1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của công ty cổ phần xây dựng và thương mại phú cường

61 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 204,59 KB

Nội dung

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xâydựng dân dụng trên thị trường, kết hợp với những kiến thức đã tích lũy được trên nhàtrường, qua thời gian

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ngày nay, đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng cải thiện,con người có xu hướng đòi hỏi cao hơn về môi trường sống Mặt khác, cùng với sự pháttriển của đất nước, các công trình xây dựng dân dụng như nhà ở, công trình công cộng,

… mọc lên, ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt củangười dân Vì vậy, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng đóng vaitrò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đồng thời,chất lượng công trình là chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệptrong lĩnh vực xây dựng trên thị trường

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xâydựng dân dụng trên thị trường, kết hợp với những kiến thức đã tích lũy được trên nhàtrường, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường,

em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường” để hoàn

thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Bài khóa luận được trình bày với những nội dung như sau:

 Khái quát những lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng trong ngànhxây dựng dân dụng

 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụngtại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường Đồng thời, đánh giá hiệu quả,hạn chế của công ty trong công tác quản lý chất lượng công trình và tìm ra nguyên nhângây ra hạn chế đó

 Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lýchất lượng công trình xây dựng dân dụng tại công ty

Hà Nội , ngày 15 tháng 03 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Huyền

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Thương Mại

và tất cả các thầy cô khoa Marketing đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức quý báu

và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường Tại đây, em đã tích lũy được vốn kiếnthức lý thuyết đầy đủ, là hành trang để tích góp những kiến thức thực tế hiệu quả nhất

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Th.s Trần Phương Mai đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên Công ty cổ phần xây dựng và thươngmại Phú Cường, đặc biệt là các cô chú, anh chị công tác tại phòng kinh doanh tại công

ty đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thiện khóa luận tốtnghiệp của mình Sau gần 4 tháng thực tập tại quý công ty, em đã có cơ hội vận dụngnhững kiến thức lý thuyết đã học, đồng thời đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế,đặc biệt là trong ngành xây dựng

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.s Trần Phương Mai , cùng với sự giúp

đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng hành chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng vàthương mại Phú Cường và sự nỗ lực của bản thân , em đã hoàn thiện khóa luận tốtnghiệp này Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏinhững sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung cho bài khóa luận hoàn thiệnhơn nữa cũng như bổ sung thêm kiến thức cho bản thân

Sinh viện thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Huyền

ii

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG BIỂU – DANH MỤC SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VI PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài 2

4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG 5

1.1-Khái quát về quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng 5

1.1.1 Khái quát về chất lượng 5

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng 6

1.1.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng 7

1.2- Quy trình quản trị chất lượng trong quản lý chất lượng công trình xây dựng 9

1.2.1 Hoạch định chất lượng 9

1.2.2 Kiểm soát chất lượng 10

1.2.3 Đảm bảo chất lượng 11

1.3.4 Cải tiến chất lượng 13

iii

Trang 4

1.3- Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng dân dụng 14

1.3.1 Nhu cầu thị trường 14

1.3.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật 14

1.3.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý 15

1.3.4 Các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán , thói quen tiêu dùng 15

1.3.4 Nhóm yếu tố 4M 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG 17

2.1-Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường 17

2.1.1 Giới thiệu về công ty 17

2.1.2 Các yếu tố nội bộ của công ty 19

2.1.3 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh 2015-2017 21

2.2-Tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại công ty 22

2.2.1- Các yếu tố môi trường vĩ mô 22

2.2.2- Các yếu tố môi trường vi mô 24

2.2.3- Các yếu tố môi trường bên trong 25

2.3-Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại công ty 26

2.3.1 Hoạch định chất lượng 26

2.3.2 Kiểm soát chất lượng 27

2.3.3 Đảm bảo chất lượng 33

2.3.4 Cải tiến chất lượng 34

2.4-Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng CTXD dân dụng tại công ty 34

2.4.1 Thành tựu công ty đạt được 34

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý chất lượng tại công ty 35

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại 35

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI CÔNG TY 36

3.1-Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp năm 2020 36

3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty 36

3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty 37

iv

Trang 5

3.2-Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng dân

dụng cho công ty 38

3.2.1 Cần chú trọng việc hoạch định chất lượng rõ ràng, cụ thể 38

3.2.2 Tăng cường kiểm soát chất lượng CTXD dân dụng thường xuyên , liên tục 38

3.2.3 Tăng cường đảm bảo chất lượng CTXD dân dụng 40

3.3.4- Hoàn thiện công tác cải tiến chất lượng CTXD dân dụng tại công ty 41

3.3-Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 41 KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

v

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU – DANH MỤC SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ

Trang

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty 20

Sơ đồ 2.2 : Quy trình tham gia đấu thầu 28

Sơ đồ 2.3 : Quy trình tổ chức thực hiện thi công công trình 28

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017-2018 21

Bảng 2.2 : Cơ cấu số lượng và chất lượng cán bộ chuyên môn 32

vi

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, với xu thế hội nhập và pháttriển, Việt Nam đang thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài rất lớn Tất cả các dự ánđầu tư đều có sự tham gia của ngành xây dựng Các dự án đầu tư thuộc nhiều lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế như : Dự án giao thông, điện , nước, nông nghiệp,

y tế, giáo dục… Đặc biệt là các công trình xây dựng dân dụng như nhà ở, công ty, công trình công cộng ,… là nơi mọi người sinh hoạt, làm việc hàng ngày, ngàycàng đòi hỏi tính thẩm mĩ cao , tính tiện dụng , hiện đại Điều đó càng khẳngđịnh vị trí, vai trò quan trọng của các doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tếquốc dân , nó là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoácủa mỗi quốc gia

Yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, mỗi công trình lại có đặc điểm,yêu cầu riêng biệt mang tính đặc thù riêng trong từng công trình, thị trường cạnhtranh gay gắt Làm thế nào để mỗi doanh nghiệp đảm bao chất lượng toàn diệncho từng công trình cá biệt như vậy? Có thể nói, hệ thống quản lý chất lượng làyếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo phương hướng, mục tiêu và chiến lược đề ra,kèm theo sự linh hoạt trong kinh doanh để đáp ứng yêu cầu cụ thể trong từngcông trình

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường đang hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực xây dựng dân dụng nên chất lượng công trình là kim chỉ nam màcông ty hướng tới nhằm xây dựng uy tín cho doanh nghiệp Trong thời gian thựctập tại công ty, em nhận thấy công ty đã có những hoạt động kiểm tra chất lượngtương đối khả quan Tuy nhiên , không phải lúc nào tất các hoạt động kiểm trachất lượng đều diễn ra chặt chẽ, đều đặn Bên cạnh đó, do ảnh hưởng các yếu tốbên trong và bên ngoài , một số công trình vẫn còn xảy ra hiện tượng không hoànthành đúng tiến độ theo kế hoạch để ra , chất lượng công trình còn xảy ra một sốrủi ro như rạn nứt, bong chóc,… sau một thời gian sử dụng Em tin rằng vớinhững lợi thế công ty đang có, tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng côngtrình cụ thể, đảm bảo chặt chẽ, có hệ thống sẽ giúp công ty phát triển mạnh mẽhơn , mọi hoạt động được vận hành ổn định, chơn chu hơn Từ đó , công ty có

Trang 9

thể mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp Do vậy, sau một thời gian thực

tập tại quý công ty , em quyết định chọn đề tài : “Tăng cường Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường” để nghiên cứu cũng như hoàn thiện bài khóa luận của

mình

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong phạm vi tìm hiểu , đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lýcông trình xây dựng như:

-Khóa luận tốt nghiệp “ Giải pháp quản trị nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty TNHH Nhật Quang ( Lấy ví dụ CTXD nhà ở )” của tác giả Nguyễn Thị

-Luận văn “ Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại công ty Vinaconex 2”

Luận văn đã hệ thống hóa về cơ sở lý luận quản lý chất lượng CTXD, Đánhgiá thực trạng về quản lý chất lượng tại công ty, đưa ra một số giải pháp , tăngcường hoạt động quản lý chất lượng tại công ty Vinaconex 2

-Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại công ty

và tìmh hiểu , em quyết định lựa chọn đề tài “ Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 10

3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài

-Các nhân tố tác động đến chất lượng CTXD dân dụng của công ty Cổ phần Xâydựng và Thương mại Phú Cường trong thi công

-Những kết quả , hạn chế và nguyên nhân gây ra những tiêu cực trong chất lượngcông trình công ty đã thi công?

-Giải pháp tăng cường hoạt động quản lý chất lượng công trình của công ty để ngàycàng hoàn thiện hơn nữa chất lượng xây dựng công trình của công ty?

4 Các mục tiêu nghiên cứu

-Về mặt lý luận:

+ Hệ thống các lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng

+Làm rõ một số lý thuyết về CTXD dân dụng, chất lượng xây dựng và các nhân tốảnh hưởng

-Về thực tiễn:

+Phân tích tình hình thực trạng chất lượng công trình xây dựng dân dụng công ty

đã thi công Qua đó, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng CTXD dân dụng tại công ty,phát hiện những hạn chế công ty còn tồn đọng, nguyên nhân của nó

+ Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất lượng CTXD dân dụng tại côngty

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chếnên em chỉ tập chung nghiên cứu về CTXD dân dụng, đánh giá thực trạng thi công và đềxuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng dân dụng

- Phạm vi nghiên cứu:

+Về thời gian: Luận văn sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 2015-2017

+Về không gian: Do điều kiện có hạn, tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu tại địa bàn

Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 11

+ Dữ liệu thứ cấp: Được lấy từ báo cáo của Công ty cổ phần xây dựng và thươngmại Phú Cường và các website liên quan.

+Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp cán bộ , nhân viêncông ty và kĩ sư , công nhân tại công trường

-Phương pháp phân tích dữ liệu

+ Phương pháp thống kê: Dựa trên những gì đã điều tra , khải sát được,chủ thể tiếnhành hệ thống, tổng hợp lại theo các nhóm dựa trên các tiêu chí khác nhau được tiếnhành trong một không gian và thời gian nhất định Bao gồm số liệu thống kê, bảng phântích các số liệu đó

+ Phương pháp so sánh: Tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa các đối tượng cầnnghiên cứu bằng phương pháp tư duy, xem xét , phân tích , hệ thống Từ đó đưa ranhững đánh giá cụ thể phục vụ cho đề tài nghiên cứu

7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng

Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng của công ty Phú Cường

Chương 3:Một số đề xuất tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại công ty Phú Cường

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN

DỤNG

1.1-Khái quát về quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng

1.1.1 Khái quát về chất lượng

a Khái niệm về chất lượng

“Chất lượng” được tiếp cận dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Nếuchất lượng dựa trên sản phẩm , thì sản xuất ra những nhiều tính năng , cấu trúcphức tạp , … nhưng thường không quan tâm đến sở thích , thị hiếu người tiêudùng Nếu chất lượng dựa trên sản xuất thì sử dụng công nghệ cao nhất chỉ tậptrung các yếu tố bên trong mà chưa quan tâm khách hàng có chấp nhận haykhông Chất lượng là công cụ giúp tổ chức thu hút khách hàng , đảm bảo sự pháttriển của tổ chức.Vì vậy , quan điểm chất lượng hướng tới khách hàng là quanđiểm phù hợp nhất với cơ chế và xu hướng thị trường Sản phẩm càng thỏa mãnnhu cầu của người tiêu dùng thì được đánh giá sản phẩm có chất lượng càng cao

Theo Tiến sĩ Juran – Chuyên gia chất lượng người Mỹ cho rằng :“ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của người tiêu dùng”.

“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất ” – Giáo

sự Ishikawa – Chuyên gia chất lượng Nhật Bản

Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000:2005 ( TCVN ISO

9000:2007 ) thì “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu ”

Tóm lại , Chất lượng là mức độ sản phẩm , dịch vụ , quá trình , hệ thống haycác đối tượng khác đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, người tiêu dùng và cácbên quan tâm

Trang 13

b Đặc điểm của chất lượng

Các tổ chức phải nhận thức rõ vai trò của chất lượng, chiến lược chất lượngtập chung vào khách hàng cần được ưu tiên vì sự sống còn của tổ chức Sở dĩ vìchất lượng có những đặc điểm sau:

-Chất lượng được đánh giá thông qua mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng Vì vậy,phải đứng trên quan điểm tiêu dùng, lấy ý kiến của người tiêu dùng để giải quyết cácvấn đề chất lượng

-Chất lượng có tính tương đối Chất lượng dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng , mànhu cầu có xu hướng tăng lên theo không gian , thời gian và sự phát triển kinh tế -xãhội

-Chất lượng cần đặt ra cho mọi trình độ sản xuất không phân biệt cao hay thấp Mức

độ chất lượng được cụ thể bởi các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng

a Khái niệm về quản trị chất lượng

Chất lượng là mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng , nên quản trị chấtlượng cần phải có sự xem xét thấu đáo nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng.Theo ISO 9000:2005 , “Quản trị chất lượng là việc định hướng và kiểm soátmột tổ chức về chất lượng”

Việc quản trị chất lượng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng màcòn quản trị sản xuất trong điều kiện tiết kiệm , nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sảnxuất , giảm giá thành sản phẩm đem lại giá trị cao cho khách hàng

Quản trị chất lượng được thực hiện thông qua các biện pháp : lập kế hoạchchất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng và luôngắn với chiến lược phát triển chung của tổ chức

b Chức năng của quản trị chất lượng

- Chức năng hoạch định: Hoạch định là chức năng quan trọng hàng đầu nhằmxác định mục tiêu , nhiệm vụ, phương tiện , nguồn lực và các biện pháp để thựchiện mục tiêu chất lượng được đề ra

Trang 14

- Chức năng tổ chức: Tổ chức nhằm thiết lập hệ thống các bộ phận và cá nhânphối hợp làm viẹc để hoàn thành mục tiêu chất lượng của tổ chức tối ưu nhất.

- Chức năng kiểm soát: Kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời sót , tìm ra giảipháp tối ưu để giảm thiểu thiệt hại và tránh lặp lại sai lầm

-Chức năng điều chỉnh , cải tiến: Điều chỉnh nhằm phối hợp đồng bộ khắcphục những tồn tại , giảm khoảng cách chất lượng thực tế và chất lượng mongmuốn của khách hàng

c Đặc điểm của quản trị chất lượng hiện đại

- Quản trị chất lượng định hướng vào khách hàng Lấy nhu cầu hách hànglàm mục đích kinh doanh chứ không phải vì người sản xuất

- Chất lượng là yếu tố quyết định cạnh tranh của tổ chức Các tổ chức cần tậptrung đầu tư chất lượng nhằm mang lại lợi nhuận lâu dài chứ không vì lợi nhuậntrước mắt

- Con người phải được đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống quản trị chất lượng.Chỉ có con người mới có khả năng tạo ra chất lượng, duy trì cũng như phát triểnchất lượng

- Cần đảm bảo thông tin và sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị chấtlượng

- Quản lý chất lượng theo chức năng chéo Tức là phải tiến hành trong suốtchu kì sống của sản phẩm , là chức năng chung của toàn bộ tổ chức , trong mọiphòng ban phối hợp, hỗ trợ , chia sẻ với nhau

Trang 15

1.1.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng

a- Khái niệm công trình xây dựng dân dụng

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của conngười, máy móc , thiết bị, sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào côngtrình, được liên kết định vị với đất ( có thể bao gồm phần dưới và trên mặt đất,phần dưới và trên mặt nước ) được xây dựng theo bản thiết kế công trình Côngtrình xây dựng được chia thành: công trình xây dựng dân dụng ; công trình côngnghiệp; giao thông ; thủy lợi ; năng lượng và các công trình

Công trình xây dựng dân dụng là công trình xây dựng bao gồm: Nhà ở (nhà chung cư và nhà riêng) và công trình công cộng ( văn hóa, giáo dục, y tế, …)

b- Chất lượng công trình xây dựng dân dụng

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹthuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩnxây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợpđồng kinh tế

 Quan niệm hiện đại về chất lượng CTXD dân dụng

- Đối với người thụ hưởng công trình( người tiêu dùng) , chất lượng CTXD dândụng được đánh giá qua các chỉ tiêu như : công năng sản phẩm, tính tiện nghi , tiệndụng; tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững theo thời gian; tính thẩm mỹcao; an toàn trong giai đoạn thi công và quá trình sử dụng; tiết kiệm tối đa chi phí; vàđảm bảo về thời gian thi công

- Đối với nhà thầu ( doanh nghiệp) , chất lượng CTXD dân dụng xoay quanh cácgiai đoạn thi công liên quan đến : nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, máy móc vàtrang thiết bị, tiến độ thi công, an toàn lao động và bảo vệ môi trường

 Vai trò của quản lý chất lượng CTXD dân dụng

Công tác quản lý chất lượng CTXD dân dụng có vai trò quan trọng đối với cả nhàthầu và chủ đầu tư

- Đối với chủ đầu tư ( người thụ hưởng công trình ) , chất lượng CTXD dân dụngnhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống về vật

Trang 16

chất lẫn tinh thần, tiết kiệm tối đa chi phí Nâng cao sự tin tưởng , mối quan hệ hợp táclâu dài đối với nhà thầu.

- Đối với nhà thầu, công tác quản lý chất lượng CTXD dân dụng giúp tiết kiệmnguyên vật liệu , máy móc thiết bị , nhân công lao động và năng suất lao động Quản lýchất lượng CTXD còn gia tăng uy tín cho doanh nghiệp, quyết định sức cạnh tranh của

tổ chức đối với đối thủ cạnh tranh

c Trình tự quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng

Chất lượng thi công CTXD dân dụng phải được kiểm soát chặt chẽ, tiến hànhkiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo nguyên vật liệu xây dựng vàsản phẩm xây dựng, cấu kiện và thiết bị máy móc sẽ sử dụngm tới khi tiến hànhthi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu và hoàn thiện công trình đưa vào sửdụng Trình tự thực hiện được quy định như sau:

(1) Quản lý chất lượng đối với nguyên vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, máy móc,thiết bị sử dụng cho CTXD dân dụng

(2) Quản lý chất lượng của nhà thầu trong giai đoạn thi công xây dựng côngtrình

(3) Giám sát quá trình thi công công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệmthu công việc xây dựng trong giai đoạn thi công công trình

(4) Giám sát thi công xây dựng công trình của tác giả thiết kế công trình.(5) Thí nghiệm thử tải và kiểm định, đối chứng chất lượng thực tế với chấtlượng tiêu chuẩn trong quá trình thi công

(6) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng

(7) Nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng

(8) Kiểm tra công tác nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(9) Lập hồ sơ hoàn thành công trình , lưu trữ hồ sơ và bàn giao công trình

Trang 17

1.2- Quy trình quản trị chất lượng trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản trị chất lượng trong tổ chức nói chung, quản lý chất lượng CTXD dândụng nói riêng thực hiện thông qua các bốn hoạt động sau: hoạch định chấtlượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng

1.2.1 Hoạch định chất lượng

a Tổng quan về hoạch định chất lượng

 Hoạch định chất lượng tập trung vào việc thiết lập mục tiêu chất lượng, hìnhthành chiến lược cụ thể và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu chất lượng Là hoạtđộng nền tảng cho công tác quản trị chất lượng trong tổ chức

 Vai trò hoạch định chất lượng:

- Xác định mục tiêu chất lượng phù hợp với nhà thầu, xác định rõ trách nhiệm quản

lý, người thực hiện trong từng bộ phận, đảm bảo mọi nguồn lực, cơ sở hạ tầng,… đểthực hiện mục tiêu chất lượng

- Phòng tránh sai sót trong quá trình thực thi đồng thời chuẩn bị biện phác khắcphục, phòng ngừa sai sót tái diễn nhằm đạt đúng tiến độ, giảm lãng phí , đạt hiệu quảhoạt động tối ưu

- Nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm , cải tiến quá trình nhằm đáp ứng nhucầu thị trường xây dựng và sự phát triển lâu dài của nhà đầu tư và nhà thầu

Trong công tác quản lý CTXD dân dụng, hoạch định là bước quan trọng nhằmxác định mục tiêu chất lượng, nhiệm vụ mỗi bộ phận đều hướng tới chất lượngCTXD, chuẩn bị phương tiện , máy móc , thiết bị , nguồn nhân lực, trách nhiệmtừng bộ phận , tổ thi công và các biện pháp để thực hiện các mục tiêu chất lượng

đã đề ra

 Nội dung của hoạch định chất lượng

Hoạch định chất lượng gồm 2 nội dung chính:

-Xác định mục tiêu: lựa chọn mục tiêu phù hợp với điều kiện của nhà thầu ;xác định thời gian cụ thể cho từng giai đoạn; xác định mục tiêu một cách cụ thể

Trang 18

rõ ràng, chi tiết nhất , đo lường được; thông báo mục tiêu đến các bộ phần thựchiện và có liên quan.

-Phương pháp đạt được mục tiêu: ngăn ngừa , loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩnnảy sinh có thể ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu đề ra

b Các bước hoạch định chất lượng: Gồm 6 bước

- Bước 1: Xác định mục tiêu chất lượng: định hướng rõ ràng mục tiêu chất lượng mà

công ty đang hướng tới, đưa ra phương án về nguồn nhân lực, trang thiết bị , cơ sở hạtầng

- Bước 2: Phân định tập khách hàng mục tiêu: xác định rõ khách hàng của tổ chức là

ai gồm khách hàng nội bộ và bên ngoài tổ chức

- Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu , điều tra tâm lý khách hàng

nhằm xác định xu cầu của khách hàng bao gồm nhu cầu hiện hữu và nhu cầu ở dạngtiềm ẩn

- Bước 4: Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ: thiết kế sản phẩm đáp ứng tốt nhất các

nhu cầu của khách hàng , đảm bảo chất lượng

- Bước 5: Thiết lập quy trình: Xác định quy trình , phương tiện sản xuất đáp ứng

mục tiêu chất lượng

- Bước 6: Hoạch định các công việc nhằm tăng cường kiểm soát và chuyển giao:

phát triển phương thức kiểm soát , theo dõi quy trình chuẩn bị chuyển giao kế hoạch sảnphẩm tổng thể

1.2.2 Kiểm soát chất lượng

a Tổng quan về kiểm soát chất lượng:

 Kiểm soát chất lượng tập trung thực hiện các yêu cầu chất lượng, là việc kiểmsoát các quá trình tạo ra sản phẩm thông các các yếu tố như con người , máy móc,nguyên liệu, phương pháp , yếu tố thông tin và môi trường làm việc

 Tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát chất lượng

- Đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty

- Giúp tăng cường mức độ cải tiến chất lượng CTXD dân dụng

- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư đối với nhà thầu

Trang 19

 Nội dung và kỹ thuật kiểm soát chất lượng

Trong hệ thống quản trị chất lượng tổ chức , có 5 yếu tố cần kiểm soát baogồm : Yếu tố con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu đầu vào, Yếu tố môitrường làm việc, Yếu tố thông tin

Kỹ thuật được sử dụng để phân tích và kiểm soát chất lượng trong các hoạtđộng của tổ chức được chia thành 4 nhóm: Phân tích chất lượng quá trình , Kiểmsoát các khâu bên trong quá trình , Kiểm soát kết quả triển khai việc hoạch địnhcác chương trình chất lượng, Đánh giá hiệu quả của hoạt động chất lượng

b Quy trình kiểm soát chất lượng: Gồm 6 bước

- Bước 1: Lựa chọn đối tượng : thiết lập từ quá trình nghiên cứu nhu cầu của khách

hàng từ quy trình hoạch định, từ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nhưnguyên vật liệu, máy móc thiết bị , con người , phương pháp,…

- Bước 2: Thiết lập phương pháp đo lường : miêu tả công cụ đo lường, phương

pháp đo , tần số đo, các thức lưu trũ dư liệu và người chịu trách nhiệm đo lường

- Bước 3: Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát: tùy đối tượng kiểm soát để thiết lập mục

tiêu chất lượng riêng, tiêu chuẩn hóa các yếu tố nguyên công để thiết lập tiêu chuẩnkiểm soát

- Bước 4: Đo lường hiệu năng, kết quả hiện tại: Tiến hành đo lường đối tượng kiếm

soát bằng phương pháp đã thiết lập ở bước 2 , từ đó đưa ra kết quả ban đầu

- Bước 5: So sánh với tiêu chuẩn: Từ kết quả bước 4, so sánh với tiêu chuẩn kiểm

soát đã thiết lập ở bước 3 Nếu chưa đạt, tìm ra sự khác biệt, quyết định sửa chữa vàtiến hành sửa chữa

- Bước 6: Tiến hành các hoạt động điều chỉnh: xác định khoảng các giữa tiêu chuẩn

và chất lượng thực tế, thực hiện điều chỉnh nhằm giảm khoảng cách chất lượng giữa đối

tượng và tiêu chuẩn đã thiết lập

1.2.3 Đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng tập trung cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ đượcthực hiện

Trang 20

a.Các yêu cầu của đảm bảo chất lượng:

- Đảm bảo chất lượng là đảm bảo nhu cầu của chủ đầu tư, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

và đặc tính công dụng của công trình theo thiết kế

- Đảm bảo chất lượng trong suốt chu kỳ sống

- Đảm bảo chất lượng thiết kế công trình

- Đảm bảo chất lượng thi công công trình

- Đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng

- Thu hút các thành viên trong tổ chức tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng

b Các phương pháp đảm bảo chất lượng

 Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra:

Kiểm tra công trình sau thi công bởi bộ phận riêng Hiện nay , phương pháp nàykhông còn sử dụng độc lập mà thường kết hợp cùng các phương pháp khác bởi cónhững hạn chế sau:

- Tốn nhiều thời gian và các khuyết tật vẫn có khả năng lặp lại cao

- Khó loại bỏ được hoàn toàn các khuyết tật

- Thường chấp nhận 1 tỉ lệ sản phẩm xấu , gây lãng phí

- Chỉ sửa chữa hoặc loại bỏ chứ không cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm

 Đảm bảo chất lượng dựa trên kiểm soát toàn diện quá trình sản xuất:

Theo dõi, giám sát , quan tâm mọi yếu tố liên quan trong quá trình sản xuất để tránhnhững lỗi xảy ra và có biện pháp khắc phục kịp thời Tuy nhiên, phương pháp này vẫntồn tại những hạn chế như không thể giải quyết được các vấn đề trong quá trình thiết kế,lưu thông , vận chuyển ,…nên vẫn còn tồn tại những khuyết tật từ quá trình bên ngoàikhông thể đảm bảo

 Đảm bảo chất lượng trong suốt chu kì sống :

Phương pháp này mọi bộ phận đều tham gia và chịu trách nhiệm chung về chấtlượng Đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường đến dịch vụ saubán

Một số giải pháp đảm bảo chất lượng phổ biến hiện nay:

Trang 21

- Thu thập ý kiến củakhách hàng sau một thời gian sử dụng sản phẩm , từ đó giảiquyết nhanh chóng những khiếu nại của chủ đầu tư hay người thụ hưởng trong thời gian

sử dụng công trình

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng bảo quản sản phẩm , cách lắp đặt thiết bịđược trang bị cho công trình tới người tiêu dùng

- Ấn định thời gian bảo dưỡng , chế độ bảo hành công trình

Phương pháp này đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháptrên , đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay

c- Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng dân dụng

Công tác đảm bảo chất lượng đối với CTXD dân dụng là bảo trì CTXD dân dụng công

ty đã thi công Bao gồm các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình người thụ hưởng khaithác và sử dụng Nội dung mới của giai đoạn bảo hành là quy định về bảo hành theohạng mục công trình Nếu trong một dự án có nhiều công trình và mỗi công trình đượchoàn thành có thể được vận hành độc lập thì thời gian tính bảo hành được kể từ khinghiệm thu bàn giao Đây là sự đổi mới hợp lý và bảo vệ lợi ích của các nhà thầu xâylắp Nội dung bảo trì CTXD dân dụng bao gồm một hoặc toàn bộ các công việc: Kiểmtra , kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồmhoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình

1.3.4 Cải tiến chất lượng

Cải tiến chất lượng là việc tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện cácyêu cầu chất lượng

a Sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động cải tiến chất lượng

- Giúp nhà thầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản công trình và phát triển sảnphẩm mới

- Giúp nhà thầu tiết kiệm thời gian , chi phí , giảm thiểu khuyết tật

- Giúp nhà thầu nâng cao hiệu quả quá trình tác nghiệp

- Giúp nhà thầu nâng cao uy tín và khả năng cạnh trạnh, đáp ứng nhu cầu của chủđầu tư

Trang 22

b Nguyên tắc cải tiến chất lượng

- Luôn hướng tới sự thỏa mãn của chủ đầu tư và đem lại hiệu quả cho công ty

- Cần sự tham gia của mọi thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức , tận dụng mọikiến thức, kĩ năng , kinh nghiệm của từng cá nhân

- Kết hợp cải tiến liên tục và đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

- Áp dụng vòng tròn quản lý Deming (PDCA) để cải tiến liên tục hiệu quả

c Chu trình cải tiến chất lượng

- Bước 1: Xác định các vấn đề: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như

khách hàng tiếp theo , yêu cầu của khách hàng, quá trình tạo nên đầu ra và người quản

lý quá trình đó

- Bước 2: Nhận dạng và mô tả quá trình: Xác định quá trình gồm mấy bước, những

bước nào , hoạt động cần tiến hành trong từng bước và bộ phận thực hiện

- Bước 3: Đo lường khả năng hoạt động của quá trình : Đo lường đầu ra , đầu vào

và khả năng vận hành của quá trình

- Bước 4: Xác định nguyên nhân: Từ kết quả đo lường ở bước 3 , tiến hành so sánh

với tiêu chuẩn , yêu cầu Từ đó tìm ra nguyên nhân khuyết tật và cách khắc phục

- Bước 5: Phát triển các ý tưởng mới: Từ nguyên nhân đã xác định , tìm ra biện

pháp, chọn lọc ý tưởng để xử lý, nhằm cải tiến quá trình , cải tiến sản phẩm

- Bước 6: Áp dụng các biện pháp cải tiến: nhằm cải tiến diễn ra liên tục , bền bỉ , tạo

điều kiện cho tổ chức phát triển bền vững dưới sự tham gia của mọi thành viên

d Các mô hình cải tiến chất lượng

Để cải tiến chất lượng, cần sử dụng các mô hình cải tiến một cách hiệu quả.Trong đó, mô hình cải tiến liên tục Kaizen được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.Mục tiêu của Kaizen là không ngừng đưa ra ý tưởng để cải tiến liên tục một cáchhiệu quả

Trang 23

1.3- Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng dân dụng

1.3.1 Nhu cầu thị trường

Với sự biến động của thị trường xây dựng, nhu cầu thị trường ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng CTXD dân dụng thông qua nhu cầu thị trường , trình độ pháttriển của nền kinh tế và chính sách kinh tế

Chất lượng được đo bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nhucầu thị trường mang tính quyết định chất lượng công trình Trình độ chất lượngphải phù hợp với khả năng cho phép và sự phát triển chung của nền kinh tế Bêncạnh đó, các chính sách kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới cung cầu trên thị trường,

từ đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng công trình

1.3.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Khoa học kĩ thuật có vai trò quan trong trong suốt quá trình thi công từ khâuthiết kế đến quá trình sử dụng Khoa học kĩ thuật là một yếu tố không thể thiếutrong sản xuất, đồng thời là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Nóảnh hưởng và chi phối rất lớn đến chất lượng công trình

Sự phát triển khoa học – kỹ thuật nhằm sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thaythế, cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến và đổi mới sản phẩm, nắm bắtnhanh nhu vầu của khách hàng, quá trình sản xuất hợp lý, giảm chi phí,tăng năngsuất, đạt hiệu quả cao

Muốn nâng cao chất lượng công trình , nhà thầu phải đầu tư cho khoa học ,công nghệ , máy móc trang thiết bị hiện đại sử dụng trong quá trình thi công

1.3.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý

Nhà nước đề ra những chính sách , văn bản pháp luật về quản lý kinh tế cũngnhư quản lý chất lượng trong ngành xây dựng Các tổ chức phải tuân theo nhữngtiêu chuẩn từng ngành, từng chủng loại nhà nước đề ra theo pháp luật Đồngthời , lấy đó làm tiêu chuẩn kiểm tra, theo dõi, đánh giá , giám sát chặt quá trìnhthi công xây dựng

Quản lý nhà nướcvề chất lượng càng chặt chẽ thì chất lượng được kiểm tra ,người tiêu dùng càng được hưởng lợi và ngược lại

Trang 24

1.3.4 Các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán , thói quen tiêu dùng

Những khác biệt về văn hóa như thói quen , phong tục tập quán , quan điểmsống, mức sống dân cư, điều kiện địa lý, khí hậu ,… dẫn đến nhu cầu về chấtlượng khác nhau Do đó, yếu tố văn hóa, phong tục tập quán , thói quen ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng công trình Vì vậy, trước khi xâm nhập vào thịtrường mới , tổ chức cần tìm về văn hóa, tập quán m thoi quen để phù hợp vớidặc trung nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

1.3.4 Nhóm yếu tố 4M

a Yếu tố con người (Men)

Quản trị chất lượng thành công cần có sự tham gia của mọi cá nhân , mọi bộphận trong tổ chức Nhận thức về chất lượng , trình độ chuyên môn , kĩ năng,kinh nghiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức đều ảnh hưởng tới chất lượng côngtrình Ý thức trách nhiệm và hiểu biết của người sản xuất cũng như người tiêudùng cũng ảnh hưởng tới chất lượng công trình trong quá trình thi công và trongthời gian sử dụng

- Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng thông qua việc đề xuất ,kiểm duyệt các phương án về chất lượng như xây dựn mục tiêu và quá trình thi công ,đảm bảo chất lượng sau mua Vì vậy , tầm nhìn chiến lược , sự quan tâm của lãnh đạoảnh hưởng tới chất lượng công trình

- Những nhà quản lý cấp trung gian có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu chất lượng

mà lãnh đạo đã phê duyệt, đồng thời giám sát quá trình thực hiện Vì vậy , chất lượngcông trình còn phụ thuộc vào năng lực , kỹ năng tổ chức quản lý, giám sát thực hiện củanhà quản lý

- Các công nhân lao động là người trực tiếp tham gia thi công theo kế hoạch , chỉtiêu chất lượng lãnh đạo đã ban hành Vì vậy , kĩ năng nghề nghiệm , kinh nghiệm làmviệc của họ cũng ảnh hưởng tới chất lượng công trình

b Yếu tố phương pháp (Methods)

Nếu không xác định được phương pháp đúng đắn, phù hợp với đặc trungriêng của tổ chức thì không thể có sản phẩm đạt chuẩn chất lượng theo mục tiêu

Trang 25

đề ra Phương pháp còn là yếu tố cạnh tranh của tổ chức, đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, độ an toàn ,tin cậy trong quá trình sảnxuất Trong quản trị chất lượng công trình , lấy việc nâng cao cải tiến chất lượng,đáp ứng nhu cầu khách hàng làm mục tiêu chất lượng

c Máy móc thiết bị (Machines)

Trình độ công nghệ, hoạt động của máy móc thiết bị và quy trình công nghệảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình Càng cải tiến thiết bị công nghệ càngtạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định,ngày càng thỏa mãn nhu cầu kháchhàng, tổ chức ngày càng phát triển hơn

d Nguyên vật liệu (Materials)

Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên công trình , ảnh hưởng trực tiếp đếnđầu ra và trong suốt chu kì sống của công trình Cần lựa chọn nguyên vật liệu phùhợp , nhà cung ứng tin cậy , cập nhật nguyên liệu mới thay thế, bảo quản , thửnghiệm , đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình thi công

Trang 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG

2.1-Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường 2.1.1 Giới thiệu về công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG

Tên viết tắt: PHU CUONG C.T.C

Có trụ sở chính: Tổ 19, phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố HàNội, Việt Nam

Văn phòng đại diện: Số nhà 157 phố Ba La, phường Phú Lương, quận HàĐông, thành phố Hà Nội

Điện thoại : 0243.532855 – 0913.288133 Fax : 0243.535295

Email : phucuongctc@gmail.com

Giấy phép kinh doanh số : 0303000046 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh HàTây Cấp ngày 15 tháng 7 năm 2002

Mã số thuế : 0500422955

Loại hình kinh doanh : Công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật công ty: Ông Đào Cư Hà

Vốn điều lệ : 8.665.000.000 VNĐ

Ngành nghề đăng ký kinh doanh :

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi

- Tu bổ, tôn tạo công trình di tích lịch sử, văn hoá

- Xây lắp đường dây và trạm biến thế có điện áp đến 35 KV

- Trang trí nội ngoại thất công trình

Trang 27

- Lắp đặt hệ thống cột ăng ten và đường dây cáp điện thoại.

- San lấp mặt bằng

- Mua bán vật liệu xây dựng

- Mua bán xăng dầu

- Hoạt động về các sự kiện trình diễn nghệ thuật trực tiếp

- Chế tác đá

Thông tin về chi nhánh :

- Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀTHƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG TẠI HÒA BÌNH

- Địa chỉ chi nhánh: Số 250 đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm,thành phố Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

- Mã số chi nhánh: 0500422955-002

Lịch sử hình thành và phát triển – năng lực của Công ty :

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường được thành lập năm

1993 Tiền thân là Xí nghiệp xây dựng Phú Cường theo quyết định số : 578-GP/

UB ngày 05 tháng 8 năm 1993 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tây Với Số vốn

ban đầu là : 1,7 tỷ VNĐ Lực lượng lao động là : 200 người, với chức năng sảnxuất – kinh doanh :

- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng

- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ

- Sản xuất đồ gỗ phục vụ công trình

Đến năm 1997 Xí nghiệp xây dựng Phú Cường chuyển đổi thành Công ty

TNHH xây dựng Phú Cường theo giấy phép số : 156-GP/UB ngày 03 tháng 3

Trang 28

năm 1997 do Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Hà Tây cấp, với tổng số vốn điều lệ là :

3.054.961.000VNĐ

Năm 2002 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xây dựng và thương mại PhúCường, với số vốn điều lệ là : 8.665.000.000VNĐ

Từ một Xí nghiệp xây dựng với quy mô nhỏ, với số vốn ban đầu còn ít ỏi

(vốn điều lệ 1,7tỷ VNĐ), số lượng lao động chỉ có 200 người, ngành nghề kinh

doanh hạn chế, trang thiết bị, phương tiện máy móc còn thiếu thốn, không đồng

bộ Đến nay Công ty đã trưởng thành về mọi mặt : Vốn điều lệ của Công ty tăng

so với trước(cho đến nay vốn điều lệ của Công ty là 8.665.000.000VNĐ), giải

quyết công ăn việc làm cho hơn 500 người lao động Công ty đã và đang dầnchiếm lĩnh thị trường, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội

2.1.2 Các yếu tố nội bộ của công ty

a Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty:

+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí theo giấy phép đăng kíkinh doanh

+ Tìm kiếm dự án , kí kết đấu thầu , thực hiện hợp đồng đã kí kết

+ Báo cáo thống kê tài chính định kì theo quy định của nhà nước

Nhiệm vụ của công ty

+ Thực hiện đúng quy định về việc kí kết hợp đồng lao động , ưu tiên sửdụng lao động phổ thông tại địa phương

+ Thực hiện tốt các kế hoạch dự án của công ty tham gia

+ Thực hiện tốt theo cam kết trong hợp đồng , đảm bảo đúng tiến độ thi công + Giữ quan hệ tốt với khách hàng , tạo uy tín cho doanh nghiệp

+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ theo quy định nhà nước

+ Thực hiện tốt quản lý lao động , chính sách lương công bằng , bồi dưỡngkhen thưởng nhằm khuyến khích, tạo động lực nhằm nâng cao nghiệp vụ taynghề cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

+ Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động và trật tự xãhội

Trang 29

b Cơ cấu tổ chức , quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty

Bảng bố trí nhân sự chi tiết xem tại Phụ lục 1

 HĐQT ban giám đốc:

- Giám đốc công ty: có quyền điều hành cao nhất trong Công ty chịu trách nhiệmtrước Công Ty và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty

- Phó giám đốc công ty: điều hành theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc

và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công

 Phòng kinh doanh:

Tìm kiếm các thông tin dự án trên báo đầu thấu , trang web đấu thầu xây dựngphù hợp với năng lực công ty

Hoàn thiện hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu

Tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng đối với các dự án trúng thầu

Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vậy liệu , máy móc thiết bị

Hỗ trợ các công việc ở các phòng ban khác

 Phòng thi công xây dựng:

Quản lý nhân lực, quản lý kho, đề xuất bổ sung dụng cụ thiết bị thi công, vật

tư – VLXD tại công trường

Lập kế hoạch tiến độ thi công, phương án tổ chức thi công & biện pháp antoàn lao động

HĐQT ban giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng thi công xây dựng

Chi nhánh Hòa

Bình

Các đội trực thuộc

Các đội nhận khoán

Các nhà thầu phụPhòng hành

chính kế toán

Trang 30

Lập hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán - quyết toán côngtrình.

Các đội trực thuộc :Đội thi công xây dựng 1, đội thi công xây dựng 2

Các đội nhận khoán:thi công xây dựng, điện nước, sơn , …

Các Nhà thầu phụ: thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, mộc & trang trí nộithất, sắt, nhôm, kính xây dựng

 Phòng hành chính kế toán:

Thực hiện chế độ lao động, hợp đồng lao động

Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, quyết toán thuế, thống kê kế toán, báo cáo tàichính , báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Thiết lập việc thu chi, cập nhật chứng từ, hạch toán các quỹ, quản lý nguồn vốn Thực hiện việc quản lý tài khoản ngân hàng: vốn đầu tư, hợp đồng kinh tế tiền lương

và chi tiêu nội bộ, thanh toán vật tư …

Kiểm tra đề xuất và cung ứng vật tư – VLXD, thiết bị máy thi công, thống kê dụng

cụ, thiết bị máy thi công & thống kê vật tư – VLXD tồn kho

2.1.3 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh 2015-2017

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017-2018

Tổng doanh thu 36.999.964

.546

70.879.298.237

105.023.643.497

trước thuế

404.182.887

214.913.10

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty) Bảng cân đối kế toán chi tiết xem tại phụ lục 2

Nhận xét: Thông qua bảng kết quả kinh doanh của công ty , có thể thấy 3

năm gần đây công ty đang trên đà tăng trưởng tốt

-Doanh thu của 3 năm tăng dần, năm 2016 doanh thu tăng gấp 1,91 lần năm

2015 Năm 2017 doanh thu tiếp tục tăng 1,48 lần so với năm 2016 , tăng gần 2,84lần so với năm 2015

Ngày đăng: 16/01/2020, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Thị Kiều An , Ngô Thị Ánh , Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống kê , 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong các tổ chức
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Thủy Linh, 750 tình huống giải đáp về công tác quản lý chất lượng , bảo trì công trình và thẩm định thiết kế trong xây dựng, NXB Lao động Xã hội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 750 tình huống giải đáp về công tác quản lý chất lượng , bảo trì công trình và thẩm định thiết kế trong xây dựng
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
3. Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng , 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
4. Trường Đại học Thương Mại , Giáo trình quản trị chất lượng , NXB Thống kê, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị chất lượng
Nhà XB: NXB Thống kê
5. Philip B.Crossby, Chất lượng là thứ cho không. Dịch và biên tập : Mai Huy Tân, Nguyễn Bình Giang, NXB Khoa học xã hội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng là thứ cho không
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
6. Tham khảo tài liệu ở một số website từ google.com, … Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w