Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng và côngtác quản lý lao động sao cho đạt được tính khoa học, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao đang là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với cá
Trang 1TÓM LƯỢC
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quantrọng nhất của cơ chế thị trường, chính vì thế mà việc đổi mới cơ chế quản lý và sửdụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng caonăng suất lao động, cải thiện cuộc sống vật chất và văn hóa cho người lao động, gópphần thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế nước nhà Qua quá trình tìm hiểu thực trạng
của công ty thực tập, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam”.
Đề tài này phân tích ba vấn đề chủ yếu, thứ nhất trình bày lí luận cơ bản về hiệuquả sử dụng lao động Thứ hai, đề tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng sử dụng lao độngcủa công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động Cuốicùng từ những phân tích trên tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty cổphần thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập sốliệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướngdẫn của PGS.TS Hà Văn Sự Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này làtrung thực và chưa công bố dưới bất kỳ một hình thức nào trước đây Những số liệuphục vụ cho việc nghiên cứu đều do chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong bài có sử dụng một số nhậnxét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có tríchdẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm về nội dung bài khóa luận của mình Trường đại học Thương Mạikhông có liên quan đến những vi phạm tác giả, bản quyền do tôi gây ra trong quá trìnhthực hiện (nếu có)
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, tôi đã nhận đượcrất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơnsâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Trường Đại Học Thương Mại đã cùng vớitri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôitrong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt là trong kì làm báo cáo thực tập cũngnhư khóa luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô củatrường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế- Luật của trường đãtạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này Và tôi cũng xin chânthành cảm ơn thầy Hà Văn Sự đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn tôi hoàn thành tốtkhóa luận này
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty cổ phần thiết bịgiáo dục dạy nghề VN, dưới sự chỉ bảo tận tình của cô, chú lãnh đạo các phòng bancũng như các anh, chị trong công ty đã giúp tôi có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạtđộng, các chính sách, cơ chế của công ty
Bước đầu đi vào thực tế của tôi còn hạn chế về kiến thức thực tế và còn nhiều bỡngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Liễu
Trang 4MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu khóa luận 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Bản chất và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 6
1.1.1 Bản chất hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 6
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 10
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 10
1.2.1 Yêu cầu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 10
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 13
1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 13
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP THIẾT BỊ GIÁO DỤC DẠY NGHỀ VIỆT NAM 18
2.1 Một số khái quát về công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam 18
2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam 18
2.1.2 Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam 19
Trang 52.1.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP thiết bị giáo dục
dạy nghề Việt Nam 20
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam 22
2.2.1 Một số khái quát về đội ngũ lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam 22
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam theo các chỉ tiêu đánh giá 26
2.3 Đánh giá chung thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN trong thời gian vừa qua 28
2.3.1 Những thành công trong thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN trong thời gian vừa qua 28
2.3.2 Những hạn chế trong thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN trong thời gian vừa qua 30
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC DẠY NGHỀ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 32
3.1 Một số dự báo và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty đến năm 2020 32
3.1.1 Một số dự báo về môi trường kinh doanh và mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN đến năm 2020 32
3.1.2 Một số định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN đến năm 2020 34
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề VN đến năm 2020 35
3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nguồn nhân lực 35
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá năng lực lao động 36
3.2.3 Hoàn thiện phân công, bố trí lao động một cách hợp lý 37
3.2.4 Tạo động lực khuyến khích lao động 38
3.2.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty 39
3.2.6 Tăng cường kỷ luật lao động 40
3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 40
3.3.1 Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước 40
3.3.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý- hệ thống pháp luật về lao động 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 73 Bảng 2.3: Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty 25
4 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động 26
5 Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường giai đoạn 2014-2016 của công ty CP
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con người- đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tốquyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa vàtính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vôgiá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Cũng như các tài sản khác con người cũng cần được mở rộng và phát triển, cần nhất làquản lý sử dụng cho tốt
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quantrọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Cóthể nói trong các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp thì yếu tố con người là khó sử dụngnhất Sử dụng lao động sao có hiệu quả nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trongtừng doanh nghiệp Mặt khác, biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽgiúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà thựchiện được mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn Bởi vậy, việc tìm đúng người phùhợp để giao đúng việc, đúng cương vụ hay việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điềuđộng nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu đang là vấn đề được quan tâmhàng đầu đối với mọi loại hình doanh nghiệp
Trong những năm qua, các doanh nghiệp khác nói chung, đối với công ty CPthiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam nói riêng, công tác quản lý lao động ngày càngđược quan tâm hơn, nhằm đáp ứng không ngừng sự đòi hỏi của cơ chế thị trường vàhội nhập trong và ngoài nước Việc đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quảnguồn lao động là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất laođộng, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự
đi lên của nền kinh tế nước nhà Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng và côngtác quản lý lao động sao cho đạt được tính khoa học, đồng thời đem lại hiệu quả kinh
tế cao đang là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với các nhà quản lý của công ty
Qua việc thực tập và tìm hiểu về công ty, xuất phát từ thực trạng công tác quản lý
và sử dụng lao động tại công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam, tôi nhận thấyđây là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với công ty Dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Hà Văn Sự cùng với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực quản lý và sử dụng lao
động nên tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam”
Trang 102 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Liên quan tới lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có rất nhiều côngtrình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi tác giả lại có những phương pháp,cách nhìn nhận cũng như là cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau Sau đây là một sốcông trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH Thương mại VIC’’ (khóa luận tốt nghiệp – Hoàng Việt Thắng – Lớp QT1001N năm 2013- Đại học
Dân lập Hải Phòng) Tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng laođộng, phân tích thực trạng sử dụng lao động của công ty TNHH VIC, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty Tác giả đã cónhững lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động, phân tích được thực trạng sử dụnglao động tại công ty tuy nhiên vẫn còn chưa chỉ rõ được các nhân tố ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng lao động để đưa ra các giải pháp được cụ thể hơn Đề tài này chỉmang tính chất tham khảo cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động cho đề tài khóa
luận “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam”.
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa” (khóa luận tốt nghiệp – Phạm Thị Thu Hương - Năm 2013).
Đề tài cũng đã đưa ra được cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động, đề tài đi sâuvào phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty, sau đó đưa ra các giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng lao động Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng laođộng của công ty tác giả mới chỉ đưa ra hai chỉ tiêu là năng suất lao động và chỉ tiêu vềlợi nhuận bình quân, chưa phân tích các chỉ tiêu liên quan đến quỹ lương Đề tài mangtính chất tham khảo để khóa luận đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng của doanh nghiệp
- Đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34” ( khóa luận tốt nghiệp – Trịnh Xuân Huy - năm 2013-
Đại học kinh tế quốc dân) Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng sử dụng lao độngcủa công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động tại công ty trong hoàn cảnh công ty đang chịu sức ép từ cạnh tranhvới các công ty đối thủ Đề tài mang tính chất tham khảo để khóa luận phân tích thêm
về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại quốc tế” (khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Thị Tuyết –
Lớp K15Q3 năm 2012 – Đại học dân lập Thăng Long) Thành công của đề tài này đãđưa ra được quy trình tuyển dụng công nhân từ nguồn bên ngoài (đặc biệt từ các
Trang 11trường đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật) mà công ty đã áp dụng thành công giúpnâng cao chất lượng tuyển dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Đề tàimang tính chất tham khảo về giải pháp nâng cao chất lượng ở khâu tuyển dụng cho đềtài khóa luận.
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần may Thăng Long” (khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Văn Thảo – năm 2008 – Đại học Thương Mại).
Thành công của đề tài đưa ra được các nguyên nhân khiến năng suất lao động, hiệuquả sử dụng lao động của công ty giảm Tuy nhiên đề tài còn hạn chế chưa đưa rađược những đề xuất, giải pháp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao độngtại công ty Đề tài chỉ mang tính chất tham khảo cơ sở lý thuyết cho đề tài khóa luận
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần Nam Vang
Hà Nội” (Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Đức Hoàng – Năm 2008 – Đại học Thương
Mại) Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng sử dụng lao động tại công ty, từ đóđưa ra những giải pháp, đề xuất thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao độngtại công ty Tuy nhiên đề tài còn hạn chế đó là chưa chỉ ra được rõ nguyên nhân khiếnhiệu quả sử dụng lao động của công ty giảm Đề tài mang tính chất tham khảo về cáchphân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động cho đề tài khóa luận
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài khác liên quan tới nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng trong hoạt động thương mại, nhưng mỗi đề tài lại có những lí luận khác nhau Vì
vậy nội dung của đề tài khóa luận: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty
CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam’’ là một nghiên cứu mới và không trùng lặp
với các đề tài trước
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khóa luận: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam’’ hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau:
- Khái quát, hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về lao động, nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Khảo sát được tình hình sử dụng lao động tại công ty, từ đó phân tích, đánh giáhiệu quả sử dụng lao động của công ty, rút ra những thành công và tồn tại trong việcnâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty
- Dựa vào những thực tế phân tích và tìm hiểu được đưa ra một số giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Trang 123.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động của công ty, trong đó quantrọng là xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, các nhân tố ảnhhưởng, làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá tổng quan thực trạng ảnh hưởng
- Thu thập thông tin sơ cấp, thu thập thông tin về thực trạng sử dụng lao động tạicông ty, về nguồn lao động, chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động tại công ty
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đảm bảo được cơ
sở khoa học, thực hiện đúng định hướng của công ty trong thời gian tới
- Kiến nghị một số giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về hiệu quả sửdụng lao động
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận hướng đến đối tượng nghiên cứu là lao động, hiệu quả sử dụng laođộng, nghiên cứu thực trạng tình hình sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáodục dạy nghề Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng lao
động tại công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam
- Về mặt thời gian: Đề tài giới hạn thời gian từ năm 2014-2016
- Phạm vi nội dung: Sử dụng lý luận và số liệu thu thập được về lao động củacông ty, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng lao động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thông qua hai phương pháp chính là phương phápthu thập số liệu, và phương pháp xử lý và phân tích số liệu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp, dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ cho mục đíchnghiên cứu như: Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu báo cáo của công
ty qua các năm 2014-2016 như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán…
- Thu thập thông tin về lao động, hiệu quả sử dụng lao động tại phòng nhân sựcủa công ty
Trang 13- Ngoài ra nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập: thông qua website của công ty, cáckhóa luận tốt nghiệp của sinh viên thương mại ở các khóa trước, sách, báo, internet…Trên đây là những tài liệu rất cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng laođộng của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với công ty Việc thu thập dữ liệu
là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu mà đề tài hướng tới
5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu, dữ liệu cần thiết cần phải tiến hành chọn lọc và xử
lý để phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng cácphương pháp xử lý dữ liệu chính sau:
- Phương pháp mô hình hóa: sử dụng bảng, biểu, sơ đồ hình vẽ cho hệ thống hóa
dữ liệu được sinh động và logic
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau, để
có những đánh giá khách quan Cụ thể thông qua phương pháp này, thấy được sự thayđổi của từng thời kỳ, đánh giá mức độ tốt xấu, từ đó thấy được hạn chế hiện có và tìmcách khắc phục
- Phương pháp phân tích: thông qua nguồn số liệu đã thu thập được phải tiếnhành phân tích, tính toán Đánh giá kết quả số liệu thu thập được để thấy rõ thực trạngcủa hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong thời gian vừa qua, những ưu điểm vàhạn chế
- Phương pháp lượng hóa: sử dụng phần mềm excel, word … để tổng hợp, phântích dữ liệu thu thập được
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữviết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lí luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần thiết bị giáo dục dạy nghề Việt Nam đến năm 2020
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 141.1 Bản chất và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.1.1 Bản chất hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm lao động và hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
a, Khái niệm về lao động
Theo giáo trình tổ chức lao động khoa học- đại học kinh tế quốc dân: “ Lao động
là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Lao động là hoạt động có mục đích, có ýthức của con người, là quá trình sức lao động tác động lên đối tượng lao động thôngqua tư liệu sản xuất nhằm tạo lên những vật phẩm, những sản phẩm theo mong muốn
Vì vậy, lao động là điều kiện cơ bản quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người’’
Theo giáo trình quản trị Kinh tế lao động nêu rõ: Quá trình lao động là quá trình
kết hợp giữa ba yếu tố của sản xuất, đó là: Sức lao động- đối tượng lao động- tư liệusản xuất
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh
thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó Sức lao động là khả nănglao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lựclượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả nănglao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực
Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng của mình, sử dụngcông cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên,biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình Vì thế lao động làhoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động sáng tạo của con người, là điều kiện không thểthiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu, là môi giới trong sự trao đổi vậtchất giữa con người với tự nhiên
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng ( theo quy định của nhà nước: Nam từ 15-60 tuổi và nữ từ 15-55 tuổi)
b, Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động
Khái niệm về hiệu quả
Theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại: Hiệu quả là mối tương quan so
sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạtđược kết quả đó
Để hoạt động, doanh nghiệp thương mại phải có các mục tiêu hành động củamình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu xã hội, cũng có thể là các mục tiêu
Trang 15kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt các mục tiêu đóvới chi phí thấp nhất Đó là hiệu quả.
Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: Hiệu quả xã hội và hiệu quảkinh tế
+ Hiệu quả xã hội: Là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hộicủa doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh nghiệpđến xã hội và môi trường
+ Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt độngkinh doanh Nó mô tả mối quan hệ tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệpđạt được với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan, phản ánh trình độ và nănglực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ratrong từng thời kỳ với chi phí nhỏ nhất Hiệu quả kinh tế cũng là mối quan tâm hàngđầu và doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp
Khái niệm sử dụng lao động
Sử dụng lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩmtheo các mục tiêu sản xuất kinh doanh Làm thế nào để sử dụng lao động có hiệu quả
là câu hỏi thường trực của những nhà quản lý và sử dụng lao động Cho đến nay thì cónhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động
Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động là một bộ phận của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mac- Lênin: “Hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả nhiều hơn” C.Mác chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần phải cóhiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất Mác viết: “Lao động có hiệu quả nócần có một phương thức sản xuất và nhấn mạnh rằng hiệu quả lao động giữ vai tròquyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoahọc đều nhằm đạt được mục tiêu đó
Xuất phát từ quan điểm trên Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng laođộng là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian và hơn thếnữa tiết kiệm thời gian không chỉ có những khâu riêng biệt mà tiết kiệm thời gian chotoàn xã hội Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất cứ vấn đề gì, vấn đềthực tiễn với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trước sự lựa chọn cácphương án, các tình huống khác nhau với khả năng cho phép chúng ta cần đạt đượccác phương án tốt nhất với kết quả lớn nhất và chi phí nhỏ nhất về lao động
Trang 16Theo quan điểm của F.W.Taylor thì: “Con người là một công cụ lao động” Quan
điểm này cho rằng: Bản chất con người đa số không làm việc, họ quan tâm quá nhiềuđến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm, ít người muốn và làmđược những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát Vì thế để sử dụnglao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác thực trạng lao động tạidoanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người giúp việc, phảiphân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi lặp lại để dễ dàng học được Conngười có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương caohơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn định
Theo quan điểm của Nayo cho rằng: “Con người muốn được cư xử như những
con người” Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí vàthành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ hơn là lợi ích cá nhân,
họ hành động tình cảm hơn là lý trí , họ muốn cảm thấy có ích và quan trọng, muốntham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như một con người Vì vậy muốnkhích thích lao động, con người làm việc cần thấy nhu cầu của họ quan trọng hơn tiền.Chính vì vậy, người sử dụng lao động phải làm sao để người lao động luôn luôn cảmthấy mình quan trọng và có ích Tức là phải tạo ra được bầu không khí tốt hơn, dânchủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ
Trong bài tác giả sử dụng theo quan điểm: “Con người là tiềm năng cần được
khai thác và làm cho phát triển” cho rằng: Bản chất con người là không phải khôngmuốn làm việc Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lậpsáng tạo Chính sách quản lý phải động viên khuyến khích con người đem hết sức của
họ vào công việc chung, mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi choviệc khai thác các tiềm năng quan trọng Từ đó ta có thể hiểu khái niệm về hiệu quả sửdụng lao động như sau:
+ Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô
hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạt được là doanhthu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lýlao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp
+ Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng
lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người laođộng, là mức độ chấp nhận nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹthuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánhgiá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sách
Trang 17đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng laođộng thực sự có hiệu quả.
1.1.1.2 Phương pháp đo lường và biểu thức xác định hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng lao động có thể khái quát tương quangiữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để có được lợi ích đó bằng hai công thức:
Một là: Hiệu quả là hiệu số giữa kết quả và chi phí
HQ = KQ – CFTrong đó:
HQ: Là hiệu quả đạt được trong một kỳ nhất định
KQ: Là kết quả đạt được trong thời kỳ đó
CF: Chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả
Đây là hiệu quả tuyệt đối, mục đích so sánh ở đây là để thấy được mức chênhlệch giữa kết quả và chi phí, mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao Cách
so sánh này có ưu điểm là đơn giản tính toán nhưng có nhiều nhược điểm rất cơ bản:
- Không cho phép đánh giá chất lượng sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Không có khả năng so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệpvới nhau
- Không phản ánh được năng lực tiềm năng để nâng cao hiệu quả
- Dễ đồng nhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả
Hai là: Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó Đây là hiệu quả tương đối
HQ =
Trong đó:
HQ: Là hiệu quả đạt được trong một kỳ nhất định
KQ: Là kết quả đạt được trong thời kỳ đó
CF: Chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả
Ưu điểm của cách tính này là ở chỗ nó không những khắc phục được mọi nhượcđiểm trên mà còn cho phép phản ánh hiệu quả ở mọi góc độ khác nhau Tuy nhiên cáchđánh giá này khá phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm thống nhất khi lựa chọn hệ thốngchỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả
Trang 18Để đánh giá hiệu quả ta cần kết hợp cả hai phương pháp trên.
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Lao động là một bộ phận cấu thành, là bộ phận không thể thiếu trong doanhnghiệp Lao động là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp Vìvậy mà việc sử dụng lao động có hiệu quả có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp cũng như là sự tồn tại của doanh nghiệp Với vị trí quantrọng như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có những vai trò chính sau:
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao
động của doanh nghiệp Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp là điều kiện đểdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động sống, tiết kiệm được thời gian lao động,giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh nghiệp, tăng cường kỹ thuật lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu… dẫn tới giảm giá thành sản xuất làm tăng doanh thu và giúpdoanh nghiệp mở rộng thị phần, cạnh tranh thành công trên thị trường Nâng cao hiệuquả sử dụng lao động góp phần củng cố và phát triển uy thế của doanh nghiệp
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo không ngừng
cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện nâng cao trình độtay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động, thúc đẩy người lao động
cả về vật chất và cả tinh thần Từ đó mà người lao động tích cực làm việc hơn, có độnglực, tinh thần để làm việc dẫn đến tăng năng suất lao động cũng như là hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động góp phần tiết kiệm lao động cho
hoạt động sản xuất cũng như là hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Việc phân cônglao động hợp lí giúp tiết kiệm được số lao động nhưng kết quả công việc vẫn đạt đượcnhư nhau Góp phần giảm chi phí quản lý và chi phí tiền lương cho doanh nghiệp.Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có vai trò hết sức quan trọng
và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp Bởi vì sử dụng lao động có hiệu quả sẽgiúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao nhanhTSCĐ… điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và mở rộng thịphần cũng như là tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.1 Yêu cầu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp là rất cần thiết,thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình so sánh qua các
kỳ, thì nhà quản lý có thể thấy rõ việc sử dụng lao động trong DN mình đã tốt hay
Trang 19chưa, từ đó mà phát huy những điểm mạnh khắc phục những điểm yếu trong việc tổchức, quản lý và sử dụng lao động để đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao hơn.Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong DN không thể nói chung chung được màphải thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá như năng suất lao động, hiệu suất sửdụng lao động, tỷ suất lợi nhuận bình quân…Tuy nhiên hệ thống các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả sử dụng lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, đảm bảo tính chính xác và tính khoa học: Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo
lượng hóa được kết quả, đảm bảo kết hợp phân tích định lượng với phân tích định tính.Không thể phân tích định tính của hiệu quả khi phân tích định lượng chưa đủ mọi lợiích và mọi chi phí mà doanh nghiệp và xã hội quan tâm
Hai là, hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải đảm bảo tính chính
xác và tính thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán nó phải dựa trên cơ
sở số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu Không nên sử dụng những phươngpháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ điều kiện để sử dụng nó
Ba là, đảm bảo tính toàn diện và hệ thống Hệ thống các chỉ tiêu phải thống nhất
với nhau
Bốn là, hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải đảm bảo so sánh và
kế hoạch hóa Cần có sự liên hệ so sánh với nhau, có phương pháp tính toán cụ thể,các chỉ tiêu phải có phạm vi sử dụng nhất định, phục vụ từng mục đích nhất định củacông tác đánh giá
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động
Công thức tính:
W = Trong đó:
W: Năng suất lao động của một nhân viên
M : Doanh thu thuần đạt được trong kỳNV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức sau:
NV =
NV1 : số nhân viên trong quý I
NV2 : số nhân viên trong quý II
Trang 20NV3: số nhân viên trong quý III
NV4 : số nhân viên trong quý IV
Ý nghĩa: năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp, cho phép đánhgiá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng lao động của toàn doanh nghiệp Qua năngsuất lao động bình quân ta có thể so sánh giữa các kỳ kinh doanh với nhau
Chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân cho ta thấy, trong một thời gian nhấtđịnh( tháng, quý, năm) thì trung bình một lao động tạo ra doanh thu là bao nhiêu Chỉtiêu này càng lớn thì càng tốt
1.2.2.2 Chỉ tiêu của khả năng sinh lời của một nhân viên
Công thức tính:
= ( đồng/người)Trong đó:
: Khả năng sinh lời của một nhân viênLN: Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
NV: Số nhân viên bình quân
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động củadoanh nghiệp, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận( tháng, quý, năm) nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao độngtrong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận để tích lũy tái sản xuất mở rộng trong đơn
vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước Chỉ tiêu này có thể tính cho toàn bộ doanhnghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại
1.2.2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương ( hay mức doanh số bán
ra trên một đơn vị tiền lương)
Trang 21Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương như sau:
Tỷ suất chi phí tiền lương = * 100
Trang 221.2.2.4 Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương( hay mức doanh số bán ra trên một đơn vị tiền lương)
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Hiệu suất tiền lươngLN: Lợi nhuận thuần trong kỳQL: Tổng quỹ lương
Đây là chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu này cho ta biết là một đồng tiền lương bỏ rathì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Hiệu suất tiền lương tăng lên khi lợi nhuận thuầntăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương Chỉ tiêu này càng cao càng tốt
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Môi trường bên trong DN được hiểu là nền văn hóa của tổ chức DN Nền vănhóa DN bao gồm tất cả các yếu tố nội tại trong DN như: Nguồn nhân lực, yếu tố tàichính, marketing, trình độ công nghệ kỹ thuật, khả năng nghiên cứu và phát triển Từgóc độ kinh doanh môi trường kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến triết lý kinh doanh,các tập quán, thói quen, truyền thống phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử…Tất cảnhững yếu tố đó tạo lên một bầu không khí, bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từngdoanh nghiệp Những DN có nền văn hóa phát triển cao sẽ có không khí làm việc say
mê đề cao sự sáng tạo chủ động và trung thành Ngược lại những DN có nền văn hóathấp kém sẽ phổ biến tình trạng thờ ơ vô trách nhiệm, hiệu quả sử dụng lao động thấp
1.3.1.1 Nhân tố liên quan đến người lao động
a, Số lượng và chất lượng lao động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng lao động đó là số lượng và chất lượng lao động Như ta đã biết thì hiệuquả sử dụng lao động được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động, sựthay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, saocho số lượng lao động ít hơn mà sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn
Khi số lượng lao động giảm đi mà vẫn tạo ra doanh thu không đổi thậm chí tănglên có nghĩa là đã làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương Đồngthời thì mức lương của người lao động cũng tăng lên do đó mà kích thích được tinh
Trang 23thần làm việc của người lao động, không những vậy mà DN còn tiết kiệm được chi phílao động.
Chất lượng lao động tốt sẽ ảnh hưởng đến việc tăng năng suất lao động, nâng caohiệu quả sử dụng lao động Chất lượng lao động hay trình độ lao động phản ánh khảnăng, năng lực cũng như trình độ chuyên môn của người lao động
b, Tổ chức và quản lý lao động
Việc tổ chức tốt lao động sẽ làm cho người lao động cảm thấy phù hợp, yêu thíchcông việc đang làm, gây tâm lý tích cực cho người lao động, góp phần làm tăng năngsuất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Phân công và bố trí ngườilao động vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ thì mới pháthuy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu suất công tác Phâncông phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lý lao động sẽ thúcđẩy nâng cao năng suất lao động Việc quản lý lao động thể hiện thông qua các côngtác như: tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động, đánh giá khảnăng hoàn thành công việc, đãi ngộ lao động, phân công lao động và cơ cấu tổ chức.+ Tuyển dụng lao động: tuyển dụng nhân viên giữ vai trò rất quan trọng vì nóđảm nhiệm toàn bộ đầu vào của bộ máy nhân sự, quyết định mức độ chất lượng, nănglực, trình độ cán bộ nhân viên trong DN Tuyển dụng theo đúng số lượng, chất lượng
và cơ cấu lao động, đáp ứng được yêu cầu về nhân sự trong DN trong mỗi thời kỳ.+ Đào tạo và phát triển đội ngũ lao động được hiểu đó là bồi dưỡng, nâng caokiến thức, trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như các phẩm chất cần thiết khác chongười lao động trong DN, từ đó tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được năng suấtlao động, đáp ứng được yêu cầu công việc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Việcđào tạo và phát triển đội ngũ lao động giúp cho DN nâng cao được chất lượng laođộng để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh Ngoài ra đào tạo và pháttriển đội ngũ lao động sẽ tạo điều kiện cho mỗi thành viên trong DN phát huy đầy đủnăng lực sở trường, làm chủ DN
Đào tạo lao động có hai hình thức:
*) Đào tạo nội bộ do nội bộ DN hoặc nội bộ nhóm thực hiện Việc đào này đượctiến hành thường xuyên và linh hoạt
*) Đào tạo từ bên ngoài đó là việc sử dụng người theo học các chương trình đàotạo của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
+ Đánh giá khả năng hoàn thành công việc
Đánh giá khả năng hoàn thành công việc là một hoạt động quan trọng trong quản
lý nhân sự Nó giúp công ty có cơ sở hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển
Trang 24nhân sự Đánh giá đúng năng lực của nhân viên quyết định không nhỏ đến sự thànhcông của DN.
Mục đích của việc đánh giá khả năng hoàn thành công việc là nhằm nâng cao khảnăng thực hiện công việc và cung cấp những thông tin phản hồi cho nhân viên biếtđược mức độ thực hiện công việc Nâng cao và hoàn thiện năng lực công tác của mình.Đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên còn là công việc quan trọng,bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng, động viên khích lệ hoặc kỉ luật nhân viên… giúpnhà quản lý trả lương một cách công bằng Những việc đánh giá sơ sài theo cảm tính,theo chủ quan sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng lao động của DN.+ Đãi ngộ lao động: Có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động của DN.Chính sách đãi ngộ tốt chính là động lực khuyến khích người lao động nâng cao năngsuất lao động của mình Tạo động lực sẽ động viên người lao động hợp tác giúp đỡ lẫnnhau trong quá trình kinh doanh, thúc đẩy mọi người làm việc
Đãi ngộ trong doanh nghiệp gồm có đãi ngộ vật chất và đãi ngộ tinh thần:
*) Đãi ngộ vật chất: Gồm 2 phần đó là đãi ngộ trực tiếp và đãi ngộ gián tiếpĐãi ngộ trực tiếp là những khoản như tiền lương, tiền thưởng
Tiền lương là số tiền mà người lao động trả cho người lao động tương ứng với sốlượng, chất lượng mà người lao động đã hao phí trong quá trình thực hiện những côngviệc mà người sử dụng lao động giao cho Việc tổ chức tiền lương công bằng và hợp lý
sẽ tạo ra hòa khí giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, vì
sự nghiệp của DN cũng như của bản thân họ Chính vì vậy mà người lao động tích cựclàm việc bằng cả lòng nhiệt tình, hăng say do mức lương mà họ đã nhận được Khicông tác tổ chức tiền lương trong DN thiếu tính công bằng và hợp lý thì sẽ sinh ra mâuthuẫn nội bộ giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động và quản lý Dovậy mà công tác tiền lương ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động
Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho lương Tiền thưởng là một trong nhữngbiện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc Qua
đó nâng cao được năng suất lao động, nâng cao được chất lượng sản phẩm, rút ngắnthời gian làm việc Có nhiều loại tiền thưởng khác nhau như: tiền thưởng giảm tỷ lệsản phẩm hư hỏng, thưởng hoàn thành vượt mức công việc được giao, thưởng cónhững ý tưởng sáng tạo làm tăng năng suất lao động, giảm vật tư , nguyên liệu,…Đãi ngộ gián tiếp là những khoản tiền như phúc lợi, trợ cấp mà người lao độngđược hưởng Những khoản này không dựa vào số lượng, chất lượng lao động mà phầnlớn mang tính bình quân Trợ cấp lao động được hưởng như: bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợcấp giáo dục, trợ cấp đi lại, nhà ở …
Trang 25*) Đãi ngộ tinh thần: Là việc tạo điều kiện cho cấp dưới cơ hội thăng tiến, tạo ramôi trường làm việc, bầu không khí lao động thoải mái, tổ chức khoa học,
Trang 26+ Phân công lao động và cơ cấu tổ chức
Phân công lao động hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động Dophân công lao động có thể chuyên môn hóa được công nhân, chuyên môn hóa đượccông cụ lao động, cho phép tạo ra được những công cụ chuyên dụng có năng suất laođộng cao Đó là việc phân công công việc cho người lao động phù hợp với khả năng,trình độ chuyên môn để người lao động có thể phát huy tối đa khả năng của mình, từ
đó mà năng suất lao động tăng lên
Cơ cấu tổ chức: DN có cơ cấu tổ chức tốt, ổn định sẽ góp phần thúc đẩy việc điềuhành đội ngũ lao động ngày một tốt lên, tạo điều kiện cho DN phát triển bền vững lâudài Với một cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý người lao động sẽ có hứng thú làm việc, tăngnăng suất
1.3.1.2 Nhân tố liên quan đến tư liệu lao động
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Việc tiến hành áp dụng công nghệ và kỹthuật sản xuất tiên tiến tạo tâm lý tích cực cho người lao động Khoa học kỹ thuật ngàycàng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động cần phải có trình độ chuyên môntương ứng nếu không sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đượccác công nghệ hiện đại Do đó việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹthuật, công nghệ sản xuất sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức sản xuất và tổ chứclao động, nâng cao trình độ sử dụng lao động, bỏ được những hao phí lao động vô ích
và những tổn thất về thời gian lao động
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Thứ nhất: Xu thế phát triển kinh tế hay đúng hơn là chu kỳ phát triển kinh tế, chu
kỳ kinh doanh của ngành thậm chí là của cả DN có ảnh hưởng rất lớn đến phát triểnnguồn nhân lực nói riêng và quản trị nguồn nhân lực nói chung ở DN Trong giai đoạn
mà kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn định có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệpmột mặt cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động
Do vậy, DN cần phải đưa các quyết định nhằm thay đổi các chương trình phát triểnnhân lực như giảm quy mô về số lượng, đa dạng năng lực lao động của từng cá nhân
để người lao động có thể kiêm nghiện nhiều loại công việc khác nhau, hoặc giảm giờlàm việc, cho nhân viên tạm nghỉ, nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi…
Thứ hai: Cơ chế quản lý- hệ thống pháp luật
Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lựccủa DN, đặc biệt là Luật lao động- các bộ luật này đòi hỏi DN phải quan tâm đến cáclợi ích chính đáng của người lao động, trong đó có nhu cầu phát triển nghề nghiệpchuyên môn, nhu cầu thăng tiến,…
Trang 27Các bộ luật này cũng ràng buộc những điều khoản sử dụng lao động của DN, đòihỏi doanh nghiệp phải có chương trình phát triển nhân lực phù hợp như thời gian làmviệc, điều kiện làm việc mà luật pháp quy định.
Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mụctiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm…, do Nhànước quy định
Thứ ba: Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên thịtrường, cạnh tranh sản phẩm mà còn phải cạnh tranh cả về tài nguyên nhân sự, vì nhân
sự là yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh Để tồn tại và phát triểnđược DN cần phải phát triển nguồn nhân lực trong DN để giữ gìn , duy trì và thu hútnhân tài Bởi vì những con người đến với DN hay từ bỏ DN ra đi không chỉ tuần túy
về vấn đề lương bổng, phúc lợi mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọngnhất là ở chỗ con người có được tiếp tục phát triển hay không Vì vậy, các đối thủ cạnhtranh là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực trongdoanh nghiệp
Thứ tư: Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu rất quan trọng đối với doanh nghiệp Thỏa mãn tốt nhấtcác nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là cách tốt nhất để đạt được mụcđích kinh doanh của DN
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
về sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu đó Chính những nhu cầu này của khách hàng đã đòihỏi DN cần phải đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực để thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng về sản phẩm của DN
Thứ năm: Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệthông tin Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các DN phải luôn quan tâm đến việccải tiến kỹ thuật, thay đổi công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, thayđổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Điều đó đòi hỏi số lượng , chất lượng, kinhnghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ nhân sự cũng phải có sự thay đổi, điều chỉnh,hay nói cách khác là chương trình phát triển nhân lực của DN cũng phải có sự thay đổicho phù hợp với công nghệ đã được chọn nhằm đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh