1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY việt nam

63 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 893 KB

Nội dung

Là một công ty có uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bán hàng doanhnghiệp, công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam cũng khá chú trong đến hoạtđộng tuyển dụng nhân lực nhằm thu hút,

Trang 1

TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: “Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ

ENUY Việt Nam”.

2 Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên

3 Sinh viên: Phạm Hồng Loan

Lớp: K49U6 MSV: 13D210381

Điện thoại: 0167 4312 534 Mail: holona1995@gmail.com

4 Thời gian thực hiện: từ ngày 22/02/2017 đến 25/4/2017.

5 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổphần công nghệ ENUY Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài cần thựchiện ba nhiệm vụ:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về tuyển dụng nhân lực.

- Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY

Việt Nam

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ

phần công nghệ ENUY Việt Nam

6 Nội dung chính

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân lực trongdoanh nghiệp

Chương 3: Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần côngnghệ ENUY Việt Nam

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần

công nghệ ENUY Việt Nam

7 Kết quả thu được

1 Khóa luận hoàn chinh 2 Đảm bảo tính logic, khoa hoc

2 Tổng kết kết quả phiếu điều tra 1 Đảm bảo tính chính xác, khách quan

3 Tổng kết kết quả câu hỏi phỏng

Trang 2

nhiệt tình từ phía nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Quản trị nhân lực, các thầy cô bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại hoc Thương mại đã giảng dạy và giúp đỡ em rất

nhiều Đặc biệt, em vô cùng cảm ơn cô T.S Nguyễn Thị Liên, cô đã tận tình chi bảo,

hướng dẫn em những kiến thức quý báu và những lời khuyên bổ ích để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, phòng Hành chính nhân sự cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam đã tạo moi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên khóa luận không thể tránh khỏi sai sót Kính mong sự đánh giá và góp ý quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017 Sinh viên thực hiện

Phạm Hồng Loan

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tuyển dụng nhân lực của những công trình năm trước 2

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp luận 4

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 5

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7

2.1.1 Quản trị nhân lực 7

2.1.2 Tuyển dụng nhân lực 7

2.1.3 Tuyển mộ nhân lực 8

2.1.4 Tuyển chọn nhân lực 8

2.2 Nội dung nghiên cứu tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp 8

2.2.1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực 9

2.2.2 Tuyển mộ nhân lực 10

2.2.3 Tuyển chọn nhân lực 11

2.2.4 Đánh giá tuyển dụng nhân lực 14

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp 14

2.3.1 Thị trường lao động 14

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh 15

2.3.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 15

2.3.4 Khả năng tài chính của tổ chức, doanh nghiệp 15

2.3.5 Văn hóa của doanh nghiệp 15

2.3.6 Năng lực cán bộ phụ trách tuyển dụng 16

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ENUY VIỆT NAM 17

Trang 4

3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần

công nghệ ENUY Việt Nam 17

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 17

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 17

3.1.3 Khái quát về nguồn lực của công ty 18

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 22

3.2.1 Môi trường bên ngoài 22

3.2.2 Môi trường bên trong 22

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 24

3.3.1 Lập kế hoạch tuyển dụng của công ty 24

3.3.2 Tuyển mộ nhân lực của công ty 25

3.3.3 Tuyển chọn nhân lực của công ty 28

3.3.4 Đánh giá tuyển dụng nhân lực của công ty 33

3.4 Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân 35

3.4.1 Những thành công và nguyên nhân 35

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 35

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ENUY VIỆT NAM 37

4.1 Định hướng và mục tiêu với việc hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 37

4.1.1 Định hướng hoàn thiện tuyển dụng nhân lực của công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 37

4.1.2 Mục tiêu tuyển dụng nhân lực của công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 38

4.2 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 38

4.2.1 Hoàn thiện thi tuyển tại công ty 38

4.2.2 Đẩy mạnh quảng cáo tuyển dụng, sáng tạo tin đăng tuyển hấp dẫn ứng viên 39

4.2.3 Đẩy mạnh công tác hội nhập nhân lực mới 41

4.2.4 Tăng cường đánh giá tuyển dụng nhân lực của công ty 42

4.2.5 Nâng cao năng lực bộ phận tuyển dụng của công ty 43

4.3 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện tuyển dụng tại công ty Công ty cổ phần

Trang 5

công nghệ ENUY Việt Nam 44

4.3.1 Đối với các cơ quan chức năng nhà nước 44

4.3.2 Đối với công ty 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 1 2

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Cơ cấu cán bộ nhân viên của công ty Cổ phần Công nghệ Enuy Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016 19Bảng 3.2 Khái quát về vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Công nghệ ENUY Việt Nam 20Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2014-2016 21Bảng 3.4: Số ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 32Bảng 3.5: Chi tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 33Bảng 3.6: Chi phí tuyển dụng theo trình độ lao động của công ty giai đoạn 2014-2016 34Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả tuyển dụng nhân lực 43

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Các bước tuyển dụng nhân lực cơ bản của một doanh nghiệp 9

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần công nghệ ENUY 18

Việt Nam 18

Hình 3.1: Phương thức tiếp cận thông tin tuyển dụng của ứng viên năm 2016 27

Hình 3.2: Đánh giá thông báo tuyển dụng tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam 28

Hình 3.3: Mức độ hài lòng của nhân viên về quá trình thu nhận và xử lý hồ sơ 29

Hình 3.4: Phương pháp phỏng vấn của công ty 31

Hình 3.5: Mức độ hài lòng của nhân viên về quá trình hội nhập nhân lực Error! Bookmark not defined.

Trang 8

TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nó

có vai trò vô cùng quan trong, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguồnnhân lực vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về trí lực và thể lực là một lợithế cạnh tranh hàng đầu giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển lớn mạnhtrên thị trường

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biết khaithác nguồn nhân lực hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy,công tác tuyển dụng nhân lực phải được đặt lên hàng đầu Có thể coi TDNL là khâuđầu tiên trong quá trình QTNL tại doanh nghiệp Tuyển dụng nhân lực tạo tiền đề choviệc thực hiện các hoạt động tiếp theo trong công tác QTNL như: bố trí và sử dụngnhân lực, đào tạo và phát triển, thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân lực Công tácTDNL đạt hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác đạt hiệu quả

Là một công ty có uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bán hàng doanhnghiệp, công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam cũng khá chú trong đến hoạtđộng tuyển dụng nhân lực nhằm thu hút, lựa chon được những người có trình độ cao,đáp ứng những yêu cầu công việc và tăng khả năng cạnh tranh của công ty

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam, em thấycông tác tuyển dụng nhân lực của công ty vẫn còn nhiều tồn tại như: chất lượng côngtác tuyển dụng chưa đáp ứng hết được các yêu cầu của công ty; hạn chế trong khâutuyển mộ và thu nhận, xử lý hồ sơ ứng viên dẫn tới nguồn tuyển dụng chi đáp ứng về

số lượng chưa đáp ứng về chất lượng; chi phí tuyển dụng vẫn còn cao mà không đápứng được kế hoạch tuyển dụng của công ty;…

Xuất phát từ những nhận thức của bản thân về công tác tuyển dụng nhân lực vàtầm quan trong của nó cùng với nhũng hạn chế và khó khăn trong công tác tuyển dụngnhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam em nhận thấy cần phảinghiên cứu vấn đề tuyển dụng nhân lực tại công ty để có thể làm rõ những vấn đềtuyển dụng tại công ty đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác

tuyển dụng tại công ty Chính vì vậy, em đã chon đề tài “Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam”.

Trang 10

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Trên cơ sở từ tính cấp thiết của đề tài về mặt lý luận, thực tiễn và sau một thờigian thực tập tại công ty, em nhận thấy vấn đề tuyển dụng của công ty đang rất cầnthiết Hơn nữa công ty còn đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vì vậy tuyển dụngthêm nhân lực là một điều tất yếu Với mong muốn sẽ cải thiện tốt công tác tuyển dụng

nhân lực của công ty Vì vậy em quyết định chon đề tài “Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty, đưa ranhững đánh giá, nhận xét, ưu điểm và hạn chế, tìm ra nguyên nhân, từ đó hướng đếnnhững kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tuyển dụng nhân lực của những công trình năm trước

Hiện nay, vấn đề tuyển dụng nhân lực là một vấn đề đang rất được quan tâm vàđược các doanh nghiệp chú trong mạnh mẽ Vì thế, đã có khá nhiều các đề tài nghiêncứu về vấn đề tuyển dụng nhân lực tại một số doanh nghiệp Dưới đây là một số đề tài

Đề tài 2: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình” (năm 2011) – Trần Quốc Phương, Luận văn tốt nghiệp, Đại hoc

Thương Mại Công trình nghiên cứu chủ yếu là đề xuất những giải pháp và kiến nghịnhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty Cổ phần nông sản thựcphẩm Hòa Bình Thành công mà đề tài mang lại là đánh giá được quy trình TDNL tạicông ty một cách rõ ràng và đưa ra những mặt hạn chế mà công tác này gặp phải Tuynhiên, công trình vẫn gặp phải điểm hạn chế là chưa phân tích được rõ ràng các nhân

tố ảnh hưởng đến tuyển dụng, các đánh giá còn chung chung

Đề tài 3: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của công ty cổ phần đầu tư

và thương mại Tràng An ” (năm 2013) – Nguyễn Thị Dung, Luận văn tốt nghiệp, Đại

Trang 11

hoc Thương Mại Công trình đã nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản vềTDNL, đã đạt được những thành công như phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởngđến quá trình tuyển dụng tại công ty, đưa ra đánh giá cơ bản về hiệu quả TDNL, đưa rađược ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân đối với công tác tuyển dụng tại công ty Song,công trình vẫn chưa đề cập được chi tiết các giải pháp để hoàn thiện TDNL tại công tynhư mở rộng nguồn tuyển mộ, giảm chi phí tuyển dụng.

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều khái quát được những vấn đề về lý luận cơbản về QTNL cũng như TDNL để làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng củacông ty, nhìn nhận đánh giá được điểm mạnh, hạn chế của vấn đề nghiên cứu và đưa ra

đề xuất giúp doanh nghiệp hoàn thiện các công tác QTNL của mình Bên cạnh đó,trong 3 năm gần đây chưa có đề tài nghiên cứu về hoạt động QTNL của công ty cổphần công nghệ ENUY Việt Nam, và chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề hoàn thiệntuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam, chính vì vậy tính

mới và không trùng lặp của đề tài nghiên cứu được đảm bảo Dó đó đề tài: “Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam” là một đề

tài mới và không trùng lặp với bất cứ đề tài nghiên cứu nào trước đó

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổphần công nghệ ENUY Việt Nam Để đạt được mục tiêu trên khóa luận thực hiện cácnhiệm vụ sau:

Một là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TDNL trong doanh nghiệp

Hai là nghiên cứu thực trạng TDNL tại Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam

Ba là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ

phần công nghệ ENUY Việt Nam

* Nội dung nghiên cứu

Trang 12

Đề tài nghiên cứu về tuyển dụng nhân lực theo tiếp cận tác nghiệp gồm: xâydựng kế hoạch tuyển dụng, cách thức tuyển mộ, tuyển chon nhân lực và đánh giátuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng bằng cơ sở tài liệu thực tế, số liệu thuđược tại cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam làm sáng tỏ hoạt động TDNL tại công ty Từ

đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện TDNL tại cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.6.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc sử dụng phiếu điều tra và phươngpháp phỏng vấn, trong đó:

* Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Đối tượng áp dụng là cán bộ tuyển dụng

và CBCNV Mục tiêu của phiếu điều tra là tập trung vào tìm hiểu những nội dungthông tin về hoạt động TDNL của Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam Phiếuđiều tra gồm khoảng 15 câu hỏi, nội dung gồm 2 phần là: Thông tin chung và Nộidung câu hỏi xoay quanh phần tuyển dụng (xem phụ lục 1) Để tiến hành điều tra, tácgiả chon đối tượng điều tra là cán bộ, nhân viên trong Công ty cổ phần công nghệENUY Việt Nam Cụ thể là nhân viên làm việc tại văn phòng của công ty thuộc tất cảcác phòng ban dựa trên phương thức phát phiếu ngẫu nhiên

- Thực hiện điều tra từ ngày 27/02/2017 đến ngày 04/03/2017

- Số lượng phát ra là 40 phiếu

- Số phiếu thu về: 39 phiếu

- Số phiếu hợp lệ: 37 phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: 2 phiếu.

* Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là Giám đốc điều hành, Trưởngphòng Tổ chức, Trưởng phòng Tài chính – kế toán, một số nhân lực thuộc phòng Tổchức và các phòng ban khác Số lượng phỏng vấn là 6 người Phỏng vấn dựa vào bộcâu hỏi đã được soạn trước bao gồm 10 câu hỏi (xem phụ lục 2) Nội dung các câu hỏiphỏng vấn nhằm tìm hiểu cách nhìn nhận của ho về công tác tuyển dụng, tìm hiểunhững nguyên nhân về hạn chế trong hoạt động tuyển dụng, những mặt đạt được, chưađạt được, và làm rõ hơn những ghi chép của chính tác giả thu thập được rồi sử dụngvào phân tích bài khóa luận

1.6.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trang 13

Thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập những dữ liệu mà trước đây

đã được sử dụng như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; tài liệu, số liệu về cơcấu nhân lực của công ty; Số liệu về tuyển dụng nhân lực những năm gần đây; tài liệu

về nguồn tuyển mộ, chi phí, các mẫu đánh giá, phân tích quá trình tuyển dụng nhân lựctại công ty

Ngoài ra, còn thu thập dữ liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành như:báo Lao động và xã hội; Thời báo kinh tế; các nghị định, thông tư, văn bản pháp luật,văn bản của Chính phủ; giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, Tuyển dụng nhân lực củaTrường Đại hoc Lao động xã hội, Trường Đại hoc Thương Mại, Trường Đại hoc Kinh

Tế Quốc Dân…

Làm căn cứ để chứng minh cho những vấn đề nghiên cứu đã nêu ra Vận dụnglinh hoạt các số liệu, dữ liệu thứ cấp đã qua xử lý để chứng minh cho các vấn đềnghiên cứu

1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn và các báo cáo, tàiliệu sẽ được xử lý bởi các phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tíchtổng hợp Trong đó:

Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nhânlực của công ty giai đoạn 2014-2016, thống kê dữ liệu trong phiếu điều tra

Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê trong từng năm về chi phí,doanh thu, so sánh các dữ liệu thu thập từ phiếu điều tra sau khi tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp: Các dữ liệu sau khi được thu thập được đem ratổng hợp lại theo một tiêu thức đã đặt ra để đánh giá và phân tích

Áp dụng các phương pháp xử lý dữ liệu này để có thể làm rõ hơn về tình hìnhhoạt động qua các năm của công ty qua đó có những nhận xét và đánh giá chính xáchơn về hoạt động tuyển dụng tại công ty; phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tốkhách quan và chủ quan tới hoạt động tuyển dụng của Công ty cổ phần công nghệENUY Việt Nam

Trang 14

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục từviết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài khóa luận được kết cấu thành 4 chương:Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân lực trongdoanh nghiệp

Chương 3: Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần côngnghệ ENUY Việt Nam

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phầncông nghệ ENUY Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức”

Theo Th.S Vũ Thùy Dương, PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội: “Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp”

Trong khóa luận em sử dụng cách tiếp cận theo giáo trình Giáo trình Quản trịnhân lực căn bản của TS Mai Thanh Lan – PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016):

“Quản trị nhân lực được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việchoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động vàkiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp nhằm thực hiện mụctiêu và chiến lược đã xác định”

2.1.2 Tuyển dụng nhân lực

Theo Th.S Vũ Thùy Dương, PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trịnhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội: “Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựachon nhân lực thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và bổ sung lựclượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp”

Theo PGS.TS Nguyễn Ngoc Quân và TH.S Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trìnhQuản trị nhân lực, NXB Đại hoc kinh tế quốc dân: “Tuyển dụng nhân lực là quá trìnhthu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng bêntrong tổ chức và đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào cácyêu cầu của công việc để tìm người phù hợp với các yêu cầu đặt ra”

Theo TS Mai Thanh Lan (2014): “Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm,thu hút và lựa chon nhân lực để thảo mãn nhu cầu sử dụng và bổ sung lực lượng laođộng cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp”

Trang 16

Nói cách khác, tuyển dụng nhân lực là một quá trình tuyển mộ và tuyển chonnhân lực nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân lực trong tương lai, góp phần thực thicác mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

2.1.3 Tuyển mộ nhân lực

Theo PGS.TS Nguyễn Ngoc Quân và TH.S Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trìnhQuản trị nhân lực, NXB Đại hoc kinh tế quốc dân: “Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm và thu hút những ứng viên có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng

ký, nộp đơn ứng tuyển tại doanh nghiệp”

Theo TS Mai Thanh Lan (2014): “Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm, thuhút những ứng viên có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn ứngtuyển tại doanh nghiệp”

Tuyển mộ nhân lực tạo tiền đề quan trong cho quá trình tuyển chon nhân lực.Giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả tuyển dụng thông qua việc giảm chi phí không cầnthiết ở các bước sau quá trình tuyển dụng Thông thường công tác tuyển mộ lao động

có sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương tiện khác nhau để thu hút được càng nhiềucàng tốt các ứng viên đến tham gia dự tuyển vào doanh nghiệp

2.1.4 Tuyển chọn nhân lực

Theo TS Mai Thanh Lan (2014): “Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ”

Tuyển chon được coi là quá trình chính trong công tác tuyển dụng Dựa trên kếtquả hoạt động tuyển mộ, tuyển chon sẽ đánh giá lựa chon các ứng viên trong số nhữngngười đã thu hút được thông qua các tiêu chí, khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu,tính chất công việc mà ho ứng tuyển

2.2 Nội dung nghiên cứu tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

Tiếp cận theo giáo trình “Tuyển dụng nhân lực”, tác giả TS Mai Thanh Lan –Đại hoc Thương mại, NXB Thống kê năm 2014 thì nội dung tuyển dụng nhân lực cơbản của một doanh nghiệp gồm 4 bước:

Sơ đồ 1.1: Các bước tuyển dụng nhân lực cơ bản của một doanh nghiệp

Trang 17

2.2.1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực là quá trình xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện mục tiêu tuyển dụng nhân lực

Trong bước này nhà tuyển dụng nhân lực cần thực hiện các nội dung sau: xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực, xây dựng chính sách tuyển dụng nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng chi tiết

2.2.1.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu tuyển dụng nhân lực

a Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực được xác định bao gồm nhiều loại khác nhau tùytheo tiêu chí xác định như: nhu cầu tuyển dụng nhân lực không thời hạn, nhu cầu tuyểndụng nhân lực có thời hạn, nhu cầu nhân lực thời vụ (dựa theo loại hợp đồng ký kếtvới người lao động), nhu cầu tuyển dụng nhân lực trực tiếp, nhu cầu tuyển dụng nhânlực gián tiếp, (dựa vào tính chất công việc), nhu cầu tuyển dụng bộ phận, nhu cầutuyển dụng của doanh nghiệp (dựa vào phạm vi xác định)…

Sản phẩm của xác định nhu cầu là báo cáo tổng hợp nhu cầu tuyển dụng nhân lựchay phiếu đề nghị nhu cầu tuyển dụng

b Mục tiêu tuyển dụng nhân lực

Mục tiêu tổng quát của tuyển dụng nhân lực có thể là: bù đắp sự thiếu hụt vềnhân lực cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, một số mục tiêu khác cũng được xác lập như: xây dựng hình ảnh,thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua tuyển dụng nhân lực, củng cố, tạonhững nét mới về văn hóa doanh nghiệp thông qua những nhân tố mới của doanhnghiệp, thiết lập các quan hệ xã hội thông qua tạo công ăn việc làm cho người laođộng, tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp…

Trang 18

Mục tiêu cụ thể của đợt tuyển dụng nhân lực rất rõ ràng và được xác định bởinhững con số cụ thể như: tuyển cho vị trí nào, số lượng bao nhiêu, tuyển người như thếnào…

2.2.1.2 Xây dựng chính sách tuyển dụng nhân lực

Xây dựng chính sách tuyển dụng nhân lực là việc xác định các căn cứ xây dựngchính sách, xác định các mục tiêu của chính sách, xác định đối tượng áp dụng, phạm vi

áp dụng, nguyên tắc tuyển dụng, thiết lập quy trình tuyển dụng tổng quát, xác lập cáccam kết và giá trị cốt lõi của quy trình, và xây dựng các điều khoản thi hành

Sản phẩm của giai đoạn này là chính sách tuyển dụng nhân lực

2.2.1.3 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng chi tiết

Kế hoạch tuyển dụng chi tiết là kế hoạch được xây dựng cho một lần tuyển dụngcủa doanh nghiệp hay một đợt tuyển dụng Kế hoạch tuyển dụng chi tiết được cụ thểgắn với các vị trí tuyển dụng, thời gian, địa điểm, quy trình…

Xây dựng kế hoạch nhân lực chi tiết là việc: xác định tiêu chuẩn tuyển dụng theo chức danh, xác định nguồn tuyển mộ và phương án thông báo tuyển dụng, lựa chon quy trình tuyển dụng, xác định thời gian và địa điểm tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng, xác định cơ sở vật chất phục vụ tuyển dụng và dự trù chi phí tuyển dụng

2.2.2 Tuyển mộ nhân lực

2.2.2.1 Xác định nguồn tuyển mộ

Xác định nguồn tuyển mộ nhân lực là quá trình xác định các địa chi cung cấp cácứng viên phù hợp đối với từng vị trí để xây dựng phương án tuyển mộ phù hợp địnhnguồn tuyển mộ nhân lực là quá trình xác định các địa chi cung cấp các ứng viên phùhợp đối với từng vị trí để xây dựng phương án tuyển mộ phù hợp Có nhiều nguồntuyển dụng tiềm năng tuy nhiên để mang lại hiểu quả cần xem xét loại hình vị trí tuyểndụng cũng như thời gian sẵn có cho tuyển dụng

Ưu điểm và nhược điểm của nguồn tuyển mộ bên trong của doanh nghiệp:

- Ưu điểm: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhân sự hiện có; tạo cơ hội thăng

tiến cho NLĐ, giúp ho có động lực và yên tâm làm việc; NLĐ đã am hiểu về tổ chứcgiúp ho nhanh chóng thích nghi, có trách nhiệm trong công việc; chi phí cho TDNL từnguồn bên trong thấp hơn bên ngoài và tạo ra sự thi đua trong tổ chức…

- Nhược điểm: Bị hạn chế về số lượng và chất lượng ứng viên; gây xáo trộn

trong doanh nghiệp; gây hiện tượng xơ cứng vì các nhân viên này đã quá quen vớicách làm việc cũ, giảm khả năng sáng tạo…

Ưu điểm và nhược điểm của nguồn tuyển mộ bên ngoài doanh nghiệp:

Trang 19

- Ưu điểm: Nguồn ứng viên phong phú, đa dạng về cả số lượng và chất lượng;

NLĐ mới sẽ mang tới bầu không khí mới cho bộ phận ho được tuyển; tạo cơ hội thayđổi văn hóa doanh nghiệp hay bộ phận; giúp người quản lý có điều kiện mở rộng phạm

vi kỹ năng và kinh nghiệm trong bộ phận của mình…

- Nhược điểm: Những nhân viên trong doanh nghiệp sẽ cảm thấy không được

trong dụng vì không có khả năng thăng tiến; nếu tuyển dụng người lao động đã làmviệc ở các đối thủ cạnh tranh thì phải chú ý tới các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh;tốn chi phí và thời gian hơn nguồn bên trong

2.2.2.2 Tiếp cận nguồn tuyển mộ và thu hút ứng viên

Tiếp cận và thu hút ứng viên từ nguồn bên trong doanh nghiệp: cần xây dựngnhững chương trình truyền thông nội bộgiúp những nhân viên có đủ khả năng tiếp cận

và hiểu rõ về chương trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp

Tiếp cận và thu hút ứng viên từ cơ sở đào tạo: ngày nay có rất nhiều doanhnghiệp phối hợp với các cơ sở đào tạo để thu hút ứng viên tiềm năng ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường thông qua hình thức tiếp nhận sinh viên về thực tập, hay triểnkhai chương trình quản trị viên tập sự, cấp hoc bổng cho sinh viên…

Tiếp cận và thu hút ứng viên từ các công ty tuyển dụng: thông qua các công tytuyển dụng để thu hút ứng viên

Bên cạnh đó, việc tiếp cận và thu hút ứng viên còn được thực hiện qua sự giớithiệu của người quen, qua các trang mạng tuyển dụng, từ nguồn nước ngoài và xâydựng mạng lưới tuyển dụng…

2.2.3 Tuyển chọn nhân lực

2.2.3.1 Thu thập và xử lý hồ sơ

Sau khi tuyển mộ nhân lực thành công, doanh nghiệp cần tổ chức thu nhận vàxửa lý hồ sơ Đến thời gian tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thực hiện công tác này sẽ trực tiếpthực hiện tổ chức tiếp nhận hồ sơ Kết thúc tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp cần có đánhgiá sơ bộ về việc tiếp nhận hồ sơ để rút kinh nghiệm những lần kế tiếp

Nghiên cứu và xử lý hồ sơ nhằm đánh giá sơ bộ năng lực ứng viên thông qua hồ

sơ để đánh giá mức độ phù hợp nhằm lựa chon ứng viên cho các bước kế tiếp trongquy trình tuyển dụng Kết quả của nghiên cứu và xử lý hồ sơ là các sản phẩm: báo cáokết quả xử lý hồ sơ và danh sách ứng viên tham gia thi tuyển

2.2.3.2 Thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng

Trang 20

Thi tuyển được tiến hành nhằm đánh giá sự phù hợp của kiến thức, kỹ năng,

phẩm chất nghề nghiệp của ứng viên với vị trí cần tuyển Các hình thức thi tuyển chủyếu là thi tự luận và thi trắc nghiệm (kiến thức chuyên môn, hiểu biết xã hội, IQ, EQ,ngoại ngữ,…) và thi tay nghề (thực hành).Thi tự luận giúp các nhà tuyển dụng đánhgiá được những kiến thức, kỹ năng của ứng viên với vị trí công việc tuyển dụng, thitrắc nghiệm giúp loại bớt những ứng viên không phù hợp với vị trí cần tuyển Tùythuộc vào vị trí tuyển dụng, mục tiêu thi tuyển, số lượng ứng viên thi tuyển, ngân sáchtuyển dụng mà doanh nghiệp sẽ lựa chon hình thức thi tuyển phù hợp và tổ chức thituyển một cách hiệu quả nhất

Phỏng vấn tuyển dụng không những giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực ứng

viên thông qua tiếp xúc với ứng viên mà còn giúp ứng viên có được những thông tinquan trong về doanh nghiệp tuyển dụng Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng vừa phảitìm hiểu những cách thức phù hợp đánh giá năng lực ứng viên, vừa phải giúp ứng viênhiểu được những nét chính về doanh nghiệp và công việc cần làm Để có cuộc phỏngvấn thành công, nhà tuyển dụng cần lựa chon hình thức, phương pháp phỏng vấn phùhợp và cần phải được trang bị những kỹ năng phỏng vấn nhất định

Giai đoạn trước khi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần thực hiện một số công việcnhư: nghiên cứu lại hồ sơ ứng viên, xây dựng kế hoạch phỏng vấn tuyển dụng, xácđịnh hội đồng phỏng vấn và phân vai trong hội đồng phỏng vấn

Giai đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng là giai đoạn quan trong trong đó nhàtuyển dụng thực hành phỏng vấn theo kế hoạch phỏng vấn đã xây dựng Tùy thuộcphương pháp phỏng vấn mà kịch bản có thể khác nhau, tuy nhiên quá trình phỏng vấnthường bao gồm 5 giai đoạn: Thiết lập quan hệ và thông tin ban đầu, khai thác và nắmbắt thông tin, mô tả vị trí cần tuyển dụng, giới thiệu về doanh nghiệp và kết thúcphỏng vấn

2.2.3.3 Đánh giá ứng viên và ra quyết định tuyển dụng

Đánh giá ứng viên nhằm mục đích đưa ra quan điểm đánh giá chính xác và kháchquan trên các mặt chuyên môn, đạo đức, lý tưởng và thể lực của ứng viên Hội đồngđánh giá cần tuân thủ các bước khi đánh giá: Xác định các tiêu thức đánh giá, thứ tự

ưu tiên, trong số của tiêu thức đánh giá mức độ phù hợp của từng ứng viên và thứ tự

ưu tiên, tiếp theo so sánh và lựa chon ứng viên dựa trên nhiều yếu tố khác liên quan

Trang 21

Sau khi có kết quả đánh giá ứng viên, doanh nghiệp cần ra quyết định tuyểndụng Ra quyết định tuyển dụng là việc lựa chon ứng viên bước vào giai đoạn hội nhập

để chính thức trở thành thành viên của doanh nghiệp và ứng viên dự phòng Các ứngviên được quyết định tuyển dụng sẽ được mời ký hợp đồng với doanh nghiệp để bắtđầu chương trình hội nhập nhân lực mới

Các danh nghiệp cần chú ý đến cả các ứng viên không trúng tuyển vì trong tươnglai ho rất có thể trở thành ứng viên, đối tác, khách hàng của doanh nghiệp, vì vậy cầnthể hiện tính chuyên nghiệp, góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp

2.2.3.4 Hội nhập nhân viên mới

Hội nhập nhân lực mới được thực hiện nhằm để nhân viên mới dễ dàng thích ứngvới doanh nghiệp, cung cấp cho nhân viên mới những thông tin liên quan đến côngviệc và kỳ vong của doanh nghiệp đối với nhân viên mới, giảm bớt sai sót và tiết kiệmthời gian, đồng thời giúp cho doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với người lao động

Hội nhập nhân lực nhân lực mới bao gồm 2 nội dung cơ bản: Hội nhập về côngviệc và hội nhập về môi trường làm việc

- Hội nhập về công việc là giới thiêu cho người mới về kiến thức sản phẩm,

ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mô tả công việc, phương pháp làm việc, các rủi ro

có thể gặp phải, tiêu chuẩn công việc, và các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thànhcông việc…

- Hội nhập về môi trường làm việc là giới thiệu cho người mới về môi trường làm

việc để ho dễ dàng thích nghi và có điều kiện thực hiện công việc tốt hơn Giới thiệulịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, giá trịcốt lõi, nội quy làm việc, điều kiện nghi ngơi, các chính sách đãi ngộ tài chính, phi tàichính, các nghệ thuật giao tiếp, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, các chương trìnhphúc lợi tự nguyện…

Để triển khai hội nhập nhân lực mới, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chươngtrình hội nhập nhân lực mới thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W và 1H: Why – Tạisao phải hội nhập?; Who – Đối tượng hội nhập?; What – Nội dung hội nhập?; When –Thời gian hội nhập?; Where – Hội nhập ở đâu?; How – Cách thức hội nhập?

Trang 22

2.2.4 Đánh giá tuyển dụng nhân lực

Đánh giá tuyển dụng là quá trình thu thập và xử lý thông tin để lượng định tìnhhình và kết quả tuyển dụng theo các mục tiêu tuyển dụng nhân lực đã đề ra của doanhnghiệp từ đó có các điều chinh thích hợp

Để đánh giá chính xác công tác tuyển dụng thì cán bộ nhân sự cần có những chitiêu định lượng và định tính để đánh giá cho khách quan, công bằng và những kinhnghiệm cho lần tuyển dụng sau Các chi tiêu định lượng mà doanh nghiệp sử dụngthường là chi phí cho tuyển mộ, tỷ lệ hồ sơ đạt yêu cầu tuyển dụng, tỷ lệ trúng tuyển,

tỷ lệ hội nhập nhân viên thành công… ngoài ra còn có thời gian trung bình tuyển dụngcho một chức danh, chi phí cho một chức danh Các chi tiêu định tính được thực hiệnthông qua khảo sát của nhân viên mới hay quan sát của cán bộ tuyển dụng, cán bộ phụtrách phòng ban về sự phù hợp với doanh nghiệp, mức độ hài lòng của ứng viên trongtuyển dụng, thái độ và sự gắn kết của ứng viên

Tóm lại, đánh giá tuyển dụng là công việc giúp doanh nghiệp xác định được hiệuquả của công tác tuyển dụng, giúp bộ phận nhân sự và bộ phận liên quan xem xét lạitiêu chuẩn tuyển dụng, quá trình, phương pháp tuyển dụng đã phù hợp hay chưa vàgiáp ban lãnh đạo, bộ phận nhân sự có phương hướng cho những đợt tuyển dụng tiếptheo Tuy nhiên công tác này chưa được chú trong nhiều trong công tác tuyển dụng củacác doanh nghiệp, nếu có thì chi là qua loa, trên giấy tờ

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

2.3.1 Thị trường lao động

Thị trường lao động là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tuyển dụngcủa tổ chức, doanh nghiệp Các yếu tố cấu thành thị trường lao động bao gồm có cung,cầu và giá cả lao động

Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới côngtác TDNL Khi cung trên thị trường lao động lớn hơn cầu thì sẽ tạo thuận lợi cho DNthu hút được nhiều người tài Nguồn tuyển dụng sẽ phong phú do vậy DN có nhiều cơhội lựa chon được nhiều ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn công việc Ngược lại, khicung nhỏ hơn cầu, DN cần phải đa dạng hóa các hình thức truyền thông hơn, nhằm thuhút được nhiều ứng viên, DN cũng cần phải có chính sách tuyển dụng phù hợp, hoặc

bỏ đi một số yêu cầu, tăng cường chính sách đãi ngộ nếu vị trí tuyển dụng quá khanhiếm nhân lực

Trang 23

Ngày nay cùng với quy mô phát triển toàn cầu, thị trường lao động ngày càngđược mở rộng không chi tính đến cung, cầu lao động trong nước và còn cả cung, cầulao động từ thị trường nước ngoài.

Như vây xét cả về quy mô, chất lượng của cung lao động từ thị trường lao động

và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động đều có ảnh hưởng đến công tác tuyển dụngnhân lực của tổ chức, doanh nghiệp

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh

Đó là sự cạnh tranh của các tổ chức, DN trong công tác tuyển dụng Cạnh tranh

là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiến hành tuyển dụng và chất lượng công tác tuyểndụng Khi môi trường cạnh tranh gay gắt thì các DN có khả năng cạnh tranh cao sẽ thuhút được nhiều lao động trên thị trường và ngược lại các DN có sức cạnh tranh kém thì

sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài Do đó cạnh tranh cao buộc các

DN phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng, tăng ngân sách chotuyển dụng để có thể thu hút được nhiều ứng viên đến với DN hơn

2.3.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ở mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội thì sẽ có một số ngành nghề thu hútđược nhiều lao động tham gia, cũng có những ngành nghề người lao động không ưuchuộng nữa Do đó khi tuyển dụng một vị trí ngành được người lao động ưa chuộng,

ho sẽ tham gia đông hơn, khi đó doanh nghiệp không phải mất nhiều chi phí mà vẫnthu được những ứng viên tài giỏi cho doanh nghiệp mình

2.3.4 Khả năng tài chính của tổ chức, doanh nghiệp

Mặc dù các tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thức được mối quan hệ tương hỗgiữa tiền lương và mức độ đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp Trả lương cao

sẽ có khả năng thu hút được nhiều lao động giỏi và kích thích nhân viên làm việc hăngsay, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo Mặt khác, khả năng tài chính tốt doanh nghiệp sẽđầu tư nhiều hơn cho hoạt động tuyển dụng nhân lực, do đó, mang lại lợi ích chodoanh nghiệp cao hơn

2.3.5 Văn hóa của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốtquá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ vàhành vi của moi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanhnghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp

Trang 24

Văn hóa DN cũng là yếu tố quan trong có ảnh hưởng đến việc thu hút của DNđối với ứng viên tiềm năng bên ngoài DN và cả đội ngũ nhân viên hiện tại của DN.Một DN có văn hóa DN chú trong sự sáng tạo, cởi mở với những ý tưởng mới sẽthu hút được các ứng viên có năng lực vì các ứng viên có xu hướng kỳ vong được làmviệc trong một tổ chức với văn hóa sẵn sàng tiếp thu ý tưởng sáng tạo, nếu ngược lại sẽlàm thu hẹp phạm vi tuyển dụng.

2.3.6 Năng lực cán bộ phụ trách tuyển dụng

Năng lực của đội ngũ làm công tác tuyển dụng nhân lực đóng vai trò then chốttrong việc tuyển chon được ứng viên phù hợp với vị trí công việc Công tác tuyển dụngnhân lực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đội ngũ nhân lực Đội ngũ có năng lực cao sẽtuyển dụng có hiệu quả hơn là đội ngũ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chuyên mônkém Năng lực này được đánh giá theo từng chức vụ tham gia trong hội đồng tuyểndụng Những thành viên trong hội đồng tuyển dụng có chuyên môn tốt, kinh nghiệmdày dặn thì chất lượng tuyển dụng ngày càng cao và ngược lại, chất lượng tuyển dụng

sẽ kém nếu đội ngũ này chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá ứng viên, vàlàm cho công tác tuyển dụng kém hiệu quả Theo đó, đội ngũ tuyển dụng thường là hộiđồng tuyển dụng của công ty thành lập trong đó có chủ tịch hội đồng và các thành viên

có liên quan

Trang 25

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ENUY VIỆT NAM 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty cổ phân công nghệ ENUY Việt Nam

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam bắt đầu được hoạt động vào ngày13/01/2013 Là Công ty còn trẻ về tuổi đời nhưng với tiềm lực tài chính, con người vàcông nghệ, ENUY Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa vàhướng tới thị trường khu vực, quốc tế

Công ty Cổ phần Công nghệ Enuy Việt Nam là công ty công nghệ thế mạnh hiệntại cung cấp giải pháp bán hàng doanh nghiệp Là 1 trong 10 đơn vị mạnh nhất thịtrường với con đường đi rất riêng sau 4 năm đã đạt trở thành phòng kinh doanh chogần 1500 khách hàng trong đó có rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tron gói thànhcông.Với tầm nhìn dài hạn, Enuy đang nỗ lực để trở thành tập đoàn đa quốc gia Trongvòng 20 năm sẽ trở thành công ty công nghệ top 5 Châu Á có sức ảnh hưởng trên toànthế giới

Dù gặp vô vàn khó khăn và thử thách trong 4 năm đầu khởi nghiệp nhưng Enuy

đã thể hiện phẩm chất và năng lực của mình Hiện tại Enuyđang hoạt động lĩnh vựcthương mại điện tử và có mục tiêu ngắn hạn sát cánh cùng 10,000 chủ doanh nghiệpthành công

Tên giao dịch: ENUY.,CORP

Ngày hoạt động: 13/01/2013 (Đã hoạt động 4 năm)

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam

3.1.2.1 Chức năng

Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam có chức năng cung cấp giải phápbán hàng doanh nghiệp

Trang 26

3.1.2.2 Nhiệm vụ

ENUY Việt Nam giúp các cửa hàng, doanh nghiệp xây dựng nền tảng ổn định vàphát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả trên môi trường Internet, giúp cho hàng trămcửa hàng, doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển thương hiệu và gia tăng doanh số bánhàng vượt trội bằng các ý tưởng sáng tạo và phong cách làm việc chuyên nghiệp

3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phân công nghệ ENUY

Việt Nam

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

3.1.3 Khái quát về nguồn lực của công ty

3.1.3.1 Nguồn nhân lực của công ty

Hiện nay công ty cổ phần công nghệ Enuy Việt Namcó khoảng 50 nhân viên.Trong đó chất lượng nguồn lao động được tổng hợp trong bảng sau:

TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG

KẾ

HOẠCH

PHÒNG TÀI CHÍNH –

KẾ TOÁN

PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ

PHÒNG THƯƠNG MẠI

Trang 27

Bảng 3.1 Cơ cấu cán bộ nhân viên của công ty Cổ phân Công nghệ Enuy Việt

Nam giai đoạn 2014 - 2016

(Đơn vị: người)

So sánh 2015/2014 2016/2015 Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Trang 28

3.1.3.2 Nguồn vốn

Bảng 3.2 Khái quát về vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phân Công nghệ

ENUY Việt Nam

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%) Vốn chủ

Tổng

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán

Nhận xét: Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên theo từng năm nhưng tỷ lệ tăngkhông cao năm 2014 là 58,38 tỷ đồng và tới năm 2016 là 69,34 tỷ đồng Trong đó,tổng vốn vay của công ty lớn hơn vốn chủ sở hữu Nhưng theo số liệu tính toán, tathấy được, vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhanh hơn nguồn vốn đi vay của doanhnghiệp Điều này cho thấy quy mô, và năng lực kinh doanh của công ty không ngừngđược mở rộng Dự đoán tổng nguồn vốn năm tiếp theo cũng sẽ tăng lên vì so sánh sốliệu của nửa đầu năm 2017 thì tổng nguồn vốn cao hơn nửa đầu năm 2016 (khoảng 0,5

tỷ đồng)

3.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ

Năm 2016, văn phòng Công ty nằm tại Tầng 2, số 3 TT6, khu tái định cư MỹĐình, Từ Liêm, Hà Nội với đầy đủ trang thiết bị, máy tính, máy fax, bàn ghế, điều hoà,máy chiếu và các thiết bị cơ sở vật chất khác.Công ty áp dụng công nghệ hiện đại,cách thức bán hàng và cách thức quản lý đều được tiến hành theo quy trình.Cơ sở vậtchất của Công ty hiện giờ đã được cái thiện nhiều hơn so với trước kia Đã có cácphòng ban tách biệt, không gian rộng rãi, các thiết bị văn phòng cũng như thực hiệncông trình được đầu tư hơn

Các trang thiết bị ở văn phòng công ty:máy photocopy số lượng 2, máy in 3 cái,máy chấm công 1 cái, máy fax 2 cái, máy tính 20 cái, điện thoại 9 cái, điều hòa 4cái,máy chiếu 1 cái, máy phát điện 1 cái

3.1.3.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2016

Trang 29

Trong giai đoạn 2014 – 2016 hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh

mẽ, mang lại lợi nhuận lớn đóng góp vào sự phát triển của công ty

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2014-2016

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Nhận xét: Qua bảng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệENUY Việt Nam ta có thể thấy rằng:

- Về doanh thu: Tăng từ 78,94 tỷ đồng năm 2014 lên 83,7 tỷ đồng năm 2016, tynhiên tỷ lệ tăng này không cao lắm

- Về LNTT: Giai đoạn 2014-2015 tăng 0,18 tỷ đồng tương đương với 56,25%

và giai đoạn 2015-2015 tăng 0,46 tỷ đồng tương đương với 92%

- Về LNST: Giai đoạn 2014-2015 tăng 0,134 tỷ đồng tương đương với 52,34%

và giai đoạn 2015-2016 tăng 0,36 tỷ đồng tương đương với 92,3%

Trong 3 năm từ 2014 đến 2016 có thể thấy kết quả kinh doanh của công ty tăngdần Mặc dù, doanh thu thuần tăng với tỷ lệ thấp nhưng lợi nhuận của doanh nghiệpthu về lại tăng với tỷ trong cao là do công ty có những biện pháp hợp lý để giảm thiểuđược chi phí bỏ ra Và theo kết quả kinh doanh tổng hợp được trong nửa đầu năm 2016thấy rằng doanh thu thuần gần bằng so với nửa đầu năm 2015 nên doanh nghiệp muốnvượt được mức doanh thu năm trước thì phải cố gắng hơn nữa

Trang 30

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phân công nghệ ENUY Việt Nam

3.2.1 Môi trường bên ngoài

a) Tình hình kinh tế

Tình hình kinh tế là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nóichung cũng như hoạt động quản trị nhân lực nói riêng của công ty Ở những năm gầnđây tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh ảm đạm,tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải điềuchinh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt trong đó có hoạt động Quản trịnhân lực Hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cần phải đưa ra những kếhoạch về tuyển dung, đào tạo, trả lương…để có thể thích nghi và giữ chân được nguồn laođộng cũng như tuyển dụng thêm được người có năng lực giúp công ty phát triển hơn

b) Tình hình chính trị - pháp luật

Mỗi doanh nghiệp có phương pháp tuyển dụng khác nhau,nhưng áp dụng phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quyđịnh của pháp luật Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại ViệtNam, hiện nay không chỉ phải tuân thủ Luật lao động Việt Nam màkhi gia nhập vào sân chơi TPP và ASEAN, các doanh nghiệp còn cầntuân thủ pháp luật được quy định chung đã được ký kết Nhận thứcđược điều này, Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam luôn coi việc tuân thủpháp luật là yếu tố quan trong giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, các chính sáchtuyển dụng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi… của công ty luôn mang tính cập nhật kịpthời và thực hiện đúng điều luật mà Pháp luật quy định

c) Khách hàng

Là mục tiêu của moi doanh nghiệp Khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp

là một phần của môi trường bên ngoài Khách hàng chủ yếu của công ty là các shopbán hàng online Quản trị nhân lực cần có các chính sách tuyển dụng, đào tạo cũngnhư đãi ngộ tốt các nhân viên để ho tích cực làm việc với khách hàng, tìm kiếm thêmkhách hàng tiềm năng tốt hơn nữa

3.2.2 Môi trường bên trong

a) Chiến lược kinh doanh

Đây là một yếu tố quan trong tạo nên sự phát triển vững mạnh của của công ty,ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân

Trang 31

lực Chính vì vậy, các kế hoạch về Quản trị nhân lực của Công ty cổ phần công nghệENUY Việt Namđược đưa ra dựa trên mục tiêu chiến lược kinh doanh Công ty chútrong vào phát triển nguồn nhân lực và xây dựng 1 đội ngũ người lao động vững vềkiến thức, vừa năng động, sáng tạo, rèn các kỹ năng cần thiết, nâng cao nhận thức vànăng lực làm việc cho người lao động,… cũng như tuyển dụng hội nhập, đúng ngườiđúng việc, đầu tư đào tạo phát triển nhân lực doanh nghiệp, coi trong người lao động.

b) Đặc điểm ngành nghề

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ như marketing onlinecùng với tư vấn bán hàng trực tuyến cho các cửa hàng, doanh nghiệp nên ENUY ViệtNam đòi hỏi kĩ năng ngành nghề cao đặc biệt về marketing và dịch vụ…Từ đó, ảnhhưởng đến tiêu chuẩn tuyển dụng cũng như chênh lệch về giới tính nam nữ (nữ thườnglớn hơn nam qua các năm), độ tuổi nhân lực trong công ty

c) Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa Công ty cổ phần công nghệ ENUY Việt Nam thể hiện qua:

Thứ nhất, tầm nhìn ENUY CORP là 1 tập đoàn đa quốc gia

+ 10 năm đầu trở thành số 1 trong thị trường giải pháp bán hàng doanh nghiệp vượt mốc 10,000 Khách hàng

+ 15 năm tới trở thành công ty công nghệ số 1 Việt Nam top 5 Đông Nam Á

+ 20 năm trở thành công ty công nghệ top 5 Châu Á có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.Với sứ mệnh:

+ Quốc gia: Enuy sinh ra để lấy lại uy tín và niềm tự hào trí tuệ người Việt trên trường quốc tế

+ Khách Hàng: Giúp khách hàng thành công gia tăng lợi nhuận và cạnh tranh công bằng với công ty nước ngoài trên thế giới

+ Nhân viên: Được đối xử công bằng, phát triển bản thân và giàu có là sứ mệnh Enuy đối với đội ngũ nhân sự

Do vậy, trong tuyển dụng công ty luôn lựa chon những ứng viên phù hợp nhất như là nhân viên có đức tính nhẫn lại, có thái độ kính trong đối với khách hàng, nhanh nhạy trong quan hệ với khách hàng,…

Thứ hai, công ty cũng khá chú trong đến các hoạt động giải trí, lễ hội cho côngnhân viên và các hoạt động xã hội như: hàng năm tổ chức các giải thi đấu về bóng bànhoặc cầu lông cho công nhân viên để rèn luyện sức khỏe và tăng tình đoàn kết; tổ chức

Ngày đăng: 16/01/2020, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Thị Dung (2013)- “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tràng An” - Luận văn tốt nghiệp - Đại hoc Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự củacông ty cổ phần đầu tư và thương mại Tràng An
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2013
6. Trần Quốc Phương (2011)- “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình” - Luận văn tốt nghiệp - Đại hoc Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Cổphần nông sản thực phẩm Hòa Bình
Tác giả: Trần Quốc Phương
Năm: 2011
7. Nguyễn Trường Sơn (2013) - “Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng-VP Bank” - Luận văn tốt nghiệp - Đại hoc Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại ngân hàngThương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng-VP Bank
1. Th.S Vũ Thùy Dương, PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
2. TS. Mai Thanh Lan (2014), Giáo trình Tuyển dụng nhân lực, của Trường Đại hoc Thương Mại, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
3. TS. Mai Thanh Lan – PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
4. PGS.TS Nguyễn Ngoc Quân và TH.S Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại hoc kinh tế quốc dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w