiền đề phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Các ĐVSN y tế có thu chủ động các hoạt động kinh tế, cũng nhưchuyên môn sẽ đáp ứng nhu cầu kiểm soát bệnh tật, khám bệnh, dịch vụ y tế,dịch vụ phòng ngừa bệnh tật
- Nâng cao ý thức y tế cộng đồng, thực hiện công bằng xã hội:
Nghiệp vụ chi NSNN cho các hoạt động SNYT, Chính phủ đã đảm bảoKP cho các lĩnh vực nói chung, y tế nói riêng có khả năng cung ứng dịch vụcông tạo điều kiện người dân tiếp cận dịch vụ y tế, đặt biệt là các đối tượnghưởng chế độ trợ cấp.
Hoạt động QLTC ĐVSNYT có thu đóng vai trò quan trọng trong việcquản lý các nguồn lực tài chính, góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của đơnvị và trong SN phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Trang 20Theo Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, tác giả Vũ VănHóa (2009), Giáo trình tài chính công:
"QLTC trong các ĐVSN có thu, là hết sức cần thiết Điều đó xuất pháttừ những lý do sau:
- QLTC trong các ĐVSN y tế có thu là để phân bổ nguồn lực tài chínhmột cách hợp lý, hiệu quả và đảm bảo đúng chính sách, chế độ của nhà nước.
- Nếu QLTC trong các ĐVSN tốt sẽ ngăn chặn và đẩy lùi được tìnhtrạng tham ô, tham nhũng tiền bạc và tài sản của nhà nước đang diễn ra tạimột số ĐVSN y tế có thu.
- Để sử dụng nguồn lực tài chính trong đơn vị một cách công bằng, hiệuquả, nhờ có các công cụ về QLTC nên sẽ đảm bảo đúng chế độ do đó sẽkhuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả vì được trả công xứngđáng."
1.1.1.5 "Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế có thu"
Theo Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, tác giả Vũ VănHóa (2009), Tài chính công:
"Quản lý tài chính là một hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việchình thành và phân phối các quĩ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thểkinh tế trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng và của khoa họcquản lý nói chung.
Tức là, QLTC là thông qua các tổ chức, phương pháp và công cụ nhấtđịnh, đơn vị tác động có mục đích nhằm điều chỉnh quá trình tạo lập và sửdụng của các nguồn lực tài chính.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có tácđộng đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việcthực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp Vì vậy,cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứngđủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phícác nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tiền đề vật chấtcho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp.
Trang 21"Theo đó, QLTC tại ĐVSN y tế có thu là quản lý dòng tiền vào và dòngtiền ra trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế có thu nói chung, gồm 3nguồn chính là nguồn NSNN, nguồn thu SN tức là thu từ hoạt động cung ứngdịch vụ công và các nguồn khác như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng …"
1.1.2 Cơ cấu nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế có thu
Theo điều 12, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015:
"Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thườngxuyên và chi đầu tư
1 Nguồn tài chính của đơn vị
a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồnngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tínhđủ chi phí;
b) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quyđịnh (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trangthiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thườngxuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ(đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí cácchương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đốiứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tưphát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theodự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ độtxuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
đ) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật."Theo điều 13, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
"Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chithường xuyên
Trang 221 Nguồn tài chính của đơn vị
a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồnngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tínhđủ chi phí;
b) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quyđịnh (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữalớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thườngxuyên quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này (nếu có);
đ) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật."Theo điều 14, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
"Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phầnchi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí,được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp côngtheo giá, phí chưa tính đủ chi phí)
1 Nguồn tài chính của đơn vị
a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
b) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quyđịnh (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữalớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
c) Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu tronggiá, phí dịch vụ sự nghiệp công;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khôngthường xuyên quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này (nếu có);
e) Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật."Theo điều 15, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
Trang 23Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảmchi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao,không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)
"1 Nguồn tài chính của đơn vị
a) Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng ngườilàm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nguồn thu khác (nếu có);
c) Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khôngthường xuyên quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này (nếu có);
d) Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật."
1.1.3 Chủ thể quản lý, đối tượng và phương pháp quản lý tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp y tế có thu
"1.1.3.1 Chủ thể quản lý
Là lãnh đạo đơn vị và bộ phận Tài chính- kế toán, là chủ thể trực tiếpQLTC tại ĐVSN y tế có thu
1.1.3.2 Đối tượng quản lý
- Là sự vận động của các nguồn tài chính bao gồm các hoạt động thuDVYT, dự án, vào và chi ra bằng tiền (quản lý, thuốc, VTYT…)gắn liền vớihoạt động của các đơn vị.
- Là các khoa, phòng trong Trung tâm và khách hàng sử dụng dịch vụcông của đơn vị
1.1.3.3 Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý gồm trực tiếp hoặc gián tiếp, mục đích là quản lýtheo dự toán do các ĐVSN y tế có thu của Nhà nước, hoạt động bằng nguồnkinh phí do NSNN cấp hay cấp trên cấp, hoặc nguồn kinh phí khác như dịchvụ y tế, dịch vụ tư vấn, DVYT dự phòng, kinh phí được tài trợ…
1.1.3.4 Nguyên tắc quản lý
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Trang 24Trong công tác QLTC, các ĐVSN y tế có thu của Nhà nước phải xemxét và thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách của Nhànước trong cơ chế quản lý kinh tế mới thể hiện thành hệ thống các văn bảnpháp luật tạo ra môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế xã hội trong đócó cả việc QLTC trong các ĐVSN y tế có thu.
- Nguyên tắc khách quan - công khai - thường xuyên
+ Tính khách quan tức là đòi hỏi người quản lý có quan điểm đứng đắn,có kiến thức, năng lực xem xét phân tích, có trình độ nghiệp vụ về quản lý tàichính."
"+ Tính công khai thể hiện: Công khai nội dung kiểm tra, tiếp xúc côngkhai với mọi cá nhân có liên quan, công khai kết quả kiểm tra
+ Tính thường xuyên đòi hỏi công tác QLTC phải được tiến hành ngaykhi thực hiện các nghiệp vụ tài chính phát sinh và có hệ thống định kỳ saumột khoảng thời gian nhất định để bảo đảm hiệu quả.
- Nguyên tắc về tính hiệu quả
Tính hiệu lực gắn liền với tính hiệu quả Công tác quản lý tài chính phảicó khả năng tác động đến việc cải tiến công tác sử dụng NLTC Nguyên tắcnày đòi hỏi QLTC phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót viphạm, vạch ra được các khả năng tiềm tàng để nâng cao chất lượng công tácsử dụng tài chính.
1.1.4 Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế có thu
1.1.4.1 Công tác lập dự toán
Theo điều 18, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
"1 Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thườngxuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên
a) Hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịchvụ; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịchvụ khác của năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lậpkế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quanquản lý cấp trên;
Trang 25b) Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hàng nămcăn cứ đơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàngtheo hướng dẫn của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơnvị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
2 Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chithường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí,được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp côngtheo giá, phí chưa tính đủ chi phí): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành,nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịchvụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi (bao gồm cả phần kinh phí ngân sáchnhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí)báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
3 Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chithường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao,không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Căn cứ tình hình thực hiện nămhiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, sốlượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiệnhành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
4 Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụkhông thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5 Hàng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xâydựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu,chi của đơn vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy địnhcủa Luật Ngân sách nhà nước."
b Yêu cầu đối với việc lập dự toán
- Lập dự toán đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các đơn vị sựnghiệp dựa trên hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức được cấpcó thẩm quyền phê duyệt.
Trang 26- Việc xây dựng dự toán thu, chi của các đơn vị được thực hiện đúngvới trình tự và thời gian quy định.
- Dự toán thu, chi phải bao quát được toàn bộ hoạt động của ĐVSN cóthu, phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi của đơn vị.
Thực chất dự toán của các ĐVSN có thu phản ánh sự phân phối sửdụng các NLTC để thực hiện chức năng hoạt động của đơn vị Vì vậy trướckhi lập dự toán phải dựa trên các căn cứ sau:
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháttriển trong năm kế hoạch; Hệ thống chính sách, chế độ, các định mức, tiêuchuẩn thu, chi của Nhà nước; Chỉ tiêu về biên chế, chỉ tiêu chuyên môn
- Khả năng bố trí chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị tạo trêncân đối tổng thể NSNN năm kế hoạch ngoài ra việc lập dự toán cần phải căncứ vào kết quả PTCV thực hiện dự toán thu, chi của đơn vị trong năm tàichính trước Đây là căn cứ quan trọng bổ sung cho những kỹ năng cần thiếtcho việc lập dự toán trong kỳ.
1.1.4.2 Công tác phân bổ và giao dự toán ngân sách
Theo điều 19, Nghị định16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015:
"1 Việc phân bổ và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên cho đơnvị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2 Căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Khoản 1Điều 10 Nghị định này, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện đặt hàng đối vớiđơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vịsự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợtừ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phầnchi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí,được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp côngtheo giá, phí chưa tính đủ chi phí).
Trang 273 Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thườngxuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không cónguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện giao dựtoán ổn định trong thời gian 3 năm và được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổinhiệm vụ, cơ chế chính sách theo quy định."
1.1.4.3 Công tác chấp hành dự toán
Theo điều 21, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015:
"Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tưđược vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủcác điều kiện sau:
a) Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhànước không bao cấp;
b) Giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấuhao tài sản cố định);
c) Được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quảnlý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
d) Hạch toán kế toán theo quy định của các chuẩn mực kế toán áp dụngcho doanh nghiệp."
Để chi tiêu trong đơn vị phục vụ kịp thời và có hiệu quả cao đòi hỏingười đứng đầu đơn vị phải chấp hành dự toán một cách nghiêm chỉnh, đầyđủ và đạt hiệu quả.
Công tác chấp hành dự toán là tổ chức thu, chi theo dự toán năm đãđược duyệt, thời gian tổ chức chấp hành dự toán có hiệu lực từ ngày 01 tháng01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Các công việc cần thực hiện:
- Từ dự toán đã được phê chuẩn, cán bộ làm công tác tài chính trìnhlãnh đạo đơn vị phương án phân phối kinh phí cho từng phần việc và thôngbáo cho từng bộ phận trong đơn vị thực hiện Thủ trưởng đơn vị trực tiếp lãnhđạo về việc chấp hành dự toán đã duyệt.
Trang 28- Tổ chức theo dõi và quản lý việc thực hiện các khoản thu, khoản chi,các khoản chi có định mức để nắm vững tình hình tiết kiệm hoặc điều chỉnhkịp thời những khoản chi còn dư tiền Tiến độ chi tiêu phải đi đôi với tiến độthực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
- Sử dụng các nguồn kinh phí đúng qui định của nhà nước: Quản lý chicác khoản mua sắm, sửa chữa không sử dụng lẫn, chồng chéo các nguồn kinhphí Việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định phảicó kế hoạch và phải báo cáo cấp quản lý để được phê duyệt.
- Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị phát hiện những khó khăn trởngại thì phải đề xuất phối hợp với cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý tàichính giải quyết kịp thời, nhằm bảo đảm việc chấp hành dự toán được tốt.Việc chấp hành dự toán phải có biện pháp thích hợp, sát với yêu cầu của từnggiai đoạn, đồng thời có kế hoạch quí và biết thực hiện điều chỉnh NSNN lúccần thiết.
- Yêu cầu của việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi quí là:Phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tiễn trong việc thực hiện kế hoạch côngtác về thu - chi và bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong quí.Các chỉ tiêu thu chi trong kế hoạch này phải tích cực hơn, chính xác hơn vàsát thực tế."
"a Quản lý các nguồn thu- Kinh phí do NSNN cấp
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
+Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước+Thu từ hoạt động dịch vụ;
+Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng, cho…
+ Nguồn khác: Vốn vay, vốn huy động, vốn liên doanh, liên kết
Trang 29b Quản lý các nhóm mục chi:
- Quản lý các khoản chi cho con người:
Thuộc nhóm này bao gồm: Quản lý các khoản chi lương, tiền thưởng,phúc lợi nhân sự, phúc lợi xã hội Đây là nhóm chi chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng số chi thường xuyên NSNN, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củaCBVC, người lao động nên việc quản lý nhóm mục chi này đảm bảo thựchiện đầy đủ, công bằng, đúng chế độ.
- Quản lý các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:
Gồm các khoản chi chủ yếu: mua sắm máy móc, trang thiết bị, nguyênvật liệu thanh toán dịch vụ điện, nước, văn phòng phẩm, thông tin tuyêntruyền, hội nghị, liên lạc, sửa chữa nhỏ đây là khoản chi ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng cung cấp dịch vụ của các đơn vị Quản lý tiết kiệm, tránh lãngphí trong chi tiêu các khoản chi này sẽ giúp các đơn vị có thêm nguồn kinhphí nâng cao chất lượng DVYT.
- Quản lý các khoản chi về xây dựng nhỏ, mua sắm, sửa chữa trangthiết bị
Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu chuyên môn, biên chế được duyệt và căncứ tình hình thực tế sử dụng máy móc, trang thiết bị nên phát sinh nhu cầu vềkinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị của tài sản cố định.Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi như chi mua sắm, bổ sung tàisản, máy móc, chi sửa chữa MMTB, nhà cửa quản lý các khoản chi này phảiđáp ứng được các yêu cầu quản lý: đầu tư có trọng điểm, sử dụng đúng mụcđích, thực hiện sửa chữa, xây dựng nhỏ theo đúng các quy định của pháp luật.
- Quản lý các khoản chi khác:
Nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hành chính phục vụ cho hoạt độngcủa các đơn vị Mức độ chi tiêu nhiều hay ít của nhóm này phụ thuộc vào quymô của các đơn vị, định mức và mức độ sử dụng của các đơn vị: chi tiếpkhách, chi tổ chức Đại hội Đảng, chi lập các quỹ phúc lợi, quỹ sự nghiệp, chibảo hiểm tài sản.
Trang 30"c Công tác quản lý và sử dụng tài sản công* Đặc điểm tài sản công
-Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu,hạch toán về hiện vật và giá trị.
- Là tài nguyên phải ghi nhận thông tin khai thác và sử dụng hiệu quả-Tài sản công phục vụ hoạt động dịch vụ công, bảo đảm an ninh,ĐVSN phải sử dụng đúng mục đích, công năng, tiết kiệm và hiệu quả.
1.1.4.4 Công tác quyết toán ngân sách và kiểm tra, giám sát
a Công tác quyết toán ngân sách
Quyết toán ngân sách là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấphành ngân sách Quản lý quá trình quyết toán các khoản chi phải thực hiệnđược một số nội dung sau:
- Thực hiện khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán phải đượcđối chiếu, khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nướccả về tổng số và chi tiết (đối với nguồn kinh phí nhà nước giao dự toán) bsgđảm bảo cân đối Sau đó tiến hành lập báo cáo quyết toán năm chính xác.
Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi cần lập đầy đủ các biểumẫu quyết toán theo quy định gửi cơ quan tài chính đồng cấp đảm bảo về mặtthời gian.
"- Đối với đơn vị dự toán: đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toáncủa đơn vị dự toán cấp dưới Sau đó đơn vị dự toán cấp 1 tổng hợp và lập báocáo quyết toán năm, thông qua cơ quan tài chính đồng cấp, và được thẩmquyền xét duyệt quyết toán.
Trang 31- Các cấp NSĐP có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm củacác đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán chi cho đơn vịcủa NS cấp dưới Sau đó, cơ quan tài chính địa phương tổng hợp, lập báo cáochi NSĐP gửi HĐND và UBND địa phương đồng thời gửi cho cơ quan tàichính cấp trên.
Báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán các cấp và báocáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền trước khi cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê chuẩn, theo yêu cầu của Luật NSNN phải được cơ quan kiểmtoán Nhà nước xác nhận Việc quyết toán chi NSNN được thực hiện cùng vớiquyết toán chi NSNN hàng năm của các Bộ, cơ quan TƯ và địa phương theoquy định của Luật NSNN hiện hành.
b Công tác kiểm soát tài chính
Hệ thống kiểm soát nội bộ gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toánvà các thủ tục kiểm soát, được đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảocho đơn vị tuân thủ các quy định, để kiểm tra ngăn ngừa và phát hiện gian lận,sai sót, nhằm bảo vệ, và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị.
Trong đó, môi trường kiểm soát là những quan điểm, hoạt động củalãnh đạo đơn vị đối với hệ thống KSNB trong đơn vị Hệ thống kế toán là cácquy định về kế toán, chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng để hạch toán và lậpBCTC Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục do đơn vị thiết lập và thựchiện nội bộ."
"Hệ thống KSNB chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác QLTC đượcthuận lợi rất nhiều Hệ thống KSNB hoạt động không thể toàn diện tác dụngcủa nó vì một hệ thống KSNB luôn tồn tại rủi ro tiềm tàng.
Chính vì vậy ngoài hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ ra còn có hệthống kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, hệ thống khobạc nhà nước, các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, hệ thống các cơquan kiểm toán thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị theo thể chế đãđược thiết lập.
Trang 321.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp y tế có thu
1.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài
a Chế độ chính sách của nhà nước về lĩnh vực tài chính
Theo xu hướng chủ trương của Nhà nước đối với ĐVSN là tăng cườngxã hội hoá các hoạt động SN y tế, đa dạng hoá đơn vị tham gia vào việc cungcấp dịch vụ công.
Với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các ĐVSN để đơn vị tự xây dựng địnhmức thu, chi nhưng phải phù hợp tình hình mới Cụ thể cơ chế QLTC traoquyền tự chủ thật sự cho ĐVSN trong việc tổ chức công việc, sử dụng biênchế lao động, mở rộng và nâng cao chất lượng và công tác quản lý hành chính,hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho các ĐVSN đảm bảo trang trải kinh phíhoạt động, nâng cao thu nhập và hiệu quả công tác của đội ngũ CBVC.
Do đó, hoạt động của các ĐVSN đã được quy định rõ ràng, phân biệt rõràng hoạt động SN với hoạt động của các cơ quan hành chính; Tạo thêmnguồn tài chính khác, hoạt động SN được thực hiện xã hội hóa; Thúc đẩy thựchành tiết kiệm, công khai tài chính, tạo điều kiện tăng thu nhập hợp pháp chocán bộ, viên chức, thực hiện phân phối công bằng trong nội bộ đơn vị Từ đólà nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả huy động và sử dụng các nguồntài chính trong các ĐVSN.
Các đơn vị cung cấp DVYT được mở rộng phạm vi dịch vụ cung cấp,và thu phí đối với người sử dụng đối với các dịch vụ nằm ngoài nghĩa vụ cungcấp cơ bản của đơn vị; tự quyết việc tăng lương cho nhân viên và áp dụngnhững mức trả lương phân biệt rộng hơn đối với nhân viên; một số khoản thucó tính chất không thường xuyên đã được chuyển thành các loại phí khôngchính thức Cơ chế mới tạo động cơ tiết kiệm cung cấp dịch vụ và tăng lươngcho nhân viên Tôn trọng quyền tự chủ của các ĐVSN: tự chủ về tài chính,lao động.
Trang 33b Nhân tố kinh tế - xã hội
Về cơ bản, kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới yêu cầu củacác đơn vị sự nghiệp có thu Sự phát triển của nền kinh tế sẽ đòi hỏi mộtlượng lớn nguồn lực chất lượng cao, dịch vụ tốt Điều này đòi hỏi các đơn vịmột mặt phải nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác phải mở rộng quy mô đểđáp ứng Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới công tác QLTC.
Trong quá trình hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay, có mộtđiều rất rõ ràng rằng những sự thay đổi dù rất nhỏ của quốc tế cũng sẽ ảnhhưởng sâu rộng đến chính sách, cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp cóthu ở nước ta ở không chỉ một mà còn trên rất nhiều khía cạnh.
Trên thực thế, việc hội nhập quốc tế, phối hợp liên doanh liên kết cùngcác tổ chức quốc tế sẽ mang lại cho các đơn vị rất nhiều thuận lợi cũng nhưthách thức Thuận lợi là các đơn vị có thể mở rộng danh tiếng, nâng cao vịthế, quy mô và chất lượng dịch vụ Thêm vào đó, các nguồn tài trợ từ quốc tếcũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các đơn vị, đặc biệt là công tác QLTC Mặtkhác, trước yêu cầu mở rộng, nâng cao chất lượng cũng sẽ đòi hỏi một lượngvốn rất lớn để đầu tư Tất cả những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tớicông tác quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế có thu.
Việc phát triển hệ thống các ĐVSN có thu là nhằm chuẩn bị nguồnnhân lực hội nhập, có trình độ cao nhằm đón đầu các nhu cầu phát triển kinhtế - xã hội Vì vậy, quy mô phát triển của đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn củacác yếu tố Kinh tế - Xã hội.
c Ý thức của người dân, người bệnh
Ý thức của người dân, người bệnh trong công tác kiểm soát sức khỏe,bệnh tật ban đầu ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài chính trong cácđơn vị sự nghiệp y tế có thu trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh,chữa bệnh Cụ thể ý thức của người dân, người bệnh tốt, công tác chăm sócsức khỏe ban đầu tại địa phương được đảm bảo, đồng thời đảm bảo công tácquản lý dòng thu trong các đơn vị sự nghiệp y tế có thu cao, và ngược lại.
Trang 34Tuy nhiên, một trong dịch vụ y tế dự phòng là tiêm chủng, người dâncó ý thức sử dụng dịch vụ nhưng lại bị rào cản, về tiếp cận, lo ngại về nhữngphản ứng sau tiêm, lo ngại về sự an toàn của văcxin, các rào cản còn lại nhưkhông tin nhân viên y tế, nghi ngờ sự cần thiết của tiêm chủng, trẻ tiêm quánhiều mũi, đông người, đợi chờ lâu Dù quyết định đưa con đi chích ngừasong người dân vẫn rất lo lắng về sức khỏe.
1.1.5.2 Các nhân tố bên trong
a Trình độ cán bộ tài chính kế toán
Mỗi đơn vị sự nghiệp có thu đều là một chủ thể tài chính và có tàikhoản, con dấu riêng Trình độ cán bộ kế toán, tài chính tác động trực tiếp,gián tiếp tới QLTC tại các ĐVSN y tế có thu Do công tác kế toán phải cậpnhật các văn bản hướng dẫn do cấp trên ban hành để thực hiện các nghiệp vụtài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác cũng như báo cáo kịp thờilên cơ quan quản lý cấp trên hoặc có chỉ đạo cụ thể đối với đơn vị dự toán cấpdưới Việc vận dụng, năng lực mỗi cán bộ TCKT tốt thì công tác QLTC tạicác ĐVSNYT tốt, đạt hiệu quả và ngược lại.
Đối với các CSYT, đội ngũ CBVC trực tiếp làm công tác kế toán tàichính cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệmcông tác để đưa công tác QLTC của đơn vị cơ sở vào nề nếp, tuân thủ các chếđộ quy định hiện hành, góp phần vào hiệu quả hoạt động của ĐVSN.
b Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính
Một hệ thống do con người vận hành luôn không thể tránh khỏi nhữngnhầm lẫn và sai sót dù có cố gắng hạn chế điều đó một cách tối đa Do vậy,công tác kiểm tra, kiểm soát là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện và khắcphục kịp thời những sai sót không đáng có xảy ra trong hệ thống và công tácquản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế có thu.
c Trình độ cán bộ quản lý tài chính
Các ĐVSN y tế có thu có DVYT khác nhau, các nghiệp vụ chuyên mônkhác nhau, nên chức năng, nhiệm vụ đa dạng, công tác quản lý tài chính có
Trang 35những nét riêng đặc thù, ảnh hưởng đến công tác QLTC theo hướng các hoạtđộng chuyên sâu, các hoạt động chung.
Người cán bộ quản lý là người đưa ra các quyết định về công tác tàichính, người trực tiếp sử dụng Ngân sách Nhà nước và huy động các nguồnlực tài chính khắc phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp của đơn vị Đối vớiđội ngũ CB quản lý có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chấttốt, sẽ có những chiến lược QLTC tốt, hệ thống biện pháp QLTC hữu hiệu, vàngược lại.
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế có thu
1.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị sự nghiệp y tế về công tác quản lý tàichính
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương có trụ sở chínhtại 243 Nguyễn Lương Bằng, phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương,tỉnh Hải Dương và 21 trạm Y tế phường nằm ở các phường Được phân hạnglà Trung tâm Y tế hạng 3 và thuộc ĐVSN được Nhà nước đảm bảo toàn bộchi phí hoạt động.
Theo báo cáo tổng hết hoạt động chuyên môn năm 2018 tại Trung tâmY tế thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương:
"- Hàng năm căn cứ vào Quyết định giao dự toán của Sở Y tế tỉnh HảiDương, trung tâm Y tế thành phố Hải Dương phải dựa trên các định mức Nhànước quy định để lập dự toán Các nguồn tài chính của Trung tâm bao gồm:
+Ngân sách Nhà nước cấp: Đây là nguồn tài chính chủ yếu của đơn vị.+Nguồn thu sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí chođơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước; thu từ hoạt động dịch vụ
+Nguồn vốn viện trợ.+Nguồn khác
Trang 36- Giá viện phí của trạm Y tế phường và các dịch vụ Y tế tại Trung tâmY tế thành phố do Giám đốc quyết định để phù hợp với tình hình của địaphương nhưng không vượt quá quy định của Nhà nước và được niêm yết côngkhai.
- Các nguồn thu được theo dõi và hạch toán theo chế độ kế toán hiệnhành Ngoài những tài sản mua từ ngân sách Nhà nước, trung tâm đã biết tậndụng xin sự hỗ trợ của các dự án, các chương trình mục tiêu được cấp máysiêu âm, ghế nha khoa đã mở phòng khám răng và khám sản phụ khoa tạiTrung tâm làm tăng nguồn thu hơn 90 triệu/năm.
- Ngoài 2 phòng khám trên, Trung tâm căn cứ vào tính chất từng mùatổ chức tiêm phòng dịch vụ vắc xin tại 21 trạm Y tế phường Với lợi thế làmột thành phố có nhiều khu công nghiệp lớn trung tâm Y tế thành phố HảiDương đã ký hợp đồng khám sức khỏe định kỳ công nhân Là nguồn thudịch vụ ổn định của Trung tâm.
Thực hiện đúng các quy định về khám chữa bệnh cho người bệnhBHYT, cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tổ chức thu viện phí, các khoản dịch vụ đảm bảo thuận tiện cho ngườibệnh; đảm bảo công khai và chính xác trong việc thu các khoản phí và thanhtoán cho người bệnh.
- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc công khai, dânchủ và tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật; đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ được giao, cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ, cânđối tài chính, thực hiện quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm, đảm bảo lợiích Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của phápluật.
- Cơ chế quản lý chi tiêu là vấn đề sống còn của đơn vị Trong nhữngnăm qua, Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương đã quản lý tốt công tác chitiêu tại đơn vị đảm bảo đúng, đủ theo đúng quy định của Nhà nước và hàngnăm nguồn kinh phí tiết tiết kiệm ngày càng tăng Cụ thể hàng năm chi thunhập tăng thêm và tiền thưởng cho cán bộ năm sau cao hơn năm trước nhằmđộng viên cán bộ hăng hái thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Trang 37- Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị, vật tư luôn được coi trọng.Hàng năm định kỳ kiểm kê tài sản, trang thiết bị vật tư tại trung tâm và 19 xã.Tài sản trang thiết bị được cập nhật vào sổ sách kế toán và giao cho từng cánbộ sử dụng khoa học, hiệu quả".
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hà Nội
Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hà Nội thành lập theo quyết địnhsố 1245/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội có địachỉ: Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo tổng kết năm 2018 tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội,kinh nghiệm QLTC tại Trung tâm là
"Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội làm việc theo chế độ Thủ trưởng,mọi hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ theo các qui định pháp luật hiệnhành và theo Qui chế làm việc của cơ quan Đối tượng hoạt động là sức khoẻcủa cộng đồng dân cư trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu hoạtđộng là giảm tỷ lệ mắc, chết do các dịch, bệnh, truyền nhiễm, không truyềnnhiễm với toàn bộ người dân, giảm thiểu tác hại kinh tế, sức khoẻ, thời giando dịch bệnh gây ra, thông qua các hoạt động dự phòng tích cực, chủ động làchủ yếu.
Trung tâm đã vượt qua khó khăn để vừa đảm bảo công bằng y tế, vừachú trọng công tác quản lý tài chính tại vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, cân đốithu chi Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do Nhà nướcquy định (mức giá viện phí, chế độ miễn giảm ) vừa đảm bảo các mục tiêuhiệu quả và công bằng trong quản lý tài chính Cụ thể là:
- Để có thêm nguồn kinh phí trong điều kiện NSNN cấp cho rất hạnhẹp, Trung tâm sử dụng biện pháp tăng thu viện phí và BHYT, nhưng đồngthời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có công với cáchmạng Đây được coi là hướng hợp lý nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu khámchữa bệnh của nhân dân.
Trang 38- Ngoài khai thác nguồn tài chính từ NSNN, nguồn viện phí, BHYT,dịch vụ bán vắc xin, các loại dịch vụ khác Trung tâm đã tăng cường sự đónggóp của nhân dân, phát huy nội lực của Trung tâm, đặc biệt là mở rộng nguồnxã hội hóa, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn.
- Chú ý đầu tư tài chính nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị; được đánhgiá là Trung tâm y tế dự phòng lớn của vùng.
- Áp dụng nhiều phần mềm vào quản lý viện phí cả nội và ngoại trú,tránh tình trạng thu thiếu, thu sai cho bệnh nhân và đảm bảo nhanh chóngthuận lợi Hiện Trung tâm đã đưa vào triển khai hệ thống thanh toán nối mạngnội bộ để tạo thuận lợi cho người dân đến sử dụng dịch vụ tại trung tâm.
- Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợplý Bước đầu thực hiện khoán quản tại một số khoa trong Trung tâm.
- Quản lý và sử dụng các nguồn ngân sách của nhà nước, viện phí, cácloại dịch vụ khác, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảominh bạch và theo đúng quy định".
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Trung tâm y tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Trung tâm y tế Gia Bình là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc SởY tế, chịu sự chỉ đạo, quản lí trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tàichính và cơ sở vật chất của Sở Y tế, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ của các đơn vị tuyến tỉnh, trung ương; chịu sự quản lí nhà nước củaUBND cấp huyện theo đúng quy định pháp luật TTYT cấp huyện có chứcnăng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kĩ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh,chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy địnhcủa pháp luật Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Trung tâm, theo báo cáo tổngkết:
"Trong thời gian vừa qua, Trung tâm đã tiến hành cải cách hoạt độngquản lý tài chính thông qua các biện pháp cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu tựchủ trong giai đoạn tới.
Trang 39Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt độingũ kiểm soát phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đứcnhất định để có thể soạn thảo và triển khai thực hiện quy chế chi tiêu nội bộcó hiệu quả và công bằng, tạo điều kiện quản lý khách quan hon về tài chínhcủa đon vị.
Nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục kiểm soát chi ngân sách đảmbảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai tạo thuận lợi cho người kiểmsoát và người được kiểm soát.
Hoàn thiện môi trường kiểm soát thông qua việc phân công quyền hạnvà trách nhiệm các cấp quản lý trong kiểm soát chi ngân sách tại Trung tâm;Xây dựng hệ thống định mức chi tiêu khoa học phù hợp với thực tiễn củaTrung tâm làm cơ sở kiểm soát chi ngân sách; Xây dựng bộ phận kiểm soátnội bộ trong Trung tâm; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách chặt chẽ,đảm bảo hoàn thành công việc và theo đúng các quy định chung; Tăng cườngkiểm tra và tự kiểm tra tài chính trong Trung tâm; Hoàn thiện công tác lập dựtoán.
- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán thông qua việc hoànthiện quy trình lập và luân chuyển chứng từ; Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báocáo; Tăng cường ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát chi ngân sách.
- Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Trung tâm qua việckiểm soát chi thanh toán cho cá nhân; Kiểm soát chi hoạt động nghiệp vụchuyên môn; Kiểm soát chi mua sắm tài sản cố định; Kiểm soát chi hoạt độngthường xuyên khác".
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh TháiNguyên
- Công tác kế hoạch, chiến lược QLTC cần được lập cho từng giai đoạncụ thể một cách rõ ràng (Trung tâm y tế Hải Dương)
- Hoàn thiện môi trường kiểm soát thông qua việc phân công quyền hạnvà trách nhiệm các cấp quản lý trong kiểm soát chi ngân sách tại Trung tâm;
Trang 40Xây dựng hệ thống định mức chi tiêu khoa học phù hợp với thực tiễn củaTrung tâm làm cơ sở kiểm soát chi ngân sách; Xây dựng bộ phận kiểm soátnội bộ trong Trung tâm; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách chặt chẽ,đảm bảo hoàn thành công việc và theo đúng các quy định chung; Tăng cườngkiểm tra và tự kiểm tra tài chính trong Trung tâm; Hoàn thiện công tác lập dựtoán (Trung tâm y tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán thông qua việc hoànthiện quy trình lập và luân chuyển chứng từ; Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báocáo; Tăng cường ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát chi ngân sách.(Trung tâm y tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
- Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợplý Bước đầu thực hiện khoán quản tại một số khoa trong Trung tâm (Trungtâm y tế dự phòng Hà Nội)
- Nâng cao nhận thức cho CBVC trong Trung tâm về 10 điều Y đức.- Tăng cường công tác marketing, tuyên truyền và phổ biến ý nghĩaviệc kiểm soát bệnh tật (Trung tâm y tế Hải Dương)