Bài viết trình bày đánh giá thực trạng thực hiện kỹ thuật y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn 2013-2015 và đưa ra một số giải pháp cho việc thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến giai đoạn 2016-2020.
Trang 1107
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÂN TUYẾN KỸ THUẬT Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH LẠNG SƠN 2013-2015
Vi Hồng Đức, Trần Đức Quý
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tình trạng khám chữa bênh vượt tuyến ngày càng tăng, sự quá tải tại
bệnh viện tuyến tỉnh đã và đang xảy ra Nhu cầu đánh giá thực trạng thực hiện phân tuyến kỹ thuật là hết sức cần thiết làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch cải thiện chất
lượng hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện tại tỉnh Lạng Sơn Mục tiêu: Đánh
giá thực trạng thực hiện kỹ thuật y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn 2013-2015 và đưa ra một số giải pháp cho việc thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến
giai đoạn 2016- 2020, Phương pháp: nghiên cứu theo phương pháp mô tả, thiết kế
cắt ngang, Nghiên cứu kết hợp giữa thu thập số liệu định tính và định lượng Áp dụng
2 phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Kết quả:
Trong thời gian 3 năm, từ 2013 đến 2015 cho thấy Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
đã thực hiện được 2,940 /13,756 kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 21,37% Chi tiết: thủ thuật cấp cứu: 54.4%, Nội khoa: 64.2%, Nhi khoa:2,6% Ung bướu: 0.2%, Y học cổ truyền dân tộc: 46.2%, phục hồi chức năng:32,7%, Da liều: 3.3%, Ngoại khoa: 36.8%, Sản khoa: 95.9%, Tai mũi họng (ENT): 43.4%, Răng hàm mặt: 53%, Mắt: 79.4%, Chăm sóc tăng cường: 16.1%, Chẩn đoán hình ảnh: 29%, Thăm dò chức năng: 18.4%, Huyết học: 9.8 %, Sinh hóa-Visinh: 18.7%, Giải phẫu bệnh: 36,4%
Từ khóa: Thực hiện phân tuyến kỹ thuật y tế, Lạng Sơn
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chất lượng phục vụ của bệnh viện liên quan đến thực hiện các kỹ thuật
y tế đã được đề cập từ cuối thế kỷ 19 [3] Ở Việt Nam thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến đã được Bộ Y tế giám sát chỉ đạo thực hiện đã đem lại hiệu quả đáng ghi nhận [3] Tuy nhiên do yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dịch vụ y, đã sảy ra tình trạng người dân khám chữa bệnh vượt tuyến, tạo ra sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên đến 200%[1] Nguyên nhân là do chất lượng các nguồn lực thiếu hụt[2]
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn là đơn vị khám chữa bệnh tuyến đầu đã
và đang có nhiều cố gắng trong việc thực hiện hiện kỹ thuật được phân tuyến Kết quả thực hiện năm 2015 mới đạt 21,37% các kỹ thuật được phân tuyến Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật theo phân tuyến tại Bệnh viện từ 2013 đến 2015, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng thực hiện các danh mục kỹ thuật theo phân tuyến giai đoạn 2016 - 2020
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Lãnh đạo Sở Y tế Lạng Sơn, Ban Giám đốc, Lãnh đạo các khoa phòng, cán bộ y tế, tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn
Hồ sơ bệnh án, sổ sách, báo cáo tại phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016
Trang 2108
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành là phương pháp mô tả, theo thiết kế
cắt ngang
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Kỹ thuật thu thập thông tin
Thu thập bằng phiếu điều tra
* Thiết kế phiếu điều tra: Bộ phiếu điều tra được thiết kế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, từng phiếu đều có các tiêu chí riêng theo các chỉ tiêu chi tiết phù hợp với các biến số trên các sổ sách, biểu mẫu, báo cáo của bệnh viện
* Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại bệnh viện và giải pháp can thiệp
Thảo luận nhóm: nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện được các danh mục kỹ thuật
* Phương pháp thu thập, phân tích số liệu
Các số liệu được thu thập theo mẫu phiếu chuẩn bị sẵn về các chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu Số liệu thu thập được phân tích và xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế
Điều dưỡng trung cấp 232
Nữ hộ sinh trung cấp 41
Kỹ thuật viên đại học 5
Kỹ thuật viên trung cấp 34
Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế thấp hơn so với quy định tại thông tư 08/TT- BYT
Bảng 3.2 Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật nội khoa
Nhận xét: Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật phân tuyến của Hệ nội khoa là không đồng
đều Kỹ thuật đạt tỷ lệ cao nhất là Nội khoa đạt 64,2%, kỹ thuật được thực hiện với tỷ lệ thấp nhất là chuyên khoa Ung bướu với tỷ lệ thực hiện đạt 0,2%
Trang 3109
Bảng 3.3 Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật ngoại khoa
Nhận xét: Các kỹ thuật về sản khoa và răng hàm mặt có tỷ lệ thực hiện cao nhất là
95,9% và 79,4% Kỹ thuật về gây mê hồi sức có tỷ lệ thực hiện thấp nhất là 16,1%
Bảng 3.4 Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng
Nhận xét:
- Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật của hệ Cận lâm sàng nhìn chung còn thấp; Khoa CĐHA đạt tỷ lệ cao nhất là 29%; Khoa HH-TM đạt tỷ lệ thấp nhất là 9,8%
4 BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ bác sỹ là đạt 28,74 % Theo thông tư
08 [7] thì tỷ lệ này là 23% Tỷ lệ này có ảnh hưởng rất tốt đến khả năng triển khai các dịch vụ kỹ thuật tại bệnh viện
Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn tại bảng 3.1 theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học đạt 24,56% đó là kết quả trong những năm gần đây BV đã liên tục đào tạo theo kế hoạch các đối tượng như: BS CKII, BSCKI, ThS, đại học điều dưỡng và cử nhân kỹ thuật, đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo chương trình, dự án, đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn Chính vì vậy thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế Theo kết quả tại Bảng 3.2 Các khoa Nội và Hồi sức cấp cứu tỷ lệ kỹ thuật thực hiện được là 64,2% và 54,4% so với yêu cầu [7] Đạt được tỷ lệ này cơ bản là do nguồn nhân lực và cơ bản trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật Đối với khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỷ lệ thực hiện thấp hơn là 46,2% và 32,7% đạt được tỷ lệ này là do sự hạn chế một phần về nhân lực chưa được đào tạo đáp ứng thực hiện các kỹ thuật, đồng thời đây là 2 khoa mới được đầu tư một phần về trang thiết bị Đối với các khoa còn lại trong hệ nội khoa như: Nhi khoa, ung bướu, Da liễu tỷ lệ kỹ thuật theo phân tuyến thực hiện được thấp là do sư thiếu đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc triển khai thực hiện các kỹ thuật
Kết quả tại Bảng 3.3 cho thấy trọng hệ ngoại khoa cũng có sự phát triển kỹ thuật chưa đồng đều, khoa phụ sản và khoa răng hàm mặt thực hiện được là 95,9% và 79,4%
so với yêu cầu theo phân tuyến kỹ thuật [7] , đạt được tỷ lệ là do nhân lực đầy đủ, được đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu thực tế, trang thiết bị được trang bị đầy đủ Khoa mắt và khoa tai mũi họng tỷ lệ kỹ thuật thực hiện được mới đạt 53% và 43,4% [7], nguyên nhân đạt thấp như vậy là do thiếu trang thiết bị Đối với ngoại khoa tỷ lệ thực hiện được là 36,8%, thực tế tại bệnh viện cho thấy lực lượng bác sỹ ngoại khoa có trình độ chuyên
Trang 4110
môn cao dồi dào nhưng do mặt bằng hạn chế, quá tải về giường bệnh, chưa đầu tư phát triển đồng đều các lĩnh vực trong chuyên ngành Chuyên ngành gây mê hồi sức tỷ lệ đạt 16,1 % , tỷ lệ đạt thấp là do chưa phát triển các kỹ thuật về hồi sức sau phẫu thuật và kỹ thuật gây tê phẫu thuật Để phát triển số lượng danh mục kỹ thuật của khoa ngoại và khoa gây mê hồi sức bệnh viện cần đầu tư cơ sở vật chất mở rộng mặt bằng, trang bị máy móc phương tiện phục vụ cho phẫu thuật và gây mê hồi sức
Theo kết quả tại Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật của khoa chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng là 29% và 18,4% [7] kết quả này phù hợp với đánh giá về điều kiện thực tế của bệnh viện, cũng tương tự như kết quả tại báo cáo tổng kết của Bộ Y tế năm 2015 [4] hiện nay cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, gây hạn chế sự phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế Đối với phát triển các kỹ thuật sinh hóa - vi sinh, huyết học- truyền máu mặc dù đã đáp ứng được các yêu cầu thực tế lâm sàng hiện nay nhưng tỷ lệ kỹ thuật theo phân tuyến vẫn còn rất thấp mới đạt 18,7% và 9,8% Nguyên nhân là do thiếu trang bị về máy móc trang thiết bị hiện đại để thực hiện các kỹ thuật của chuyên ngành kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Anh Trí [5]
Như vậy để phát triển các kỹ thuật về lĩnh vực cận lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn cần khắc phục tình trạng trang thiết bị đã xuống cấp và thiếu đã ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Lãnh đạo BV cần xem xét nguồn đầu tư, sửa chữa, mua sắm hoặc xã hội hóa TTBYT để nâng cao chất lượng các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong khám chữa bệnh
Kết quả thực hiện tổng số danh mục kỹ thuật của bệnh viện mới đạt 21,37% theo phân tuyến kỹ thuật, tương đương với kết quả của tuyến tỉnh đã được công bố [4]
5 KẾT LUẬN
Tổng số kỹ thuật thực hiện theo phân tuyến chung đạt 21,37%; Khoa thực hiện đạt tỷ
lệ cao nhất là khoa phụ sản đạt 95,9%; Khoa thực hiện đạt tỷ lệ thấp nhất là khoa ung bướu đạt 0,2% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến
6 KHUYẾN NGHỊ
- Tăng cường công tác đào tạo theo trọng tâm để phát triển kỹ thuật theo phân tuyến
- Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ kỹ thuật
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện
kỹ thuật phấn tuyến
- Xây dựng kế hoạch triển khai thêm dịch vụ kỹ thuật theo phấn tuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Quang Cường (2011), Thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện
các tuyến và đề xuất giải pháp Viện chiến lược và chính sách y tế, ngày
12/7/2013
2 Nguyễn Thị Hà (2005), Điều tra thực trạng hệ thống phòng xét nghiệm về sinh hóa, huyết học, vi sinh, ký sinh trùng và miễn dịch ở các trung tâm y tế Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ - Trường Đại học Y Hà Nội
3 Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Thực trạng thực hiện phân tuyến kỹ thuật ở một số
bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hòa Bình từ năm 2012 đến năm 2015 Luận văn
chuyên khoa II, Đại học Y - Dược Thái Nguyên
4 Quỳnh Hương (2016), Tỷ lệ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong ngành y tế còn
thấp Báo Vĩnh Phúc, http://baovinhphuc.com.vn/suc-khoe-doi-song/22949