Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của quy trình giao nhận hàng hóanói chung và quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không nói riêng tại côngty TNHH Dịch vụ Hà Thiên –
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sựủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu vàthực hiện luận văn tốt nghiệp đại học
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Doãn Kế Bôn, người đã hếtlòng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài khóa luận này Em xingửi lời tri ân sâu sắc nhất đối với những góp ý, chỉ bảo mà Thầy đã dành cho em
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo công ty TNHH Dịch vụ HàThiên – chi nhánh Hà Nội, cùng các anh chị trong công ty nói chung và phòng Xuất nhậpkhẩu nói riêng đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ,nhiệt tình cung cấp số liệu và các thông tin hữu ích, giúp đỡ em trong quá trình thựctập tại công ty cũng như hoàn thành tốt các nội dung của khóa luận này
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luậnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp củaThầy Cô và các bạn để bài khóa luận này hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ THIÊN-CHI NHÁNH HÀ NỘI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ THIÊN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 6
2.1 Khái quát chung về giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 6
2.1.1 Khái niệm về giao hàng, giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, đặc điểm, vai trò và cơ sở pháp lý của giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 6
2.1.2 Khái niệm, vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao hàng xuất khẩu 8
2.2 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 11
2.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 11
2.2.2 Các chứng từ sử dụng trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 14
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 16
2.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 16
2.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ THIÊN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 19
3.1 Kết quả kinh doanh hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty 19
3.2 Phân tích thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội 22
Trang 33.2.1 Ký kết hợp đồng với khách hàng 22
3.2.2 Chuẩn bị trước khi giao hàng 23
3.2.3 Giao hàng xuất khẩu 26
3.2.4 Sau giao hàng 29
3.3 Đánh giá thưc trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội 30
3.3.1 Những kết quả đạt được 30
3.3.2 Những tồn tại 31
3.3.3Nguyên nhân của tồn tại 32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ THIÊN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 33
4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội 33
4.1.1 Định hướng chiến lược của công ty đến năm 2022 33
4.1.2 Định hướng hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội 34
4.2 Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 35
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan 35
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác khai báo hải quan 35
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 36
4.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 36
4.2.5 Giải pháp mở rộng tìm kiếm khách hàng và thị trường mới 37
4.2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hàng hóa trên đường vận chuyển 37
4.2.7 Giải pháp hạn chế rủi ro do thời tiết, khí hậu 38
4.3 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không 38
4.3.1 Đối với Nhà Nước 38
4.3.2 Đối với tổng cục hải quan 38
4.3.3 Đối với cơ quan thuế 39
4.3.4 Đối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 39
KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Doanh thu của hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
giai đoạn 2015-2017
19
Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội 20Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm mặt hàng giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội trong
giai đoạn 2015-2017
21
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2015-2017
20
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CO Certificate of Original Chứng nhận xuất xứ
CQ Certificate of Quality Chứng nhận chất lượng
CW Chứng nhận chất lượng Trọng lượng dùng để tính
cước
Receipt Biên lai nhận hàng của người giao nhận
Ferderation of Freight Forwarders Association
Tổ chức giao nhận và vận tải quốc tế
FTC
Forwarder’s Certifficate of Transport
Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
HAWB House airway bill Vận đơn của người gom hàng
Mã dùng để phân loại hànghóa xuất nhập khẩu trên thếgiới
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ THIÊN-
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầuhóa, các hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai tròđặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ và củatoàn nền kinh tế nói chung Khi xem xét cả các yếu tố lợi thế nội tại và xu hướng vậnđộng của thị trường quốc tế, có thể thấy lĩnh vực logistics Việt Nam có nhiều cơ hộiphát triển và tham gia sâu hơn lĩnh vực logistics thế giới Trong các hoạt động giaonhận vận tải quốc tế, hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không đangngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Những cơ hội có thể thấy rõ từ độ mở củanền kinh tế đang tăng lên và lợi thế địa lý để trở thành cửa ngõ giao thương, vận tảicủa khu vực và thế giới Ngoài ra, giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không còn cócác ưu điểm như tốc độ nhanh chóng, tính an toàn và hành trình đều đặn, tính cơ độngcao, cũng như giúp chuyên chở hàng hóa đến những nơi và nhiều phương tiện vậnchuyển khác không có khả năng thực hiện Đó là những ưu điểm mà nhiều phươngthức vận chuyển khác khó có thể có được
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh HàNội, em nhận thấy đây là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vựcgiao nhận vận tải không chỉ đường biển mà cả đường hàng không Mặc dù có cơ sở vậtchất hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng với mô hình kinh doanh hiệu quảnhưng trong quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, công ty vẫn gặpnhững khó khăn, rủi ro và phải mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục chúng Vìvậy, có thể thấy rằng việc phân tích quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàngkhông của công ty TNHH Dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không làvấn đề đáng được quan tâm Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với công tyTNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội nói riêng mà còn đối với hầu hết cáccông ty giao nhận nói chung khi đứng trước bối cảnh hội nhập cùng với sự gia tăngnhu cầu xuất khẩu, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Trang 7Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của quy trình giao nhận hàng hóanói chung và quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không nói riêng tại công
ty TNHH Dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội, em đã quyết định nghiên cứu đề tài:
“Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Dịch vụ
Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội”.
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về: "Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội", tập trung nghiên cứu đi sâu
vào quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty Bên cạnhnhững thành tựu công ty đạt được, đề tài cũng phản ánh những tồn tại trong công tácthực hiện quy trình giao hàng xuất khẩu, từ đó đưa ra nguyên nhân của những tồn tại.Trên cơ sở ấy, đề xuất một số giải pháp khắc phục , kiến nghị nhằm hoàn thiện hơnquy trình giao hàng xuất khẩu tại công ty
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài cùng với thực trạng quy trình giao hàng xuấtkhẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh HàNội, em thấy rằng một quy trình dù giản đơn hay phức tạp, hiện đại hay cơ bản khó cóthể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện mà nó cần phải được hoàn thiện theo thờigian, cho phù hợp với từng hoàn cảnh, nhu cầu hiện tại
Khi lựa chọn đề tài này, em đã tìm hiểu một số khóa luận của các sinh viên khóatrước và thấy có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề liên quan tới hoạt động giaohàng xuất khẩu bằng đường hàng không như:
- Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải đường hàng không của chi nhánhKintetsu World Express VN, khóa luận tốt nghiệp/Nguyễn Đức Hoàng Nam (2013)
- Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công tyTNHH thương mại và giao nhận AT, khóa luận tốt nghiệp/Hồ Thị Hoa (2016)
Các vấn đề được nghiên cứu qua các đề tài này chưa thể hiện được chi tiết quytrình giao hàng xuất bằng đường hàng không thực tế tại các doanh nghiệp, đồng thờicũng chưa thực sự được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với sự thay đổicủa hoạt động giao nhận nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung Mặt khác,các bài viết này cũng chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể bám sát vào quy trìnhthực tế nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Vì vậy, từ việc nghiên cứu các tài liệu cùng với quá trình thực tập tại công tyTNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội, nhận thấy đề tài “Quy trình giao hàng
Trang 8xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh
Hà Nội” là một đề tài rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay và chưa có bài nghiên cứunào về đề tài này tại công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:
- Hệ thống được các vấn đề lý thuyết cơ bản về quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường hàng không của các doanh nghiệp giao nhận vận tải, logistics
- Phân tích thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không củacông ty TNHH dịch vụ Hà Thiên nhằm đánh giá những mặt đạt được và những tồn tạitrong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên chi nhánh Hà Nội
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình giao hàng xuất khẩu bằngđường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu quy trình nghiệp vụ giao hàng xuất khẩubằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
- Về thời gian: phạm vi nghiên cứu về thời gian lấy số liệu trong 3 năm, từ
2015-2017 Giải pháp cho đề tài được định hướng áp dụng trong 5 năm, từ 2018-2022
- Về không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chinhánh Hà Nội Địa chỉ: phòng 2401 tầng 24, tòa nhà 101 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP
Hà Nội
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu thêm về hoạt động kinh doanh cũng như quy trình giao hàng xuất khẩubằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội,trong thời gian thực tập tại đây em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quátrình thực tập tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cán bộ nhân viên công
ty đánh giá về chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không tại phòng xuất nhập khẩu và phòng nội địa Kết quả ban đầu đã cung cấp
Trang 9các thông tin về hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của doanhnghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệuđược thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu nội bộ công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nộinhư: các báo cáo tài chính; thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh; báo cáo của phòng xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 2015 – 2017
- Nguồn dữ liệu bên ngoài như các bài viết có liên quan được đăng trên báo, tạp chí
1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thông tin và số liệunhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu Trongphạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực trạng vềquy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ HàThiên – chi nhánh Hà Nội thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ củaCông ty giai đoạn 2015 – 2017
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu
và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội
bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá thực trạng về quy trình giaohàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chinhánh Hà Nội, góp phần đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu này
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh giá
về thực trạng về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công tyTNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội, từ đó đưa ra các đề xuất và biện phápnhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty
1.7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng, biểu đồ, từ viết tắt và các tài liệutham khảo, kết cấu của khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan của quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
Trang 10Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế
Chương 3: Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
của công ty TNHH dịch vụ Hà Thiên – chi nhánh Hà Nội
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH dịch vụ HàThiên – chi nhánh Hà Nội
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀ
THIÊN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.1.1 Khái niệm về giao hàng, giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, đặc điểm, vai trò và cơ sở pháp lý của giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.1.1.1 Khái niệm giao hàng, giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Trong hoạt động thương mại quốc tế, người bán và người mua thường ở cách xanhau Sau khi hợp đồng được kí kết, người bán thực hiện việc giao hàng, nghĩa là hànghóa phải di chuyển từ nước người bán sang nước người mua Để cho quá trình vậnchuyển được bắt đầu, tiếp tục, kết thúc, tức là hàng hóa đến được với người mua, thìcần thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển nhưđưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ởnơi đến Tất cả những công việc này được gọi chung là nghiệp vụ giao hàng
Như vậy, giao hàng là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng)đến nơi nhận hàng (người nhận hàng), trong đó người giao hàng ký hợp đồng vậnchuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thựchiện dịch vụ Người giao hàng có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thôngqua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác
Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không là tập hợp những nghiệp vụ, thủ
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ởquốc gia khác bằng đường hàng không và sử dụng phương tiện vận tải là máy bay
2.1.1.2 Đặc điểm của giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không có rất nhiều đặc điểm, tuy nhiên cóthể nêu ra một số đặc điểm cơ bản nhất như sau:
- Sự hấp dẫn của dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không chính làtốc độ nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của các mặt hàng cần vận chuyển nhanh Tốc độcủa máy bay dân dụng hiện nay xấp xỉ tốc độ âm thanh, có thể gấp 27 lần so vớiđường biển và 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa
- Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không chịu ít tổn thất nhất bởi thờigian vận chuyển nhanh chóng, trang thiết bị phục vụ vận chuyển ngày càng hiện đại
- Các tuyến đường hoàn toàn tự nhiên, khoảng cách giữa hai đia điểm gần nhưmột đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyến đường
Trang 12- Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không còn có tính cơ động cao, giúpchuyên chở hàng hóa đến những nơi mà phương tiện vận chuyển khác không có khảnăng thực hiên.
- Thường sử dụng các thiết bị đặc trưng: container, xe xúc nâng, xe băngchuyền, ULD, pallet … để đóng gói, vận chuyển hàng hóa Nơi diễn ra hoạt động giaohàng thường là các cảng hàng không
Tuy nhiên, hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không cũng cónhững hạn chế nhất định:
- Đi qua nhiều khu vực chính trị - xã hội khác nhau, do đó chịu chi phối bởi cácluật lệ, tập quán của các nước, các khu vực khác nhau
- Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không đòi hỏi nhiều loại chứng từ khácnhau và quy trình tổ chức chuyên chở khá phức tạp
- Cước phí vận chuyển cao hơn nhiều lần so với ngành vận tải khác (5-6 lần vậntải biển) và khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sứcnặng của máy bay
2.1.1.3 Vai trò của giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Ngày nay, vận chuyển hàng không được sử dụng rộng rãi để vận chuyển hànghóa và đóng một vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế Bằng chứng là ngàycàng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức này Mạng lưới hàngkhông bao phủ khắp địa cầu và hoạt động rất nhộn nhịp Do đó, hoạt động giao hàngxuất khẩu bằng đường hàng không ngày càng phổ biến giữa các quốc gia trên thế giới.Giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không còn là một mắt xích quan trọngtrong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức và góp phần vào sự phát triển của vậntải hàng hóa quốc tế Đồng thời, hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàngkhông nói riêng và vận tải hàng không nói chung còn có vị trí rất quan trọng trong giaolưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, đặc biệt làcác quốc gia không có phần tiếp giáp với biển Vận chuyên hàng hóa từ nước xuấtkhẩu sang nước nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng với độ an toàn và tính linhhoạt cao đã ngày càng thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, hoạt động xuất nhậpkhẩu, giao thương giữa các nước
2.1.1.4 Cơ sở pháp lý của việc giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Các nguồn luật quốc tế
Trang 13Quá trình ký kết các hợp đồng giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không căn
cứ trên các điều ước quốc tế về vận tải hàng không: Công ước Vác-sa-va 1929, Nghịđịnh thư Hague 1955, Công ước Guadalazala 1961, Hiệp định Montreal 1966, Nghịđịnh thư Guatemala 1971… Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu nhằmđảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu và trách nhiệm của người giao hàng cũng nhưngười chuyên chở hàng không đối với hàng hóa và quá trình vận tải hàng không
Các nguồn luật Việt Nam
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quanđến vận tải, bốc dỡ, giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Nhằm mục đích
cụ thể hóa và giải thích rõ các quy định trong Luật hàng không dân dụng Việt Nam
1991, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã cho ban hành Bản điều lệ vận chuyểnhàng hóa quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam năm 1993 Ngoài hai nguồnluật trên thì hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không còn chịu sự điềuchỉnh của Luật thương mại và Luật hải quan Bên cạnh đó không thể không nhắc tớiCác điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) Ngoài ra khi tiến hành hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng khôngcòn cần quan tâm tới các văn bản pháp quy của Chính phủ về hàng không như Quyếtđịnh số 971/TTg ngày 28/12/1996 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế đăng kýtàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay, Nghị định của Chính phủ số29/CP ngày 02/04/1997 ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lýnhà nước tại cảng hàng không, sân bay dân dụng, hải quan, Nghị định số 10/CP/2001quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải ở Việt Nam Những văn bảnquy phạm pháp luật của các ngành, các bộ (Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính…) nhưQuyết định số 2073/QĐ-GT ngày 06/10/1991, Quyết định số 2106/QĐ-GTVT ngày23/08/1997 hay Luật thuế xuất nhập khẩu …
2.1.2 Khái niệm, vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao hàng xuất khẩu
2.1.2.1 Khái niệm về người giao hàng
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, người giao hàng là thương nhân có giấychứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao hàng hóa
Trước đây, người giao hàng là một đại lý thay mặt người xuất khẩu thực hiện cáccông việc thông thường như bốc/dỡ hàng hóa, lưu kho hàng hóa, sắp xếp viêc vậnchuyển trong nước…Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và của các phươngthức vận chuyển khác nhau trong nhiều năm qua mà việc giao hàng cũng được mở
Trang 14rộng hơn Ngày nay, người giao hàng cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trìnhvận tải và phân phối hàng hóa.
2.1.2.2 Vai trò của người giao hàng
Người giao hàng với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình(người xuất khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn truyến đường vận tải
- Ðặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp củachính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể
cả các quốc gia chuyển tải hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếuđược yêu cầu)
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá (nếu cần), cân đo hàng hoá
- Vận chuyển hàng hoá đến cảng hàng không, thực hiện các thủ tục về lệ phí ởkhu vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ vớingười vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài Ghi chú về những mấtmát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có)
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát haytổn thất của hàng hoá
2.1.2.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao hàng xuất khẩu
- Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thựchiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báongay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm
- Trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa
vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý
2.1.2.4 Trách nhiệm của người giao hàng xuất khẩu
Khi là đại lý của chủ hàng
Trang 15Tuỳ theo chức năng của người giao hàng xuất khẩu, người giao hàng phải thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệmvề: Giao hàng không đúng chỉ dẫn; Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoámặc dù đã có hướng dẫn; Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan; Chở hàng đến sainơi quy định; Giao hàng cho người không phải là người nhận; Giao hàng mà khôngthu tiền từ người nhận hàng
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm củangười thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứngminh được là đã lựa chọn cần thiết Khi là đại lý người giao hàng phải tuân thủ “Điềukiện Kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình
Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao hàng xuất khẩu đóng vai trò là một nhàthầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàngyêu cầu, phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, củangười giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi
và thiếu sót của mình Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở doluật lệ của các phương thức vận tải quy định
Người giao hàng đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợpanh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình(Perfoming Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từvận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở(người thầu chuyên chở - Contracting Carrier) Khi người giao hàng cung cấp các dịch
vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối … thì ngườigiao hàng sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao hàng thực hiệncác dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình hoặc người giao hàng đã cam kếtmột cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnthường không áp dụng mà áp dụng các Công ước quốc tế hoặc các Quy tắc do Phòngthương mại quốc tế ban hành Tuy nhiên, người giao hàng không chịu trách nhiệm vềnhững mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau: Do lỗi củakhách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác; Khách hàng đóng gói và ghi ký
Trang 16mã hiệu không phù hợp; Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá; Do chiến tranh, đìnhcông; Do các trường hợp bất khả kháng
2.2 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tiến hành như sau:
2.2.1.1 Ký hợp đồng với khách hàng
Trước tiên doanh nghiệp logistics phải tìm kiếm khách hàng, thiết lập mối quan
hệ kinh doanh hợp tác và đi đến kí kết hợp đồng lâu dài để mở rộng danh sách kháchhàng của mình Có rất nhiều nguồn để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng như Google,mạng xã hội, B2B website, qua bạn bè, đối tác … Nhân viên kinh doanh căn cứ vàogiá chào của các hãng hàng không, tính toán chi phí và tiến hành chào giá cho kháchhàng Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kíhợp đồng dịch vụ, ủy thác cho công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liênquan đến lô hàng xuất khẩu
2.2.1.2 Chuẩn bị trước khi giao hàng
Người xuất khẩu chuyển hàng cho người giao hàng kèm với thư chỉ dẫn củangười gửi hàng để người giao hàng giao cho hãng vận chuyển và lập vận đơn Thư chỉdẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau:Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển; Số kiện;Trọng lượng; Kích thước của hàng; Ðặc điểm và số lượng hàng hóa; Giá trị hàng;Phương pháp thanh toán cước phí; Ký mã hiệu hàng hóa; Có hay không mua bảo hiểmcho hàng hóa; Liệt kê các chứng từ gửi kèm
Người giao hàng cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng(Forwarder’s Certificate of Receipt) Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao
Trang 17hàng là họ đã nhận hàng FCR gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của người
uỷ thác; Tên, địa chỉ của người nhận hàng; Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa; Số lượngkiện và cách đóng gói; Tên hàng; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Nơi và ngày phát hànhgiấy chứng nhận;
Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận(Forwarder’s Certifficate of Transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàngtại đích Nội dung chính của FTC gồm: Tên địa chỉ của người ủy thác; Tên và địa chỉcủa người nhận hàng; Ðịa chỉ thông báo; Phương tiện vận chuyển; Từ/qua; Nơi hàngđến; Tên hàng; Ký mã và số hiệu hàng hóa; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Bảo hiểm;Cước phí và kinh phí trả cho; Nơi và ngày phát hành chứng từ
Người giao hàng sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (Forwarder’sWarehouse Receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao hàng trước khi gửi chohãng hàng không FWR gồm những nội dung chính sau: Tên và người cung cấp hàng;Tên người gửi vào kho; Tên thủ kho; Tên kho; Phương tiện vận tải; Tên hàng; Trọnglượng cả bì; Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; Mã và số hiệuhàng hóa; Số hiệu và bao bì; Bảo hiểm; Nơi và ngày phát hành FWR
Người giao hàng sẽ gửi một bản hướng dẫn (Shipper, Consignee, Notify party,tên hàng, số kiện …) để air-coloader in phiếu cân và cung cấp thông tin cho airline đểphát hành MAWB, Manifest, MAWB label
2.2.1.2.2 Khai báo hải quan
Khách hàng tự mình hoặc ủy thác cho người giao hàng làm thủ tục hải quanxuất khẩu và vận chuyển hàng ra sân bay Có bộ chứng từ, nhân viên giao nhận sẽ đưađến cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
Hồ sơ thủ tục hải quan gồm: Tờ khai hải quan; Hợp đồng mua bán hàng; Hóađơn thương mại; Bản kê chi tiết hàng hóa; Giấy phép xuất khẩu (mặt hàng thuộc danhmục cấm xuất khẩu/xuất khẩu có điều kiện); Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu nhận ủythác xuất khẩu); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu yêu cầu được hưởng thuế xuất ưuđãi đặc biệt; Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc thông báo miễn kiểm tra chấtlượng; Chứng thư giám định (Nếu hàng được thông quan trên cơ sở kết quả giám định)
Khai báo và làm thủ tục hải quan theo quy trình sau:
- Người khai hải quan khai báo và nộp hồ sơ hải quan
Trang 18- Người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và làmtheo hướng dẫn.
- Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện, đăng ký tờ khai hải quan,kiểm tra hồ sơ và thông quan với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế
- Thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai cho
tờ khai hải quan Cơ quan hải quan phúc tập hồ sơ
2.2.1.3 Giao hàng xuất khẩu
Trên cơ sở ủy thác của người xuất khẩu, người giao hàng tiến hành tập hợp vàlập đầy đủ các chứng để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không Sau khi khách hàng
đã xác nhận thông tin trên HAWB, người giao hàng in một bộ HAWB gốc, 4 Manifest,HAWB label (tùy hàng mà dán 3-4 tờ/kiện) Ngoài ra, bộ chứng từ kèm hàng hóa còngồm: Giấy phép xuất khẩu, Bản kê chi tiết hàng hóa, Bản lược khai hàng hóa, Chứngnhận xuất xứ, Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Hóa đơn thương mại …
Nhân viên giao hàng phối hợp với khách hàng, nhân viên kho hàng để dỡ hàngxuống khỏi xe, dán HAWB label và yêu cầu bên air-coloader dán HAWB label
Người giao hàng đăng ký với kho hàng để hàng được cân, đo, soi an ninh,kiểm hóa và thanh toán phí xử lý hàng hóa cho kho hàng Kết quả cân đó được thểhiện trên phiếu cân hàng và là căn cứ để điền trên HAWB và Manifest các thông tin về
QW, CW, Dims Hàng hóa sau khi được cân, đo, soi an ninh thành công sẽ đượcchuyển vào kho hàng Sau đó hàng hóa sẽ được đưa vào các thiết bị đựng hàng củaairline (container, pallet) và đưa ra máy bay
Người giao hàng hoàn thiện bộ chứng từ gửi kèm theo hàng, trong đó ngườigiao hàng điền các thông tin còn lại vào HAWB, Manifest, kết hợp với những chứng từkhách hàng giao, đựng hết vào một phong bì, bàn giao lại cho air-coloader Trong bộHAWB gốc cần giữ lại một bản gốc để gửi trả lại cho khách hàng nếu họ yêu cầu Air-coloader gửi bộ chứng từ này cho airline
Người giao hàng yêu cầu MAWB từ air-coloader và gửi pre-alert cho đại lýcủa mình Các chứng từ khi gửi pre-alert gồm: HAWB, MAWB, Manifest, Hóa đơnthương mại và phiếu đóng gói nếu cần thiết
2.2.1.4 Sau khi giao hàng
Trang 19 Người giao hàng hoàn thiện và trả đủ chứng từ cần thiết cho khách hàng Sau
đó, người giao hàng phát hành Debit note cùng với hóa đơn và theo dõi thanh toán.Chi phí này gồm khoản trả trực tiếp cho người giao hàng như tiền công thực hiên cáccông việc giao hàng, khai báo, thông quan hàng hóa Ngoài ra chi phí này có thể là cáckhoản mà người giao hàng thay mặt chủ hàng trả trước cho bên thứ ba (phí xử lý hànghóa, phí lưu kho (nếu có), phí xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận hàng hóa)
Người giao hàng thanh toán với người chuyên chở cũng như các nhà cung ứngdịch vụ liên quan trong quá trình giao hàng, đồng thời thanh toán phí hoa hồng cho đại
lý của mình ở nước ngoài
Nhân viên bộ phận giao hàng cần phải giám sát quy trình vận chuyển hàng hóatrên đường đưa tới người nhận thông qua mối liện hệ với người chuyên chở hoặc đại lýcủa công ty ở nước ngoài
2.2.2 Các chứng từ sử dụng trong giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Vận đơn hàng không (Airwaybill - AWB)
AWB là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do ngườigửi hàng lập và được ký bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ xác nhận việcnhận hàng để chở bằng máy bay AWB có các chức năng sau đây: Là bằng chứng vềviệc nhận hàng để chở của hãng hàng không; Là hóa đơn thanh toán cước phí; Làchứng từ bảo hiểm; Là tờ khai hải quan; Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.Các loại vận đơn hàng không:
- Vận đơn chủ (Master AWB - MAWB): là vận đơn mà hãng hàng không cấpcho người gom hàng (người giao nhận) khi người này gửi hàng cho hãng hàng khôngmột lô hàng gồm nhiều chủ hàng
- Vận đơn của người gom hàng (House AWB - HAWB): là vận đơn do ngườigom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn
đi nhận hàng ở nơi đến HAWB dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng
và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ
Bảng lược kê khai hàng hóa xuất khẩu (Cargo List)
Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta
dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết Nội dung chính của bản khai chi tiết
gồm: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên hàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiệnhàng; Trọng lượng toàn bộ; Trọng lượng tịnh; Kích thước của hàng hóa; Ô tả hànghóa; Chữ ký của người lập
Trang 20 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Packing list là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng, được
sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm baonhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, cácdấu hiệu có thể có trên bao gói… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho ngườimua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì
Bản lược khai hàng hóa:
Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở Lược khai hàng hóa dongười giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợpgom hàng) Lược khai hàng hóa bao gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉngười gửi; Tên, địa chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu;Trọng lượng; Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đãbán theo thỏa thuận trong hợp đồng Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanhtoán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thứcthanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)
Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, ký vàđược cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là PhòngThương Mại và Công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương) Giấy chứng nhận xuất
xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên vàđịa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận tải; Mục đích sử dụng chínhthức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên hàng và mô tả hàng hóa; Sốlượng hàng hóa; Trọng lượng hàng hóa; Số và ngày của hoá đơn thương mại; Camđoan của người xuất khẩu về hàng hóa; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền
Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng hàng hóa (Certificate of Quality/Quantity/Weight)
Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằmxác định số trọng lượng hàng hoá đã giao Để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng,người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng
do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất
Trang 21 Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh và hun trùng (Phytosanitary Certificate)
Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch (động vật hoặc thực vật) cấp, để xácnhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch Mục đích của công việc này là đểngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
Tờ khai hải quan
Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quanhải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia
Giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước cấp, ởViệt Nam là Bộ Công Thương Giấy phép xuất khẩu gồm nội dung chủ yếu: Tên, địachỉ của người xuất khẩu; Số giấy phép; Ngày cấp; Thời hạn hiệu lực; Cơ sở cấp giấyphép; Loại hình kinh doanh; Cửa khẩu nhập; Hợp đồng số; Ngày; Dạng hợp đồng; Chitiết về vận tải; Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; Thời hạn giao hàng; Phương thức thanhtoán; Ðồng tiền thanh toán; Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hóa;
Ký mã hiệu hàng hóa; Số lượng hàng hóa; Ðơn giá; Trị giá; Người và ngày xin cấpgiấy phép; Xác nhận của hải quan; Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp là yếu tố chủ yếu, tác động trực tiếp đến việcthực hiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, bao gồm:
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô cùng quan trọng quyết định mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố then chốt,cơ bản có vai trò đặc biệt quantrọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tảihàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không, tất cả các khâu trong quá trình giao nhậnđều có sự tham gia của con người Trình độ đội ngũ nguồn nhân lực có tác động rất lớnđến hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không Đó là do hoạt động nàyđòi hỏi các cán bộ phải có trình độ cao về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luậtpháp, có kiến thức sâu rộng và có sự nhạy bén
Cơ chế quản lý
Quản lý là quá trình điều hành, phối hợp sắp xếp và bố trí nhân lực thực hiện cácnhiệm vụ đã cho trước, là hoạt động phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực (con
Trang 22người, tài chính) trong tổ chức Nhà quản lí là người năng động, có bản lĩnh, dámđương đầu với thách thức; Tự tin, có phong cách chuyên nghiệp và quyết đoán; Xâydựng mục tiêu, kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp xử lí tối ưu cho mọi tìnhhuống Việc đánh giá năng lực quản trị, cần cân nhắc thực tiễn quản trị có năng lực vàhiệu quả ra sao đối với các đối thủ cạnh tranh Những thách thức đối với doanh nghiệpcàng lớn thì tầm quan trọng của lãnh đạo càng lớn.
Nguồn vốn
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường hàngkhông, nguốn vốn rất quan trọng, bởi lẽ ngành dịch vụ giao nhận vận chuyển áp dụngrất nhiều công nghệ, những máy móc thiết bị hiện đại tạo nên năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ và giá thànhcủa dịch vụ Ngoài việc sử dụng đồng vốn để nâng cấp trang bị cơ sở vật chất kỹ thuậtcho đơn vị kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế, còn phải dùng trong quátrình thực hiện các dịch vụ như ứng trước tiền lưu kho, lưu bãi, tiền làm thủ tục hảiquan Nên nếu không có vốn hoặc vốn không đủ sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quátrình kinh doanh
Kỹ thuật và công nghệ
Hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng hàng không gồm có nhiều khâu và diễn ratrong một không gian rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác Khoa học công nghệđược ứng dụng vào việc kết nối thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữadoanh nghiệp và đại lý ở đầu nước ngoài Nên việc áp dụng khoa học công nghệ sẽgiúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn các đơn hàng nắm được tình trạng hàng hóa vàgóp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi người kinhdoanh phải có một khối lượng cơ sở vật chất nhất định để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao và khắt khe của khách hàng, đó là hệ thống kho bãi chứa hàng, số lượng đầu xevận chuyển và các loại xe cũng như trang thiết bị chuyên dụng, trang bị các phươngtiện thông tin liên lạc hiện đại như hệ thống mạng máy tính kết nối internet, cácphương tiện viễn thông quốc tế, các phương tiện phần mềm dùng trong quản lý
Tài sản vô hình
Tài sản vô hình của doanh nghiệp bao gồm: thương hiệu, phát minh sáng chế, bíquyết công nghệ hay các quyền lợi khác được pháp luật bảo hộ… Đặc tính của dịch vụgiao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không là quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch
vụ diễn ra đồng thời Để khách hàng yên tâm lựa chọn doanh nghiệp thì yếu tố môinhư thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng Vì vậy, việc
Trang 23xây dựng hình ảnh đòi hỏi phải có sự chủ động của doanh nghiệp, và là một trongnhững điểm mấu chốt để tạo nên thành công của doanh nghiệp trong việc hoàn thiệnquy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
2.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm yếu tố vi mô và vĩ mô Các yếu tố vĩ
mô bao gồm bối cảnh quốc tế, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội – luật pháp (củaquốc gia và thế giới), tình hình xuất khẩu trong nước và môi trường tự nhiên Các quyđịnh pháp lý, nguồn luật của Việt Nam (Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luậtthương mại, Luật hải quan, Các thông tư, nghị định…) cũng như của quốc tế (Côngước Vác-sa-va, Nghị định thư Hague, Hiệp định Montreal …) có tác dụng điều chỉnhmạnh mẽ hoạt động giao hàng xuất khẩu của Hà Thiên nói riêng và các doanh nghiệpkhác nói chung Bên cạnh đó yếu tố hạ tầng logistics cũng tác động không nhỏ đếnhiệu quả của quá trình giao hàng Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không của Việt Namchưa thực sự phát triển, hệ thống tuyến đường bay vẫn còn hạn chế và hạ tầng sân baychưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tìnhtrạng ùn tắc hàng hóa vẫn diễn ra thường xuyên trong mùa cao điểm Các trung tâmlogistics phân bố manh mún, nhỏ lẻ, hệ thống máy móc trang thiết bị còn thô sơ, chưalàm tròn được vai trò của mình Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics chưađược cải tiến liên tục và kịp thời khiến cho quá trình giao hàng xuất khẩu hàng hóa củadoanh nghiệp còn gặp khó khăn, chưa thực sự nhanh chóng
Ngoài ra các yếu tố vi mô (Khách hàng, nhà cung ứng dịch vụ giao hàng xuấtkhẩu bằng đường hàng không, đối thủ cạnh tranh…) cũng có những tác động gián tiếpđến quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không Sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và họ cũng tham gia vào quy trình giao hàngcủa doanh nghiệp do vậy cần phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu họ Số lượng, quy mô nhàcung cấp sẽ quyết định tới hiệu quả của quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đườnghàng không Thêm nữa, thị trường logistics hiện nay đang rất phát triển, đồng nghĩavới việc có nhiều đối thủ cạnh tranh Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quantrọng đối với doanh nghiệp trong việc hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu