TÓM LƯỢCCông ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn được thành lập vào năm 2002.Cho đến nay, với trên 10 năm kinh nghiệm Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực phát triểncác sản phẩm
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Thương Mại, em đã có đượcrất nhiều kiến thức về kinh tế nói chung cũng như các kiến thức chuyên sâu về thươnghiệu nói riêng Những kiến thức này em có được phần lớn nhờ vào sự giảng dạy nhiệttình của các giảng viên trường đại học thương mại Đặc biệt với sự tận tâm của nhữnggiảng viên khoa Marketing – Quản trị thương hiệu đã giúp em nắm vững được nhữngkiến thức chuyên môn về ngành quản trị thương hiệu mà em đang theo học Tất cảnhững kiến thức này sẽ là nền tảng giúp em tự tin hơn để tham gia vào các công việc,cũng như trong cuộc sống thường ngày Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy côtrường đại học thương mại, đặc biệt là các thầy cô trong khoa
Trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp, em đã được thực tập và tiếp xúc vớicông việc thực tế tại Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn Tại đây, được sựchấp thuận và giúp đỡ của ông Nguyễn Văn Khiêm - Giám đốc công ty, bà NguyễnThị Nga – Trưởng phòng marketing, cùng các anh chị nhân viên khác, em đã được vậndụng những lý luận và kiến thức đã học tại nhà trường vào công việc thực tế, từ đó bổsung thêm vốn kiến thức của mình Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty vàcác anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệugiúp em hoàn thành bài khóa luận được giao
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - giảng viên Bộ mônQuản trị thương hiệu, Kho Marketing, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thựchiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2TÓM LƯỢC
Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn được thành lập vào năm 2002.Cho đến nay, với trên 10 năm kinh nghiệm Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực phát triểncác sản phẩm của mình cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ để trở thànhdoanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vựckhai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Văn phòng điện tử và các giảipháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý
Sau thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng, công ty cũng đã có nhữngđộn thái tích cực trong việc quản trị thương hiệu cũng như xây dựng được cho mìnhmột hệ thống nhận diện riêng Tuy nhiên bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của công
ty vẫn chưa hoàn thiện, điều này tạo nhiều khó khăn trong công tác truyền thôngthương hiệu Xuất phát từ thực tiến này, em nhận thấy việc hoàn thiện hệ thống nhậndiện thương hiệu cho công ty là rất cần thiết và cấp bách, bộ hệ thống nhận diệnthương hiệu sẽ giúp cho công ty gia tăng được sức mạnh thương hiệu, tìm được một vịtrí nhất định trong tâm trí khách hàng
Vì sự quan trọng của công tác hoàn thiên hệ thống nhận diện thương hiệu Thái
Sơn tại công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiệnhệ thống nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn” làm đề tài khoá
luận cho mình Nội dung bài luận gồm có 4 phần:
Phần mở đầu: Tập trung vào việc nêu ra tính cấp thiết của việc hoàn hệ thống
nhận diện thương hiệu Thái Sơn, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu; đề raphương pháp nghiên cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và hệ thống nhận diện
thương hiệu
Chương này đưa ra các quan điểm tiếp cận thương hiệu, các thành tố, vai trò củathương hiệu cùng với những lý luận cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu, quytrình thiết kế, triển khai và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của
công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Chương 2 tập trung giới thiệu về công ty TNHH phát triển côn nghệ Thái Sơn,kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây Đưa ra thực trạng của công tác
Trang 3hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Thái Sơn kèm kết quả phân tích xử lý dữliệu của phiếu điều tra cũng như dữ liệu thứ cấp, từ đó rút ra những kết quả đạt được,tồn tại và nguyên nhân.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
cho Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn
Chương cuối này sẽ đưa ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại của
bộ nhận diện thương hiệu Thái Sơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan công trình nghiên cứu 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu. 3
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 4
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. 4
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 5
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu. 5
1.1.1 Khái niệm thương hiệu 5
1.1.2 Các thành tố thương hiệu 5
1.1.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 6
1.2 Một số vấn đề cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu 8
1.2.1 Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu 8
1.2.2 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu 8
1.2.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu 9
1.2.4 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu 10
1.2.5 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu 12
1.3Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu 14
1.3.1 Các lý do phải hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu 14
1.3.2 Các kỹ thuật điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu 15
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN 16
2.1 Tổng quan về công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
Trang 52.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 17
2.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh 17
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 18
2.1.5 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2013 – 2015 19
2.2 Thực trạng HTND thương hiệu của Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 20
2.2.1 Hệ thống nhận diện của công ty 20
2.2.2 Thực trạng triển khai hệ thống nhận diện của công ty qua các điểm tiếp xúc thương hiệu 24
2.3 Một số nhận đánh giá và nhận xét về HTND thương hiệu của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 26
2.3.1 Đánh giá mức độ nhận biết của HTND thương hiệu công ty Thái Sơn 26
2.3.2 Những hạn chế trong xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Thái Sơn 32
2.3.3 Nguyên nhân 33
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HTND THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN 35
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và quan điểm về vấn đề hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty trong thời gian tới 35
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 35
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty 35
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện HTND thương hiệu cho công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 36
3.3 Một số kiến nghị về hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho công ty Thái Sơn 38
3.3.1 Đối với công ty Thái Sơn 38
3.3.2 Đối với chính quyền 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 42
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thái Sơn
Bảng 2.1 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 – 2015 Hình 2.1 Logo công ty Thái Sơn
Hình 2.2 Hình ảnh nhân viên trong đồng phục công tyHình 2.2 Hình ảnh nhân viên trong đồng phục công ty
Hình 2.4 Hình ảnh logo công ty trên máy tính của nhân viên
Hình 2.5 Hình ảnh thương hiệu Thái Sơn có mặt trên Card visid
Hình 2.6 Hình ảnh thương hiệu Thái Sơn trên ap phích quảng cáo và catalog
Hình 2.7 Hình ảnh Website của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.1: Mức độ biết đến thương hiệu Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.2 : Đối tượng khảo sát
Biểu đồ 2.3.3: Mức độ nhận biết thương hiệu Thái Sơn so với đối thủ cạnh tranh Biểu đồ 2.3.4: Nhận biết về màu sắc logo của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.5: Nhận biết về ý nghĩa logo của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.6: Nhận biết về đồng phục thương hiệu Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.7 : Cảm nhận về tác phong của đội ngũ nhân viên
Biểu đồ 2.3.8: Nhận biết về Thái Sơn qua các điểm tiếp xúc
Biểu đồ 2.3.9 : Mức độ hài lòng về hệ thống nhận diện thương hiệu Thái Sơn
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày nay, thương hiệu là vấn đề sống còn của mỗidoanh nghiệp, thương hiệu chính là sức mạnh cạnh tranh, là giá trị cốt lõi đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu là một chiếnlược kinh doanh liên tục, đòi hỏi thời gian, tiền bạc và sự nỗ lực không hề nhỏ Nóicách khác, để có thể thiết lập được giá trị cho thương hiệu là việc vô cùng khó khănbởi nó bao hàm những liên kết về xúc cảm không thể trực tiếp chuyển vào doanh thu.Không thể nhìn thấy ngay và không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể nhìn trước vàhiểu được lợi ích lâu dài mà nó mang lại
Ở Việt Nam, thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhậnthức đúng về thương hiệu cũng như vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển củadoanh nghiệp Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việcxây dựng, gìn giữ hình ảnh, uy tín và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong lòngcông chúng
Đối với Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn, mặc dù đã có hơn 10 nămkinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các phần mềm tin học, đặc biệt có thế mạnh và làdoanh nghiệp có uy tín hang đầu trong lĩnh vực khai hải quan nhưng vấn đề thươnghiệu vẫn còn là vấn đề cấp thiết đáng quan tâm của công ty Thương hiệu đối với công
ty Thái Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức, công ty chưa có nhiều chiến lược tậpchung cho việc phát triển, bảo vệ thương hiệu và đáng quan tâm hơn cả là hệ thốngnhận diện của công ty chưa được hoàn thiện và triển khai kém hiệu quả khiến thươnghiệu Thái Sơn còn khá mờ nhạt, chưa được ghi nhớ sâu trong tâm trí khách hàng
Xuất phát từ tình hình trên, em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn”
Trang 82 Tổng quan công trình nghiên cứu
Qua tìm hiểu em nhận thấy rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đếnthương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu và hoàn thiện hệ thống nhận diện Về cơ
sở lý luận tiêu biểu có các tác phẩm như :Thương hiệu với nhà quản lý – PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, NXB Chính trị quốc gia ; Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn – Trương Đình Chiến, NXB Thống kê; Strategic Brand Management – Kevin Lane Keller… Những vấn đề lý luận về thương
hiệu nói chung đã được đề cập rất cụ thể và chi tiết trong các tác phẩm trên
Bên cạnh đó còn có không ít các công trình nghiên cứu khác chuyên sâu về vấnđề hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu như các khóa luận tốt nghiệp, nghiêncứu khoa học của sinh viên các trường khối kinh tế Nhìn chung, các bài khóa luậnhay nghiên cứu khoa học này đều đã đưa ra được những đánh giá tổng quan về hệthống nhận diện thương hiệu tại một số các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp được lựachọn nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện những hạn chế trong thựctrang vấn đề nghiên cứu
Tuy nhiên, từ các tác phẩm tiêu biểu cho đến các khóa luận, chuyên đề, nghiêncứu khoa học … dường như chưa có công trình nào tìm hiểu về hệ thống nhận diệnthương hiệu tại Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn Có một vài nghiên cứukhác mới chỉ dừng lại ở những hoạt động khác như kế toán, nhân lực hay marketingnói chung mà chưa hề có đề tài chuyên sâu về thương hiệu và hệ thống nhận diệnthương hiệu tại công ty này
Do đó, từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên và từ thực tiễn quan sát thấynhững hạn chế trong hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Thái Sơn mà em đã
lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trang 9Mục đích nghiên cứu
Mục đích hướng tới của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống nhận diện thương hiệu cho công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống hóa các cơ sơ sở lý luận cơ bản liên quan đến thương hiệu, hệ thốngnhận diện thương hiệu và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm vận dụngtrong bài khóa luận
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng về hệ thống nhận diện thương hiệu tại công
ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
- Trên cơ sở nghiên cứu chỉ ra những hạn chế còn tồn tại liên quan đến hệ thốngnhận diện thương hiệu của công ty Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyếtnhững hạn chế và hoàn thiện hệ thống nhận diện cho công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến thương hiệu, hệ thốngnhận diện thương hiệu của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung tìm hiểu về hệ thống nhận diện thương hiệu củacông ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn tại thị trường miền Bắc
- Về thời gian: Sử dụng các số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính từ
2013-2015 của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơ Đề xuất giải pháp hoàn thiệnhệ thống nhận diện cho công ty trong 5 năm tới, tức đến năm 2020
- Nội dung:
Thực trạng thiết kế và triển khai HTND thương hiệu của công ty
Đánh gia mức độ nhận biết về mỗi thành phần của hệ thống nhận diện thươnghiệu như cảm nhận về tên thương hiệu, logo, slogan, đồng phục nhân viên, van hóa
Trang 10doanh nghiệp của thương hiệu Thái Sơn
Đo lường vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác
Giải pháp hoàn thiện HTND thương hiệu
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Quan sát tổng hợp, đây là phương pháp dựa trên những quan sát tổng hợp củangười điều tra Những quan sát này có được trong quá trình tham gia vào các côngviệc thực tế của công ty Từ đó nhận biết rõ hơn về thực trạng làm việc, thái độ, tiếntrình thực hiện đối với vấn đề xây dựng và triển khai khai hệ thống nhận diện thươnghiệu tại công ty thực tập
- Khảo sát bằng bảng hỏi : Để kết quả nghiên cứu mang tính chính xác cao hơn,trong khóa luận đã sử dụng các kết quả thu được nhờ phương pháp khảo sát bằng mẫubảng hỏi đã được xây dựng sẵn
+ Kích thước mẫu: Do giới hạn về thời gian và các yếu tố về tài chính nên trongbài khóa luận chỉ thực hiện khảo sát trên kích thước mẫu là 100 người
+ Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc trongcác doanh nghiệp, tổ chức sử dụng sản phẩm của công ty phát triển công nghệ TháiSơn trên địa bàn Hà Nội
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là những dữ liệu đã được xử lí thông qua tính toánvà được công bố Số liệu sử dụng trong khóa luận là những số liệu được lấy từ các báocáo tài chính, báo cáo về hoạt động của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
từ năm 2013 đến 2015 Bên cạnh đó còn có các số liệu thu thập từ báo chí và internet
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu mà khóa luận áp dụng là phương pháptổng hợp và sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần suất, phân tích phần trăm số liệuthu được
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Trang 11Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và hệ thống nhận diệnthương hiệu
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu củaCông ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Công
ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Trang 12CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu.
1.1.1 Khái niệm thương hiệu.
Đã có rất nhiều định nghĩa về thương hiệu đã được đưa ra như:
Theo Philip Kotler, một chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới đã định nghĩa: “Thương hiệu (Brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽhay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và đểphân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”
Theo giáo sư David A Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành:
sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (brand loyalty), việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng (brandawareness), chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng (percived quality), những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu (brand association).
Tuy nhiên, để thuận tiện và dễ dàng nghiên cứu, sử dụng lý thuyết gắn liền vớiquá trình học tập và nghiên cứu tại trường, cũng như không gặp phải những bất cập dotiếp cận nhiều khái niệm thương hiệu khác nhau nên khóa luận xin được lấy khái niệmthương hiệu trong cuốn Thương hiệu với nhà quản lý của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
và TN Nguyễn Thành Trung : “ Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác ; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”
Các dấu hiệu ở đây có thể là các chữ cái, con số, hình tượng, màu sắc, âm thanh,
sự cá biệt của bao bì …hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên để giúp khách hàng phânbiệt các sản phẩm hàng hóa với nhau
Còn hình tượng là những yếu tố giúp cho thương hiệu đi sâu vào tâm trí kháchhàng như chất lượng sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, những cảm nhận về lợi ích đíchthực và sản phẩm mang lại…
1.1.2 Các thành tố thương hiệu.
- Tên thương hiệu
Trang 13Tên thương hiệu là phần quan trọng nhất trong thương hiệu, do được thể hiện bằng ngôn ngữ nên được sử dụng rộng rãi và thường xuyên.
Tên thương hiệu được xác định nhằm tạo sự ghi nhớ và khẳng định tính riêng biệt, thể hiện toàn bộ tinh thần và bản chất cốt lõi của thương hiệu Khi nhắc đến tên thương hiệu người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm mà công ty đó đang kinh doanh Tên ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc
- Biểu trưng( Logo) và
Biểu trưng (logo) của thương hiệu là những dấu hiệu cũng rất quan trọng Logolà yếu tố làm cho thương hiệu nổi bật hơn, có tác dụng bổ sung , minh họa và tạo ranhững dấu ấn riêng cho thương hiệu
- Khẩu hiệu (Slogan): là một trong những thành tố quan trọng cấu thành của
thương hiệu Slogan là khẩu ngữ nhằm tạo ra sự nhận thức về thương hiệu, ghi nhớ rõràng về thương hiệu.Nó có thể truyền đạt được khá nhiều thông tin bổ sung và tạo điềukiện để người tiêu dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với các thông tin vốn khá làtrừu tượng từ logo hay tên thương hiệu
- Các thành tố thương hiệu khác
Nhạc hiệu: Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại,
đuợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm
Màu sắc: Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích liên tưởng của
khách hàng đến thương hiệu Hơn thế nữa, màu chính thương hiệu sẽ xuất hiện liên tụctrong quảng cáo, logo, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp
Sự cá biệt của bao bì: Bao bì đuợc thiết kế cần đạt những tiêu chuẩn như tạo
nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng Bao bì phải cungcấp những thông tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng như cáchthức sử dụng và tạo sự tiện lợi cho việc di chuyển và bảo vệ sản phẩm không bị hư hại.Ngoài ra còn một số yếu tố khác hỗ trợ cấu thành nên thương hiệu như: lòngtrung thành khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, bản quyền, bảo hộ…
1.1.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
- Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của mình thông qua giá trị cảm nhận của
Trang 14chính họ, những thuộc tính của sản phẩm như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc,
sự cứng cáp hoặc các dịch vụ sau bán, chất lượng sẽ là tiền đề để cho người tiêudùng lựa chọn thương hiệu của mình Ví dụ như khi nhắc đến bia heineken trong tâmtrí người tiêu dùng sẽ nhớ ngay đó là dòng bia dành cho phái mạnh, gắn liền vơ nhữngmôn thể thao sang trọng như tennis hay golf, mang một sự kiêu hãnh, đẳng cấp củanhững người sành điệu
- Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu nào đó tức là
họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó và khi đó người tiêu dùng tinvào chất lượng tiềm tàng và ổn định mà hàng hóa mang lại hay dịch vụ nổi trội, sựđịnh vị rõ ràng của doanh nghiệp dễ dàng tạo ra cho người tiêu dùng một giá trị cánhân riêng biệt
- Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp đã thu hút được sự chú
ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho chủng loại hàng hóa Khi đó, đốivới từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng vớitừng tập khách hàng nhất định Nhưng thật ra thương hiệu không trực tiếp phân chiathị trường mà trong quá trình phân chia thị trường đòi hỏi cần có những thương hiệuriêng biệt cho từng phân đoạn thị trường để định hình một giá trị cá nhân cho ngườitiêu dùng
- Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu khi được chấp nhận nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp khả năngtiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủngloại hàng hóa mới Người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm mới như axe nhưngngười ta lại tin tưởng những dòng sản phẩm của unilever
Một trong những lợi ích khác của thương hiệu nổi tiếng là giúp cho doanh nghiệpbán được sản phẩm có giá hơn so với hàng hóa tương tự nhưng mang một thương hiệu
xa lạ, và sẽ giúp bán được nhiều hàng hóa hơn Khi thương hiệu được chấp nhận và ưuchuộng sẽ tạo nên những tập khách hàng trung thành
- Là một tài sản vô giá của doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Khi có được thương hiệu nổi tiếng, nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư
Trang 15vào doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn vìvậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh.
1.2 Một số vấn đề cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1 Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sựthể hiện của chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau
Thực chất hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà người tiêu dùngvà công chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu ( thường chỉ là mộtyếu tố hữu hình)
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thươnghiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì,nhãn mác, biển quảng cáo, băng rôn, các vật phẩm ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo( tờ rơi,poster, catalog, cờ, áo mũ…)
Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì mà người tiêu dùng nhìn thấ, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày Mục tiêu của
hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện
cá tính đặc thù của doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng
1.2.2 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.2.1 Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện thương hiệu
- Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: Hệ thống nhận diện nội bộ bao gồmnhững vật phẩm nội bộ được thiết kế riêng biệt mang tông màu hay logo, hình ảnh gợinhớ về thương hiệu của doanh nghiệp Với hệ thống nhận diện nội bộ, hình ảnhthương hiệu của công ty sẽ hiện diện trên nhiều vị trí trong nội bộ công ty như trênbiển tên và chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục của nhân viên, các văn phòngphẩm hay trong cách bài trí văn phòng làm việc
- Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi: Hệ thống nhận diện ngoại vi baogồm các vật phẩm đối ngoại mang tông màu, logo hay hình ảnh của thương hiệu sảnphẩm, doanh nghiệp Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với khách hàng, đối tác bên
Trang 16ngoài doanh nghiệp như cataloge, card, tem, nhãn, biển hiệu, quảng cáo
-1.2.2.2Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện thương hiệu
- HTND thương hiệu động: Thường có khả năng dịch chuyển hoặc thay đổi nhưbiển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn, các điểm bán, biển mẫu, ô dù
- HTND thương hiệu tĩnh: Thường ít dịch chuyển hoặc ít thay đổi như tem nhãnsản phẩm, các ấn phẩm truyền thông, chương trình quảng cáo
1.2.2.3Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện
- Hệ thống nhận diện gốc: là các thành tố cốt lõi của thương hiệu, những dấu hiệunhận biết cơ bản về thương hiệu trong tâm trí khách hàng như tên thương hiệu, logo,slogan, nhãn hiệu
- Hệ thống nhận diện mở rộng: các điểm nhận diện bổ sung, những vị trí môi,môi trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thể hiện các thành tố nhận biết cơ bảncủa thương hiệu như sản phẩm quảng cáo, poster
1.2.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
- Người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và mua đúng sản phẩm
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao,nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đốivới Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công hệ thống nhận diện thương hiệucòn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượngtốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo mộttâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm
- Dễ dàng hơn trong việc bán hàng
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ cácphương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng vàgần gũi hơn Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin raquyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt màThương hiệu mang đến cho họ
- Tác động vào giá trị của công ty
Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việcnâng cao và duy trì giá cổ phiếu Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài
Trang 17sản giá trị nhất của công ty Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vàoviệc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị.Một hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sảnThương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thànhcủa người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởngmột cách bền vững.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty
Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá
cả, thanh toán, vận tải,…
- Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty
- Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi
Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sảnphẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng
sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng
1.2.4 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.4.1 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Bước 1: Phân tích các yếu tố thị trường, chiến lược kinh doanh và xác lập các ýtưởng định vị
Việc đầu tiên trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đó chính là lên ýtưởng định vị cho thương hiệu Để có thể định vị được thương hiệu thì cần phải phântích kĩ càng các nhân tố môi trường nhằm có cái nhìn tổng quan về thị trường Trongđó, quan trọng nhất chính là khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, Bên cạnh việcphân tích thị trường, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh củamình nhằm có thể xác lập một vị trí cho thương hiệu mới trong chiến lược kinh doanhvà gắn kết nó với chiến lược của toàn công ty Sau khi đã có những thông tin về thịtrường, chiến lược kinh doanh, công ty sẽ đến giai đoạn lên ý tưởng định vị thươnghiệu Các thông tin có được sẽ hỗ trợ tích cực cho việc lên ý tưởng định vị.Thông tincàng chính xác sẽ càng tìm ra được các ý tưởng đúng đắn
- Bước 2: Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu
Sau khi đã có được những ý tưởng định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần huyđộng các nguồn sáng tạo thiết kế các thành tố thương hiệu như thuê ngoài, sử dụng cácchuyên gia hay huy động chính các phòng ban trong công ty vào việc thiết kế hệ thống
Trang 18nhận diện thương hiệu Mỗi nguồn sáng tạo đều có những ưu điểm và nhược điểmriêng, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy theo ý mình.
- Bước 3: Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế thương hiêu
Khi đã có được những bản dự thảo thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, doanhnghiệp lúc này cần xem xét và lựa chọn các phương án phù hợp với thương hiệu củamình Để có thể có được một lựa chọn tốt nhất, doanh nghiệp nên triển khai ứng dụngthử các bộ nhận diện thương hiệu của mình qua các phần mềm máy tín nhằm có thể cóđược cái nhìn tổng quan, sát nhất Ngoài ra, công ty nên tham khảo ý kiến với cáccông ty chuyên về thiết kế và truyền thông Những bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất
sẽ tiếp tục được sàng lọc
- Bước 4: Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn
Doanh nghiệp cần tra cứu các mẫu thiết kế thương hiệu của mình để lựa chọnphương án tối ưu: tránh trùng lặp với những mẫu đã được bảo hộ và không phù hợpvới luật pháp nước sở tại
- Bước 5: Thăm dò phản ứng của người tiêu dùng về bộ hệ thống nhận diện thươnghiệu
Thực hiện các cuộc khảo sát với người tiêu dùng nhằm thăm dò phản ứng, thái độđối với hệ thống nhận diện thương hiệu từ đó để tìm ra phương án tốt nhất
- Bước 6: Lựa chọn phương án cuối cùng
Từ việc tổng hợp các đánh giá của chuyên gia cũng như người tiêu dùng, doanhnghiệp chọn ra phương án thiết kế tối ưu nhất để phù hợp mục tiêu chung cũng như tậpkhách hàng của mình Công tác triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu cũng bắtđầu từ đây
1.2.4.2 Yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Có khả năng nhận biết và phân biệt cao
Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và hân biệt sản phẩm của doanhnghiệp, là hình ảnh, hình tượng về sản phẩm trong mắt người tiêu dùng Vì vậy thiết kếhệ thống nhận diện thương hiệu phải đảm bảo khả năng nhận biết và phân biệt cao
- Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện
Tên Thương hiệu, logo, slogan cần được thiết kế ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ đểkhách hàng có thể ghi nhớ, nhận biết và phân biệt thương hiệu một cách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, cần phải thiết kế sao cho dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác để tạo điều
Trang 19kiện thâm nhập dễ dàng vào các thị trường mới, dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng vàcông chúng.
- Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ
Khi các yếu tố của thương hiệu như tên, logo, slogan được chuyển đổi sang ngônngữ khác thì cần phải đảm bảo rằng việc chuyển đổi đó phải phù hợp với văn hóa của thịtrường mới thâm nhập Tránh tình trạng đụng chạm đến đến những nét văn hóa hay sựnghịch lý về ngôn ngữ làm người tiêu dùng có cảm giác khó chịu và có thái độ tẩy chay
- Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao
Cần thiết kế một cách hài hòa giữa phông chữ, cỡ chữ, màu săc, họa tiết cho cácthành tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu, đảm bảo tính thẩm mỹ để khách hàng
dễ dàng ghi nhớ, dễ dnagf nhận biết và có ấn tượng tốt đối với thương hiệu
1.2.5 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.5.1Yêu cầu trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
- Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ: Khi triển khai HTND thương hiệu cần đảm bảorằng các yếu tố trong hệ thống được triển khai một cách thống nhất và đồng bộ để đảmbảo hoạt động của hệ thống đạt kết quả tốt nhất
- Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định: Khi đã thiết kế được HTND thương hiệuphù hợp, nhận được những đánh giá tích cực từ phía chuyên gia và công chúng thì cầnđảm bảo quá trình triển khai phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn cụ thể đã đề ra,tránh nhầm lẫn sai sót gây ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu
- Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng: Hệ thống nhận diện được xây dựng, triển khaiphù hợp theo từng giai đoạn phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệptrong từng thời kỳ cụ thể Do đó mà việc triển khai phải đảm bảo về tiến độ thời gianthì mới mong đạt hiệu quả cao
- Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai: Đầu tư cho thương hiệu đòi hỏi một lượngkinh phí rất lớn và thời gian thực hiện lâu dài Khi triển khai HTND doanh nghiệp cầnđảm bảo nguồn kinh phí của mình đủ để đáp ứng cho việc duy trì hệ thống cũng nhưcần triệt lắm rõ các chi phí, cắt giảm chi phí không cần thiết tránh lãng phí
1.2.5.2 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu qua các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà qua đó khách hàng, công chúng cóthể tiếp xúc với thương hiệu
Các điểm tiếp xúc thương hiệu bao gồm:
Trang 20- Quảng cáo
Quảng cáo thương hiệu là quảng cáo nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhậnbiết về một thương hiệu về lâu dài Nội dung quảng cáo thường rất đơn giản vì chỉnhấn mạnh vào thương hiệu là chính
Có nhiều phương pháp quảng cáo: quảng cáo qua phương tiện thông tin đạichúng ( truyền hình, báo chí, Internet…); quảng cáo qua bưu điện; quảng cáo qua tờrơi, ap phich, băng rôn; quảng cáo qua bao bì sản phẩm, quảng cáo truyền miệng…
- Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thươnghiệu, nhắm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng màcòn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông,chính quyền, nhà đầu tư, giới tài chính, cộng đồng… để phổ biến và quảng bá hình ảnhthương hiệu
Các công cụ PR bao gồm: tổ chức sự kiện, tài trợ, các hoạt động cộng đồng, tham
ra triển lãm, hội nghị
- Điểm bán
Điểm bán là nơi doanh nghiệp trưng bày sản phẩm hay lưu trữ sản phẩm, là nơimà doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng Tại điểm bán kháchhàng có thể tiếp cận với hình ảnh của doanh nghiệp thông qua đồng phục nhân viênbán hàng, logo, pan-nơ, áp phích…được trưng bày tại điểm bán, hoặc thông qua cáchbày biện, trang trí điểm bán
- Nhân viên
Hình ảnh thương hiệu được khách hàng cảm nhận thông qua đội ngũ nhân viêncông ty Phong cách làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng làm việc giao tiếp của nhânviên sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận của khách hàng về thương hiệusản phẩm, doanh nghiệp
- Thông qua sản phẩm và bao bì
Bao bì không chỉ giữ vai trò bảo quản và truyền tải thông tin về sản phẩm mà cònlà công cụ hữu hiệu để thể hiện thương hiệu, giúp khách hàng tiếp xúc với thương hiệuhiệu quả Bao bì có điểm cá biệt nổi trội sẽ gây ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý củakhách hàng
- Ấn phẩm công ty
Trang 21Khách hàng cũng có thể tiếp xúc với thương hiệu thông qua các ấn phẩm củacông ty như phong bì, túi sách, cặp đựng tài liệu, tờ rơi, tạp trí…
- Văn phòng, Website
Đây là điểm giao tiếp điện tử, doanh nghiệp có thể dùng website để giúp thươnghiệu tiếp xúc với khách hàng qua cách bài trí, thiết kế website thể hiện thương hiệutrên đó, quảng cáo trên website
Cách bài trí trong văn phòng làm việc mang đậm dấu ấn thương hiệu cũng làđiểm tiếp xúc thương hiệu hiệu quả
1.3 Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
Qua quá trình triển khai, tùy thuộc vào từng chiến lược, từng giai đoạn phát triểncủa doanh nghiệp và tình huống xảy ra đối với thương hiệu mà hệ thống nhận diện cóthể không còn phù hợp nữa Lúc này doanh nghiệp cần có các phương án đề đổi mới,điều chỉnh và hoàn thiện lại hệ thống sao cho phù hợp với thực tiễn hiện tại
Việc hoàn thiện hệ thống nhận diện có thể dựa trên những cái đã có, đã xây dựngsẵn qua đó đổi mới hoặc bổ sung thêm những cái mới sao cho hệ thống ngày cànghoàn thiện và phù hợp hơn với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp
1.3.1 Các lý do phải hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
- Thu hút sự chú ý
Mục đích của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là thu hút sự chú ývà gia tăng khả năng ghi nhớ, nhận biết của công chúng đối với thương hiệu Chính vìvậy, khi tiến hành hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thì mục đích hướng tớicũng chính là để thu hút thêm sự chú ý của công chúng đối với thương hiệu khithương thương hiệu đã có hiện tượng mờ nhạt hoặc khả năng thu hút công chúng đangmất dần
- Hoàn thiện đề phù hợp với chiến lược truyền thông và phát triển thương hiệu
Có thể hệ thống nhận diện thương hiệu hiện tại của doanh nghiệp triển khai chưathực sự phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp vì thế mà hiệuquả đạt được trong truyền thông thương hiệu chưa cao Lúc này, doanh nghiệp cần tìmhiểu xem những điểm nào trong hệ thống nhận diện chưa phù hợp với chiến lược pháttriển thương hiệu của doanh nghiệp để từ đó có hướng hoàn thiện tốt hơn
- Tránh tranh chấp thương hiệu
Đôi khi những yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu chưa đạt yêu cầu
Trang 22khiến cho doanh nghiệp gặp phải những tranh chấp không đáng có về thương hiệu Vìvậy, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu củamình xem đâu là điểm chưa ổn,có thể dẫn tới tranh chấp để thiết kế hoàn thiện lại mộtcách kịp thời tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.
- Phù hợp cho các sản phẩm mới
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh ra các sảnphẩm mới hay lĩnh vực thị trường mới Lúc này hệ thống nhận diện cũ có thể đã khôngcòn phù hợp và không còn thể hiện được hướng đi mới, sản phẩm mới của doanhnghiệp trong đó nữa Vì vậy mà việc hoàn thiện lại hệ thống nhận diện thương hiệu làrất cần thiết
1.3.2 Các kỹ thuật điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
- Điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện
Có nhiều thể hiện khác nhau của hệ thống nhận diện Doanh nghiệp có thể điềuchỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện về màu sắc Ví dụ như điều chỉnh màu sắclogo sao cho phù hợp với màu nền, hoặc điều chỉnh màu sắc của các họa tiết trênlogo, bao bì Ngoài ra doanh nghiệp có thể điều chỉnh cách thể hiện thương hiệu trêncác ấn phẩm chẳng hạn phóng to, phóng nhỏ hình ảnh thương hiệu, thay đổi vị trí thểhiện trên ấn phẩm…
- Điều chỉnh các chi tiết của hệ thống nhận diện
Hệ thống nhận diện có nhiều chi tiết nhỏ và doanh nghiệp có thể điều chỉnh cácchi tiết đó để giúp cho hệ thống trở nên hài hòa và phù hợp hơn Chẳng hạn trong logocó những họa tiết không phù hợp thì có thiết điều chỉnh lại một số họa tiết logo, có thểlà thêm hoặc bớt họa tiết nào đó để lo go nhìn hài hòa hơn Tên doanh nghiệp quá dàicó thể rút ngắn đi đề dễ nhớ hơn…
- Bổ sung, hoán vị thương hiệu
Đôi khi hệ thống chỉ bao gồm một thương hiệu chính thì chưa đủ do đó cần phải bổsung thêm các thương hiệu phụ Hoặc thương vai trò chính phụ trong hệ thống chưa phùhợp doanh nghiệp có thể tiến hành đổi vị trí cho thương hiệu chính và phụ cho nhau
- Chuyển ngữ thành tố thương hiệu
Khi thâm nhập vào các thị trường mới các sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữthì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển ngữ các thành tố thương hiệu sao cho phù hợpvới văn hóa và ngôn ngữ từng thị trường
Trang 23CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÁI SƠN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên tổ chức: Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Thai Son Technology Development Company Limited
Hình 2.1 Logo công ty Thái Sơn
Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn được thành lập theogiấy phép kinh doanh số 0102006444 ký ngày 19/09/2002 Cho đến nay, vớitrên 10 năm kinh nghiệm Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực phát triển các sảnphẩm của mình cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ để trở thànhdoanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt làlĩnh vực khai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Văn phòng điện
tử và các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý
2.1.1.2Quá trình phát triển
Giai đoạn 2004 – 2006:
- Hoàn thiện các phần mềm khai báo ECUS-G (gia công), ECUS-X (sản xuất – xuất
khẩu) , ECUS-KD ( kinh doanh)
- Nâng cao dung lượng khai báo
- Đưa thêm nhiều tiện ích cho người sử dụng phần mềm Ví dụ: Chức năng quản lý tờ
Trang 24khai, quản lý thuế, quản lý định mức, quản lý xuất nhập tồn kho,
Giai đoạn 2006 -2008:
- Năm 2006 mở 2 chi nhánh đầu tiên ở Tp.HCM và Bình Dương Chi nhánh ở
TP.HCM tại địa chỉ : 33A – Cửu Long – F.2 – Tân Bình Chi nhánh ở Bình Dươngtại địa chỉ: B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin, Thủ Dầu Một , Bình Dương
- Nam 2007: Mở thêm một chi nhánh tại 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Năm 2008: Công ty mở chi nhánh thứ 4 tại : 36 - Đào Duy Từ, Thanh Khê, TP.ĐÀ
NẴNG
Giai đoạn 2008 đến nay:
- Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo đời sống ổn
định cho cán bộ công nhân viên, xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, côngbằng và lành mạnh
- Luôn chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng yêu
cầu của công việc, thị trường
- Ba năm liên tiếp Giành giải thưởng Sao Khuê (2009,2010, 2011) do hiệp hội phần
mềm Việt Nam và Bộ thông tin truyền thông tổ chức trao tặng
- Nhận bằng khen về công tác triển khai Hải quan điện tử như: Bằng khen của Tổng
Cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan BìnhDương…
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Cung cấp những sản phẩm tin cậy và chất lượng cao cho khách hàng
- Đáp ứng các giải pháp tốt nhất cho khách hàng
- Luôn lắng nghe và tiếp cận mọi đóng góp cũng như nhu cầu của khách hàng
- Nỗ lực để trở thành công ty chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Khai
hải quan điện tử
2.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh mà Thái Sơn hướng tới đó là Công nghệ thôngtin, cụ thể là tư vấn và cung cấp phần mềm; sản xuất phần mềm; thiết kế, cungcấp tài liệu giúp đỡ cài đặt và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho việc mua phần mềm;dịch vụ thương mại điện tử ; buôn bán vật tư, thiết bị tin học…
Đến nay công ty đã có trên 10 năm kinh nghiệm xây dựng, triển khai phần
Trang 25mềm trong lĩnh vực khai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Vănphòng điện tử và các giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vịhành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp.
Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Khai hải quan từ xa: ECUS-KD ( Kinh doanh) ; ECUS-X ( Sản xuất xuất khẩu);ECUS-G ( Gia công)
- Khai hải quan điện tử: ECUS-EK ( Kinh doanh); ECUS-EX ( Sản xuất xuất khẩu);ECUS-EG ( Gia công)
- Phần mềm thuế: Hóa đơn điện tử E-INVOICE; Khai thuế điện tử T-VAN
- Sản phẩm khác: Quản lý trường học; Quản lý vật tư sản xuất; Quản lý văn bản; Cácphần mềm dự án; Văn phòng điện tử
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Thái Sơn hoạt động với quy mô trên 700 nhân viên, được bố tríthành hai khối: khối sản xuất trực tiếp và khối sản xuất gián tiếp Đứng đầu làban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Bên dưới tương ứng vớicác khối là các bộ phận phòng ban đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ khác nhau
Các phòng ban trong khối sản xuất trực tiếp gồm:
- Phòng kỹ thuật
- Phòng Công nghệ phần mềm
- Phòng vận hành
- Phòng Đào tạo – Nghiên cứu phát triển
- Phòng tư vấn & Giá trị gia tăng
Các phòng ban trong khối sản xuất gián tiếp gồm
- Phòng tổ chức nhân sự
- Phòng Tài chính – Kế toán
Trang 26tại bộ phận Marketing của công ty.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thái Sơn
2.1.5 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.1 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
2013
Năm2014
Năm2015
So sánh năm 2014với năm 2013
So sánh 2015 vớinăm 2014
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)Doanh thu 30,28
Giám
Đốc
Phó
Giám Đốc 1
Phòng Công nghệ phần mềm Phòng kỹ thuật Phòng Vận hành
Phòng Đào tạo - Nghiên cứu
Phát triển Phòng tư vấn & Giá trị gia
tăng Phòng Tổ chức nhân sự Phòng Tài chính - Kê toán
Văn Phòng
Phòng Marketing Phòng Kế hoạch
Phó
Giám Đốc 1