Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
MÃ NGÀNH: 9 62 01 15
Cần Thơ, tháng 10 năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN NGỌC TÙNG MSHV: 62091115
MÃ NGÀNH: 9 62 01 15
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI VĂN TRỊNH
Cần Thơ, tháng 10 năm 2018
Trang 5Số liệu thứ cấp của luận án được thu thâp từ niêm giám thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, tỉnh Sóc Trăng Số liệu sơ cấp phỏng vấn trưc tiếp nông hộ nuôi tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng thâm canh, tôm sú thâm canh, tôm sú quảng canh cải tiến), với 310 quan sát, kết quả nghiên cứu của luận
án thể hiện các chủ điểm chính như sau:
Phát triển nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua ổn định về diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích thiệt hại chiếm tỷ lệ lớn, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu không ổn định, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm nguyên liệu nhập khẩu của Tỉnh không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đây là điều mà địa phương cần quan tâm, tìm nguyên nhân, có giải pháp điều chỉnh kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ tôm nguyên liệu của tỉnh
Năng suất tôm nuôi nước lợ đạt trung bình 2.287,37 kg/ha Doanh thu đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha, chi phí sản xuất 215,39 triệu đồng/vụ/ha Lợi nhuận đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha Đây được xem là mức năng suất, doanh thu, lợi nhuận tương đối thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tương đối cao Nông hộ không chủ động được thời gian thu hoạch, chỉ thu hoạch vào thời điểm tôm gặp rủi ro, tiêu thụ sản phẩm chưa qua hình thức hợp đồng, liên kết sản xuất, bán sản phẩm qua cấp trung gian, thông tin giá cả thị trường vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra nông hộ chưa nắm bắt được kịp thời
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh: có 4 hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ, giống thả nuôi, thức ăn, nhiên liệu Và hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận gồm
hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ thuốc thú ý, hóa chất và nhiên liệu, tuy nhiên, hệ số yếu tố giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi huận Có 29,40% và 99,41% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi
TE và phi EE TE trung bình đạt 88,99% và EE trung bình 58,44%, không có
Trang 6nông hộ nào đạt TE, EE tối đa Các yếu tố ảnh hưởng đến TE gồm diện tích mặt nước nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống
Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và thuốc thú y, hóa chất Và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm hệ số của biến giá chuẩn hóa thức
ăn, chi phí nhiên liệu Có 86,79% và 59,72% sự biến động của năng suất và lợi nhuận của nông hộ là do mức độ phi TE và phi EE TE trung bình đạt 91,73%
EE trung bình đạt 70,71%, không có nông hộ nào đạt TE, EE tối đa Các yếu tố ảnh hưởng đến tích cực đến TE gồm yếu tố lao động, tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến EE gồm hệ số yếu tố kinh nghiệm, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống, hệ số biến nguồn thông tin tác động tiêu cực đến EE
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và nhiên liệu
Và các yếu tố có hệ số ảnh hưởng đến EE gồm yếu tố lao động, chuẩn hóa thức
ăn và nhiên liệu, nhưng chỉ có hệ số biến nhiên liệu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận Có 20,94% và 43,13% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi TE và EE TE trung bình 94,24% và EE trung bình 60,99%, không
có nông hộ nào đạt TE và EE tối đa Yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE chỉ có yếu tố tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm hệ số biến kinh nghiệm, diện tích mặt nước nuôi, nguồn thông tin, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống Năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ gồm: (iii) tổ chức và quản lý sản xuất, (ii) ứng dụng khoa học công nghệ, (iii) giải pháp về thị trường, (iv) cơ chế chính sách và (v) nông hộ nuôi tôm nước lợ
Trang 7ABSTRACT
This dissertation was conducted to analyze the factors affecting the productivity and profitability and to analyze the technical efficiency and economic efficiency of brackish water shrimp farming households, thereby identify the limitations and issues that need to be improved in brackish water shrimp farming, suggest solutions to improve the productivity of brackish water shrimp farming in coastal area of Soc Trang province, and contribute to raising increasing the income of brackish water shrimp farming households
Secondary data of the thesis was collected from the statistical yearbook, Department of Agriculture and Rural Development and the Department of Industry and Trade of Soc Trang province Primary data was collected through direct interviews with brackish water shrimp farmers, with 310 observations This research used the Cobb-Douglas stochastic frontier production function (SFA) to analyze the factors affecting the yield and stochastic frontier profit function to determine the effect of the prices of the inputs on the profit of the intensive whiteleg shrimp farming, intensive black tiger shrimp farming, and improved intensive black tiger shrimp farming models This is the most commonly used production function in production economics (Meeusen and Van Den Broeck, 1977; Ali et al., 1989; Ali et al., 1994; Ahaman, 2003; Abu et al., 2011; Pham Le Thong, 2015; Nguyen Huu Dang, 2017)
The development of brackish water shrimp farming in the coastal area of Soc Trang province has been stable in terms of farming area, with the output constantly increasing, and stable and developing consumption market However, there are still limitations in the shrimp farming sector such as the large area of damage, the high price of input materials, unstable raw shrimp price, shrimp farming environment pollution, and increasing proportion of imported raw shrimp The locality should pay more attention to these aspects, identify the causes and find the solutions to adjust the situation in time, or the process of production and consumption of raw shrimp of the province will be largely affected
Brackish water shrimp productivity was 2,287.37 kg/ha on average The turnover was 328.42 million VND/crop/ha against the production cost of 215.39 million VND/crop/ha The profit was 113.02 million VND/crop/ha This is considered to be lower yield, revenue, and profit than previous studies Besides, the production cost was relatively high Farmers did not take the initiative in harvesting and only harvested at the time when the shrimps were at risk Product consumption was not processed through contract, production link, products were sold through intermediaries The agricultural households did not timely capture the information on the market prices of input and output
Intensive white-leg shrimp farming model: there are 4 coefficients of the factor having positive influence on the productivity including coefficient of variation the cost
Trang 8of equipment repair, tools, stocking, feed, and fuel The coefficients of the factor having positive influence on the profitability include the coefficient of variation of the cost of equipment repair, tools, veterinary drug, chemicals, and fuel However, the coefficient of the feed standardization cost factor has negative influence on the profitability There are 29.40% and 99.41% of the variation in productivity and profitability due to the level of non-TE and non-EE The average TE reaches 88.99% and average EE reaches 58.44% There is no agricultural households reach the optimal
TE and EE The factors having maximization influence on TE include water surface area, stocking density, farming time, and survival rate and the factors affecting EE include stocking density, farming time, and survival rate
Intensive black tiger shrimp farming model: the factors having positive influence on the productivity include the coefficients of stock amount, quantity of feed, veterinary drugs, and chemicals The factors affecting the profitability include the coefficient of the variation of feed standardization cost and fuel cost There are 86.79% and 59.72% of the variation in productivity and profitability due to the level of non-
TE and non-EE The average TE reaches 91.73% and average EE reaches 70.71% There is no agricultural households reach the optimal TE and EE The factors having maximization influence on TE include labour, and survival rate and the factors affecting EE include the coefficients of experience, stocking density, time, and survival rate The coefficient of variation of information source has negative influence
on EE
Advanced extensive black tiger shrimp farming model: the factors positively affecting the productivity included the coefficient of the number of shrimps, the amount of feed and fuel Factors affecting EE included labor, feed, and fuel standardizations, but only the coefficients of variation of fuel had positive effects on profitability There were 20.94% and 43.13% of the variation in productivity and profitability due to the level of non-TE and non-EE The average TE was 94.24% and the average EE was 60.99% None of the agricultural households achieved maximization TE and EE Factor positively affecting TE was only survival rate, and factors affecting EE included the coefficient of variation of experience, water surface area, source of information, stocking density, time and survival rate
Trang 9
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi đối tượng 4
1.4.4 Phạm vi thời gian 5
1.4.5 Phạm vi nội dung 5
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
1.5.1 Ý nghĩa khoa học 5
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án 6
1.5.3 Những đóng góp mới của luận án 7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 11
2.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ 12
2.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 15
2.4 HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI 20
2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 21
2.5 ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU TỔNG QUAN 23
2.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 25
2.6.2 Phương pháp tiếp cận 25
2.6.2 Khung nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 27
3.1.1 Nước mặn 27
3.1.2 Nước lợ 27
3.1.3 Đặc điểm sinh thái, tập tính sống, dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng của tôm sú 28
3.1.4 Đặc điểm sinh thái, tập tính sống, dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng 29
3.1.5 Qui trình kỹ thuật nuôi tôm nước lợ 30
3.1.6 Hàm sản xuất 32
3.1.7 Hiệu quả sản xuất 33
3.1.8 Phân tích hiệu quả sản xuất 33
3.1.8.1 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên - SFA 34
Trang 103.1.8.2 Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên 37
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.2.2 Địa bàn nghiên cứu 39
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 40
3.3.2.1 Số liệu thứ cấp 40
3.3.2.2 Số liệu sơ cấp 40
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 43
3.3.1 Tiếp cận cơ bản tính các khoản chi phí và lợi nhuận 43
3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả 45
3.3.3 Phương pháp tính hiệu quả sản xuất 45
3.3.4 Phân tích hồi quy Tobit 50
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TỈNH SÓC TRĂNG 51
4.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng 51
4.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 51
4.1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu 52
4.1.1.3 Đặc điểm địa hình 53
4.1.1.4 Phân vùng sinh thái của tỉnh 54
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh 55
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ THỦY SẢN 56
4.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản trên thế giới 56
4.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam 57
4.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm nuôi nước lợ tỉnh Sóc Trăng 59
4.2.4 Tình hình chế biến, xuất khẩu, thị trường tiệu thụ thủy sản 61
4.2.5 Kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ thủy sản của tỉnh 62
4.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM NUÔI CỦA NÔNG HỘ VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG 65
4.3.1 Giới thiệu đặc điểm nông hộ nuôi tôm nước lợ 65
4.3.2 Thực trạng nuôi tôm nước lợ của nông hộ 68
4.3.3 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình nuôi tôm 71
4.3.4 Thông tin về kỹ thuật sản xuất 73
4.3.5 Thông tin về giống tôm nuôi nước lợ 75
4.3.6 Thông tin về mùa vụ, thời điểm thả giống và thời gian nuôi tôm nước lợ 77
4.3.7 Quản lý nước, môi trường nước ao nuôi 78
4.3.8 Thực trạng sử dụng và quản lý thức ăn cho tôm nuôi 81
4.3.9 Tình hình dịch bệnh trên tôm 82
4.3.10 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi nước lợ 83
4.3.11 Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ 86
4.3.12 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các tỷ số tài chính 87
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ 90
4.4.3 Ước lượng Mô hình nuôi TTCTTC 90
4.4.3.1 Hàm sản xuất, lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) 90
4.4.3.2 Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi TTCTTC 94
4.4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TTCTTC 95
4.4.4 Ước lượng Mô hình nuôi TSTC 98
4.4.4.1 Hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) 98
4.4.4.2 Phân phối TE và EE của nông hộ nuôi TSTC 102
Trang 114.4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSTC 103
4.4.5 Ước lượng mô hình nuôi TSQCCT 106
4.4.5.1 Hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) 106
4.4.5.2 Phân phối TE và EE của nông hộ nuôi TSQCCT 108
4.4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSQCCT 109
4.5 KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ 112
4.5.1 Khó khăn trong sản xuất 112
4.5.2 Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm 112
4.5.3 Đề xuất, kiến nghị của nông hộ nuôi tôm nước lợ 113
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ 115
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 115
5.1.3 Mục tiêu, quan điểm phát triển nuôi tôm nước lợ 117
5.2 GIẢI PHÁP 117
5.2.1 Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất 118
5.2.2 Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ 119
5.2.3 Giải pháp về thị trường 119
5.2.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 120
5.2.5 Cơ chế chính sách 120
5.2.6 Đối với nông hộ nuôi tôm nước lợ 121
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
6.1 KẾT LUẬN 123
6.2 KIẾN NGHỊ 125
6.2.1 Đối với nông hộ nuôi tôm nước lợ 125
6.2.2 Hàm ý chính sách 126
6.3 CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Khung nghiên cứu 26
Hình 3.1: Tập hợp đầu ra của phương trình sản xuất 33
Hình 3.2: Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 36
Hình 3.3: Hàm lợi nhuận và hiệu quả kinh tế 37
Hình 3.4: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng, 2015 39
Hình 4.1: Sản lượng nuôi tôm nước lợ cả nước, ĐBSCL và Sóc Trăng 2000-2016 58
Hình 4.2: Sản lượng nuôi tôm nước lợ cả nước và ĐBSCL và Sóc Trăng 2000-2016 60
Hình 4.3: Cơ cấu nghề nghiệp của người sản xuất chính (%) 67
Hình 4.4: Nhu cầu tập huấn của nông hộ trong thời gian tới 75
Hình 4.5: Thông tin về thời vụ thả giống tôm nuôi nước lợ 77
Hình 4.6: Cơ cấu chi phí nuôi tôm nước lợ 88
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Tra n g
Bảng 3.1: Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2015 (ha) 42
Bảng 3.2: Số lượng quan sát phân tích trong nghiện cứu (n) 43
Bảng 3.3: Mô tả, cơ sở, kỳ vọng các biến trong mô hình hàm sản xuất biên 47
Bảng 3.4: Mô tả, cơ sở, kỳ vọng các biến độc lập trong mô hình hàm lợi nhuận biên 49
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng 2010-2016 (1.000 ha) 52
Bảng 4.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh từ 2010-2016 (giá so sánh 1994) 55
Bảng 4.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh từ 2010-2016 (giá so sánh 1994) 55
Bảng 4.4: Tốc độ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, tôm nước lợ, sản lượng tôm nước lợ (%) 57
Bảng 4.5: Tốc độ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản từ 2010-2016 (%) 59 Bảng 4.6: Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ 61
Bảng 4.7: Năng lực chế biến xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng từ 2000-2016 62
Bảng 4.8: Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng 63
Bảng 4.9 Một số đặc điểm của nông hộ nuôi tôm nước lợ 66
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng lao động của nông hộ nuôi tôm (ngày công/hộ/vụ) 68
Bảng 4.11: Diện tích nuôi tôm nước lợ của nông hộ (ha/hộ) 69
Bảng 4.12: Tỷ lệ diện tích mặt nước so với tổng diện tích nuôi (%) 70
Bảng 4.13: Diện tích mặt nước ao nuôi (ha/ao) 70
Bảng 4.14: Số ao nuôi tôm nước lợ (ao/hộ) 71
Bảng 4.15: Thời gian đầu tư xây dựng công trình ao nuôi (năm) 72
Bảng 4.16: Tổng chi phí đầu tư cố định/xây dựng cơ bản 73
Bảng 4.17: Nguồn tiếp cận thông tin của nông hộ nuôi tôm nước lợ 74
Bảng 4.18: Hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (lần) 74
Bảng 4.19: Nhu cầu về nội dung tham dự tập huấn trong thời gian tới 75
Bảng 4.20: Nguồn gốc giống tôm nuôi nước lợ 76
Bảng 4.21: Phân tích, kiểm tra chất lượng giống tôm nuôi nước lợ 76
Bảng 4.22: Mât độ, thời gian nuôi, tỷ lệ sống 78
Bảng 4.23: Kiểm tra nước ao nuôi tôm 79
Bảng 4.24: Mực nước, độ mặn, pH, độ kiềm nước ao nuôi tôm 80
Bảng 4.25: Tình hình sử dụng thức ăn 81
Bảng 4.26: Một số bệnh trên tôm nuôi nông hộ gặp trong vụ nuôi 82
Bảng 4.27: Tình hình thu hoạch tôm nuôi 83
Bảng 4.28: Nguồn thông tin tiêu thụ tôm nguyên liệu 84
Bảng 4.29: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi nước lợ 84
Bảng 4.30: Quyết định giá bán sản phẩm tôm nuôi nước lợ 85
Bảng 4.31: Cỡ tôm thu hoạch (Con/kg) 85
Bảng 4.32: Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ 86
Bảng 4.33: Tổng hợp chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm 87 Bảng 4.34: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TTCTTC 91
Trang 14Bảng 4.35: Uớc lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi TTCTTC
92
Bảng 4.36: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TTCTTC 95
Bảng 4.37: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TTCTTC 96
Bảng 4.38: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TSTC 99
Bảng 4.39: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi
TSTC 100
Bảng 4.40: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TSTC 102
Bảng 4.41: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSTC 103
Bảng 4.42 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TSQCCT
106
Bảng 4.43: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi
TSQCCT 107
Bảng 4.44: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TSQCCT 109
Bảng 4.45: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và kinh tế của nông hộ nuôi
TSQCCT 110
Bảng 4.47: Khó khăn trong sản xuất của nông hộ tôm nuôi nước lợ 112
Bảng 4.48: Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ tôm nuôi nước lợ
113
Bảng 4.49: Một số đề xuất, kiến nghị của nông hộ 114
Trang 15DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE = Allocative efficiency - hiệu quả phân bổ
BCC = Banker, Charnes and Cooper - Mô hình của Banker, Charnes
and Cooper
CBA = Cost – Benefit Analysis – Phân tích chi phí - lợi ích
CBXK = Chế biến xuất khẩu
CCR = Charnes, Cooper and Rhodes – Mô hình Charnes, Cooper and
Rhodes
CRS = Constant returns to scale – Cố định theo qui mô
DEA = Data envelopment analysis - Phân tích bao dữ liệu
DMU = Decision making unit – Đơn vị quyết định
DRS = Decreasing returns to scale – Hiệu suất giảm theo qui mô ĐBSCL = Đồng bàng sông Cửu Long
EE = Economic efficiency – Hiệu quả kinh tế
IRS = Increasing returns to scale – Hiệu suất tăng theo qui mô NTTST = Nuôi trồng thủy sản
PTNT = Phát triển nông thôn
SE = Scale efficiency - Hiệu quả quy mô
SFA = Stochastic Frontier Analysis - Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
TE = Technical efficiency = Hiệu quả kỹ thuật
TSQCCT = Tôm sú quảng canh cải tiến
TTCTTC = Tôm thẻ chân trắng thâm canh
VRS = Variable returns to scale – Hiệu suất theo qui mô
Trang 16CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương 1, một số nội dung chính được trình bài gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi và giả thuyết cần đặt ra cho nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án xác định giới hạn nghiên cứu về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian Tiếp đến, mô tả cơ bản những nội dung của luận án tập trung nghiên cứu, đồng thời nêu ra ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
là nuôi tôm nước lợ chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi và gần 80% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của cả nước Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhà nhập khẩu ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm tôm nuôi, áp dụng các hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản đã và đang đưa ra yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và chứng nhận tiêu chuẩn, như GlobalGAP, bao gồm cả bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội Việc thí điểm nuôi tôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP được Việt Nam triển khai nhưng mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình thử nghiệm và khó có khả năng mở rộng diện tích do chi phí sản xuất tăng cao mà giá bán tôm chỉ ngang với tôm nuôi không
áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP Người nuôi tôm tại ĐBSCL có thể cung cấp nguồn tôm nguyên liệu sạch với giá cao hơn nhưng các nhà máy CBXK và Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) coi đó cũng là một phần trách nhiệm của người nuôi; đồng thời khi kiểm tra chất kháng sinh doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn chi phí với số tiền không nhỏ Vì vậy, hiện vẫn chưa
có giải pháp đồng bộ để cung cấp ra nguồn nguyên liệu tôm nuôi sạch cho CBXK nhằm đáp ứng theo yêu cầu khắc khe của các nước nhập khẩu
Sóc Trăng là tỉnh ven biển ĐBSCL, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km, địa hình tương đối bằng phẳng, cao
độ trung bình của Tỉnh từ 1 m đến 1,2m so với mực nước biển, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mật độ bình quân hơn 0,2 km/km2, phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng xâm mặn vào mùa khô do triều cường, nước biển xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền tạo nên vùng sinh thái nước lợ được ngăn cách bởi hệ thống đê, cống từ chương trình ngọt
Trang 17hóa bán đảo Cà Mau (Sở Nông nghiệp và PPTNT Sóc Trăng, 2016), nên có lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển Trong những năm qua giá trị sản xuất thủy sản chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu xuất khẩu nông nghiệp của Tỉnh; Diện tích nuôi trồng thủy sản
2016 đạt 68.400 ha, chiếm 16,33% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Sản lượng nuôi trồng thủy sản 147.000 tấn; trong đó, nuôi tôm nước lợ 46.765
ha, chiếm 68,37% so với diện tích nuôi thủy sản; sản lượng tôm nuôi nước lợ 82.200 tấn, chiếm 55,92% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng (Sở Nông nghiệp
và PTNT Sóc Trăng, 2017); Sản lượng tôm nuôi mặn lợ của Sóc Trăng trong thập niên vừa qua thường đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong số các tỉnh ven biển ĐBSCL và Việt Nam; Đối tượng nuôi tôm nước lợ vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng; Mô hình nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, tôm lúa, bán thâm canh và thâm canh Nghề nuôi tôm nước
lợ vùng ven biển của Tỉnh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho cộng đồng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Tuy nhiên, ngành hàng tôm nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng phát triển chưa mang tính bền vững, chứa đựng rất nhiều rủi ro cả về kỹ thuật, dịch bệnh, môi trường, kinh tế-xã hội và an toàn thực phẩm Mấy năm gần đây, nuôi tôm nước lợ của tỉnh gặp rất nhiều trở ngại, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng Nguyên nhân gây trở
ngại Lê Xuân Sinh và cộng sự (2012) chủ yếu là do: (1) Công tác quy hoạch và
đầu tư cho ngành thủy sản chưa hợp lý cùng với công tác quản lý ngành thủy sản còn nhiều hạn chế; (2) Hạ tầng cơ sở ở cho nghề nuôi tôm chưa đảm bảo, nhất là hệ thống thuỷ lợi; (3) Việc tăng nhanh các mô hình nuôi bán thâm canh
và thâm canh đã và đang sử dụng một khối lượng lớn thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản/hoá chất, chất cải tạo môi trường,… Bên cạnh đó, vùng sản xuất lúa của tỉnh ngày càng sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát thải từ vùng sản xuất nông nghiệp,… đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các vùng nuôi cũng như chất lượng tôm nguyên liệu; (4) Dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp phòng trị kịp thời và triệt để; (5) Giá vật tư đầu vào liên tục tăng trong những năm gần đây; Bên cạnh đó, giá tôm nguyên không tăng và có chiều hướng giảm đáng kể; (6) Nhận thức của người sản xuất kinh doanh về chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn hạn chế; (7) Công tác quản lý môi trường, dịch bệnh còn nhiều bất cập
Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội, an toàn sinh thái và an toàn thực phẩm là
Trang 18điều kiện và mục tiêu để phát triển bền vững ngành thuỷ sản Do đó, việc nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
(2) Phân tích năng suất, lợi nhuận và hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, kinh tế của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển ở Tỉnh;
(3) Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng phát triển sản xuất, tình hình tiêu thụ tôm nuôi nước lợ của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT như thế nào?
(2) Năng suất, lợi nhuận và TE, EE của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT như thế nào?
(3) Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông
hộ nuôi tôm nước lợ, những giải pháp, chính sách nào cần thực thi?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
(1) Không có sự khác biệt về nguồn lực đầu vào sản xuất giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (2) Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Trang 19(3) Không có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật, kinh tế giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng phát triển nuôi tôm nước
lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE, các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT Đặc biệt, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua cải thiện hiệu TE, EE được chú trọng Qua đó, xác định sự tác động của TE, EE đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT là vấn đề nghiên cứu quan trọng Đối với phương pháp đo lường hiệu quả được các nhà phân tích phân loại thành hai phương pháp tiếp cận chủ yếu đó là phương pháp tiếp cận tham số - biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp phi tham số - phân tích màng bao dữ liệu (DEA) Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA)
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE và EE Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng hàm hồi qui Tobit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE và đo lượng sự biến động của những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến TE và EE
Trang 20sản xuất và đây là hạn chế của đề tài nghiên cứu Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn lực nên luận án chỉ nghiên cứu mẫu thay vì nghiên cứu tổng thể
Ở một khía cạnh khác, nuôi tôm nước lợ nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường tự nhiên như đất, nước, khí hậu,
thời tiết đây là yếu tố ngoại sinh (Đinh Phi Hỗ và cộng sự, 2006), những yếu tố
khách quan này nằm ngoài khả năng kiểm soát của nông hộ nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE của nông hộ Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chưa đề cập đến Ngoài ra, một hạn chế của nghiên cứu này là chưa phân tích ảnh hưởng của những tác nhân cung cấp vật tư đầu vào, thu mua, sơ chế, chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi nước
lợ
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án được thực hiện với những ý nghĩa khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án kế thừa thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích, nội dung phân tích về hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng Từ
đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Thứ hai, luận án kế thừa, vận dụng các phương pháp phân tích định lượng thông qua sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA), phân tích hồi qui Tobit Từ đó, mô tả chi tiết đối tượng nghiên cứu, yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, sản phẩm đầu ra, các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của
mô hình nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT
Trang 21Thứ ba, đối tượng tiếp cận trong nghiên cứu rất đa dạng, địa bàn nghiên cứu tập trung vào vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của tỉnh đặc biệt là nông
hộ nuôi TSQCCT, với nguồn lực còn hạn chế và là mô hình kết hợp giữa nuôi tôm nước lợ và trồng lúa đặc sản, được xem là thích ứng với sự biến đổi thời tiết, khí hậu và xóa đói giảm nghèo bền vững
Thư tư, qua kết quả phân tích, nghiên cứu cũng tập trung đánh giá những hạn chế, khó khăn để từ đó đề ra kết luận, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Thứ năm, nghiên cứu được thực hiện có tính kế thừa và bổ sung một số hạn chế của các nghiên cứu trước đây về ngành hàng tôm nuôi nước lợ Tính đến thời điểm triển khai chưa có nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực kinh tế nghiên cứu đồng thời về nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng được thực hiện ngoại trừ các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và
Nguyễn Thanh Phương (2010); Nguyễn Thanh Long và cộng sự (2010); Phan
Thị Thuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2010); Đỗ Thị Hương và Nguyễn Văn
Ngọc (2014); Võ Nam Sơn và cộng sự (2014); Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2014); Lê Quốc Việt và cộng sự (2015); Đổ Văn Mạnh và cộng sự (2016);
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015); Nguyễn Thanh Long (2016) Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất, phân tích khía cạnh kỹ thuật, tài chính, môi trường ao nuôi tôm, tiêu thụ sản phẩm Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển thủy sản Mở rộng vấn
đề và nghiên cứu một cách toàn diện hơn, luận án này ứng dụng phương tiếp cận phân tích lý thuyết hệ thống trong nuôi trồng thủy sản, mô tả tổng thể các đối tượng tham gia trong quá trình nuôi tôm nước lợ, sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất biên, hàm lợi nhuận biên, hồi quy Tobit nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE, các yếu tố ảnh hưởng đến
TE, EE và những khó khăn, kiến nghị của nông hộ Bên cạnh đó, luận án còn phân tích yếu tố đầu vào sản xuất thông qua cách tiếp cận hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957) để tìm giải pháp sử dụng tối ưu các nhập lượng đầu vào cho nuôi tôm TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biên tỉnh Sóc Trăng
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án thể hiện tính cấp thiết với những ý nghĩa thực tiễn như sau: Thứ nhất, địa bàn nghiên cứu của luận án là khu vực nuôi tôm nước lợ trọng điểm chiếm đến 94,9% diện tích nuôi tôm nước lợ và ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh
Trang 22Thứ hai, với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu vùng ven biển phù hợp phát triển nuôi tôm nước lợ và tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch đây là khu vực nuôi tôm nước lợ trọng điểm của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 46.550 ha, sản lượng tôm nuôi nước lợ 115.560 tấn, phấn đấu nghề nuôi tôm nước lợ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn với cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao
Thứ ba, kết quả nghiên cứu phân tích hàm sản xuất biên, hàm lợi nhuận biên, hồi quy Tobit nhằm xác đinh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE, các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE và những khó khăn, kiến nghị của nông hộ Từ đó, tìm giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất, sử dụng tối ưu các nhập lượng đầu vào trong nuôi tôm nước lợ đây là tài liệu tham khảo rất thiết thực, rút ra những giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông
hộ nuôi tôm
Thứ tư, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng để lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, ngành nông nghiệp và PTNT và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hành động, phát triển nuôi tôm nước lợ của tỉnh
1.5.3 Những đóng góp mới của luận án
Luận án kế thừa thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong
và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích định lượng thông qua
sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA), phân tích hồi qui Tobit Từ đó, mô tả chi tiết đối tượng nghiên cứu, yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, sản phẩm đầu ra, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE và các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT
Nghiên cứu được thực hiện có tính kế thừa và bổ sung một số hạn chế của các nghiên cứu trước đây về ngành hàng tôm nuôi nước lợ như Nguyễn Thanh
Long và Nguyễn Thanh Phương (2010a); Nguyễn Thanh Long và cộng sự
(2010b); Phan Thị Thuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2010); Đỗ Thị Hương
và Nguyễn Văn Ngọc (2014); Võ Nam Sơn và cộng sự (2014); Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2014); Lê Quốc Việt và cộng sự (2015); Đổ Văn Mạnh và cộng
sự (2016); Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015); Phạm Lê Thông
(2015); Nguyễn Thanh Long (2016) Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến khía cạnh kỹ thuật nuôi tôm nước lợ, tài chính, môi trường ao nuôi tôm, tiêu thụ sản phẩm Từ đó, kết luận và kiến nghị Hạn
Trang 23chế của các nghiên cứu trên là chưa phân tích về hàm sản xuất biên, lợi nhuận biên, TE, EE và các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT Ngoại trừ nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2015) phân tích hàm lợi nhuận biên và EE của mô hình nuôi tôm sú vùng ĐBSCL
Địa bàn nghiên cứu vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, đây là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của tỉnh, địa phương xác định ngành nuôi tôm nước lợ là ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất tập trung với lượng hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao Do đó, cần có nhiều nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất trong thời gian tới
Phát triển nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua ổn định về diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích thiệt hại chiếm tỷ lệ lớn, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu không ổn định, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm nguyên liệu nhập khẩu của Tỉnh không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đây là điều mà địa phương cần quan tâm, tìm nguyên nhân, có giải pháp điều chỉnh kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ tôm nguyên liệu của tỉnh
Năng suất tôm nuôi nước lợ đạt trung bình 2.287,37 kg/ha Doanh thu đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha, chi phí sản xuất 215,39 triệu đồng/vụ/ha Lợi nhuận đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha Đây được xem là mức năng suất, doanh thu, lợi nhuận tương đối thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tương đối cao Nông hộ không chủ động được thời gian thu hoạch, chỉ thu hoạch vào thời điểm tôm gặp rủi ro, tiêu thụ sản phẩm chưa qua hình thức hợp đồng, liên kết sản xuất, bán sản phẩm qua cấp trung gian, thông tin giá cả thị trường vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra nông hộ chưa nắm bắt được kịp thời
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh: có 4 hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ, giống thả nuôi, thức ăn, nhiên liệu Và hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận gồm
hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ thuốc thú ý, hóa chất và nhiên liệu, tuy nhiên, hệ số yếu tố giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi huận Có 29,40% và 99,41% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi
TE và phi EE TE trung bình đạt 88,99% và EE trung bình 58,44%, không có nông hộ nào đạt TE, EE tối ưu Các yếu tố ảnh hưởng đến TE gồm diện tích mặt nước nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống
Trang 24Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và thuốc thú y, hóa chất Và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm hệ số của biến giá chuẩn hóa thức
ăn, chi phí nhiên liệu Có 86,79% và 59,72% sự biến động của năng suất và lợi nhuận của nông hộ là do mức độ phi TE và phi EE TE trung bình đạt 91,73%
EE trung bình đạt 70,71%, không có nông hộ nào đạt TE, EE tối ưu Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE gồm yếu tố lao động, tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến EE gồm hệ số yếu tố kinh nghiệm, mật độ nuôi, thời gian
và tỷ lệ sống, hệ số biến nguồn thông tin tác động tiêu cực đến EE
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số yếu tố lượng giống, lượng thức ăn và nhiên liệu Và các yếu tố có hệ số ảnh hưởng đến EE gồm yếu tố lao động, chuẩn hóa thức ăn
và nhiên liệu, nhưng chỉ có hệ số biến nhiên liệu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận Có 20,94% và 43,13% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi TE và EE TE trung bình 94,24% và EE trung bình 60,99%, không
có nông hộ nào đạt TE và EE tối ưu Yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE chỉ có yếu tố tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm hệ số biến kinh nghiệm, diện tích mặt nước nuôi, nguồn thông tin, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống Năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ gồm: (i) giải pháp về thị trường, (ii) ứng dụng khoa học công nghệ, (iii) tổ chức và quản lý sản xuất, (iv) cơ chế chính sách và (v) nông hộ nuôi tôm nước lợ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này tập trung một số nội dung chính như đưa ra tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi và giả thuyết cần đặt ra cho nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án xác định giới hạn nghiên cứu về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian Tiếp đến, mô tả cơ bản những nội dung của luận án tập trung nghiên cứu, đồng thời nêu ra một số ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong phần này trình bày tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu cũng như những thông tin có liện quan đến nội dung nghiên cứu Một số bài báo về hệ thống nuôi tôm nước lợ cũng được trình bày tóm tắt
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 25Phần này trình bày một cách tổng thể cơ sở lý luận, các khái niệm, đánh giá lý thuyết và thực nghiệm về năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Từ đó, đề ra phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, khung nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích trong nghiên cứu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày tổng quan điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Sóc Trăng, tình hình phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển nuôi tôm nước lợ phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE, các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiện quả sản xuất của mô hình nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 26CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong chương 2, một số nội dung chính được trình bày như: tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, nó cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu cũng như những thông tin có liện quan đến nội dung nghiên cứu Một số bài báo viết về năng suất, hiệu quả sản xuất nói chung cũng như trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nói riêng, hệ thống nuôi tôm nước lợ cũng được trình bày khái quát
2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất là sự đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế Hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là sự đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng nền kinh tế nông nghiệp, tạo ra sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người Việc đánh giá hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là việc xem khả năng của nông hộ sản xuất ra một mức sản lượng từ một mức chi phí thấp nhất, trên cơ sở đó nông hộ được xem là đã sử dụng tốt nguồn lực sẵn có Hiệu quả sản xuất được các nhà kinh tế như Farrell (1957), Aigner and
Chu (1968), Aigner et al (1977), Meeusen et al (1971), Tim Coelli (2005) định
nghĩa là tỷ lệ giữa năng suất, sản lượng và lợi nhuận đạt được của người sản xuất so với mức tiềm năng tối đa mà họ có thể đạt được Farrall (1957), Tim Coelli (2005) cho rằng, hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần gồm: hiệu quả kỹ thuât-TE, hiệu quả phân phối-CE (hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế-EE (hiệu quả chi phí) TE là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước
từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định CE là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của TE và CE
Việc đo lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều nhà khoa học sử dụng phổ biến bằng hai phương pháp Một là, phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) dưới dạng hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, hàm chi phí Hai là phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên Một số nhà nghiên cứu sử dụng SFA tiêu biểu như: Timmer (1971), Bagi (1982), Bravo-Ureta et al (1986), Ali và Flinn (1989), Carter và Zlang (1994), Nguyễn Văn Song (2005), Poulomi Bhattacharya (2005), Phạm Lê Thông
(2011), Phạm Lê Thông và cộng sự (2011), Phạm Lê Thông và Nguyễn Thị
Trang 27Phượng (2015), Nguyễn Hữu Đặng (2011), Nguyễn Hữu Đặng (2012), Đỗ Thị
Hương và Nguyễn Văn Ngọc (2013), Ghee-Thean et al (2016),… Một số nhà
khoa học sử dụng phương pháp DEA tiêu biểu như: Nguyễn Khắc Minh (2008), Quan Minh Nhựt (2005), Quan Minh Nhựt (2009); Hoàng Văn Cường (2009),
Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2009), Đặng Hoàng Xuân Huy và Trần Văn
Thắng (2013), Đặng Hoàng Xuân Huy và Phạm Hồng Mạnh (2013), Nguyễn
Quốc Nghi và cộng sự (2015), … Và một số nghiên cứu được các nhà khoa học
sử dụng kết hợp cả hai phương pháp như: Dawson (1985), Abdul Wadud và Ban White (2000), Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015),…
Mỗi phương pháp phân tích đều có thế mạnh và hạn chế riêng Hạn chế lớn nhất của DEA là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những đơn vị sản xuất trong cùng một mẫu của tổng thể nghiên cứu Nghĩa là hiệu quả sản xuất của một đơn vị không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu của tổng thể khác (Quan Minh Nhựt, 2009) Đồng thời, DEA không thể kiểm định giả thuyết thống kê về mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra (Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phương Mai, 2015) DEA không thể tách biệt tác động của những yếu tố không quan sát lên đầu ra và giả định mọi chênh lệch giữa đầu ra đạt được so với đầu ra tối đa có thể đạt được đây là phần phi hiệu quả Hơn nữa DEA cũng rất nhạy với sai số ngẫu nhiên, cho nên nếu có sai số ngẫu nhiên tồn tại trong số liệu thì chúng sẽ ảnh hưởng đến các kết quả đo lường hiệu quả Do vậy, kết quả ước lượng DEA có thể rất nhạy cảm khi có những quan sát cực
đoan (Coelli et al, 2005) Đới với việc tiếp cận theo phương pháp SFA có thể
khắc phục một số nhược điểm của phương pháp DEA Tuy nhiệu, SFA đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thể đối với mối quan hệ đầu vào và đầu ra Tuy nhiên, việc lựa chọn dạng hàm sai sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch (Coelli
et al, 2005) Cách tiếp cận DEA không đòi hỏi các ràng buộc về dạng hàm cụ
thể, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về các nhân tố ảnh hưởng đến không hiệu quả
Tóm lại, việc lựa chọn phương pháp trong những nghiên cứu đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp là hàm biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA) hay phương pháp màng bao dữ liệu (Data Enveloping Analysis
- DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp là phụ thuộc vào nhiều vấn đề Trong
đó, quan trọng nhất là mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu
2.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Những vấn đề liên quan đến phân tích hiệu quả trong sản xuất nói chung
và trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản nói riêng, được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất đó là EE và hiệu
Trang 28quả này được xem là mức lợi nhuận mà người sản xuất đạt được trong quá trình sản xuất EE là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách tối đa hay nói cách khác là lợi nhuận của nhà sản xuất đạt được tối đa EE là tích số giữa TE và CE Vì vậy, nông hộ muốn đạt được EE trong sản xuất thủy sản thì cần phải đạt được cả TE và CE
(Farrell, 1957; Theodore, 1964; Rizzo, 1979; Ellis, 1993, Chavas et al 2005;
Quan Minh Nhựt, 2009; Phạm Lê Thông, 2011; Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phương Mai, 2015; Nguyễn Hữu Đăng, 2012,…) Việc đo lường EE trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước sử dụng phương pháp đo lường chủ yếu là phương pháp SFA và DEA hoặc kết hợp cả hai phương pháp
Đối với những nghiên cứu sử dụng hàm biên ngẫu nhiên (SFA) dưới dạng hàm lợi nhuận và mô hình hiệu ứng phi hiệu quả để ước lượng EE cho lĩnh vực
nông nghiệp, tiêu biểu như: Ali et al (1989) ước lượng EE của nông dân trồng lúa Pakistan; Abdulai et al (1998) phân tích EE thông qua việc đo lường tính
kém hiệu quả lợi nhuận của nông hộ trồng lúa vùng Bắc Ghana Kết quả phân tích đã chỉ ra nguồn vốn, nhân lực (trình độ học vấn), khả năng tiếp cận vốn tín dụng, khả năng chuyên môn hóa góp phần tích cực vào hiệu quả sản xuất; Rahman (2003) ước lượng EE mô hình sản xuất lúa của nông dân tại Bangladesh
đã chi ra phần kém hiệu quả chủ yếu là do thổ nhưỡng, kinh nghiệm, hệ thống
cơ sở hạ tầng và các hoạt động dịch vụ khuyến nông
Nguyễn Thanh Long và cộng sự (2010b) phân tích các khía cạnh kinh tế
và kỹ thuật các mô hình nuôi thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 12/2008 Kết quả cho thấy, mô hình nuôi thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng đa dạng, ngày càng thâm canh hóa và có nhiều loài mới được đưa vào nuôi Mật độ thả nuôi của mô hình nuôi TSTC là 26,29 con/m2; bán thâm canh là 15,02 con/m2, quảng canh cải tiến (QCCT) là 7,56 con/m2 ; tôm – lúa là 7,74 con/m2 và có năng suất lần lượt là 4.665; 2.739; 1.504
và 919 kg/vụ/ha Lợi nhuận của mô hình nuôi TSTC là 183,1 triệu đồng/ha; bán thâm canh là 102,2 triệu đồng/ha, quảng canh cải tiến là 50,4 triệu đồng/vụ/ha; tôm – lúa là 28,6 triệu đồng/ha Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại phân tích khía cạnh tài chính, kỹ thuật chưa phân tích EE
Phạm Lê Thông và cộng sự (2011) ước lượng EE từ hàm lợi nhuận biên
ngẫu nhiên Cobb-Doaglas, dựa trên số liệu thu thập từ 479 nông hộ sản xuất lúa, năm 2010 ở Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận trung bình của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17-19% Mức EE đạt được trong hai vụ lần lượt
là 57% và 58% Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát
Trang 29khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong vụ Hè Thu và Thu Đông Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả giữa các nông
hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt Tuy nhiên, nghiên cứu này thuộc lĩnh vực trồng trọt (lúa)
Phạm Lê Thông (2011) ước lượng EE từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Doaglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 477 nông hộ sản xuất lúa vụ Đông Xuân, năm 2010 ở Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn/ha
và các nông hộ có thể thu được lãi khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí lao động gia đình) Mức EE đạt được là 72% Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 1,2 triệu đồng/ha Có sự chênh lệch lớn trong năng suất cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ
và khả năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt Tuy nhiên, nghiên cứu này thuộc lĩnh vực trồng trọt (lúa)
Phạm Lê Thông và Đăng Thị Phương Mai (2015) EE được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp thu thập từ 398 hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long Mức EE của mô hình đạt trung bình 49% và số hộ muôi đạt mức EE dưới 50% chiếm gần phân nửa tổng
số hộ khảo sát Lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả của mô hình bình quân là 263 triệu đồng/vụ/ha Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy EE của mô hình thâm canh
và bán thâm canh phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất và các đặc điểm kỹ thuật của quá trình nuôi tôm Tuy nhiên, về địa bàn nghiên cứu và loại hình nuôi tôm khác nhau
Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014) thực hiện nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến năng suất sen của hai vụ là lượng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình Mức TE đạt được ở vụ 1 là 86,81%
và ở vụ 2 là 85,33% Mức kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát trong vụ 1 khoảng 1.280 kg/ha và trong vụ 2 khoảng 1.027 kg/ha
Đối với những nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số - DEA dạng hàm lợi nhuận và mô hình hiệu ứng phi hiệu quả để ước lượng EE cho lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu như:
Muhammad et al (2000) phân tích hiệu quả sử dụng hiệu quả tài nguyên
trong sản xuất bông ở Punjab của Pakistan bằng sử dụng phương pháp phi tham
số - DEA, phân tích TE và phân bổ của các trang trại riêng lẻ sử dụng đầu vào tương tự, sản xuất cùng một sản phẩm và hoạt động trong các trường hợp tương
Trang 30đương nhau Trong hệ thống bông lúa mì của Pakistan, có một số lượng lớn các trang trại không hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và phân bổ hiệu quả Việc sử dụng DEA cho thấy rằng kỹ thuật này cung cấp một nhận dạng rõ ràng về cả mức độ
và nguồn không hiệu quả về mặt kỹ thuật và phân bổ trong sản xuất bông Quan Minh Nhựt (2009) sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), ước lượng EE của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu long Số liệu thu thập được từ các doanh nghiệp lựa chọn trong năm 2007 Kết quả phân tích cho thấy rằng các doanh nghiệp xay xát lúa gạo đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với các doanh nghiệp chế biến thủy sản và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của hai lĩnh vực sản xuất Tuy nhiên, bài viết so sánh hiệu quả sản xuất của hai loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất ở hai lĩnh vực khác nhau là chưa phù hợp Vì khi ước lượng bài viết ước lương theo biên sản xuất nhóm sau đó so sánh lại với nhau chưa có điểm chung
Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2015) sử dụng phương pháp DEA phân tích TE, CE và EE kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả kinh tế đạt của mô hình nuôi tôm sú thâm canh trung bình đạt 55%, tôm thẻ chân trắng đạt trung bình 61% và tôm sú quảng canh cải tiến đạt 63%
2.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Farrell (1957) cho rằng, TE là khả năng sản xuất ra một lượng đầu ra tối
đa dựa trên lương đầu vào nhất định trong điều kiện kỹ thuật hay công nghệ áp dụng hoặc sản xuất Ông đã chia hiệu quả sản xuất ra thành hiệu quả giá (sự thành công của công ty trong việc lựa chọn một thiết lập tối ưu đầu vào) và TE (thành công của một công ty sản xuất sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu
tố đầu vào) Farrell (1957) ước lượng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cho
48 tiểu bang ở Hoa Kỳ trong những năm 1950 Yếu tố đầu ra được đo lường bằng tiền mặt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Các yếu tố đầu vào được xem xét bao gồm đất (trang trại ít rừng và đất khác không đồng cỏ), lao động (nông dân, cán bộ quản lý nông nghiệp và lao động gia đình không được trả lương), nguyên liệu (thức ăn, vật nuôi và giống), và vốn (dụng cụ nông nghiệp
và máy móc) Các kết quả cũng cho thấy, quá trình sử dụng vùng đất rộng lớn
thì đạt hiệu quả cả vốn và vật liệu
Nối tiếp Farrell có rất nhiều tác giả đã đo lường TE trong lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu như: Timmer (1971), Bagi (1982), Bagi & Huang (1983),
Bagi (1984), Lambert et al (1998), Abdul Wadud et al (2000), Chavas et al (2005), Poulomi Bhattacharya (2005), Lê Xuân Sinh và cộng sự (2009), Phan
Văn Hòa (2009), Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010),
Trang 31Nguyễn Thanh Long và cộng sự (2010), Phạm Lê Thông (2011), Nguyễn Hữu Đặng (2012), Nguyễn Công Thành và cộng sự (2012), Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014), Ghee-Thean et al (2016), Nguyễn Hữu Đăng (2017),
Trương Hoàng Minh (2017) được thể hiện cụ thể như sau:
Timmer (1971) sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường TE Sử dụng các kỹ thuật lập trình tuyến tính để ước tính một hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nông nghiệp Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1967 Xác định biên giới sản xuất và xác suất được tạo ra, kết quả so với bình phương nhỏ nhất bình phương và phân tích ước tính hiệp phương sai của hàm sản xuất Tính không
TE được xác định liên quan đến hàm sản xuất biên giới xác suất và mức độ không hiệu quả được tính cho mỗi tiểu bang Ít TE tồn tại trên toàn tiểu bang khi hàm sản xuất bao gồm đầu vào trung gian cũng như đất đai, lao động và vốn
Kopp (1981) đã khái quát hóa các chỉ số Farrell về hiệu quả sản xuất cho các công nghệ sản xuất không đồng nhất, đồng thời duy trì các biện pháp giải thích chi phí của Farrell Vì những chỉ số tổng quát phát triển gần đây chủ yếu dựa vào việc ước lượng chi phí biên giới, hàm sản xuất và xem xét một số mô hình biên giới Ngoài các chỉ số tổng quát về TE, CE và EE, các biện pháp được thảo luận về hiệu quả của một yếu tố
Lambert et al (1998) để nâng cao giá trị gia tăng nông sản phải cải tiến
TE, CE và hiệu quả theo quy mô Tác giả đã đưa ra 5 giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất là tối đa hóa việc sử dụng nguyên liệu, kiểm soát chi phí đóng gói, quản lý chi phí lao động, quản lý hiệu quả thiết bị tổng thể và thực hiện các chương trình cải tiến liên tục
Abdul Wadud et al (2000) nghiên cứu so sánh các ước tính về TE thu được
từ phương pháp tiếp cận biên ngẫu nhiên và cách tiếp cận DEA sử dụng dữ liệu khảo sát cấp độ trang trại cho nông dân trồng lúa ở Bangladesh Các tác động không TE được mô hình hóa như là một hàm số của các yếu tố kinh tế-xã hội
cụ thể của trang trại, các yếu tố môi trường và cơ sở hạ tầng tưới tiêu Kết quả nghiên cứu từ cả hai cách tiếp cận cho thấy hiệu quả bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố đo suy thoái môi trường và cơ sở hạ tầng tưới tiêu
Chavas et al (2005) điều tra EE của các hộ nông dân tại Gambia Việc
phân tích hiệu quả được tiến hành ở cấp hộ gia đình Các thước đo về TE, phân
bổ và quy mô dựa trên đầu ra sản phẩm Một phân tích kinh tế của các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số hiệu quả được tiến hành sau đó bằng cách sử dụng một mô hình Tobit TE đạt khá cao cho thấy việc tiếp cận công nghệ không phải
Trang 32là một hạn chế quan trọng đối với hầu hết các hộ nông dân Sự kém hiệu quả phân bổ là quan trọng đối với phần lớn các hộ nông dân
Poulomi Bhattacharya (2005) để kiểm tra hiệu quả của nghề nuôi tôm họ
đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Họ cho rằng sản phẩm như tôm nuôi rất dễ bị dịch bệnh, nên trong nghiên cứu họ đã sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả của nghề nuôi tôm truyền thống và khoa học ở cấp hộ gia đình là thích hợp
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Trung Chánh (2009) đã tiến hành nghiên cứu tôm sú sinh thái ở Cà Mau Nghiêu cứu phân tích và so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như nhận thức của người nuôi tôm sú Sử dụng phương pháp hồi qui
đa biến, hàm Cobb-Douglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi Nghiên cứu chưa phân tích TE
Phan Văn Hòa (2009) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi cho thấy, các yếu tố giống, thức ăn công nghiệp, lao động, vụ nuôi, kiểm dịch giống, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, ao có kênh cấp và thoát nước riêng nếu tăng sẽ làm tăng năng suất tôm nuôi và ngược lại thức ăn tươi và môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm nếu tăng sẽ làm giảm năng suất tôm nuôi Bên cạnh đó, kết quả phân tích hàm xác suất phi tuyến Logit rủi ro mất mùa trong nuôi tôm, với giả định năng suất thấp hơn hoặc bằng 50% năng suất trong điều kiện nuôi bình thường thì ao đó mất mùa và năng suất bình thường tại vùng nghiên cứu đối với tôm thâm canh
là 3 tấn/vụ/ha, bán thâm canh 1,2 tấn/vụ/ha và quảng canh 600 kg/vụ/ha Kết quả phân tích cho thấy, nếu tăng giống, thức ăn công nghiệp, công lao động, nuôi vụ 1, chủ hộ được tập huấn, ao có kênh cấp và thoát nước riêng sẽ làm giảm xác suất mất mùa Ngược lại, nếu tăng lượng thức ăn tươi, môi trường bị
ô nhiễm thì xác suất mất mùa sẽ tăng
Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2009) sử dụng mô hình phân tích
màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra và năm biến đầu vào để đánh giá
TE cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng tại thành phố Nha Trang có 25% số trại nuôi tôm sú thương phẩm đạt TE và 75% số trại là không TE Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến mô hình CRS Trong nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ đề cập đến mô hình VRS để
so sánh TE giữa hai mô hình
Nguyễn Thanh Long và cộng sự (2010) phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ
thuật của các mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh, nghiên cứu được hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Sóc Trăng nhằm
Trang 33phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm
sú thâm canh và bán thâm canh Mỗi mô hình chọn 15 hộ để thu thập số liệu suốt vụ nuôi Ngoài ra, mỗi mô hình chọn 3 ao để thu mẫu và xác định sự phân
bố đạm lân trong mô hình nuôi Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi thâm canh 7.067 kg/vụ/ha cao hơn mô hình nuôi bán thâm canh 2.927 kg/vụ/ha Lợi nhuận của mô hình nuôi thâm canh 231 triệu đồng/vụ/ha cao hơn
ở mô hình nuôi bán thâm canh 71,6 triệu đồng/vụ/ha Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích khía cạnh kỹ thuật, chưa phân tích TE
Nguyễn Hữu Đặng (2012) phân tích TE và các yếu tố ảnh hưởng đến TE của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã sử dụng hàm Cobb-Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật được sử dụng để phân tích bằng chương trình FRONTIER 4.1 Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng sản lượng của nông hộ Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện TE của nông
hộ Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khẳ năng cải thiện TE
Nguyễn Công Thành và cộng sự (2012) nghiên cứu này được thực hiện từ
tháng 05 đến 11/2011 thông qua khảo sát 170 hộ nhằm phân tích hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-xã hội của mô hình sản xuất Tôm sú - Lúa (TL) ở các huyện giáp biển của ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích mối quan hệ cùng một lúc của các biến độc lập (Xi) được giả định có ảnh hưởng đối với biến phụ thuộc Y (năng suất tôm/vụ/ha và năng suất lúa/vụ/ha của mô hình) (Lê Xuân Sinh, 2010) Kết quả cho thấy năng suất tôm nuôi đạt 172,82 kg/vụ/ha với tổng chi phí trung bình 17,3 tr.đ/vụ/ha, thu nhập từ thủy sản đạt 37,2 tr.đ/vụ/ha (tôm nuôi chiếm 69,1%), mang lợi nhuận đạt 19,88 tr.đ/vụ/ha và 77,65% số hộ có lời
từ thủy sản Năng suất lúa trung bình đạt 1,21 tấn/ha gieo sạ/vụ với tỷ lệ thất mùa tới 36,7% trong khi tổng chi phí sản xuất lúa bình quân là 8,14 tr.đ/vụ/ha, đạt lợi nhuận khoảng 0,44 tr.đ/vụ/ha và chỉ có 40,29% số hộ có lời Tổng hợp toàn mô hình T-L với 139 hộ có đầy đủ thông tin cho thấy: bình quân mỗi ha hằng năm thu được 181,8 kg tôm và 848,5 kg lúa Nuôi tôm cần tới 75,40% tổng chi phí sản xuất, mang lại 82,05% tổng thu nhập và 97,44% tổng lợi nhuận của toàn mô hình T-L Khó khăn chính đối với tôm nuôi trong mô hình này là: (1) khó quản lý nước; (2) dịch bệnh nhiều; và (3) chất lượng tôm giống chưa đảm bảo yêu cầu Đối với lúa, các trở ngại chính gồm: (1) đất nhiễm mặn; (2) sức chịu mặn và kháng bệnh chưa tốt của các loại giống lúa; và (3) nguồn nước tưới cho lúa còn phụ thuộc nhiều thời tiết Những giải pháp cơ bản được quan tâm
Trang 34gồm có: (1) tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi tôm và trồng lúa; (2) cung cấp
và sử dụng giống tôm/lúa có chất lượng 97 tốt hơn; (3) tăng cường sự liên kết/hợp tác giữa các hộ sản xuất; và (4) làm tốt hơn nữa khâu cải tạo ruộng/ao trước khi xuống/thả giống
Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2013) sử dụng mô hình phân tích
màng dữ liệu (DEA) tối đa hóa các yếu tố đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) với bốn biến đầu vào và hai biến đầu ra Nghiên cứu phân tích hiệu quả doanh thu để tăng đầu ra cho 62 ao nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Phú Yên Kết quả cho thấy rằng có 8,06% số ao nuôi đạt hiệu quả theo mô hình tối
đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và có 16,13% số ao nuôi đạt hiệu quả theo mô hình tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS)
Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2015) sử dụng phương pháp DEA phân tích TE, CE và EE kết quả phân tích cho thấy, mức TE đạt của mô hình nuôi tôm sú thâm canh trung bình đạt 92%, tôm thẻ chân trắng đạt trung bình 98% và tôm sú quảng canh cải tiến đạt 96%
Ghee-Thean et al (2016) nghiên cứu ước tính TE và các yếu tố ảnh hưởng
không TE của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Malaysia bằng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên với hàm sản xuất trans-log được áp dụng trong nghiên cứu Nông dân nuôi tôm chân trắng tại Malaysia đã đạt được TE trung bình ước tính là 81,2% Sở hữu đất đai, quy mô giống tôm và hội thảo là các yếu tố có tác động đến tính không TE Nghiên cứu này cho thấy, hội thảo nên được tiến hành bởi các tổ chức khuyến nông để nâng cao kiến thức của người nuôi tôm Chính phủ Malaixia nên giao đất và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và
hỗ trợ tài chính để phát triển ngành công nghiệp này Hỗ trợ về giống tôm có chất lượng cũng cần được khuyến khích, đồng thời người nuôi tôm nên lựa chọn tôm giống chất lượng
Trương Hoàng Minh (2017) đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau Kết quả của nghiên cứu cho thấy, mật độ thả giống ở trung bình 5-6 con/m2/vụ, kích
cỡ tôm thu hoạch 40,2 con/kg và năng suất 345 kg/vụ/ha, giá thành sản xuất 45,1 nghìn đồng/kg, giá bán cao 150 ngàn đồng/kg, lợi nhuận đạt 43,1 tr.đ/vụ/ha, tỷ suất lợi nhuận 5,02 lần, số hộ thua lỗ ở mô hình này chỉ 12,3% ở tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi trong mô hình này
là mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là mật độ và năng suất
Trang 35Nguyễn Hữu Đăng (2017) ước lượng TE và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE của các hộ trồng thanh long dựa trên bộ số liệu khảo sát tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An Hàm sản xuất biến ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật (technical ineffiiciency model) được sử dụng theo phương pháp ước lượng một giai đoạn bằng chương trình Frontier 4.1 Kết quả ước lượng cho thấy TE của các hộ trồng thanh long biến động trong khoảng 49,5-97,4% Bên cạnh đó, các yếu tố như diện tích, lượng phân kali và lao động
có tác động tích cực đến năng suất thanh long Ngược lại, lượng giống, có tác động ngược chiều với năng suất thanh long Các yếu tố như trình độ học vấn,
sự tham gia các tổ chức hội và đoàn thể, tập huấn kỹ thuật và tín dụng có mối quan hệ thuận chiều với TE Cải thiện các yếu tố này sẽ góp phần nâng cao TE các các hộ trồng thanh long
2.4 HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI
Củng như phần trình bài ở phần trên hiệu quả sản xuất bao gồm ba chỉ
tiêu hiệu quả khác nhau là TE, CE và EE Hiệu quả phân phối được cho là khả
năng sử dụng đầu vào tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận Vì vậy, khi sản phẩn được sản xuất ra có giá sản phẩm (doanh thu bình quân) bằng chi phí biên của nguồn lực được sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất Để đánh giá CE, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trên thế giới và Việt Nam, cũng như EE và TE, CE cũng tiếp cận theo hai phương pháp phổ biến đó là phi tham số (DEA) và tham
số (SFA) Việc tính toán khá dễ dàng nếu như tính toán được hai chỉ tiêu EE và
TE vì EE bằng tích của TE và CE (EE=AE*TE) Một số nghiên cứu tiêu biểu như Bravo-Ureta và Rieger (1991), Rahman (2003), Quan Minh Nhựt (2009), Phạm
Lê Thông & cộng sự (2011), Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu có tính toán và phân tích CE:
Bravo-Ureta et al (1991) đã dùng mô hình hiệu quả ngẫu nhiên để phân
tích CE thông qua việc tính toán EE và TE Kết quả cho thấy EE trung bình là 70%, TE là 83%, CE đạt được là 84,6% Phạm Lê Thông (1998) và Phạm Lê
Thông và cộng sự (2010) cũng tính toán CE thông qua việc ước lượng TE và
EE bằng hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu cho nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL Kết quả ước lượng cho thấy, mức EE đạt được là chưa cao là do thiếu thông tin nên nông hộ khó có thể lựa chọn được đầu vào và đầu ra một cách tối ưu Đối
với Galawat et al (2012), phân tích tính phi CE của các nông hộ ở Brunei bằng
cách sử dụng phương pháp lợi nhuận biên ngẫu nhiên Kết quả thực nghiệm cho thấy, chỉ số hiệu quả lợi nhuận bình quân là 80,7% và 19,3% lợi nhuận bị mất
đi là do phi TE, phi hiệu quả qui mô và phi CE Nguyên nhân của hiện tượng trên là thủy lợi chưa phát triển, hệ thống giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu và năng suất thấp
Trang 36Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2015) sử dụng phương pháp DEA phân tích TE, CE và EE kết quả phân tích cho thấy, mức CE đạt của mô hình nuôi tôm sú thâm canh trung bình đạt 60%, tôm thẻ chân trắng đạt trung bình 62% và tôm sú quảng canh cải tiến đạt 65%
2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Chavas et al (2005) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số hiệu
quả sản xuất và được tiến hành sau khi phân tích các mức hiệu quả sản xuất bằng việc sử dụng một mô hình Tobit Kết quả phân tích cho thấy, những khiếm khuyết trong thị trường vốn tài chính và việc làm phi nông nghiệp góp phần vào
sự kém hiệu quả phân bổ đáng kể
Lê Xuân Sinh (2003) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi theo mô hình thâm canh gồm kinh nghiện của người nuôi chính, trình độ
kỹ thuật, đặc điểm về nhân công, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và khối lượng bán ra
Nguyễn Văn Hiếu (2009) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh gồm trình độ học vấn, chất lượng tôm giống, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, hàm lượng đạm thô trong thức ăn nhiện độ ao nuôi, độ trong an nuôi, độ mặn ao nuôi, chỉ số pH, bệnh tôm, tỷ lệ vốn người nuôi trong tổng vốn lưu động mỗi vụ nuôi và ý thức quản lý cộng đồng
Đổ Thị Hương và Nguyễn Văn Ngọc (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi TTCTTC tại tỉnh Khánh Hòa Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất TTCTTC Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 6 yếu tố: số vốn
bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, mật độ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong, độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống thả nuôi Mô hình có thể giải thích đến 86,9% sự biến thiên của năng suất
Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2014) diện tích nuôi thủy sản chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, độ ẩm, mực nước
và nông hộ nuôi tôm nước lợ có xu hướng thả giống vào những tháng có thời tiết, khí hậu phù hợp với đặc điểm sinh thái của tôm nuôi
Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2015) phân tích ảnh hưởng của các yếu tố
đến EE trong sản xuất lúa của nông hộ thông qua hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 815 nông hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên ở Thành phố Cần
Trang 37Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy EE trong sản xuất lúa của các nông hộ tương đối thấp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như quy mô diện tích, phương thức mua vật tư, phương thức bán lúa, số lượng lao động gia đình, tập quán canh tác và lượng tiền nhàn rỗi, bên cạnh các yếu tố ngoại biên như thực trạng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách từ nơi sinh sống của nông hộ các điểm chợ, Trên cơ sở kết quả ước lượng, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao EE trong sản xuất lúa nhằm cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở Thành phố Cần Thơ Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2015) sử dụng phương pháp DEA phân tích TE, CE và EE và sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE, CE, EE Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE gồm tuổi của lao động chính, trình độ học vấn, tỷ lệ sống
và các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến TE gồm loại tôm thương phẩm, hệ số chuyển hóa thức ăn
Ghee-Thean et al (2016) sử dụng phương pháp phân tích SFA nhằm ước
tính TE và các yếu tố ảnh hưởng không TE của nuôi tôm thẻ chân trắng tại Malaysia bằng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên với hàm sản xuất trans-log được áp dụng trong nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy, sở hữu đất đai, quy mô giống tôm và hội thảo là các yếu tố có tác động đến tính không
TE Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hội thảo nên được tiến hành bởi các tổ chức khuyến nông để nâng cao kiến thức của người nuôi tôm Chính phủ Malaixia nên giao đất và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính để phát triển ngành công nghiệp này Hỗ trợ về giống tôm có chất lượng cũng cần được khuyến khích, đồng thời người nuôi tôm nên chấp nhận tôm giống chất lượng Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh (2016) sử dụng phương pháp hồi qui
đa biến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi nước mặn lợ gồm giống tôm nuôi, thức ăn, nhiên liệu, tỷ lệ sống, kinh nghiệm, chi phí cố định, hệ số chuyển hóa thức ăn Trong đó, yếu tố kinh nghiệm và hệ số chuyển hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận góp phần phát triển nghề nuôi tôm mặn lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Trần Thụy Ái Đông và cộng sự (2017) phương pháp DEA được sử dụng
để phân tích TE của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
và ước lượng hồi quy Tobit được sử dụng nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngTE, số liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ sản xuất cam sành Kết quả ước lượng, TE trung bình của các hộ trồng cam sành là 0,616 và hiệu quả theo qui mô đạt trung bình 0,686 Kết quả ước lượng hồi quy Tobit cũng đã cho
Trang 38biết các yếu tố như tín dụng, trồng xen đóng góp tích cực vào TE và yếu tố tham gia hiêp hội làm hạn chế khả năng cải thiện TE của nông hộ tồng cam sành Nguyễn Hữu Đăng (2017) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE của các
hộ trồng thanh long Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như diện tích, lượng phân kali và lao động có tác động tích cực đến năng suất thanh long Ngược lại, lượng giống, có tác động ngược chiều với năng suất thanh long Các yếu tố như trình độ học vấn, sự tham gia các tổ chức hội và đoàn thể, tập huấn kỹ thuật và tín dụng có mối quan hệ thuận chiều với TE Cải thiện các yếu tố này sẽ góp phần nâng cao TE các các hộ trồng thanh long
2.5 ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU TỔNG QUAN
Dựa vào kết quả lược khảo tài liệu nghiên cứu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất được tiếp cận theo ba chỉ số gồm TE, hiệu quả phân bổ và EE, theo đề xuất của Farrell (1957) TE là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định CE là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu
mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó EE hay hiệu quả tổng cộng là tích của TE và phân phối Việc đo lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng được nhiều nhà khoa học tiếp cận theo hai phương pháp phổ biến Một là phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA) dưới dạng hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, hàm chi phí Hai là phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên
Mỗi phương pháp phân tích đều có thế mạnh và hạn chế riêng Điểm nổi bật của phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng hàm sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ tạo ra một đường biên gần với thực tế hơn Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của DEA là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những đơn vị sản xuất trong cùng một mẫu của tổng thể nghiên cứu không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu của tổng thể khác (Quan Minh Nhựt, 2009) DEA không thể kiểm định giả
thuyết thống kê về mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra (Phạm Lê Thông và cộng
sự, 2015) và không thể tách biệt tác động của những yếu tố không quan sát lên
đầu ra và giả định mọi chênh lệch giữa đầu ra đạt được so với đầu ra tối đa có thể đạt được và đây là phần phi hiệu quả Hơn nữa DEA cũng rất nhạy với sai
số ngẫu nhiên, cho nên nếu có sai số ngẫu nhiên tồn tại trong số liệu thì chúng
Trang 39sẽ ảnh hưởng đến các kết quả đo lường hiệu quả Do vậy, kết quả ước lượng
DEA có thể rất nhạy cảm khi có những quan sát cực đoan (Coelli et al, 2005)
Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của nó
Đới với việc tiếp cận theo phương pháp SFA có thể khắc phục một số nhược điểm của phương pháp DEA Tuy nhiệu, SFA đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thể đối với mối quan hệ đầu vào và đầu ra Tuy nhiên, việc lựa
chọn dạng hàm sai sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch (Coelli et al, 2005)
Cách tiếp cận DEA không đòi hỏi các ràng buộc về dạng hàm cụ thể, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về các nhân tố ảnh hưởng đến không hiệu quả
Aigner et al (1968) đã sử dụng phương pháp tiếp cận tham số theo gợi ý của
Farrell (1957), với giả định một hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas, để xác định
sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất Tuy vậy, một điều hết sức quan trọng là phải xác định được phân phối của nhiễu (sai số) trong cách tiếp cận này Một trong những hạn chế của cách tiếp cận biên là giả định rằng các ngành đều sử dụng một loại công nghệ và cùng đường biên sản xuất
Vì thế, sự khác biệt trong sản xuất của các ngành chủ yếu là do vấn đề con người
trong quản lý hoặc do sự khác biệt về công nghệ Aigner et al (1977) và Meeusen
et al (1977) đã lập luận rằng, có thể có một số nhân tố phi kỹ thuật mang tính
ngẫu nhiên tác động đến mức sản lượng Do vậy, cần phải có hai bộ phận của nhiễu ngẫu nhiên, đó là một bộ phận đại diện cho phân phối ngẫu nhiên đối
xứng nhưng không quan sát được (v), và bộ phận kia là nhiễu ngẫu nhiên do sự phi TE (u) Trong cách tiếp cận sản xuất biên ngẫu nhiên, Aigner et al (1977)
và Stevenson (1980) giả định rằng u tuân theo quy luật phân phối chuẩn cụt, trong khi v tuân theo quy luật phân phối chuẩn đối Bauer (1990) cũng cho rằng,
cách tiếp cận tham số có thể phân tích được hiệu quả, nhưng nó có một số hạn chế nhất định, như cần phải biết dạng hàm số Yêu cầu này khiến việc ước lượng hiệu quả bị chệch dù rằng SFA có thể phân rã phần chênh lệch với đường biên sản xuất thành hai bộ phận là TE và nhiễu ngẫu nhiên Dù có những hạn chế đó nhưng SFA vẫn được sử dụng rộng rãi vì các tính chất thống kê có các hệ số được ước lượng có thể kiểm định được
Có một số quan điểm cho rằng phương pháp SFA có lợi thế và ưu việt hơn phương pháp DEA trong việc ước lượng đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp Coelli và Battese (1996) cũng đã chỉ ra rằng việc đánh giá hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thì hàm sản xuất SFA là thích hợp hơn DEA, đặc biệt là tại các nước đang phát triển Đây là nơi có thể dễ dàng hứng chịu
Trang 40những tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên từ bên ngoài mà bản thân những người nông dân không kiểm soát được như điều kiện khí hậu, thời tiết, bệnh, dịch hại, rủi ro,… và các yếu tố khác tác động đến tính không hiệu quả
Nhìn chung, hai phương pháp SFA và DEA đều có thế mạnh và hạn chế riêng trong việc đo lường, phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên,
do đặc trưng của số liệu và lĩnh vực nghiên cứu nuôi tôm nước lợ, chỉ có một đầu ra Đồng thời đây là lĩnh vực có thể dễ dàng hứng chịu những tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên từ bên ngoài mà bản thân những người nông hộ nuôi tôm không kiểm soát được như điều kiện khí hậu, thời tiết, bệnh, dịch hại, rủi ro,… và các yếu tố khác tác động đến tính không hiệu quả Do đó, nghiên cứu
kế thừa sử dung phương pháp tiếp cận tham số (SFA) để phân tích TE và hiện quả kinh tế và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kết hợp kế thừa sử dụng hàm hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và kinh tế của nông hộ trong hoạt động nuôi tôm nước lợ
2.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
2.6.2 Khung nghiên cứu
Vận dụng cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957), phương pháp tiếp cận lý thuyết hệ thống (Sytem theory) thông qua các
mô hình đầu vào-quá trình-đầu ra (Guerrrero, 1974), mô hình Aima (1996) và (Culhi, 1998), hệ thống nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Quang Linh, 2011) và kế thừa một số kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, khung nghiên cứu, sơ đồ phân tích của luận án này được đề xuất Hình 2.1