1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng tân nam trên địa bàn tỉnh nghệ an

61 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 787 KB

Nội dung

TÓM LƯỢCSau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty CP xây dựng Tân Nam, em đãhoàn thành khóa luận với đề tài: “ phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xâydựng của côn

Trang 1

TÓM LƯỢC

Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty CP xây dựng Tân Nam, em đãhoàn thành khóa luận với đề tài: “ phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xâydựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An” và dưới đây là tómlược một số vấn đề cơ bản trong bài khóa luận của em:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu phát triển phát triển hoạt động xúc tiến thươngmại sản phẩm nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An của công ty CP xây dựng TânNam Với chương này em đưa ra tính cấp thiết đi đến việc lựa chọn đề tài, đồng thờicũng chỉ rõ mục đích cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài, tổng quan về tình hìnhnghiên cứu các năm trước

Chương II: Tóm lược một số vấn đề cơ bản liên quan đến vấn đề XTTM sản phẩmcủa công ty kinh doanh Với chương này, em đã nêu những lý thuyết cần thiết có liênquan đến các vấn đề nghiên cứu Đó là một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về XTTM,phát triển xúc tiến thương mại, một số lý thuyết về phát triển XTTM của Philip Kotler

và GS.TS Nguyễn Bách Khoa Và để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, em đã đưa ra thêmcác nội dung phát triển hoạt động XTTM sản phẩm của công ty kinh doanh

Phân tích các kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động XTTM sản phẩm nhàchung cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An của công ty CP xây dựng Tân Nam Đây làchương quan trọng nhất trong các chương Ngoài việc thu thập dữ liệu thứ cấp, em còntập hợp và xử lý thêm các dữ liệu sơ cấp thông qua bảng điều tra câu hỏi và phỏng vấnđiều tra Từ quá trình thu thập, điều tra xử lý mà em đã có thể đưa ra được các nhân tốảnh hưởng đến phát triển hoạt động XTTM sản phẩm giấy dán tường của công ty Chương IV: Các kết luận và đề xuất phát triển hoạt động XTTM sản phẩm nhàchung cư của công ty cổ phần xây dựng Tân Nam Ở chương này, em đã đưa ra nhữngthành công và hạn chế về hoạt động xúc tiến sản phẩm nhà chung cư mà công ty đã đạtđược và gặp phải Từ đó tìm ra các nguyên nhân khiến công ty còn tồn tại những hạnchế đó Cùng với việc dự báo triển vọng thay đổi của môi trường, thị trường, nhu cầucủa khách hàng và những định hướng trong tương lai của công ty, em đã đưa ra một số

đề xuất và ý kiến đóng góp cho công ty để có thể giải quyết những vấn đề mà công tyđang gặp phải

Trang 2

Với kết quả của khóa luận, em hy vọng sẽ giúp cho Công ty cổ phần xây dựngTân Nam giải quyết các vấn đề về phát triển hoạt động XTTM sản phẩm nhà chung

cư tại địa bàn Nghệ An hiện nay và trong tương lai để có thể cạnh tranh với các đốithủ, hỗ trợ tốt hơn các hoạt động markeing và hoạt động kinh doanh của công ty từ đótiếp tục đứng vững và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy khó khăn nhưhiện nay

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong 4 năm học tập rèn luyện và tu dưỡng tại trường đại học Thương Mại, em

đã được các thầy các cô trong trường nói chung và đặc biệt là các thầy cô trong khoaMarketing nói riêng không ngừng chỉ bảo, dạy dỗ tận tình, tạo điều kiện giúp em tiếpthu kiến thức trong trường học một cách tốt nhất

Đến nay, em đã tích lũy được một phần kiến thức để vận dụng cho tương lai saunày của mình Bước đầu trong việc vận dụng kiến thức học được vào thực tế, với đề tàikhóa luận“ phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng của công ty CPxây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An” em đã có cơ hội làm việc trong môitrường thực tế, vận dụng những kiến thức đã học, mở rộng và củng cố thêm vốn hiểubiết hạn hẹp của mình

Sau thời gian thực tập tại công ty đến nay luận văn tốt nghiệp của em đã đượchoàn thành Em xin chân thành cảm ơn:

Các thầy cô giáo trong trường, trong khoa marketing Đặc biệt em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, người đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảotận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận tôt nghiệp

Toàn bộ ban giám đốc và nhân viên trong công ty cổ phần xây dựng Tân Nam đãtạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã hết lòngủng hộ em trong suốt quá trình học tập

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về cả mặt lý luận và thực tiễn nênkhóa của em còn có nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo

và các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viênNgũ Hải Đăng

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 2

3 Xác lập vấn đề nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢNN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KINH DOANH 7

1.1 Khái quát hoạt động xúc tiến thương mại 7

1.1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 7

1.1.2 Một số lý thuyết cơ bản về sự phát triển xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh 8 1.2 Phân định nội dung phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh 9 1.2.1 Nghiên cứu và nhận dạng công chúng mục tiêu 9

1.2.2 Xác định mục tiêu, ngân sách xúc tiến thương mại 11

1.2.3 Lựa chọn thông điệp và các phương tiện truyền thông 12

1.2.4 Xác định phối thức xúc tiến thương mại 13

1.2.5 Tổ chức triển khai và kiểm tra đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại 15

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh 15

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài (vĩ mô) 15

Trang 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY

CP XÂY DỰNG TÂN NAMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 17

2.1 Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của công ty CP xây dựng Tân Nam 17 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 17

2.1.3 Yếu tố nội tại của công ty 19

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP xây dựng Tân Nam 19

2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến việc phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21

2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 21

2.2.2 Các yếu tố môi trương vi mô 22

2.3 Kết quả phân tích dự liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng phát triển hoạt động xúc tiến dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An 23

2.3.1 Thực trạng về xác định đối tượng nhận tin trọng điểm 23

2.3.2 Thực trạng về xác định mục tiêu xúc tiến thương mại 23

2.3.3 Thực trạng ngân sách xúc tiến thương mại 24

2.3.4 Thực trạng lựa chọn thông điệp và kênh truyền thông 25

2.3.5 Thực trạng phối thức xúc tiến thương mại 26

2.3.6 Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến thương mại 30

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG TÂN NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 33

3.1 Dự báo triển vọng môi trường và thị trường của việc phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhà chung cư 33

3.1.1 Dự báo triển vọng về thị trường nhà chung cư trên thị trường tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 33

3.1.2 Quan điểm phát triển hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm căn hộ chung cư của công ty CP xây dựng Tân Nam trênđịa bàn tỉnh Nghệ An 34

Trang 6

3.2 Các đề xuất nhằm phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng

của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An 35

3.2.1 Đề xuất mở rộng đối tượng nhận tin 35

3.1.2 Đề xuất mục tiêu và ngân quỹ XTTM 35

3.2.2 Đề xuất xác định mục tiêu xúc tiến thương mại 36

3.2.3 Đề xuất xác định ngân sách 37

3.2.4 Đề xuất xác định phối thức xúc tiến thương mại 38

3.2.5 Đề xuất về quy trình triển khai hoạt động xúc tiến 40

3.2.6 Đề xuất về kiểm tra, đánh giá chương trình xúc tiến thương mại 41

3.3 Một số kiến nghị khác 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1: Mô hình xúc tiến thương mại tổng quátA 7

Hình 2 : Mô hình hoạch định chiến lược XTTM 9

Hình 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP xây dựng Tân Nam 17

Hình 4 :Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing của công ty CP xây dựng Tân Nam 18

Bảng 1:Bảng cơ cấu tài chính 20

Bảng 2: So sánh tỉ trọng –số tiền 20

Hình 6: Đánh giá về chương trình quảng cáo Hình7: Các bước tiến hành các định ngân sách xúc tiến thương mại theo phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ 37

Hình 8: Quy trình triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 40

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơhội và thách thức mới Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển đầu

tư, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài Chính vì thế vai trò của xúc tiến thương mại ngày càng trở nên quan trọngđối với các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổicủa thị trường, nắm bắt được dự báo xu hướng thị trường kịp thời Xúc tiến thươngmại giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, với thị trường làm tăng hiệuquả kinh doanh

Kinh tế Việt Nam những năm gần đây cũng có sự chuyển biến đáng kế mặc dùchịu tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Các doanhnghiệp của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, nhânlực trình độ chuyên môn kém, tổ chức quản lý vẫn còn yếu Trong khi đó các doanhnghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và có quy môlớn Đây chính là những rào cản, là hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ trong nước với nhau màcòn đối với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt hơn.Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững vàhiệu quả để có thể tồn tại và phát triển tốt hơn trên thị trường hội nhâp Xúc tiếnthương mại là một trong những công cụ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiệuquả hơn, tuy nhiên còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được vềmức độ quan trọng của xúc tiến thương mại trong kinh doanh của doanh nghiệp mình

Đó là một trong những lý do vì sao các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranhvới các doanh nghiệp nước ngoài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát triển của ngành xây dựngngày càng tăng nhanh Các công trình đô thị mọc lên ngày càng nhiều và đòi hỏi pháttriển các hoạt động xúc tiến thương mại mạnh mẽ hơn bao hết Công ty CP xây dựngTân Nam là công ty kinh doanh chủ yếu là chung cư và các sản phẩm ,dịch vụ có liên

Trang 10

quam Qua quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy hình thức xúc tiến thương mại

mà công ty sử dụng đó là marketing trực tiếp và xúc tiến bán Công ty mặc dù cũng có

sử dụng các công cụ xúc tiến khác tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm nhiều và hiệuquả kém Vì thế, công ty CP xây dựng Tân Nam cần phải đầu tư phát triển các hoạtđộng xúc tiến thương mại của công ty hơn nữa để khách hàng có thể hiểu hơn về sảnphẩm, có ấn tượng tốt đẹp với công ty từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty trênthị trường, tăng doanh số, lợi nhuận của công ty

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp thiết đặt ra cho doanh nghiệp, nên em đã lựachọn nghiên cứu đề tài: “ Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựngcủa công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”

2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu trước đó về đề tài phát triển hoạt độngxúc tiến thương mại cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa nhậnthức được tầm quan trọng của xúc tiến thương mại trong hoạt động kinh doanh Nhữngnăm gần đây có một số sinh viên cũng tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này như:_“Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm giấy dán tường trên thịtrường Hà Nội của công ty cổ phần xây dựng nhà và đô thị Viễn Đông Facco” khóaluận tốt nghiệp của sinh viên Đoàn Thị Phượng năm 2014

_ “ Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm đầu phát HD củacông ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Gia Long” khóa luận tốt nghiệpcủa sinh viên Võ Thị Kim Vân năm 2012

_ “ Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm đèn trang trí nộithất của công ty thương mại và dịch vụ Giao Hòa trên thị trường Hà Nội” khóa luận tốtnghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Quyên năm 2013

Các khóa luận đã nêu bật và làm rõ thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại củacông ty kinh doanh thương mại nói chung đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và pháttriển hoạt động xúc tiến thương mại ở công ty TNHH phát triển công nghệ và thươngmại Gia Long , công ty thương mại và dịch vụ Giao Hòa và công ty cổ phần xây dựng

Trang 11

cuối cùng của đề tài này đều là phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quảcho các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty Qua tìm hiểu tôi thấy rằng các bàiluận văn trước đó về phát triển hoạt động xúc tiến thương mại chưa có bài nào nghiêncứu về sản phẩm nhà chung cư Khi thực tập tại công ty, tôi đã tìm hiểu và được biếtchưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xâydựng đối với sản phẩm nhà chung cư của công ty Như vậy tính đến thời điểm, đề tàicủa tôi là duy nhất và không có sự trùng lặp nghiên cứu về phát triển hoạt động xúctiến thương mại dịch vụ xây dựng của công ty xây dựng CP Tân Nam.

3 Xác lập vấn đề nghiên cứu

Vấn đề cần nghiên cứu “ Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xâydung của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”

Tìm hiểu về khách hàng của công ty bao gồm: cá nhân ,tổ chức, người tiêu dùng

có nhu cầu mua hoặc tư vấn về sản phần chung cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

-Thứ nhất: Tóm lược một số vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển phối thứcxúc tiến thương mại cho một sản phẩm của một công ty kinh doanh

Thứ hai: Dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập để nghiên cứu thực trạng sửdụng phối thức xúc tiến thương mại dịch vụ xây dung của công ty CP xây dựng TânNam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ ba: Đánh giá thực trạng, rút ra kết luận về thành công, hạn chế và nguyênnhân nhằm đề xuất giải pháp phát triển phối thức hoạt động xúc tiến thương mại dịch

vụ xây dung của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thờigian tới để đóng góp tốt hơn vào hoạt động kinh doanh của công ty

Các mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề phát triển hoạt động xúc tiến thương mạidịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng TÂN NAM trên địa bàn tỉnh NGHỆ AN Mục tiêu chung

Đề ra các giải pháp Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dungcủa công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cơ sở lý thuyết về xúc tiến thương mại vàphát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

Trang 12

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dungcủa công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng củacông ty trong thời gian tới

4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xâydung của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phạm vi không gian: hoạt động xúc tiến thương mại của công ty CP xây dựngTân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An Về sản phẩm: sản phẩm nhà chung cư mà công tyđang kinh doanh

Về khách hàng: Với sản phẩm nhà chung cư khách hàng là cá nhân ,tổ chức ,cơquan có nhu cầu mua hoặc tư vấn các vấn đề có liên quan

Phạm vi thời gian: thu thập dữ liệu, kết quả liên quan đến sản phẩm giấy dántường trong 3 năm gần nhất từ 2013 – 2015; đề xuất giải pháp phát triển hoạt động xúctiến thương mại đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình hoạt động của công ty, để có thể tồn tại và phát triển thì công tycần phải nhận biết và nắm bắt được những cơ hội, vượt qua những thách thức Các yếu tố

đó thường chịu tác động bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: máymóc thiết bị, nhà xưởng, nguồn nhân lực, năng lực quản lý, tiến bộ khoa học kĩ thuật, môitrường cạnh tranh, hệ thống luật pháp

Để khái quát về các mối quan hệ này em đã sử dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân tích các

sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của nó Việc sử dụng biện pháp luậnbiện chứng duy vật giúp xác định rõ và phân biệt các mối quan hệ trên một cách có hệthống và chi tiết, nó giúp giải quyết một số vấn đề cơ bản mà đề tài nghiên cứu thực hiện.Ngoài ra khóa luận sử dụng phương pháp duy vật lịch sử: Khóa luận thực hiện đánhgiá sự cải tiến, đổi mới thường xuyên của hoạt động xúc tiến thương mại sao cho phù hợpvới quy luật về nhu cầu không ngừng tăng lên, nâng cao mức sống của con người, phù

Trang 13

5.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập:

Các số liệu doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2013 đến 2015

Các công cụ xúc tiến thương mại công ty đang áp dụng và ngân sách phân bổ chocác công cụ đó

Số liệu về phần trăm doanh số bán giấy dán tường trong tổng doanh số

Tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

Các nguồn cung cấp dữ liệu :

Các dữ liệu ở các bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty; các bài báo cáo về kếtquả kinh doanh của công ty

Thông qua các phương tiện truyền thông như: internet, báo, tạp chí để thu thập cácthông tin cần thiết khác

Vì nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, đôi khi thôngtin còn không chính xác vì vậy khi thu thập dữ liệu thứ cấp em sẽ thực hiện theo các bướcsau:

B1: Xác định thông tin cần thiết cho nghiên cứu

B2: Tìm kiếm các nguồn dữ liệu chứa thông tin cần thiết

B3: Tiến hành thu thập thông tin

B4: Đánh giá và lựa chọn các dữ liệu thu thập được

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Những đánh giá từ các nhà quản trị về hoạt động xúc tiến thương mại của công ty

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Điều tra khách hàng: xây dựng bảng câu hỏi đề điều tra xem những nhân tố ảnhhưởng tới quyết đinh mua hàng của khách hàng là gì, thái độ phục vụ của nhân viên của

Trang 14

công ty ra sao, khách hàng có phàn nàn về giá hay không, những đánh giá và nhận xét của

họ về hoạt động xúc tiến thương mại của công ty Tôi sẽ sử dụng mẫu là 25 khách hàng,bao gồm 2 đối tượng cụ thể: khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức Với nhữngkhách hàng trực tiếp mua hàng tại showroom tôi sẽ phát phiếu điều tra và nhờ họ trả lờiphiếu điều tra đó Còn với khách hàng là tổ chức, tôi sẽ thông qua nhân viên phòng kinhdoanh nhờ họ trả lời phiếu điều tra

Phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn các nhân viên bộ phận kinh doanh và bộ phận kếtoán

Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng,cách trưng bày trong showroom, cách thức bán hàng, văn hóa công ty, sự tương tác giữacác phòng ban

5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Một số phương phấp phân tích dữ liệu như: phương pháp phân tích số liệu, phươngpháp thống kê, so sánh để từ đó có thể đánh giá được tình hình của công ty

Công cụ xử lý: lập bảng tính

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển hoạt động xúc tiến thương mạicủa công ty kinh doanh

Chương 2: phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt đọng xúc tiến thương mạidịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chương 3: các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến thươngmại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 15

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢNN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KINH DOANH.

1.1 Khái quát hoạt động xúc tiến thương mại

1.1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

1.1.1.1Khái niệm và bản chất của xúc tiến thương mại

Có rất nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm xúc tiến thương mại trong kinh doanh.Theo định nghĩa chung thì xúc tiến thương mại được hiểu là : “Bất kì nỗ lực nào từ phíangười bán để thuyết phục người mua chấp nhận thông tin của người bán và lưu trữ nódưới hình thức có thể khôi phục lại được”

Tóm lại xúc tiến thương mại là hoạt động marketing đặc biệt và có vai trò vô cùngquan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi công ty

Bản chất của xúc tiến thương mại là quá trình giao tiếp, cung cấp thông tin và tiếpcận khách hàng trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua haiđại diện: người chủ động và người tiếp nhận xúc tiến

1.1.1.2 Khái niệm phát triển xúc tiến thương mại

Phát triển xúc tiến thương mại được hiểu là “ việc thiết lập, thay đổi, điều chỉnh cácchương trình, hoạt động xúc tiến thương mại của công ty so với hiện tại để thích ứng với

sự thay đổi của môi trường và thị trường của sản phẩm, nhằm thực hiện hiệu quả cácchiến lược và chương trình Marketing- mix mà công ty đã lựa chọn”

1.1.1.3 Mô hình xúc tiến thương mại tổng quát

Hình 1: Mô hình xúc tiến thương mại tổng quátA

Nhiễu

Trang 16

1.1.2 Một số lý thuyết cơ bản về sự phát triển xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

1.1.2.1 Lý thuyết của Philip – Kotler

Theo Philip Kotler – Quản trị marketing 2004 để thực hiện tốt quá trình truyềnthông ,phải xác định được 5 câu hỏi :ai ,nói gì , trong kênh nào ,cho ai ,hiệu quả như thếnào ? Phát triển xúc tiến thương mại gồm 8 nội dung:

+ Phát hiện công chúng mục tiêu

+ Xác định mục tiêu truyền thông

+ Thiết kế thông điệp

+ Lựa chọn các kênh truyền thông

+ Phân bổ tổng ngân sách khuyến mãi

+ Quyết định hệ thống các biện pháp khuyến mãi

+ Lượng định kết quả khuyến mãi

+ Quản lý và phối hợp toàn bộ quá trình truyền thông marketing

Nhận xét : Lí thuyết của Philip Kotler thì các phần tử truyền thông mang tính tổngquát Ngoài ra , lí thuyết này còn đề cập đến sự nhiễu tạp trong quá trình truyền thong

1.1.2.2 Lý thuyết của GS.TS Nguyễn Bách Khoa

Theo GS.TS Nguyễn Bách Khoa: “ Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực cốt lõi củatruyền thông Marketing nhằm mở rộng tư duy, hiểu biết của khách hàng về những lợi ích,

ưu thế vượt trội và kích thích, thu hút các khách hàng tiềm năng thành tập khách hànghiện thực và đẩy mạnh hiệu lực bán hàng, tăng cường chất lượng và tín nhiệm về ảnhhưởng thương mại của công ty trên thị trường mục tiêu.” – Trích giáo trình Marketingthương mại của GS.TS Nguyễn Bách Khoa, NXB Thống Kê Hà Nội 2011

Trang 17

Hình 2 : Mô hình hoạch định chiến lược XTTM

(Nguồn: Giáo trình marketing thương mại – GS.TS Nguyễn Bách Khoa, năm 2005)Nhận xét : Mô hình hoạch định chiến lược XTTM của GS.TS Nguyễn Bách Khoa –giáo trình marketing thương mại là mô hình kế hoach hóa XTTM cho doanhnghiệp.Ngoài những yếu tố như mô hình tổng quát,mô hình còn hoạch định các mục tiêu

và xác định ngân quỹ thực hiện.Do giới hạn nghiên cứu trong quy mô doanh nghiệp,cũngnhư giới hạn về khả năng nên bài khóa luận này được nghiên cứu theo quan điểm củaGS.TS Nguyễn Bách Khoa

1.2 Phân định nội dung phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

1.2.1 Nghiên cứu và nhận dạng công chúng mục tiêu

1.2.1.1Xác định đối tượng nhận tin

Khi doanh nghiệp tiến hành truyền thông thì doanh nghiệp phải xác định rõ ngườinhận tin là ai, đặc điểm của họ là gì, và cũng phải phần nào dự đoán được phản ứng của

họ trước những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra Người nhận tin chính là khách hàng

Quyết định chính sách

Quyết định phối thức XTTM

Quyết định nội dung thông điệp

Quyết định chọn kênh truyền thông

Mã hóa

Truyền tải thông điệp Nhận và giải mã

Đáp ứng Phản hôi

Trang 18

mục tiêu của công ty bao gồm khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng, nhữngngười quyết định hoặc tác động đến việc mua hàng của công ty Đối tượng nhận tin ở đây

có thể là các cá nhân, nhóm người, những giới cụ thể hoặc toàn công chúng

Việc xác nhận đúng đối tượng nhận tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng caotính hiệu quả của toàn quá trình truyền thông, nó còn ảnh hưởng tới phương thứchoạt động, nội dung thông điệp, và việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợpvới đối tượng này

1.2.1.2.Lượng giá sự chấp nhận của khách hàng trọng điểm về mặt hàng

Trên thị trường, mỗi công ty đều đạt được một thị phần riêng cho công ty mình và

đó chính là sự chấp nhận của khách hàng trọng điểm về các mặt hàng của công ty Sựthay đổi thị phần của các công ty phản ánh sức mạnh của công ty và sự ảnh hưởng của cácđối thủ cạnh tranh tác động trực tiếp lên giá, hành vi mua của người tiêu dùng Nhữngthay đổi trên thị trường sẽ dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu, về hành vi mua của người tiêudùng Công ty muốn giữ vững được thị thần và chiếm lĩnh thị phần của đối thủ cạnh tranhthì cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, biết cách tác động tới nhu cầu của

họ theo hướng mà công ty có thể đáp ứng được tốt nhất

1.2.1.3 Nghiên cứu những chấp nhận về hình ảnh của công

Công ty luôn cố gắng xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất trong mắt công chúng

và khách hàng của mình Hình ảnh của công ty là tập hợp những ý kiến, những ấn tượng,

sự tin tưởng mà khách hàng cảm nhận về công ty Công ty muốn tồn tại và phát triển bềnvững thì đều phải xây dựng được hình ảnh đẹp, ấn tượng trong tâm, phải cho công chúngthấy được không những công ty luôn đem lại những sản phẩm chất lượng cao, tuân thủđúng theo quy định của pháp luật, bảo tồn và phát huy văn hóa của đất nước mà còn phảithể hiện trách nhiệm đối với đất nước qua những hoạt động từ thiện, những hoạt động xãhội Khi công ty đã định vị được trong tâm trí khách hàng, thì khách hàng sẽ luôn trungthành với sản phẩm của công ty, và thu hút được khách hàng mới Để triển khai hoạt độngxúc tiến có hiệu quả, các nhà làm Marketing cần phải thu thập thông tin có liên quan đên

sự chấp nhận của khách hàng mục tiêu và công chúng về hình ảnh của công ty thông quaviệc điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn khách hàng

Trang 19

1.2.2 Xác định mục tiêu, ngân sách xúc tiến thương mại

1.2.2.1 Xác định mục tiêu xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp phải xác định rõ những thứ mà doanh nghiệp muốn đạt được sau mỗichương trình xúc tiến là gì, đó có thể là sự chấp nhận mua hàng của khách hàng hoặc là sựhài lòng khi sử dụng sản phẩm Việc xác định được rõ các mục tiêu xúc tiến hết sức quantrọng vì nó trợ giúp cho việc xây dựng chiến lược xúc tiến đồng thời hỗ trợ cho việc địnhhướng sử dụng các nguồn lực và tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện Mục tiêuxúc tiến phải xuất phát và phù hợp với mục tiêu marketing mix, phù hợp với tập kháchhàng trọng điểm và tình hình chấp nhận của khách hàng đối với nhãn hàng, đồng thời phảibiết sử dụng các công cụ xúc tiến một cách khéo léo và phù hợp Sau đây là một số mụcđích thông thường khi thực hiện xúc tiến của các doanh nghiệp:

Đảm bảo danh tiếng của một mặt hàng, một nhãn hàng

Mang lại một hình ảnh cho một mặt hàng, một nhãn hiệu, hay một công ty nào đóLàm nổi bật một yếu tố của sản phẩm hay nhãn hiệu

- Thúc đẩy sự thương mại hóa sản phẩm

1.2.2.2 Xác định ngân sách xúc tiến thương mại

Thông thường các công ty xác định ngân sách xúc tiến thương mại theo 4 phươngpháp sau:

Phương pháp cân bằng cạnh tranh: công ty xác định mức ngân sách dành cho xúctiến của mình bằng với mức ngân sách của đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trường,trong chu kì kinh doanh

Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Dựa vào các mục tiêu, nhiệm vụ cụthể cần phải làm mà doanh nghiệp sẽ đưa ra ngân sách cho hoạt động xúc tiến

Phương pháp xác định theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán: Công ty ấn định ngânsách truyền thông bằng 1 mức tỷ lện phần trăm nào đó so với doanh số bán dự kiến Công

ty thường lấy doanh số bán của năm trước hoặc chu kỳ kinh doanh trước liền kề để ánđịnh tỷ lệ

Phương pháp tùy theo khả năng: Tùy vào khả năng tài chính của mình mà công ty

có thể quyết định mức ngân sách dành cho xúc tiến thương mại của công ty mình Việcxác định ngân sách như thế này thường mức ngân sách không ổn định và gây trở ngại choviệc hình thành chiến lược dài hạn về thị trường của công ty

Trang 20

1.2.3 Lựa chọn thông điệp và các phương tiện truyền thông

- Thiết kế thông điệp: Thông điệp được thiết kế để thực hiện theo mục tiêu xúc tiếnđược đề ra ở trên Một thông điệp tạo ra phải đảm bảo sẽ tạo ra sự nhận biết, gây sự chú ý,hiếu kì, thích thú, ham muốn dẫn đến hành động mua hàng Thông điệp thết kế cần phảichú ý tới các nội dung sau:

- Nội dung thông điệp: Phải có khả năng gây chú ý để nhằm tạo ra được sự đáp ứng

kỳ vọng Có ba loại gợi dẫn chủ yếu như: gợi dẫn duy lý, gợi dẫn cảm tính, gợi dẫn đạođức

- Cấu trúc thông điệp: Một thông điệp đưa ra cần phải có cấu trúc rõ ràng, rànhmạch, tránh sử dụng các câu có cấu trúc phức tạp hay đa nghĩa

- Hình thức thông điệp: Thông điệp phải được thể hiện dưới hình thức hấp dẫn, lựachọn từ ngữ đơn giản, gần gũi với người sử dụng Chất lượng giọng, âm, nhịp điệu tạonên sự chú ý của người nhận

Quyết định lựa chọn kênh truyền thông

Kênh có tính cá nhân: trong kênh này, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp giao tiếp lẫnnhau hoặc có thể qua điện thoại, thư từ kênh này có hiệu quả cao do có thể nhận đượcphản hồi ngay sau khi đưa thông tin đến với khách hàng Tuy nhiên, độ bao phủ có nó lạikhông rộng, chi phí cao, do vậy kênh này thường được những công ty cung cấp hàng cógiá cao sử dụng

Kênh có tính đại chúng: Các kênh truyền thông đại chúng là tập định hướng cácphương cách truyền thông, truyền đi các thông điệp mà không có sự tiếp xúc hay phản hồicủa cá nhân Các phương tiên truyền thông đại chúng thường được sử dụng như: sách,báo, tạp chí, các phương tiện truyền thông điện tử như internet, TV, Radio hay cácphương tiện trưng bày Kênh này thường được các doanh nghiệp lựa chọn do có chi phíthấp mà mức độ bao phủ của nó lớn hơn

Trang 21

1.2.4 Xác định phối thức xúc tiến thương mại

1.2.4.1 Các công cụ cơ bản của xúc tiến thương mại

Quảng cáo

Quảng cáo thương mại được hiểu là “ một tập các hoạt động có liên quan đến việc

sử dụng có trả tiền các kênh truyền thông phi cá nhân để truyền các thông điệp thuyếtphục về phối thức mặt hàng và về tổ chức thỏa mãn nhu cầu thị trường cho tập kháchhàng tiềm năng trong những không gian, thời gian xác định”

Quảng cáo thương mại có vị trí và vai trò rất quan trọng trong kinh doanh hiện đạikhi thực hiện các chức năng cơ bản sau: Tăng cường hiệu ứng nhận biết và quan tâm củakhách hàng; thuyết phục và kích đẩy đáp ứng chấp nhận; thông tin và mở rộng tư duy vềphối thức mặt hàng và phát triển hình ảnh công ty, kích đẩy nhu cầu, sức mua; giáo dục vàgiáo dưỡng nhu cầu và tiêu dùng

Bán hàng cá nhân

Bán cá nhân là một hình thái đặc biệt của sự kết nối giữa hoạt động chào hàng do cánhân các đại diện thương mại và các nhân viên bán hàng trực tiếp tiến hành với vị thế mộtkhâu tác nghiệp của quá trình bán hàng nhằm tìm kiếm, phát hiện và thuyết phục kháchmua hàng nhằm tăng cường hiệu năng của đơn đặt hàng và thương vụ với khách muahàng đó

Đây là một công cụ cực kì trọng yếu của phối thức markeitng giao tiếp khuếchtrương và của hệ chào hàng thương mại đối với cá loại hình công ty, cũng như ở từng cơ

sở doanh nghiệp thương mại của nó

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp được định nghĩa lại theo Hiệp hội Marketing trực tiếp “là một hệthống tương tác marketing trực tuyến từ người bán đến khách hàng của mình trong đó sửdụng một hay nhiều phương tiện truyền thông giao tiếp có hiệu quả, một đáp ứng có thể

đo lường được và một thương vụ ở bất cứ địa điểm nào”

Xúc tiến bán

Là các hoạt động marketing chuyên biệt bao gồm những sửa chỉnh trong một thờigian xác định việc chào hàng cơ bản của công ty theo hướng đưa ra một lợi ích đặc trưngthuận lợi cho một tập khách hàng tiềm năng và một tập khách hàng trọng điểm xác định

Trang 22

Xúc tiến bán thường hữu hiệu nhất khi được vận dụng phối hợp với quảng cáo hoặcchào bán cá nhân trực tiếp.

Quan hệ công chúng

Đặc trưng của quan hệ công chúng: Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các giớicông chúng khác nhau bằng cách làm cho nhiều người biết và có thiện cảm với mình, xâydựng một hình ảnh tốt đẹp và xử lý hay ngăn chặn những đàm tiếu, câu chuyện, vụ việcbất lợi

1.2.4.2 Các cơ sở xác định phối thức xúc tiến thương mại

- Đặc trưng cặp mặt hàng – thị trường: thực chất là việc công ty phải tìm ra đượcmối quan hệ giữa sản phẩm của mình với thị trường mà mình định thâm nhập, mối quan

hệ ấy chính là khả năng thích nghi hóa của sản phẩm với thị trường mục tiêu

- Các cơ chế giao tiếp kéo – đẩy: Phối thức xúc tiến thương mại chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của việc công ty chọn cơ chế kéo, đẩy để tạo ra mức doanh thu mặt hàng, hai cơchế đối chiếu nhau Cơ chế đẩy đòi hỏi việc sử dụng lực lượng bán hàng và quảng cáothương mại năng động để đẩy mặt hàng qua các kênh về phía người tiêu dùng trọng điểm,

cơ chế kéo đòi hỏi chi phí nhiều vào việc quảng cáo và khuyếch chương để tạo nên nhucầu thị trường

- Các trạng thái sẵn sàng của khách hàng: Hiệu năng so với chi phí của các công cụxúc tiến thương mại sẽ thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau trong mức sẵn sàng củangười mua cho thấy độ hiệu năng tương đối của 4 công cụ xúc tiến thương mại quảng cáo,

PR – giữ vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn tạo sự biết đến, giai đoạn hiểu ở ngườitiêu dùng chịu ảnh hưởng đầu tiên của quảng cáo, chào hàng giữ vai trò thứ hai, giai đoạntin của khách hàng chịu ảnh hưởng của marketing trực tiếp theo sát đó là quảng cáo, cuốicùng là bán hàng là chức năng của chào hàng

- Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm: Hiệu năng của công cụ xúc tiến thươngmại qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm là khách nhau Trong giaiđoạn giới thiệu thì quảng cáo và PR là cần thiết, trong giai đoạn tăng trưởng quảng cáo và

PR tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, trong khi xúc tiến bán có thể giảm bớt vì ít cần tới kíchthích nhất thời Trong giai đoạn chín muồi xúc tiến bán khôi phục lại tầm quan trọng so

Trang 23

1.2.5 Tổ chức triển khai và kiểm tra đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại

Tổ chức triển khai thương mại được xác định bằng các nội dung cơ bản để trả lờicác câu hỏi như: thực hiện triển khai vấn đề gì? Người triển khai là ai? Thơi gian triểnkhai cụ thể như thế nào? Cách thức triển khai ra sao?

Xác định nội dung triển khai: Đây là công việc đầu tiên của quá trình triển khai hoạtđộng xúc tiến thương mại Các công ty cần phải xác định cụ thể công việc cần làm để tạođiều kiện cho việc phân bổ công việc một cách hợp lý, đúng người, đúng việc và đạt hiệuquả cao

Phân bổ nguồn lực triển khai thực hiện: Sau khi xác định cụ thể nội dung công việccần triển khai thì việc cần thiết ngay sau đó là xác định nguồn lực thực hiện các công việcđó

Xây dựng khung thời gian thực hiện các công việc: Các công việc cần phải đượctiến hành một cách tuần tự, chặt chẽ về thời gian, đúng giai đoạn, tiến trình đã đề ra.Xác định cách thức triển khai: Việc xác định cách thức triển khai phụ thuộc vào mụctiêu mà chương trình đề ra, từ đó xác định một phối thức thực hiện hiệu quả bao gồm việcxác định tỷ lệ các công cụ xúc tiến, xây dựng nội dung thông điệp, xác định kênh truyềnthông và tần suất thực hiện các công cụ

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài (vĩ mô)

1.3.1.1 Yếu tố kinh tế:

Các năm gần đây, hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ nhà nước cùngvới đó là tính hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế tốt hơn đang có tác động tích cực tới mọimọi doanh nghiệp Với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước cùng với việc nỗ lựcđẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp nội và ngoại thì ngành xây dựng còn bùng nổmạnh mẽ hơn gấp nhiều lần

Trang 24

Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật Thương mại điện

tử cũng được ban hành và tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lýcủa luật pháp dưới sự quản lý của nhà nuớc các thanh tra kinh tế Tất cả các doanh nghiệpđều hoạt động thuận lợi

1.3.1.3 Yếu tố văn hóa, xã hội

Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền vănhóa nơi họ sinh sống và làm việc Đặc biệt trình độ dân trí và nhu cầu về công trình xâydựng của Việt Nam ngày một cao hơn sẽ tạo tạo nên sự phát triển cho các công ty tronglĩnh vực xây dựng

1.3.1.4 Yếu tố công nghệ

Ngày nay, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tạonên sự khác biệt giữa các Công ty Để nâng cao khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệpcần phải thay đổi công nghệ Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ không phải là đơn giản,

nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo trình độ lao động phải phù hợp với sự thay đổicủa công nghệ, phải có năng lực tài chính…

1.3.2 Các yếu tố bên trong (vi mô)

- Nguồn nhân lực: Trong kinh doanh, con người là yếu tố số một quyết định đến sựthành công của công ty Do đó, biết tuyển dụng và giữ chân được người tài là một yếu tốcạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Hiện nay xu hướng của các công ty là chú trọngđầutư vao con người ,phát triển đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, ở các phòng banquản lý thì là những người có trình độ đại học, thạc sỹ trở lên, có cả những trưởng phòngđược đào tạo nước ngoài về làm

- Tài chính: Với một công ty yếu tố vốn luôn là yếu tố không thể thiếu Tài chính ổnđịnh và tốc độ tăng doanh thu qua từng năm chính là yếu tố quan trọng để làm nên thươnghiệu của công ty trong những năm tiếp theo

- Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của xúc tiến nên đã đầu tư cho hoạtđộng này, điều này được thể hiện qua việc đầu tư tài chính cho xúc tiến tăng qua từngnăm nên các hoạt động đã đồng bộ để mang lại hiệu quả cao Một yếu tố làm cho hoạtđộng xúc tiến hiệu quả nữa là công ty đã có phòng marketing riêng biệt Công việc được

Trang 25

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY

CP XÂY DỰNG TÂN NAMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

2.1 Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của công ty CP xây dựng Tân Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng Tân Nam

Được thành lập vào ngày 07/09/2004 với niềm đam mê và khát vọng thành côngtrong lĩnh vực xây dựng Nhờ chiến lược rõ ràng và hướng đi đúng, công ty nhanh chóngphát triển và đạt được những thành công nhất định Năm 2010, 2011 và 2012 chúng tôiđạt mức tăng trưởng doanh thu 250% trong 3 năm liên tiếp Dự kiến, 2016 chúng tôi sẽđạt doanh thu 20 triệu USD trước khi chạm mức doanh thu 60 triệu USD vào năm 2020.Sau đây là một số thông tin chung về Công ty

Tên giao dịch: TAN NAM CO, JSC

Giấy phép kinh doanh: 2900601014 - ngày cấp: 07/09/2004

Điện thoại: 0383843569 - Fax: 0383 843346

Giám đốc: NGUYỄN TRỌNG LONG

Điện thoại: 0383843569

Địa chỉ: Lô 5A, 5B Khu đô thị mới Đại lộ V.I Lê Nin, Xã Nghi Phú, Thành phốVinh, Nghệ An

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

+ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CP xây dựng Tân Nam

Hình 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP xây dựng Tân Nam

(nguồn :phòng hành chính)

Trang 26

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại được xây dựng theo cơ cấu chức năng bao gồm

4 phòng ban và đứng đầu là giám đốc

Giám đốc: là người điều hành cao nhất của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh.Quyết định của giám đốc là mệnh lệnh đối với toàn thể công ty

Phòng kế toán: tham mưu trong công tác tài chính của công

Phòng kinh doanh :Có nhiệm vụ tìm hiểu, khái thác thị trường,tiếp nhận yêu cầu và

xử lý các yêu cầu của khách hàng

Phòng Marketing: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu và tìm hiểunhu cầu khách hàng và các phương án đáp ứng nhu cầu đó Phối hợp với bộ phận kinhdoanh để theo dõi hiện trạng sản phẩm của công

Nhận xét: công ty CP xây dựng Tân Nam có cơ cấu tổ chức theo chức năng Với

mô hình này hoàn toàn phù hợp, góp phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản lýcủa công ty.Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức này từng bộ phận có chức năng và hoạt độngriêng biệt, độc lập với nhau, chưa có sự trao đổi ràng buộc trong thực hiện công việcchung của công ty

+ Cơ cấu tổ chức của bộ phận Marketing

Hình 4 :Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing của công ty CP xây dựng Tân Nam

(nguồn :phòng hành chính)

Bộ phận marketing: Gồm có một trưởng phòng và các nhân viên marketing

- Trưởng phòng: Có bằng cử nhân đại học chuyên ngành marketing và có 8 nămkinh nghiệm trong việc quản lý, là người chịu trách nhiệm chung trong phòng marketing

- Nhân viên Marketing : Bao gồm các nhân viên đều tốt nghiệp có bằng cử nhân đạihọc chuyên ngành Marketing và có kiến thức chuyên sâu về Marketing

Trang 27

quả.Thường xuyên được ban giám đốc khen được về những đóng góp trong việc quảng báhình hình của công ty và tăng được nhiều doanh thu.

2.1.3 Yếu tố nội tại của công ty

• Yếu tố cơ sở vật chất

Cơ sở hạ tầng : Trụ sở chính công ty nằm tại xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ

An Ngoài ra còn có có công xưởng khai thác và chế biến đá và các nguyên phụ liệu phục

vụ cho quá trình xây dựng ,thi công đặt rải rác trên địa bàn tỉnh Nghệ An như QuỳnhLưu,Hoàng Mai …

Máy móc: Hiện nay, Công ty đang sở hữu hàng trăm thiết bị máy móc thi công đồng

bộ, hiện đại, đa phần đều là các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về côngnghệ như: Đức, Nga, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đáp ứng được nănglực thi công cho mọi loại hình công trình

Nguồn lực tài chính: Tổng vốn điều lệ: 1500.000.000.000 VND (Bằng chữ: Mộtngànnăm tram tỉ đồng) Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà nguồn vốncủa công ty ngày càng được gia tăng, đi kèm với nó cũng là việc mở rộng sản xuất kinhdoanh, công ty đã có một nguồn vốn ổn định để duy trì sản xuất kinh doanh Công ty luônxác định huy động nguồn vốn tự bổ sung là chủ yếu, còn khi cần huy động vốn dài hạn thì

sẽ tận dụng mọi nguồn tài chính với lãi suẩt thấp Do vậy mà công ty vẫn luôn chủ động

về tài chính

• Yếu tố con người:

Với gần 2000 cán bộ nhân viên thuộc công ty và là những người có chuyên môntrong lĩnh vực mình phụ trách Công ty Tân Nam luôn nhận được sự hài lòng tuyệt đối từphía khách hàng - đối tác bởi sự phục vụ tận tâm Để nâng cao chất lượng sản phẩm vàdịch vụ của công ty ngày càng tốt hơn, công ty Tân Nam thường xuyên cử cán bộ kỹ sư

và nhân viên kỹ thuật sang Nhật Bản tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu và ứngdụng các kỹ thuật thi công mới tiên tiến để bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới Chính vì thế mà công ty luôn có được đội ngũ kỹ sư thi công có trình độ tay nghề cao,năng động, sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và hiệu quả cao

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP xây dựng Tân Nam

Bảng 2.1 Bảng số liệu tổng số khách hàng trả phí và tổng doanh thu, chi phí, và lợinhuận trong 3 năm 2013, 2014, 2015 của công ty CP xây dựng Tân Nam

Trang 28

Bảng 1:Bảng cơ cấu tài chính

Đơn vị:(đồng)

1 Lợi nhuận trước

Trang 29

2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến việc phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng Tân Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.1.2.1 Yếu tố kinh tế:

Các năm gần đây, hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ nhà nước cùngvới đó là tính hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế tốt hơn đang có tác động tích cực tới mọimọi doanh nghiệp.Với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước cùng với việc nỗ lựcđẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp nội và ngoại thì ngành xây dựng còn phát triểnmạnh mẽ hơn

Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tư cho giao thông đường bộ khoảng202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm Do đó, áp lực về vốn đầu tư

là rất lớn trong thời gian sắp tới Vì vậy, nếu những nổ lực cải thiện khung pháp lý chohình thức PPP phát huy tác dụng, thì việc thu hút vốn đầu tư tư nhân sẽ được đẩy mạnh,góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung

2.1.2.3 Yếu tố văn hóa, xã hội

Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền vănhóa nơi họ sinh sống và làm việc Đặc biệt đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy môlớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựngphải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu Phong cách kiến trúc vàkiểu dáng một sản phẩm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc Trên thực tế, đã có không

ít các công trình xây dựng trở thành biểu tượng của một quốc gia như chùa Một cột ở Hànội, tháp Ephen ở Pari và do đó chất lượng của các công trình xây dựng cũng phải đượcđặc biệt chú ý Nó không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình và còn ảnh hưởng tới

sự an toàn cho người sử dụng

Trang 30

2.1.2.4 Yếu tố công nghệ

Ngày nay, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tạonên sự khác biệt giữa các công ty Để nâng cao khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệpcần phải thay đổi công nghệ Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ không phải là đơn giản,

nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo trình độ lao động phải phù hợp với sự thay đổicủa công nghệ, phải có năng lực tài chính…

2.2.2 Các yếu tố môi trương vi mô

2.2.2.1 Nhà cung cấp:

Để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty đã hoàn thiện quátrình sản xuất nguồn nguyên liệu nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh và xây dựng của côngty.Nên sự phụ thuộc vào nhà cung ứng là rất ít không đáng kể ,chủ yếu là các lĩnh vực cóliên quan tới xây dựng

2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong giai đoạn 2011-2014, nhóm doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 80% trong

cơ cấu sản xuất của ngành Xây Dựng, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăngtrưởng của ngành.Do các doanh nghiệp nhà nước không còn đóng vai trò chủ đạo trongngành và sức cạnh tranh trên thị trường gay gắt cũng đang dần tạo áp lực rất lớn cho cácdoanh nghiệp Việt Nam Nếu công ty không nhanh chân nắm bắt xu hướng thị trường,tâm lý người tiêu dùng, đưa ra những tiện ích phù hợp thì chỉ trong chớp nhoáng sẽ mấtngay thị phần và bị đào thải

2.2.2.3 Nhà trung gian thương mại của công ty

Công ty đã tự sản xuất ,kinh doanh và phân phối các sản phẩm mặt hàng củamìnhđến tận tay khách hàng nên không xuất hiện nhà trung gian thương mại

2.2.2.4 Khách hàng của công ty

Công ty CP xây dựng Tân Nam đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch

vụ tốt nhất và chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt Do đó, chỉ trong khoảng thời gianngắn từ năm 2010 đến hết năm 2013, công ty đã thu hút và có được một số lượng kháchhàng đông đảo với 2000 khách hàng, với mức tăng trưởng 150% mỗi năm Vào tháng4/2015, công ty chính thức đạt6.000 khách hàng và đã chạm mốc 7.500 khách hàng vàotháng 12/2015

Ngày đăng: 15/01/2020, 07:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Công ty cổ phần xây dựng Tân Nam 2014, 2015, 2016, Báo cáo kết quả kinh doanh công ty cổ phần xây dựng Tân Nam.Nghệ An Khác
(2) Công ty cổ phần xây dựng Tân Nam 2014, 2015, 2016, Báo cáo thường niên công ty cổ phần xây dựng Tân Nam Hà Nội Khác
(3) GS.TS Nguyễn Bách Khoa 2011, Giáo trình Marketing thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
(4) GS.TS Trần Minh Đạo, 2009, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
(5) Philip Kotler, 2006, Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
(6) Philip Kotler, 2007, Marketing căn bản, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w