2.2.1Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển VHDN của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long...262.2Kết luận về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công t
Trang 1TÓM LƯỢC
Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long hoạt động trong lĩnh vựcphân phối, cung cấp giải pháp an ninh và giải pháp công nghệ thông tin, tuy công ty đãtham gia vào hoạt động kinh doanh được một thời gian, nhưng với sự biến động vàtình hình kinh tế ngày càng cạnh tranh thì công ty không khỏi đứng trước những khókhăn Để nâng cao sức mạnh cạnh tranh và phát triển bền vững công ty cần phải xâydựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh Từ những nhận định trên, và quathời gian thực tập tại công ty nhận thấy vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp phải
được công ty quan tâm hàng đầu Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận “phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long” Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp: đưa ra cácquan niệm khác nhau về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, từ đó đưa ra khái niệmtổng quát về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp Bêncạnh đó, chương này cũng đề cập tới nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp và cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp củaCông ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long: chương này sẽ khái quát vềcông ty; phân tích thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Từ đó, đánhgiá về thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phầnThương mại và công nghệ Tân Long: phương hướng hoạt động của công ty đến năm2021; quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty; đề xuất, kiến nghị pháttriển văn hóa doanh nghiệp Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài luận, tác giả nhận được sự giúp đỡ,hướng dẫn tận tình Ban lãnh đạo, tập thể nhân viên công ty CP Thương mại và côngnghệ Tân Long và các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể nhân viên công ty CP Thương mại
và công nghệ Tân Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong việc thuthập số liệu, nắm bắt thông tin qua việc phỏng vấn, phiếu điều tra nhằm tìm hiểu,nghiên cứu những nội dung liên quan, qua đó có thể thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị doanh nghiệp, Bộ môn Nguyên Lý Quản Trị, các thầy cô
giáo trong trường đã tạo điều kiện cung cấp những kiến thức cần thiết để tác giả có thểhoàn thành đề tài
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài, giúp cho tác giả có thểhoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình
Tuy đã cố gắng nhưng do sự hạn chế về thời gian cũng như trình độ, kinh nghiệmcủa nghiên cứu nên bài khóa luận này không thể tránh những thiếu sót Vì vậy, tác giảkính mong quý thầy cô, bạn đọc thông cảm và cho những đóng góp ý kiến để bài khóaluận được hoàn thiện hơn
Xin kính chúc quý thầy cô, quý công ty sức khỏe và thành công!
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lê Văn Nhiên
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
+ Quyển sách “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý Phương Đông”, tác giả Dương Quốc Thắng (2010), NXB đại học Thái Nguyên Cuốn sách đề cập tới những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên những triết lý phương đông, ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc 4
+ Quyển sách “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo (Organizational Culture And Leadership)”, tác giả Edgar H Schein (2012), NXB Thời Đại Cuốn sách trình bày phương pháp tiếp cận để có được những kiến thức toàn diện về văn hóa doanh nghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo, được Giáo sư Edgar Schein phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiều thập niên 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 7
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 7
1.1Các khái niệm có liên quan 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp 8
1.1.3 Sự cần thiết của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp 10
1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 11
1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp 18
1.3.1Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA Công ty Cổ phần THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TÂN LONG 23
2.1Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 23
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty 23
2.1.3 Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 24
2.2Phân tích thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 26
Trang 42.2.1Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển VHDN của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 26
2.2Kết luận về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phầnThương mại và công nghệ Tân Long 41
2.3.1 Những thành công về phát triển văn hóa của công ty 41 2.3.2 Những hạn chế về phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂNHÓA DOANH NGHIỆP CỦA Công ty Cổ phần THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆTÂN Long 43 3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ TânLong đến năm 2021 43 3.2 Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương mại vàcông nghệ Tân Long 45
3.3.1Một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 47 3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 50
Trang 5
DANH MỤC, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Thương
2 Bảng 2.1: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty CP Thương mại và
3 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP Thương mại
4 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương mại và
5 Bảng 2.4: Phong cách làm việc của Ban lãnh đạo Công ty 30
6 Bảng 2.5: Trình độ lao động trong công ty CP Thương mại và công nghệ
7 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm 2013 - 2015 32
8 Bảng 2.7: Nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu hiện các yếu tố hữu
9 Bảng 2.8: Nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu hiện các yêu tố vô
TÓM LƯỢC i
+ Quyển sách “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý Phương Đông”, tác giả Dương Quốc Thắng (2010), NXB đại học Thái Nguyên Cuốn sách đề cập tới những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên những triết lý phương đông, ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc 4
+ Quyển sách “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo (Organizational Culture And Leadership)”, tác giả Edgar H Schein (2012), NXB Thời Đại Cuốn sách trình bày phương pháp tiếp cận để có được những kiến thức toàn diện về văn hóa doanh nghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo, được Giáo sư Edgar Schein phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiều thập niên 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 7
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 7
1.1Các khái niệm có liên quan 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7
Trang 61.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp 8
1.1.2.1Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 8
1.1.2.2 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp 9
1.1.3 Sự cần thiết của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp 10
1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 11
1.2.1.2 Các yếu tố vô hình 13
1.2.3 Nguyên tắc và quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp 16
1.2.3.1 Các nguyên tắc phát triển văn hóa doanh nghiệp 16
1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp 18
1.3.1Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
1.3.1.1 Môi trường chính trị – luật pháp, các chính sách của chính phủ 18
1.3.1.2 Nền văn hóa truyền thống của dân tộc 19
1.3.1.4 Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập 19
1.3.1.5 Các đối tác và khách hàng 20
1.3.1.6 Nhà cung cấp 20
1.3.1.7 Các đối thủ cạnh tranh 20
1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
1.3.2.1 Lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa của doanh nghiệp .21
1.3.2.2 Nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo 21
1.3.2.3 Yếu tố về con người và đặc điểm lao động của doanh nghiệp 21
1.3.2.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA Công ty Cổ phần THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TÂN LONG 23
2.1Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 23
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty 23
2.1.2.1Chức năng của công ty 23
2.1.2.2Nhiệm vụ của công ty 24
2.1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 24
2.1.3 Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 24
2.1.3.1Ngành nghề kinh doanh 24
Trang 72.2Phân tích thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương
mại và công nghệ Tân Long 26
2.2.1Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển VHDN của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 26
2.2.1.1Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 27
2.2.1.2Nhân tố bên trong doanh nghiệp 29
2.2.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp của công ty 33
a.Các yếu tố hữu hình 33
Nghi lễ, nghi thức và các hoạt động tập thể 34
2.2.2.2 Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty CP Thương mại và công nghệ Tân Long 40
2.2Kết luận về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 41
2.3.1 Những thành công về phát triển văn hóa của công ty 41
2.3.2 Những hạn chế về phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA Công ty Cổ phần THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TÂN Long 43
3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long đến năm 2021 43
3.2 Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 45
3.3.1Một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long 47
3.3.1.1Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về VHDN và vai trò của việc phát triển VHDN đối với sự phát triển của công ty 47
3.3.1.2 Xây dựng quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp 48
3.3.1.4 Nâng cao vai trò ảnh hưởng của lãnh đạo, những người lãnh đạo phải là những người đi đầu, là những tấm gương về văn hóa doanh nghiệp 48
3.3.1.5 Cần tăng cường đầu tư vật chất cho công tác phát triển các giá trị VHDN tại công ty 49
Trang 83.3.1.7 Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới 50
3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 50
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hộinhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới Trongtình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công buộc các quốc gia nói chung và cácdoanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường và cách thức hội nhập đúng đắn
Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản tronghội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu thế chung của thời đại Ở đó không chỉ là vấn
đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề
về nhận thức, quan điểm, phong cách… Trong đó tựu trung lại là vấn đề văn hóa và sựphát triển trong ý thức hệ của toàn xã hội Xu thế phát triển chung hiện nay của nềnkinh tế thế giới là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở đó văn hóađược cọi trọng hơn bao giờ hết Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệmới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi Đó là những tổ chức, doanhnghiệp đã xây dựng văn hóa đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ratrong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm lý trí và hành vi của cácthành viên cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có một nétvăn hóa riêng, giúp phân biệt giữa danh nghiệp này với doanh nghiệp khác Trongdoanh nghiệp, văn hóa là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén và có một vaitrò rất quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữnhân tài, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào vềdoanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần phát huy khả năng sáng tạo của các nhânviên, giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp ổn định, công việc diễn ra trôi chảy
và quá trình sản xuất kinh doanh cũng được thuận lợi Văn hóa doanh nghiệp còn gópphần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng, tạo nên uy tín và thương hiệuriêng cho doanh nghiệp…Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triểnbền vững cho doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâmtới.Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một xu hướng trên thếgiới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều doanh nghiệp hiện nay
Trang 10Hiện nay, ở Việt Nam việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã đượccác doanh nghiệp chú trọng và quan tâm tới chính vì sự tác động thường xuyên của nótới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại Công ty Cổ phần thương mại và công nghệ Tân Long, văn hóadoanh nghiệp chưa thực sự phát huy vai trò Đặc biệt là việc định hướng một cáchđúng đắn làm sao và như thế nào để phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa được công
ty quan tâm phù hợp Tại công ty, vấn đề “văn hóa doanh nghiệp” tuy đã được cấplãnh đạo quan tâm tới nhưng chưa thực sự được triển khai một cách sâu rộng, hiệu quảtới các thành viên hay có những nghiên cứu cần thiết để phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp Do vậy việc tìm hiểu đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp củacông ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long” là một nghiên cứu mang tínhcấp thiết đối với doanh nghiệp Việc lựa chọn đề tài này là đề tài làm đề tài khóa luậncủa tác giả cũng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của banlãnh đạo, các anh chị trong công ty
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy rằng đề tài “ Phát triển văn hóa doanh nghiệp tạicông ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long, chưa từng có ai nghiên cứu vềdoanh nghiệp này Đồng thời sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo các đề tàinghiên cứu về công tác kiểm soát của doanh nghiệp khác nhau trong thời gian gần đâytôi đã tìm được một số sản phẩm như:
- Thứ nhất: Mai Thị Dung (2007) “Xây dựng một số giá trị văn hóa nổi bật tại công ty TNHH thương hiệu và dịch vụ Đức Thành” - Luận văn tốt nghiệp trường Đại
học Thương Mại Luận văn đã nghiên cứu về việc xây dựng một số giá trị văn hóa nổibật của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đức Thành như bản sắc, bản lĩnh, biểutượng, di sản và chuẩn mực Đồng thời với đó là việc bảo tồn và phát huy hệ giá trịtruyền thống cho sự phát triển của doanh nghiệp
- Thứ hai: Vũ Thị Ngọc (2009) “Phát triển một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của văn phòng công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát” - Luận
văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Luận văn cung cấp khá đầy đủ lý luận về
sự phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình, chỉ ra biểu hiện của các giá trịđiển hình cấu thành nên văn hóa công ty Hưng phát, những ảnh hưởng của nhân tố môitrường tới việc phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của Văn phòngcông ty Hưng phát Khóa luận đã giải quyết một số mặt tồn tại cần khắc phục của công
Trang 11ty Hưng Phát như: Chưa có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp; Sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xâydựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Một số thành viên còn cầmchừng, ngại phấn đấu ảnh hưởng tới không khí làm việc chung; Văn hóa ứng xử, hành
vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém; Quá trình xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện
- Thứ ba: Phạm Thị Sen (2011) “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia” - Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.
Bên cạnh việc cung cấp khá đầy đủ những lý luận cơ bản về xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp, luận văn đã tập trung giải quyết một số mặt tồn tại cần khắcphục của công ty như: Chưa có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Một số thành viên còn làm việc cầm chừng, ngạiphấn đấu gây ảnh hưởng tới không khí làm việc chung; Văn hóa ứng xử, hành vi giaotiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém, công tác truyền đạt thông tin giữa cácphòng ban còn kém; Sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Quá trình xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện
- Thứ tư: Mai Xuân Thảo (2011) “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm” - Luận văn tốt nghiệp trường Đại học
Thương Mại Luận văn đã chỉ ra một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như:
Công ty chưa xây dựng cho mình một trong các biểu hiện của VHDN là phong cách ănmặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân viên,…cho mỗi CBCNV trong công ty; Công tychưa tạo ra các giai thoại, bài hát truyền thống; Công ty cần xây dựng và hoàn thiệnhơn nữa chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật Qua đó luận văn đưa ra một số giảipháp, kiến nghị về việc xây dựng và phát triển VHDN tại công ty TNHH MTVThương mại Hà Tâm như sau: Tổ chức các buổi tọa đàm để tuyên truyền nâng caonhận thức và sự hiểu biết về vai trò của văn hóa doanh nghiệp dối với công ty; Chấnchỉnh lại thái độ và phong cách làm việc; Quan tâm tới ban lãnh đạo công ty; Cơ cấulại một số chính sách nhân sự của công ty; Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trịvăn hóa mới
- Ngoài ra, còn rất nhiều sách, giáo trình có liên quan đến vấn đề phát triển vănhóa doanh nghiệp như:
Trang 12+ Giáo trình “Văn Hóa Kinh Doanh”, tác giả PGS.TS Dương Thị Liễu, năm
(2011), bộ môn Văn hóa kinh doanh, trường Đại học kinh tế quốc dân Giáo trình đãđưa ra các nội dung cơ bản về văn hóa kinh doanh như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò,các nhân tố tác động, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh Cùng với việc phântích, nghiên cứu về văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế,phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam Cuối cùng giáo trình đưa ra nhữngtình huống cụ thể về văn hóa kinh doanh
+ Quyển sách “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý Phương Đông”, tác giả
Dương Quốc Thắng (2010), NXB đại học Thái Nguyên Cuốn sách đề cập tới những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên những triết lý phương đông, ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc.
+ Quyển sách “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo (Organizational Culture And
Leadership)”, tác giả Edgar H Schein (2012), NXB Thời Đại Cuốn sách trình bày
phương pháp tiếp cận để có được những kiến thức toàn diện về văn hóa doanhnghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo, được Giáo sư EdgarSchein phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ôngtrong nhiều thập niên
Tôi nhận thấy đề tài phát triển văn hóa doanh nghiệp không hề mới, đã có những
cá nhân nghiên cứu, do vậy, tôi có thể tham khảo các đề tài,sách, giáo trình về mặt lýluận và kế thừa các nghiên cứu trước nhằm giúp đề tài của mình hoàn thiện hơn
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống hóa lại một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và
phát triển văn hóa doanh nghiệp
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ
phần Thương mại và công nghệ Tân Long Để từ đó đạt được một môi trường văn hóa,môi trường kinh doanh tốt, lành mạnh và phù hợp với tình hình hiện tại của công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là: Văn hoá doanh nghiệp; giải pháp phát triển văn hoá
Trang 13doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ
phần Thương mại và công nghệ Tân Long theo các nội dung: nghiên cứu lý luận vềvăn hóa, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, thực trạng công tác phát triển vănhóa doanh nghiệp và các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
CP Thương mại và công nghệ Tân Long trong thời gian tới
Phạm vi không gian: Tại Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long,
địa điểm: Số 171 – tổ 12A Phường Định Công – Quận Hoàng Mại – Hà Nội
Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long từ năm 2013
-2015 và đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tới năm2021
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
để thu thập thông tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng hai phương phươngpháp : phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập và xử lý
dữ liệu thứ cấp
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu
thập trực tiếp từ văn phòng giao dịch công ty CP Thương Mại và công nghệ Tân Longnhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp của công ty Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài, tôi sử dụng phối hợpmột số phương pháp:
- Phương pháp phỏng vấn: Gặp và phỏng vấn trực tiếp giám đốc Lê Văn Sang
với các chủ đề và nội dung gồm các câu hỏi phỏng vấn, để thu thập những thông tincần thiết và có cái nhìn rõ hơn về hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công
ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
- Phương pháp điều tra: Mẫu phiếu điều tra được thiết kế bao gồm các câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở dành cho các đối tượng là các trưởng phòng,nhân viên trong công ty Số phiếu điều tra phát ra là 32 phiếu, thu về 32 phiếu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của công ty, hoạt động của nhân
viên, thái độ, tác phong làm việc, các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp của côngty…và ghi chép lại những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của
đề tài
Trang 14Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích để phục vụcho quá trình nghiên cứu.
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Dữ liệu thứ cấp không phải
do người nghiên cứu trực tiếp thu thập Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việcxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứuhoàn thiện đề tài tôi tiến hành thu thập các thông tin từ: bản báo cáo tài chính hợp nhấthàng năm của công ty, bản báo cáo thường niên của công ty, những bài viết trêninternet về văn hóa Tân Long, diễn đàn, giáo trình, ấn phẩm, tạp chí viết về văn hóadoanh nghiệp,… Tiến hành xử lý những dữ liệu thứ cấp bằng: Phương pháp phân tíchthống kê và Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấpthu thập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về công tác pháttriển văn hóa doanh nghiệp của công ty CP Thương Mại và công nghệ Tân Long trongthời gian qua
- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tinthứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông quachênh lệch của các số liệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá cácthông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa công ty CP Thương Mại và công nghệ Tân Long trong thời gian tới
6 Kết cấu đề tài.
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình
vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,kết cấu khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của
Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
Chương 3 Giải pháp đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp
của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
Trang 15CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp Khái niệm về văn hóa cũng mangnội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sốngvật chất và tinh thần của con người Từ xưa đã có nhiều định nghĩa khác nhau về vănhóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Vì vậy việc cónhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì đáng ngạc nhiên, trái lại càng làm chovấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn
Theo nhà nhân chủng học (Edward Burnett Tylor) đưa ra năm 1871: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” Theo khái
niệm này, văn hóa bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từtri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đưc, pháp luật… đây chính là các lĩnh vựcsáng tạo của con người
Theo cựu Tổng thư ký UNESCO (Federico Mayor) nêu ra nhân lễ phát động
Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 - 1997): “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc.” Theo nhà văn nổi tiếng người pháp (Edouard Herriot): “Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”.
Như vậy văn hóa là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai
có thể dễ dàng quên được
Khái niệm văn hóa theo (GS.TS Trần Ngọc Thêm): “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội của mình.”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
Trang 16học, tôn giáo, văn họa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn
ở và các phương tiện, phương thức sinh hoạt Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” Theo khái niệm này văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do
con người sáng tạo ra và phát minh ra
Văn hóa là một trong những sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội Song, chính văn hóa lại tham giavào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hôi Văn hóa là trình độphát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đờisống và hành động cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát
nhất: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do loài người đã sáng tạo
ra trong quá trình lao động ( từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối
bở môi trường xung quanh ( môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người Văn hóa ảnh hưởng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người.”
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Xã hội rộng lớn có một nền văn hóa lớn Là một bộ phận của xã hội,mỗi doanhnghiệp cũng có một nền VHDN của riêng mình Cũng như văn hóa, VHDN có rấtnhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nó, tất cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng tahiểu hơn về VHDN một cách toàn diện và đầy đủ hơn
Theo quan điểm của (George De Sainte Marie), chuyên gia người Pháp về doanh
nghiệp vừa và nhỏ: “ Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết.”
Theo (Edgar Schein) , một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, người Mỹ đã nói:
“Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với
Trang 17môi trường xung quanh.”
Như các nhà học giả của Việt Nam cũng có khá nhiều tranh luận xung quanh vấn
đề này Trong đó có định nghĩa do ông (Đỗ Minh Cương) đưa ra: “ Văn hóa doanh nghiệp (văn hóa công ty) là một dạng của văn hóa tố chức bao gồm những giả trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ” Một số ý kiến khác lại cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy, ta có thể hiểu đầy đủ hơn về VHDN là những quyphạm chung nhất của một doanh nghiệp, nó định hướng cho một doanh nghiệp và tạonên những giá trị khác biệt giữa các doanh nghiệp Mặc dù có nhiều quan điểm khácnhau về văn hóa doanh nghiệp, nhưng qua một số những cách hiểu trên, chúng ta, có
thể rút ra một khái niệm khái quát như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.”
1.1.2.2 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp
Theo viện ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa:“Phát triển chỉ là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thập đến cao, đơn giản đến phức tạp” Theo từ điển tiếng việt thông dụng định nghĩa:“Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên.”
Phép biện chứng duy vật cho rằng: “Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên,
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.”
Qua những quan điểm, khái niệm về phát triển và văn hóa doanh nghiệp, có thể
khái quát về phát triển văn hóa doanh nghiệp như sau: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp là quá trình thay đổi văn hóa theo xu thế tiến bộ, trong đó bao hàm việc giữ gìn
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu mới, cao hơn của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Đồng
Trang 18thời tạo dựng nên các giá trị văn hóa mới phù hợp với những biến đổi của thời đại.”
1.1.3 Sự cần thiết của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất về ý chí hành động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp
Các thành viên trong doanh nghiệp là những cá thể có những nhân cách, cá tínhkhác nhau Mặt khác do có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, họ hành động vìnhững động cơ khác nhau, nhằm vào những mục tiêu khác nhau Sự thống nhất trongsuy nghĩ và hành động chỉ có thể đạt được khi mọi người thừa nhận và tôn trọngnhững quan điểm và thang bậc giá trị chung Văn hóa doanh nghiệp hướng cho mọithành viên trong doanh nghiệp mình hành động vì những mục tiêu chung, hành độngmột cách có hiệu quả mà nhà quản trị không cần phải quan tâm đến quá nhiều các chỉthị
Văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động và canh tranh ngày càng gay gắt, cácdoanh nghiệp cần phải tận dụng mọi nguồn lực để phát triển và thích ứng Văn hóadoanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững sẽ góp phần tạo nên khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp biểu hiện thông qua những vấn đề sau đây:
- Tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực
VHDN là sự kết tinh của hệ thống giá trị của doanh nghiệp được đa số thành viêntrong doanh nghiệp thừa nhận và ủng hộ, vị vậy nó là chất kết dính các thành viêntrong doanh nghiệp lại với nhau, ở nơi nào có được một văn hóa doanh nghiệp tích cực
và lành mạnh, coi trọng các giá trị tinh thần, ở nơi đó người ta cảm nhận thấy một bầukhông khí làm việc thân thiện, chan hòa, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ và họchỏi lẫn nhau Chính bầu không khí làm việc lành mạnh là tác nhân tạo ra sức mạnhcộng đồng, là “ thừa số chung” trong phép nhân các trí tuệ các nhân thành trí tuệ tậpthể
Tác phong làm việc của đa số thành viên trong doanh nghiệp cũng mang nặngdấu ấn của VHDN Sự khẩn trương năng động hay thái độ thờ ơ với công việc và kếtquả chung không phải là biểu hiện của một số ít cá nhân, mà là sản phẩm được hìnhthành sau một thời gian dài bởi “ý thức hệ” trong doanh nghiệp Tác phong làm việckhẩn trương, công nghiệp sẽ là tiền đề quan trọng để tạo ra những sản phẩm hàng hóacũng như dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, phù hợp với tập quán tiêu dùng củacác tầng lớp dân cư trong thời đại công nghiệp hóa
Trang 19- Nâng cao đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một phần quan trọng của văn hóa kinh doanh, đồng thờicũng là một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp Trong thời đại hiện nay, chất lượng vàgiá cả sản phẩm không còn là những “vũ khí đặc chủng” trong cạnh tranh nữa Kháchhàng tìm đến và ở lại với doanh nghiệp nào biết tôn trọng họ, biết quý thời gian và tiềnbạc cũng như sức khỏe của họ như chính của mình
- Làm phong phú dịch vụ cho khách hàng
Khách hàng bây giờ không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hóa củadoanh nghiệp, mà họ quan tâm nhiều đến chất lượng và chi phí tiêu dùng sản phẩmhàng hóa đó Trong các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp sẽ nâng cao bởi chấtlượng các dịch vụ trong và sau bán hàng, và chính những dịch vụ đó góp phần làm chokhách hàng tiêu dùng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp về sử dụng có hiệu quảhơn
- Mang lại hình ảnh cho doanh nghiệp
Hình ảnh của doanh nghiệp ngày nay chủ yếu được phản ánh thông qua thươnghiệu sản phẩm Thương hiệu sản phẩm là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp, nó chứađựng tất cả những điều mà khách hàng muốn được biết, được thấy, được hiểu về sảnphẩm, cách thức kinh doanh và chất lượng phục vụ của doanh nghiệp Thương hiệuvừa là sức mạnh hữu hình vừa là sức mạnh vô hình Thương hiệu được coi là một yếu
tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, bởi vì nó không chỉ phản ảnh chất lượng sảnphẩm, mà còn phản ánh triết lý kinh doanh, quan điểm phục vụ người tiêu dùng Dẫnchứng như: Viettel “Hãy nói theo cách của bạn”, TrungNguyen “Khơi nguồn sángtạo”…
Từ những phân tích trên cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đượctạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là văn hóadoanh nghiệp Vì vậy phát triển văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề thiết yếu và cótính lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp muốn thành công trên lĩnh vực kinh doanh
1.2 Nội dung nghiên cứu phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.1 Các yếu tố hữu hình
Kiến trúc đặc trưng: Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là một
giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà khách hàng vàđối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và
bộ mặt của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này Phần lớn những công ty
Trang 20thành đạt hay đang phát triển hoặc muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khácbiệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ
sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng về doanhnghiệp Bên cạnh đó những thiết kế nội thất cũng rất được quan tâm, từ những chi tiếtlớn như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất nhưmặt bằng làm việc, quầy, bàn ghế, phòng làm việc, giá để hàng, lối đi, trang phục đến các chi tiết nhỏ như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trongphòng vệ sinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng thânquen thể hiện thiện trí và sự quan tâm
Nghi lễ, nghi thức và các hoạt động tập thể: Là những hoạt động đã được dự kiến
từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hộichính thức, nghiêm trang, tình cảm được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằm thắtchặt mối quan hệ trong doanh nghiệp, giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệpcoi trọng và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự Có bốn loạinghi lễ cơ bản: Nghi lễ chuyển giao, nghi lễ củng cố, Nghi lễ nhắc nhở, nghi lễ liênkết
Những câu chuyện, những giai thoại về tổ chức, tấm gương điển hình: Mẩu
chuyện là những câu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình
về những giá trị, triết lý của văn hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanhnghiệp thường xuyên nhắc lại và phổ biến những nhân viên mới Một số mẩu truyệngắn với sự kiện mang tính lịch sử và có thể khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thànhnhững giai thoại Trong các mẩu chuyện kể thường xuất hiện những tấm gương điểnhình, đó là những hình mẫu lý tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị vănhóa doanh nghiệp
Thương hiệu: Thuật ngữ thương hiệu được dùng không chỉ đơn thuần là chỉ các
dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hoáhoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, nó gắn liền với chấtlượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp Như vậy,thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc củadoanh nghiệp mà khách hàng nhận biết, nhớ đến thông qua nhãn hiệu hàng hoá vànhững yếu tố ẩn chứa bên trong nhãn hiệu đó
Trang 21Biểu tương(logo): Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
là biểu tượng Biểu tượng được thiết kế để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệpbằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông Biểu tượng có tác dụng giúp mọi người nhận rahay hiểu được thứ mà nó biểu thị Nói cách khác, biểu tượng là sự biểu trưng nhữnggiá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong của tổ chức thông qua các biểu tượng vật chất
cụ thể
Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh
doanh của một công ty, được coi như là một vũ khí quảng cáo, xây dựng thương hiệu
và cạnh tranh vô cùng quan trọng Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặcbiệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ý nghĩa cụ thểđến nhân viên và những người liên quan Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ
và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp
Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có thể
nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng có thể là bản tuyên bố
sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyềnthống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảohành Thông qua những tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phươngchâm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động,công ty, người tiêu dùng, xã hội; Đối với khách hàng và những người liên quan, đâychính là những căn cứ để xác định tính khả thi, hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.2 Các yếu tố vô hình
Lý tưởng/ Sứ mệnh của doanh nghiệp: Lý tưởng được định nghĩa là sự vận dụng
lý luận vào thực tiễn Ở mức độ nhận thức này, trạng thái tình cảm của con ngườikhông chỉ là sự tự giác và lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sang hy sinh
và cống hiến Lý tưởng tác động mạnh mẽ đến hành động, tình cảm của nhân viên, tạo
ra động lực và những hành động cụ thể thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và cống hiến
Sứ mệnh là lý do để tổ chức tồn tại Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh củamình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại đểlàm gì và sẽ làm gì để tồn tại
Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt
lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện một cáchtốt nhất Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệp
Trang 22hướng tới, là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanhnghiệp sáng tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trongdoanh nghiệp.Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủđạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biếtđến doanh nghiệp
Cam kết hành động của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệthống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợptrên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanhnghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội, là việc ứng xử trong quan hệ lao độngcủa doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, kháchhàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng
Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp:
Giá trị: Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cần thực hiện như thế nào Những giá trị trong vănhóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quá cácyếu tố hữu hình, những nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo đức được cácthành viên tổ chức và những người liên quan tiếp nhận, tiếp thu và dần chuyển hóathành cách chuẩn mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định
Niềm tin : Niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng-là sai;
là giá trị được hình thành một cách vững chắc về một cách thức hành động, trạng tháinhất định.Nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu thế hành động chủ động,
tự nguyện, bộc lộ trạng thái tình cảm thông qua sự tự giác và sự nhiệt tình trong hànhđộng
Thái độ: Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệp để
phản ứng theo một cách thức nhất quán, thể hiện sự mong muốn hoặc không mongmuốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được hình thành theo thời gian từ sự tiếp thu,phân tích những giá trị của văn hóa doanh nghiệp và trên cơ sở những giá trị và triết lý
đã được nhận thức Thái độ của con người bị ảnh hưởng từ cảm giác và tình cảm,chúng tương đối ổn định và có những ảnh hưởng nhất định tới hành động
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Lịch sử phát triển và truyền thống
văn hóa là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thôngqua sự hình thành và lịch sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ
Trang 23quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp,những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận động và thay đổi củavăn hóa trong tổ chức.
1.2.2 Các cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp
Phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệpthích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài Những sự thay đổi về chínhtrị, kinh tế, xã hội, công nghệ… đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, để xây dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa trong doanhnghiệp cần phải có cách thức và biện pháp cụ thể:
Biện pháp đầu tiên là: Xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp bao
gồm: Xây dựng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ và phân tích các công việc các yêucầu đối với các hoạt động của doanh nghiệp
Biện pháp thứ hai là: Xây dựng các kênh thông tin, thu thập và xử lý thông tin,
xây dựng một hệ thống thông tin từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đảm bảo cho thôngtin đến với các lãnh đạo chính xác và trong thời gian sớm nhất
Biện pháp thứ ba là: Xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung, dân chủ như:
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phát triển nhân lực, tiêu chuẩn hóa các chức năngnhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trởthành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người
Để quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp vững mạnh có thể thực hiện một
số bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp
Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp, các hạt nhân văn hóa là kết quảcủa sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau Khi doanhnghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ.Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng
có tính chất riêng biệt Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia cũng khác với văn hóa củacác doanh nghiệp liên doanh hay văn hóa của các doanh nghiệp gia đình Hạt nhân vănhóa doanh nghiệp bao gồm: triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị
Bước 2: Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa
Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanhnghiệp đều xây dựng cho mình các tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi nguời khi vào
Trang 24làm trong doanh nghiệp phải tuân theo Các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp sẽ đượcxây dựng và phát triển theo những tiêu chuẩn này, và các tiêu chuẩn này cũng có thểthay đổi nếu không còn phù hợp hoặc hiệu qủa thấp Trong trường hợp như vậy việcsáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.
Bước 3: Phát triển văn hóa giao lưu giữa các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau để tồn tạitrong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa các doanh nghiệp không thể duy trìvăn hóa doanh nghiệp mình như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửa và pháttriển giao lưu về văn hóa Việc phát triển giao lưu về văn hóa sẽ tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệpkhác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại
1.2.3 Nguyên tắc và quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.2.3.1 Các nguyên tắc phát triển văn hóa doanh nghiệp
Thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, trước hết cần phải tuânthủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải có thời gian: Không thể nóng vội xây dựng hay thay đổi ngay lập tức, cần
có phải chuẩn bị kỹ càng
- Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên, người định hướng và đi tiên phong
trong việc thực hiện các giá trị văn hóa của doanh nghiệp
- Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp và phải do tập
thể doanh nghiệp tạo dựng nên: văn hóa doanh nghiệp phản ánh một cách sâu sắc quanđiểm, hành vi, phong cách… của doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp hướng về con người: Con người là chủ thể nền văn hóadoanh nghiệp, con người là phương tiện tạo dựng và cũng là mục đích phát triển vănhóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoàidoanh nghiệp, phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, dựatrên điểm mạnh của doanh nghiệp và phải phù hợp với môi trường kinh doanh, vănhóa dân tộc
1.2.3.2 Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp
Trang 25Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất Tuy nhiên mô hình được cácdoanh nghiệp áp dụng nhiều để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp được haitác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất gồm 11 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh
nghiệp trong tương lai Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệptrong tương lai
Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công Đây là bước cơ
bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải là các giá trịkhông phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp
Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới Tầm nhìn chính là bức
tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìn chính là định hướng để xâydựng văn hóa doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoànkhác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có
Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định nhũng yếu tố văn hóa nào cần
thay đổi Sự thay đổi hay xây dựng VHDN thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem vănhóa hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp.đánh giá VHDN là một việc thực sự khó khăn vì VHDN thường khó thấy và dễ nhầmlẫn về tiêu chí đánh giá Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khóđánh giá Thường thì con người hòa mình trong văn hóa và không thấy được sự tồn tạikhách quan của nó
Bước 5: Khi chúng ta đã xác định được một văn hóa lý tưởng cho doanh nghiệp
mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp mình.Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữanhững giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn Các khoảng cáchnay nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử
Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi VHDN Lãnh
đạo đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng VHDN Họ là người đề xướng vàhướng dẫn các nỗ lực thay đổi, chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá chonhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cũng nỗ lực để xây dựng Lãnh đạo cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên
Bước 7: Soạn thảo kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời
gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập
Trang 26trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụthể? Thời gian hoàn thành?
Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần,
tạo động lực cho sự thay đổi sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên nên
họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ Sự động viên, khuyếnkhích sẽ dễ dàng hơn khi họ được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tươnglai doanh nghiệp
Bước 9: Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng cácchiến lược để đối phó Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một côngviệc rất khó Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viênthấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình phát triển
Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa Các hành vi,
quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợpvới mô hình văn hóa đã xây dựng Trong giai đoạn các hành vĩ theo mẫu hình lý tưởngcần được khuyến khích, động viên Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợpvới mô hình xây dựng VHDN
Bước 11: Tiếp tục đánh giá VHDN và thiết lập các chuẩn mực mới về không
ngừng học tập và thay đổi Văn hóa không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựngđược một văn hóa phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trịtốt, truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Môi trường chính trị – luật pháp, các chính sách của chính phủ.
Những yếu tố chính trị và luật pháp là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chiphối tới văn hóa kinh doanh của mỗi nước Hoạt động sản xuất - kinh doanh của từng
cá nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sựtác động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sựquản lý của Nhà nước về kinh tế Do vậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế,thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp chế,
… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnhhưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh Sự ổn định chínhtrị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự
Trang 27bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thốngchính sách, v.v… sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định củadoanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
1.3.1.2 Nền văn hóa truyền thống của dân tộc
Ở các doanh nghiệp, hay tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bới sự phát triểnvăn hóa dân tộc Nó tác động trực tiếp tới nếp suy nghĩ, phong tục tập quán của mọithành viên trong doanh nghiệp Nó có sự kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóacủa dân tộc, thành tựu của toàn nhân loại Việc xây dựng và phát triển yếu tố văn hóadoanh nghiệp cũng không ngoại lệ
Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc vănhóa dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết gượng ép ynguyên văn hóa doanh nghiệp nước ngoài không gắn kết với văn hóa dân tộc thì họ sẽthất bại Trong thời buổi toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệpphải có những tính toán phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng được yếu tố văn hóadoanh nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
1.3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội yêu cầu cácdoanh nghiệp phải có những chính sách, chiến lược phát triển nhằm thích nghi với sựthay đổi của môi trường kinh doanh Trong quá trình thích nghi đó, doanh nghiệp cầnthay đổi bản thân sao cho phù hợp, và một trong những yếu tố cần thay đổi đó là vănhóa doanh nghiệp
1.3.1.4 Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập
Có thể nói toàn cầu hóa là xu hướng không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốcgia cũng như các doanh nghiệp Việc chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực.Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kếhoạch cho từng bước đi, giúp khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội
để doanh nghiệp có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những tháchthức, những tiêu cực nảy sinh Chủ động hội nhập cũng chính là con đường tốt nhất đểcác doanh nghiệp học hỏi những kinh nghiệp kinh doanh của các doanh nghiệp nổitiếng và có được những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp trong và ngoài nướckhác
Trang 28Một số giá trị học hỏi được của một doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa và
xu thế hội nhập mà chúng ta có thể kể ra ở đây như: những giá trị học hỏi được từnhững doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giaolưu với nền văn hóa khác, giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại, xuhướng hoặc trào lưu xã hội Chúng ta khó có thể thống kê hết các hình thức của cácgiá trị này Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách ứng xử vớinhững kinh nghiệm này để đạt được hiệu quả quản trị cao, tạo nên môi trường văn hóa
hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp
1.3.1.5 Các đối tác và khách hàng
Mỗi doanh nghiệp đều có tập khách hàng nhất định Trong quá trình giao tiếp vàtrao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng vàcần phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng Với các đối tác, doanh nghiệp cũng cóthể phải thay đổi một số nét văn hóa để tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa hai bên.Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể học hỏi những nét văn hóa của các đối tác
1.3.1.6 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp là các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc cung ứng nguồnhàng, nguyên vật liệu cho doang nghiệp phục vụ và đảm bảo cho quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quảkinh doanh thì phải chắc chắn trong công tác cung ứng Trong quá trình hợp tác, cácyếu tố văn hóa doanh nghiệp như đã kể trên có tác động rất lớn trực tiếp tới quyết địnhcủa các nhà cung ứng trong việc ra quyết định Một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh
sẽ tạo được niềm tin với họ để tạo lập, duy trì và tiếp tục hợp tác Do đó, mỗi doanhnghiệp cần xây dựng và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp, gây ấntượng với nhà cung ứng
1.3.1.7 Các đối thủ cạnh tranh
Khi hoạt động trên thương trường doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyếtliệt của các đối thủ Doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn về văn hóa doanh nghiệpcủa đối thủ cạnh tranh, đâu là mặt mạnh của họ thì chúng ta cần phải ghi nhận và cóthể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình thực thế.Mặt khác chúng ta cũng không ngừng củng cố, phát huy những mặt mạnh trong vănhóa của doanh nghiệp mình để làm nên sự khác biệt trong cạnh tranh
Trang 29Ngoài các, còn có một số các yếu tố bên ngoài khác như: vị trí địa lý của doanhnghiệp, xu hướng tiêu dùng của khách hàng,… Cũng là những yếu tố tác động khôngnhỏ tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.2.1 Lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa của doanh nghiệp
Đây là một yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới sự phát triển các giá trị văn hóadoanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thồng văn hóa tốtđẹp, bền vững thì việc phát triển các yếu tố văn hóa được coi như có một điểm tựavững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển Việc xây dựng và pháthuy các yếu tố văn hóa điển hình phải dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoa củanền văn hóa truyền thồng của doanh nghiệp
1.3.2.2 Nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo
Việc định hình và phát triển những chuẩn mực cho một doanh nghiệp, tráchnghiệm trước hết thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp Nhà lãnh đạo doanh nghiệp
là vị nhạc trưởng in đậm dấu ấn cá nhân và dấu ấn tập thể lãnh đạo và quản lý doanhnghiệp lên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Người lãnh đạo doanh nghiệp phảixác định rõ chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, xác lập quy tắcứng xử trong đối nội và đối ngoại Về đối nội, người lãnh đạo phải tập trung xây dựngđược quy trình hoạt động và tổ chức điểu hành, tổ chức kiểm tra các hoạt động củadoanh nghiệp Trong đối ngoại, người lãnh đạo phải tạo dựng được uy tín, thương hiệucho doanh nghiệp
1.3.2.3 Yếu tố về con người và đặc điểm lao động của doanh nghiệp
Yếu tố con người bao gồm thái độ, tinh thần làm việc và các hành vi của nhânviên có tác động không nhỏ tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Nếu ban lãnhđạo được coi là người vạch đường, định hướng cho quá trình phát triển thì nhân viênchính thức là các đối tượng thực thi, chấp hành quyết định quá trình xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp nhanh hay chậm, thành công hay thất bại Chính thái độihợp tác của nhân viên trong công việc, tinh thần làm việc hăng say sẽ giúp quá trìnhxây dựng được diễn ra nhanh chóng và quá trình phát triển được mạnh mẽ hơn
Về đặc điểm lao động đây là yếu tố quyết định tới khả năng triển khai thực thicác quyết định Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao thì khảnăng tiếp cận các chính sách mới là nhanh hơn Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động
Trang 30có trình độ học vấn cao thì việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệpcũng trở nên dễ dàng hơn Nếu doanh nghiệp có nam giới nhiều hơn thì thường có xuhướng mạnh mẽ, dứt khoát, năng động, còn giới tính nữ là nhiều hơn thì việc xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp thường có xu hướng khai thác lợi thể nhẹ nhàng,khéo léo của người phụ nữ
1.3.2.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm về môi trường kinhdoanh khác nhau, từ đó có những đòi hỏi khác nhau về nhiều mặt giá trị văn hóa, biểuhiện như sự khác nhau về lý tưởng, sứ mệnh kinh doanh cũng như triết lý kinh doanhcủa doanh nghiệp,…
Chính vì vậy, để VHDN trở thành lợi thế thì doanh nghiệp phải xây dựng chomình được những nét văn hóa riêng biệt nhưng phải phù hợp với VHKD trong từngngành nghề
1.3.2.5 Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp, thì đều cần đến tài chính và hoạtđộng phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng vậy Vì vậy, trong quá trình phát triển vănhóa doanh nghiệp, cần phải có kế hoạch tư nhất định Với khả năng tài chính mạnh,doanh nghiệp có thể thực hiện công tác phát triển mang tính chất quy mô, tổng thể,hợp lý và theo kế hoạch đã đề ra Ngược lại, nếu khả năng tài chính eo hẹp sẽ hạn chếcác kế hoạch đầu tư, gây ra những khó khăn và cản trở công tác phát triển văn hóadoanh nghiệp
Ngoài ra, vẫn còn một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanhnghiệp như: Xu hướng tiêu dùng của khách hàng; vị trí địa lý; cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp; chiến lược phát triển của doanh nghiệp; hệ thống đánh giá thành tích;chế độ đãi ngộ; hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin, cũng là những yếu tố tác độngkhông nhỏ tới quá trình phát triển văn hóa của doanh nghiệp
Trang 31CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG
NGHỆ TÂN LONG 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
• Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long
• Tên viết tắt: TANLONG.,JSC
• Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
• Địa chỉ: Số 171 – tổ 12A Phường Định Công – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
• Văn phòng giao dịch: Số 4/106 Nguyễn Ngọc Nại – Phường Khương Mai –
Hà Nội
• Website: www.tanlong.com.vn
Công ty CP Thương mại và công nghệ Tân Long được thành lập vào năm 2009theo chứng nhận của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp đăng ký kinhdoanh cho doanh nghiệp ngày 01/08/2009 với mã số doanh nghiệp là 0104091756
Từ năm 2009 bắt đầu đi vào hoạt động, Công ty CP Thương mại và công nghệTân Long đã quy tụ một tập thể những cán bộ, kỹ sư đầy nhiệt huyết và kinh nghiệmtrong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các giải pháp tổng thể về an ninh và công nghệthông tin Với đội ngủ cá bộ, kỹ sư năng động, dày dặn kinh nghiệm và trình độchuyen môn cao, công ty luôn mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm, giảipháp hiệu quả - tiên tiến cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chuđáo Đồng thời phương châm của công ty ‘‘Mang lại giá trị và niềm tin cho kháchhàng’’ đã trở nên quen thuộc với nhiều đối tác trên thị trường
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.2.1 Chức năng của công ty
+ Tổ chức cung cấp và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quanchức năng của Nhà nước; tuân thủ pháp luật
+ Kinh doanh, cung cấp và phân phối các sản phẩm máy vi tính, thiết bị an ninh,thiết bị ngoại vi, phần mền và thiết bị viễn thông Ngoài ra công ty còn thực hiện việc
tư vấn, lắp đặt, lập trình và bảo trì máy móc, thiết bị theo yêu cầu của khách hàng
Trang 322.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
+ Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của công ty với phương châm manglại giá trị và niềm tin cho khách hàng Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủcác khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động; thực hiện tốt chính sách cán
bộ, tiền lương; làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập
Có trách nhiệm chi trả đầy đủ cổ tức và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của cổ đông
+ Quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty với khách hàng
2.1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng tổ chức - nhân Sự)
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Thương mại và
công nghệ Tân Long
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Thương mại và công nghệ Tân long theo
mô hình trực tuyến - chức năng Với cơ cấu này, công ty được tổ chức thành các bộphận chức năng, phòng ban giúp cho Ban Giám đốc điều hành tốt hoạt động của công
ty Các bộ phận chịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp của Ban Giám đốc
2.1.3 Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh
Hiện tại công ty đang thực hiện kinh doanh trên các ngành nghề chủ yếu là:
• Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mền …
• Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông …
• Buôn bán và lắp đặt thiết bị nghe nhìn
• Buôn bán máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện
• Dịch vụ liên quan đến in ấn
• Tư vấn và đào tạo cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì …
2.1.3.2 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
a Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật - lắp đặt
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức - nhân sự Phòng tài
chính kế toán
Trang 33Bảng 2.1 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty CP Thương mại và công nghệ
định 2.956.417.864 32,06 4.401.507.813 30,99 5.632.715.439 30,02Tổng tài
sản
9.221.515.484 100 14.202.993.910 100 17.756.308.546 100
( Nguồn:Phòng tài chính kế toán )
Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn cố định và tỷ lệ vốn lưuđộng/ vốn cố định của công ty từ năm 2013 đến năm 2015 có xu hướng tăng Điều nàycho thấy tốc độ vòng quay vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt, công ty kinhdoanh tương đối hiệu quả trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay Đây cũng là một lợithế rất lớn cho công ty trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai
b Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP Thương mại và công nghệ Tân Long
( Nguồn:Phòng tài chính kế toán )
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty ta thấy vốn chủ sở hữu là chiếmphần lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh ( 68,35% năm 2015 ) cho thấy mức độ tự chủ vềtài chính của công ty trong năm là khá tốt và làm tăng mức độ an toàn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh trong giai đoạn kinh tế lạm phát và suy thoái hiện nay, khi không
dễ để có thể vay vốn từ ngân hàng hay các quỹ tín dụng khác cùng với mức lãi suất trầnngất ngưỡng và luôn biến động khó lường Tuy nhiên để công ty nâng cao hiệu quả hoạt