Nhận thức đượcđiều đó, các công ty đào tạo bảo hiểm phải đảm bảo thực hiện tốt công tác phân tích và dự báo cầu để có thể đáp ứng được nhu cầu của các tư vấn viên bảo hiểm.. Vì vậy, với
Trang 1TÓM LƯỢC
Thời gian gần đây, Bảo hiểm nhân thọ đã trở thành một chủ đề được nhắc đến và
đã được đem ra bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Mặc dù Bảohiểm nhân thọ mới được triển khai ở Việt Nam nhưng đã có sức hấp dẫn vì vậy loạihình Bảo hiểm non trẻ này từ khi xuất hiện tới nay không ngừng tăng trưởng với tốc
độ chóng mặt Nó đem lại việc làm cho hàng chục nghìn lao động, là kênh huy độngvốn hiệu quả để đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam Mặc dù vậy nhưng nhận thức củangười dân về bảo hiểm nhân thọ còn hạn chế và chưa được đúng đắn Điều này đòi hỏicác tư vấn viên bảo hiểm phải có kỹ năng và chuyên môn vững vàng Nhận thức đượcđiều đó, các công ty đào tạo bảo hiểm phải đảm bảo thực hiện tốt công tác phân tích và
dự báo cầu để có thể đáp ứng được nhu cầu của các tư vấn viên bảo hiểm
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành BạchKim tác giả thấy rằng công tác phân tích và dự báo cầu thị trường của công ty vẫn còn
nhiều hạn chế Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài “Phân tích và dự báo cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam đến năm 2020”, tác giả đã nghiên cứu và phân tích cầu thị trường
đồng thời đưa ra những dự báo về cầu cho công ty Đồng thời, tác giả muốn đề xuấtmột số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp công ty có thể nâng cao chất lượng các khóađào tạo bằng những phân tích và dự báo cầu cho các khóa đào tạo trên thị trường ViệtNam cho đến năm 2020
Tóm lược đề tài gồm có những mục sau:
Chương 1: Tác giả nêu ra những khái niệm, lý luận về phân tích và dự báo cầu
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài ở những phần sau
Chương 2: Là những kết quả kinh doanh được tác giả tổng hợp, thực trạng nhu
cầu về các khóa đào tạo của công ty Từ kết quả thu được tác giả xây dựng hàm cầucủa công ty nhằm phục vụ cho việc dự báo và phân tích cầu của các khóa đào tạo
Chương 3: Là những kiến nghị, đề xuất nhằm giúp công ty có thể hoàn thiện
công tác phân tích dự báo cầu và nâng cao doanh thu cho công ty trong những nămsau Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số đề xuất với các cơ quan nhà nước tạo điềukiện để công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay
Trang 2nghiên cứu: “Phân tích và dự báo cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam cho đến năm 2020” Nhờ được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Kinh tế đặc biệt các
thầy cô ở bộ môn Kinh tế học vi mô nên em đã có thể hoàn thành được đề tài mà mìnhnghiên cứu Em xin gửi đến các thầy, cô lời cảm ơn chân tình nhất Đồng thời em cũngxin được cảm ơn công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim đã tạođiều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại công ty
Em xin được chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lương Nguyệt Ánh, giáo viên bộ môn
Kinh tế vi mô đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tàicủa mình
Do còn hạn chế về nhiều mặt cho nên có thể trong bài khóa luận của em có thểcòn có nhiều thiếu sót Vì vậy em mong sẽ nhận được các góp ý từ thầy cô để em cóthể hoàn thiện bài khóa luận của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4 năm 2016.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1
3 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu 3
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU 7
1.1 Một số khái niệm về cầu 7
1.1.1 Khái niệm cầu, lượng cầu 7
1.1.2 Hàm cầu, luật cầu, đồ thị đường cầu 7
1.2 Khái niệm về Phân tích và dự báo cầu 8
1.2.1 Phân tích cầu 8
1.2.2 Dự báo cầu 10
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu 12
1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết của phân tích và dự báo cầu 14
1.3.1 Nội dung của phân tích và dự báo cầu 14
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CẦU VỀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG, ĐÀO TẠO &LỮ HÀNH BẠCH KIM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 16
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty 16
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim 16 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 17
Trang 42.2 Phân tích cầu về các khóa đào tạo cho các công ty bảo hiểm của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam giai
đoạn 2010-2015 20
2.2.1 Thực trạng về cầu các khóa đào tạo bảo hiểm của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trong cả nước thông qua kết quả phân tích điều tra .
20 2.2.2 Thực trạng về cầu các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam qua kết quả ước lượng hàm cầu .22
2.3 Dự báo cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim đến năm 2020 26
2.4.Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 32
2.4.1.Những kết quả đạt được 32
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG, ĐÀO TẠO & LỮ HÀNH BẠCH KIM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 34
3.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34
3.1.1.Mục tiêu của công ty 34
3.1.2.Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34
3.2 Một số giải pháp nhằm kích cầu các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới 35
3.3 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim 38
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 2
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Doanh thu của công ty từ năm 2010-2015 17Bảng 2.2 Kết quả phân tích phiếu điều tra về tuổi của khách hàng 20Bảng 2.3 Kết quả phân tích phiếu điều tra về thu nhập của khách hàng 21Bảng 2.4 Đánh giá của các tư vấn viên bảo hiểm về các khóa đào tạo của công tyBạch Kim 22Bảng 2.5 Bảng quan sát các khóa đào tạo của công ty 27Bảng 2.6 Kết quả dự báo cầu về các khóa đào tạo 31
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1.Đồ thị đường cầu 7
Hình 1.2 Đồ thị đường cầu 12
Hình 2.1 Kết quả ước lượng hàm cầu về khóa đào tạo của công ty 23
Hình 2.2 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 25
Hình 2.3 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 26
Hình 2.4 Kết quả dự báo cầu về các khóa đào tạo của công ty đến năm 2020 28
Hình 2.5 Kết qur kiểm định hiện tượng tự tương quan 29
Hình 2.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 30
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ dự báo nhu cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim từ năm 2017-2020 31
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới
về kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳphát triển kinh tế mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêurõ:“khuyến khích phát triển, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm của cácthành phần kinh tế và mở cửa hợp tác với nước ngoài…” Đường lối đổi mới kinh tế,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với định hướng xã hộichủ nghĩa đã thể hiện trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại, cụ thể ngày 18/12/1993Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị định 100/CP
về kinh doanh bảo hiểm Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móngcho pháp luật về bảo hiểm trong điều kiện kinh tế thị trường Nghị định này là bướcngoặt quan trọng tuyên bố chấm dứt sự độc quyền Nhà nước về kinh doanh bảo hiểmtại Việt Nam Với nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm nhânthọ, trong những năm vừa qua Chính phủ và Bộ Tài Chính rất quan tâm phát triểnnghiệp vụ bảo hiểm
Tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực truyền thông, đào tạo tronglĩnh vực bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam Bạch Kim luôn tìm tòi, sáng tạo để cung cấpđến tư vấn viên bảo hiểm, các công cụ tư vấn hiệu quả nhất và hàng loạt các chươngtrình đào tạo kỹ năng tư vấn bảo hiểm thực tế nhất Trong những năm vừa qua, cáckhóa đào tạo của công ty Bạch Kim cho các công ty bảo hiểm vẫn tăng nhưng chưađược rộng rãi ở các thành phố khác Điều này cho thấy công tác phân tích và nghiên cứucầu của công ty vẫn chưa tốt, vẫn còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc kinh doanh chưa thực
sự hiệu quả Công ty hiện tại đang rất cần đến những chiến lược kinh doanh và những dựbáo cho thị trường trong thời gian tới nhằm có thể nắm bắt được nhu cầu của các tư vấnviên bảo hiểm để tối ưu việc kinh doanh
Đối với thị trường cực kỳ rộng lớn và biến đổi không ngừng như thị trường hiện nay,thì nguồn thông tin và số liệu ước lượng dự báo cầu trở nên quan trọng và mang ý nghĩaquyết định hơn bao giờ hết Chính vì vậy, việc nghiên cứu lập kế hoạch triển khai dự đoán
và ước lượng cầu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp thiết
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tổng quan nghiên cứu là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối vớibất kỳ một công trình nghiên cứu nào Các nghiên cứu quy mô như niên luận, khóa
Trang 9luận, luận văn bắt buộc có chương tổng quan tài liệu Tổng quan các công trìnhnghiên cứu này đưa ra bức tranh khái quát các cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đãđược công bố liên quan đến đề tài đang thực hiện Nghiên cứu tổng quan tài liệu giaiđoạn đầu có thể giúp nhà nghiên cứu dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra cácnguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết cho đềtài nghiên cứu của mình Dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu:
Đề tài : “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty
cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội đến hết năm 2010” của tác giả Phạm Thị
Cẩm Chi (2009) Với đề tài này, tác giả tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm cà phêhoà tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trong năm 2009 và ba tháng đầu năm
2010 trên thị trường Hà Nội đồng thời xem xét và phân tích các yếu tố tác động đếncầu sản phẩm Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là phân tích qua tài liệu,đồng thời sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích dữ liệu sơ cấp và ứng dụng môhình kinh tế lượng trong phân tích thứ cấp Tuy nhiên các giải pháp mà tác giả đưa ra
và những đề xuất của tác giả đối với công ty là chưa có sự thiết thực và có thể áp dụngđối với tình hình thực trạng nền kinh tế
Đề tài “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm máng đèn công nghiệp của công
ty cổ phần Tân Minh Anh trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015” của tác giả Phạm Văn
Việt (2011) Tác giả đã đưa ra những phân tích về thực trạng và những tồn tại, hạn chếtrong hoạt động tiêu thụ sản phẩm máng đèn công nghiệp Trong đề tài này, tác giả đã
sử dụng các phần mềm SPSS và Eviews để tiến hành phân tích và dự báo cầu cho sảnphẩm máng đèn trong tương lai Tuy nhiên việc phân tích số liệu trên phần mềm SPSScòn sơ sài và còn thiếu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng
Đề tài “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng gas Petrolimex ở thị trường Việt Nam đến năm 2009” của tác giả Đỗ Trọng Minh (2005) Với đề tài này, tác giả đã
phân tích những tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm gas và cho thấy môi trường kinh doanh
có ảnh hưởng lớn đến công ty như lãi suất ngân hàng, lạm pháp, thất nghiệp, mức độtăng trưởng GDP các chính sách tiền tệ Công ty cần có dự báo để khắc phục nhữnghạn chế và vận dụng tối đa điều kiện thuận lợi Trong đề tài này, tác giả đã sử dụngphần mềm SPSS và Eviews để tiến hành phân tích và dự báo cầu cho sản phẩm gasPetrolimex
Đề tài “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng điện tử của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim – Tràng Thi trên địa bàn Hà Nội cho đến năm 2015” của tác
giả Thái Khắc Tiến (2009) Trong đề tài này tác giả tập trung vào phân tích cầu mặt
Trang 10công tác phân tích và dự báo cầu của công ty và cần có những giải pháp nào để đẩymạnh tiêu thụ trong thời gian tới Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu làphân tích qua tài liệu, đồng thời sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích dữ liệu sơcấp và ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích thứ cấp.
3 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích và dự báo cầu trongdoanh nghiệp cũng như vai trò của thị trường nội địa, tác giả đã lựa chọn đề tài khóa
luận: “Phân tích và dự báo cầu về các khóa đào tạo cho các công ty bảo hiểm của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam đến năm 2020”.
Với đề tài này, tác giả tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
- Một là, cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ
hành Bạch Kim phụ thuộc vào những yếu tố nào từ đó xây dựng nên hàm cầu về cáckhóa đào tạo của công ty?
- Hai là, ước lượng và dự báo cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền
thông, đào tạo & lữ hành Bạch được thực hiện theo mô hình nào, sử dụng phươngpháp dự báo nào?
- Ba là, giải pháp để đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu của công ty,
đồng thời cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh nhu cầu của các công ty bảo hiểm
ở Việt Nam trong thời gian tới?
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận:
Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cầu, phân tích và dự báo cầu,các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và các biện pháp tối kích cầu cho các khóa đào tạo củacông ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trong thời gian tới
Về mặt thực tiễn:
Tác giả khảo sát thực trạng về cầu, xây dựng các mô hình ước lượng cầu về cáckhóa đào tạo cho các công ty bảo hiểm của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữhành Bạch Kim giai đoạn 2010 – 2015 để xác định các yếu tố tác động đến cầu cáckhóa đào tạo của công ty Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giúpcông ty có những thay đổi và chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là phân tích và dự báo cầu về các khóa đào tạo cho
các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam của công ty TNHH truyền thông, đàotạo & lữ hành Bạch Kim
Trang 11 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về cầu các khóa đào tạo của công tyTNHH truyền thông , đào tạo & lữ hành Bạch Kim trong giai đoạn 2010 – 2015 trênthị trường cả nước
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng về cầu các khóađào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim từ năm 2010 -
2015 và dự báo cầu cho các công ty bảo hiểm đến năm 2020
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích cầu và dự báo cầu vềcác khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim dànhcho các công ty bảo hiểm
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếptại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình
Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn các công
ty bảo hiểm tại Việt Nam Tác giả thực hiện lập phiếu điều tra, thiết kế bảng hỏi đểđiều tra thực tế tình hình cầu các khóa đào tạo của các công ty bảo hiểm dành cho các
tư vấn viên bảo hiểm Số phiếu phát ra là 30 phiếu, các câu hỏi điều tra đều liên quanđến những yếu tố có thể tác động đến nhu cầu của các công ty bảo hiểm và đánh giácủa các doanh nghiệp bảo hiểm về nhu cầu các khóa đào tạo của công ty Sau đó tácgiả sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp các câu trả lời cuối cùng đưa ra các đánh giá
và nhận xét về thực trạng cầu các khóa đào tạo của công ty
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ thuthập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập
Các số liệu được tiến hành thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng,mạng internet, báo đài… hoặc từ các số liệu được tổng hợp sẵn từ những năm trướccủa công ty Tác giả sử dụng những số liệu về bảng doanh thu, thu nhập của công ty
từ phòng kinh doanh và phòng kế toán Những số liệu này được sử dụng để tính toán
và đưa ra các dự báo cầu trong bài
6.2 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS
Kết quả điều tra được tác giả tổng hợp trên phần mềm SPSS, có tất cả 30 điều trađược sử dụng Các thông tin câu trả lời được mã hóa bằng các đáp án được tác giả quy
Trang 12Từ kết quả chạy phần mềm tác giả đưa ra các nhận xét, đánh giá về các đối tượngkhách hàng của công ty, thái độ phục vụ, các dịch vụ mà công ty đem lại và tầm ảnhhưởng của những yếu tố đó đến cầu các khóa đào tạo của công ty.
Phương pháp phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy được tác giả thực hiện qua phần mềm Eviewsnhằm ước lượng hàm cầu đưa ra trong chương 2, ở đây tác giả lấy đối tượng nghiêncứu là các khóa đào tạo của công ty Quy trình phân tích được tiến hành theo các bướcnhư sau:
- Bước 1: Xác định phương trình đường cầu tổng quát có dạng:
QD = f(P, PR , M,N,…)
Trong đó: - QD là lượng cầu về các khóa đào tạo (khóa đào tạo)
- P là giá trung bình của một khóa đào đạo của công ty TNHH truyền thông đàotạo & lữ hành Bạch Kim (nghìn USD)
- PR là giá trung bình một khóa đào tạo của công ty GINET (nghìn USD)
- M là thu nhập bình quân của một tư vấn viên bảo hiểm (USD)
- N là sô tư vấn viên bảo hiểm (trăm người)
Hàm cầu tổng quát biểu diễn dưới dạng tuyến tính:
QD = a + bP + dPR +cM + eN
- Bước 2: Thu thập số liệu về các biến có trong mô hình Số liệu được tác giả thu
thập từ kết quả kinh doanh của công ty và từ các thống kê có sẵn trên mạng internet(về dân số, thu nhập)
- Bước 3: Sử dụng phần mềm Eviews tiến hành ước lượng hàm cầu các khóa đào
tạo của công ty Ở đây phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp bìnhphương nhỏ nhất OLS
- Bước 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, kiểm định dấu và sự phản
ánh ý nghĩa của các biến phụ thuộc trong mô hình đối với cầu các khóa đào tạo củacông ty
- Bước 5: Tiến hành dự báo cầu cho các khóa đào tạo của công ty Tác giả sử
dụng 2 phương pháp là phương pháp chuỗi thời gian và theo mô hình kinh tế lượng.Sau đó so sánh giữa 2 phương pháp để kiểm tra độ chính xác của kết quả dự báo
Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị sử dụng đồ thị để miêu tả và phân tích mối quan hệ giữa cácchỉ tiêu kinh tế với nhau Trong bài khóa luận tác giả sử dụng các đồ thị để đánh giákết quả kinh doanh của công ty và phân tích sự biến động của thị trường tiêu thụ trongnhững năm vừa qua
Trang 13Phương pháp so sánh tĩnh
Trên thực tế, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đều biến động không ngừng khiếncho công tác ước lượng trở nên khó khăn Vì vậy để đơn giản hơn trong việc ướclượng cầu cho mặt hàng mình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánhtĩnh, tức là giả sử cho các yếu tố khác không thay đổi để tiến hành đánh giá mức độảnh hưởng của một biến bất kỳ đối với cầu mặt hàng đó Phương pháp này được sửdụng ở phần phân tích cầu, sau kết quả chạy Eview của chương 2
7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và danh mục bảng biểu, đồ thị, đề tài có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận về phân tích và dự báo.
Chương 2: Phân tích cầu về các khóa đào tạo cho các công ty bảo hiểm của công
ty TNHH truyền thông, đào tạo &lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam từ năm2010-2015
Chương 3: Một số giải pháp , kiến nghị nhằm kích cầu các khóa đào tạo của các
công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam đến năm 2020
Trang 14CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
1.1 Một số khái niệm về cầu
1.1.1 Khái niệm cầu, lượng cầu
Khái niệm cầu: “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (giả định các yếu tố khác không đổi)” (Giáo trình Kinh tế học vi mô, 2008, Tr.33)
Khi nói đến cầu là nói đến cả hai yếu tố: muốn mua và có khả năng mua, tức là
nói đến cầu có khả năng thanh toán Do đó, cần phân biệt cầu với nhu cầu:“Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người” (Giáo trình Kinh tế học vi
mô, 2008, Tr.33) Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thoả mãn.
Một khái niệm quan trọng nữa khi nhắc đến cầu là lượng cầu “Lượng cầu làlượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá
đã cho trong một khoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Hàm cầu, luật cầu, đồ thị đường cầu
Luật cầu và đồ thị đường cầu
Nội dung của luật cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu
Cụ thể: “Số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tănglên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống hoặc ngược lại (các yếu tố kháckhông đổi)” Giá cao hơn dẫn đến lượng cầu giảm là vì mỗi một hàng hoá có thể đượcthay thế bởi các hàng hoá khác Khi giá của hàng hoá nào đó cao lên, người ta sẽ tìmmua các hàng hoá thay thế để sử dụng
Hình 1.1.Đồ thị đường cầu
Đường cầu là tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ giữa giá cả và lượngcầu trong một thời gian nhất định khi các điều kiện khác không đổi Đồ thị trên biểuthị đường cầu (D) là một đường dốc xuống, thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng
Trang 15cầu về hàng hóa Khi giá hàng hóa giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu hàng hóa tăng từ
Trong đó : Qd : lượng cầu của hàng hóa được xét đến
P : giá của hàng hóa được xét đến
1.2 Khái niệm về Phân tích và dự báo cầu
1.2.1 Phân tích cầu
1.2.1.1 Khái niệm về phân tích cầu
“Phân tích cầu là quá trình thiết kế, thu thập, xử lý thông tin về tình hình tiêu dùng của người tiêu dùng và báo cáo kết quả phân tích thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị” (Vũ Kim Dũng, 2003, Tr.28) Như vậy, để phân
tích cầu tốt cần nhìn nhận, đánh giá, bóc tách tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến cầu Đó
là quá trình nghiên cứu tất các các nhân tố trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đếncầu Nó được bắt đầu từ quan sát khảo sát thực tế, thu thập cho tới phân tích và xử lý
số liệu Như vậy, phân tích cầu là một giai đoạn trong nghiên cứu cầu Giúp ngườiphân tích hiểu được bản chất của cầu, các vấn đề liên quan đến cầu, các yếu tố ảnhhưởng đến cầu…
1.2.1.2 Sự cần thiết của phân tích cầu
Phân tích cầu là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệpkinh doanh trong bất kỳ ngành nghề nào Công tác phân tích cầu càng trở nên quantrọng hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay Cụ thể phân tích cầu cómột số vai trò như sau:
- Phân tích cầu cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin chính xác và kịp thời vềtình hình giá cả, thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh
- Phân tích cầu giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động của chínhbản thân mình, tìm ra được những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu, thiếusót để khắc phục
- Phân tích cầu giúp doanh nghiệp phát hiện được các nhân tố ảnh hưởn tới cầu sảnphẩm của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được mức độ của các nhân tố tác động đến cầu
- Thông qua phân tích cầu, doanh nghiệp sẽ có những quyết định kinh doanhđúng đắn và kịp thời Do doanh nghiệp đã đánh giá, nắm bắt được tình hình thị trườngcũng như nội tại trong doanh nghiệp
Trang 16Do đó, doanh nghiệp cần có sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động phân tích cầu.Làm tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu nhữngrủi ro cho doanh nghiệp.
1.2.1.3.Các phương pháp phân tích cầu
Để có thể tiến hành phân tích đòi hỏi phải thu thập một lượng thông tin cần thiết,đầy đủ, kịp thời, phù hợp với mục đích, yêu cầu về nội dung và phạm vi của đối tượngphân tích Để có thể có được những thông tin chính xác nhất thì phảo phân tích trênnhiều phương diện khác nhau Tác giả phân tích cầu dự trên những phương pháp sau:
Phương pháp phân tích gián tiếp
Đây là phương pháp đơn giản, doanh nghiệp nghiên cứu cầu thị trường hiện tạithông qua các tài liệu sẵn có: như hồ sơ lưu trữ của công ty về các kết quả nghiên cứutrước đây, nguồn dữ liệu nội bộ của công ty, nguồn dữ liệu bên ngoài… Dựa vàonhững tài liệu này, doanh nghiệp có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, tậptrung phân tích những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến cầu thị trường, từ đó giảm chiphí cũng như thời gian nghiên cứu Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm làkhông tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, các dữ liệu có thể không nói lên nhu cầuhiện tại của thị trường, nên nó không mang tính cập nhật và khách quan
Phương pháp điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng
Điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng là việc xem xét xem người tiêu dùng sẽphản ứng như thế nào với những thay đổi cụ thể trong giá, thu nhập, giá của các hànghóa có liên quan, các chi phí quảng cáo và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác Côngviệc này có thể tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp người tiêu dùng, hoặc sử dụng cácphiếu điều tra do các chuyên gia marketing thiết kế và chuyển đến người tiêu dùng trảlời, hoặc quan sát trực tiếp hành vi của người tiêu dùng… Về mặt lý luận, các câu hỏiđiều tra người tiêu dùng có thể cung cấp một phần lớn thông tin hữu ích cho doanhnghiệp Thực tế các thông tin này có thể không chính xác vì người tiêu dùng đôi khihoặc không thể hoặc không sẵn sàng trả lời một cách trung thực Phương pháp này đôikhi phát sinh chi phí cao nếu quy mô của mẫu điều tra là lớn và cần sự phân tích tỷ mỉ
Phương pháp thí nghiệm trên thị trường
Một trong những phương pháp thường được tiến hành là lựa chọn một số thịtrường có những đặc điểm kinh tế, xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ởmột số thị trường, thay đổi hình thức xúc tiến bán hàng ở một số thị trường, thay đổibao bì ở một số thị trường khác và ghi chép lại các phản ứng của khách hàng ở các thịtrường khác nhau Dựa vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng củacác yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thu nhập và giáo dục, quy mô gia đình tớicầu đối với hàng hoá
Trang 17Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là phản ánh được tính khách quan của thịtrường và người tiêu dùng biểu hiện cầu của họ một cách tự nhiên Tuy nhiên, phươngpháp này rất tốn kém Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệptrong chính sách định giá và trong việc thử nghiệm các phương án xúc tiến bán hàngđối với các sản phẩm lần đầu đưa ra thị trường.
Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp này dựa trên mô hình hồi quy về cầu hàng hóa đang nghiên cứu, sửdụng phần mềm phân tích dữ liệu trong kinh doanh để phân tích và đưa ra các kết quảphân tích định lượng về mối quan hệ giữa các tham số trong mô hình với nhau và ảnhhưởng của chúng đối với cầu mặt hàng đang nghiên cứu Từ các kết quả thu được saukhi chạy phần mềm Eviews nhận được hàm hồi quy của cầu bắt đầu tiến hành phântích cầu theo độ co giãn để biết được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm củamình, mức độ cạnh tranh của mặt hàng so với các công ty khác trong ngành từ đó đưa
ra những chiến lược, chính sách hợp lý để có thể cạnh tranh tốt hơn và đạt hiệu quảcao hơn
1.2.2 Dự báo cầu
1.2.2.1 Khái niệm dự báo cầu:
“Dự báo cầu là việc tiên lượng một mức nhu cầu cụ thể trong tương lai và trong môi trường xác định” (Vũ Kim Dũng, 2003, Tr.37) Dự báo cầu là vấn đề cốt lõi nhất
trong hoạt động dự báo của doanh nghiệp, đó là dự đoán lượng sản phẩm, dịch vụ màdoanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụsản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai Dự báo cầu giúp cácdoanh nghiệp phân tích định lượng được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu các mặt hàngcủa mình dựa trên những số liệu điều tra và công tác nghiên cứu thị trường Kết quả dựbáo cầu là rất quan trọng cho công ty trong quá trình xây dựng những chiến lược kinhdoanh hợp lý
1.2.2.2 Sự cần thiết của dự báo cầu
Dự báo cầu là một hoạt động rất cần thiết của doanh nghiệp, nó giúp doanhnghiệp:
- Phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Dựa trên các kếtquả của dự báo cầu, doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch kinh doanh hợp lý vàhiệu quả, phù hợp với tình hình thị trường cũng như của doanh nghiệp
- Tăng khả năng nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp Dựa trênkết quả của dự báo cầu, doanh nghiệp có thể tiên liệu được một số tình huống có thểxảy ra để chủ động nắm bắt cơ hội cũng như có những đề phòng với rủi ro
Trang 18Dự báo cầu góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, tận dụng một cách tối ưu các nguồn lực của doanh nghiêp.
1.2.2.3 Các phương pháp dự báo cầu
Khi tiến hành dự báo cầu của một mặt hàng cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý sốliệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trongtương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng) Tuy nhiên dự đoán cầu cũng cóthể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định tínhđược chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo
Sau đây là một số phương pháp dự báo cầu thị trường mà tác giả đã tìm hiểu:
Phương pháp định lượng
- Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ: Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể biểu hiện sựbiến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc chu kỳ Khi ước lượng theo xu hướng tuyếntính thông thường, có thể có sai lệch trong dự báo Ta có thể sử dụng biến giả Nếu có
N giai đoạn mùa vụ thì sử dụng N-1 biến giả Biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giaiđoạn đó, bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác
- Dự báo theo chuỗi thời gian: Xây dựng hàm hồi quy của cầu theo thời gian tađược hàm có dạng ^Q= ^a+^bt Sau đó dựa vào kết quả ước lượng dự báo các giá trị
của cầu ở giai đoạn tiếp theo
- Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng: Dựa vào kết quả ước lượng hàm cầu kiểmđịnh tính chính xác của mô hình Sau đó dự báo giá trị các biến độc lập trong mô hình,
từ đó xác định cầu mặt hàng đang nghiên cứu trong tương lai theo mô hình hồi quy đãlập
Phương pháp định tính
Điều tra và thăm dò ý kiến thường được sử dụng để thực hiện những dự đoánngắn hạn khi không có số liệu định lượng Lượng bán của doanh nghiệp phụ thuộcnhiều vào mức độ chung của hoạt động kinh tế và lượng bán của cả ngành và chúngcòn phụ thuộc vào các chính sách của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể dự đoánlượng bán của bản thân mình bằng việc thăm dò ý kiến của các chuyên gia trong vàngoài doanh nghiệp
- Thăm dò ý kiến người lãnh đạo: Doanh nghiệp có thể thăm dò ý kiến của banquản lý cao nhất từ các bộ phận bán hàng, tài chính và các bộ phận tổ chức về lượngbán hàng của doanh nghiệp trong quý hoặc năm tới Mặc dù sự nhìn nhận cá nhân củanhững người này mang tính chủ quan nhưng bằng việc lấy trung bình các ý kiến củacác chuyên gia có hiểu biết nhiều nhất về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệpthì có thể hy vọng có một dự đoán tốt Cũng có thể thăm dò ý kiến của các chuyên gia
Trang 19bên ngoài Để tránh ảnh hưởng bắt chước có thể sử dụng phương pháp Delphi Cácchuyên gia được hỏi ý kiến riêng và sau đó cung cấp câu trả lời mà không chỉ ra ai làngười chịu trách nhiệm về một ý kiến cụ thể.
- Thăm dò ý kiến lực lượng bán hàng: Đây là những người tiếp xúc gần nhất vớingười tiêu dùng và ý kiến của họ sẽ cung cấp những thông tin có giá trị
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Giá cả bản thân hàng hóa (P)
Giá của một hàng hóa có tác động trực tiếp đến cầu về hàng hóa đó, khi giá tănglên thì cầu về hàng hóa đó sẽ giảm đi và ngược lại Có thể thấy rõ hơn tác động của giáđến cầu qua đồ thị sau đây:
Hình 1.2 Đồ thị đường cầu
Khi giá tăng từ P2 lên P1 thì ta thấy cầu tương ứng giảm từ Q2 xuống Q1 Khi đó
có sự dịch chuyển dọc từ điểm B đến điểm A trên đường cầu
Độ co dãn của cầu theo giá (E D
P )
Mức độ thay đổi của cầu được tính bằng độ co giãn của cầu theo giá Độ co giãncủa cầu theo giá cho thấy phản ứng của khách hàng mạnh hay yếu trước sự thay đổigiá của công ty Công thức tính độ co giãn như sau:
không có đơn vị tính
E P D thông thường có dấu âm (EP <0)
Nếu E P D < -1 hay | EP | > 1 : cầu co giãn nhiều
Nếu E P D > -1 hay | EP | < 1 : cầu co giãn ít
D
Trang 20Nếu E P D = 0 : cầu hoàn toàn không co giãn
Nếu E P D = ∞ : cầu co giãn hoàn toàn
- Mối quan hệ giữa giá bán và tổng doanh thu:
Nếu | EP D| ¿ 1 hay | EP D| >1: Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp phải giảmgiá
Nếu | EP D| ¿ 1 hay | EP D| <1: Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp phải tănggiá
Thu nhập của người tiêu dùng (M)
Thu nhập là yếu tố quan trọng tác động đến cầu Thu nhập ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng mua của người tiêu dùng Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầunhiều hàng hóa hơn và ngược lại Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể màmức thay đổi của cầu sẽ khác nhau Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăng cầuđối với hầu hết hàng hóa, nó không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại hànghóa Khi thu nhập tăng lên nhưng cầu đối với hàng hoá thông thường, hàng cao cấp,hàng hoá xa xỉ cũng tăng lên và cầu đối với hàng hoá thức cấp sẽ giảm đi Tuy nhiên ởmỗi thời kỳ hay ở các thị trường khác nhau thì sự phân loại đâu là hàng hóa xa xỉ,thông thường hay thứ cấp cũng có sự khác nhau
Độ co giãn của cầu theo thu nhập biểu hiện mối quan hệ giữa cầu hàng hóa vớithu nhập trung bình của người dân Được tính bằng phần trăm biến đổi cầu khi thunhập bình quân của dân cư biến đổi 1% Công thức tính độ co giãn cầu theo thu nhậpnhư sau:
E M D=%ΔQQ D
%ΔQM =
ΔQQ D
Q D ΔQM M
=ΔQQ D ΔQM .
Giá cả của hàng hóa có liên quan (P R )
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa Nócòn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan Các hàng hóa liên quan này chia làmhai loại là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
Trang 21o Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có thể sử dụng để thay thế cho cáchàng hóa khác Khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu về hàng hóa thay thế tănglên và ngược lại.
o Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với các hàng hóakhác Khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu về hàng hóa bổ sung sẽ giảm xuống vàngược lại
o Có thể phân tích hàng hóa liên quan là bổ sung hay là hàng hóa thay thế dựavào độ có giãn chéo của cầu như sau:
Q P
R D
ΔQP R .
P R
Q P
R D
Thị hiếu của người tiêu dùng (T)
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng Thị hiếu là sở thích hay
sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Cầu về hàng hóa tỷ lệthuận với thị hiếu của người tiêu dùng
Kỳ vọng về giá của hàng hóa trong tương lai (P e )
Cầu đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố kỳvọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả củahàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa đó sẽgiảm xuống và ngược lại Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về sốlượng người tiêu dùng cũng sẽ tác động đến cầu với hàng hóa
Dân số (N)
Nhìn chung đối với mỗi mức giá, lượng cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nàođối với thị trường đông dân cư sẽ lớn hơn thị trường ít dân cư Cho dù thị hiếu, thunhập và các yếu tố khác là như nhau điều này vẫn sẽ đúng, đơn giản là vì thị trườngnào đông dân cư thì sẽ tiêu dùng nhiều hơn về mặt hàng nào đó
Ngoài ra thì các nhân tố khác như thiên tai, chính sách của Nhà nước, quảngcáo… cũng có ảnh hưởng đến cầu thị trường
1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết của phân tích và dự báo cầu
1.3.1 Nội dung của phân tích và dự báo cầu.
Trang 22Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành
dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định
xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học
Quá trình phân tích và dự báo cầu được thực hiện theo các bước như sau :
Bước 1: Xây dựng mô hình hàm cầu
Mô hình hàm cầu tổng quát có dạng: Q D = f (P, M, P R , T, P e , N)
Hàm cầu tuyến tính có dạng: Q D = a + bP + cM + dP R + eT + fP e + gN
Trong đó: QD là lượng cầu về hàng hóa; P là giá của hàng hóa; M là thu nhập củangười tiêu dùng; PR là giá của hàng hóa liên quan; T là sở thích của người tiêu dùng; Pe
là giá kỳ vọng của người tiêu dùng; N là dân số nơi thực hiện điều tra; a là hệ số chặn;
b, c, d, e, f, g là các hệ số góc đo lường sự thay đổi của lượng cầu ;QD khi các biếntương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định Vì việc điều tra các biến T và Pe làmang tính tương đối và khó khăn hơn cho nên trong bài khóa luận này tác giả chỉ đềcập đến việc phân tích dựa vào các biến P, PR, M, N
Bước 2: Ước lượng hàm cầu
Chạy phần mềm Eviews để ước lượng ta thu được phương trình hồi quy mẫu:
^
Q = ^ a+^b P+^c M + ^d PR+ ^ e N
Từ phương trình ước lượng hàm cầu ở trên ta xem xét và đưa ra dấu của các tham
số b, c, d, e và dấu của độ co giãn ước lượng E P D ,E P
Bước 3: Tiến hành công tác dự báo cầu
Phương pháp dự báo theo thời gian cho biết biến cần dự báo tăng hay giảm mộtcách tuyến tính theo thời gian Mô hình chuỗi thời gian có dạng: Qt = a + bt Sử dụngphân tích hồi quy để ước lượng giá trị của a và b Hàm hồi quy:Q a b t
- Nếu b > 0 thì biến cần dự báo tăng theo thời gian.
- Nếu b < 0 thì biến dự báo giảm theo thời gian.
- Nếu b = 0 thì biến dự báo không thay đổi theo thời gian.
Ta kiểm định ý nghĩa thống kê của xu hướng theo giá trị Pvalue
Trên cơ sở các biến độc lập được dự báo theo thời gian ở bước 2 ta thay vàophương trình hồi quy mẫu ở bước 1 từ đó ta có giá trị của cầu sản phẩm trong tương laiứng với từng mức thời gian khác nhau
Trang 23CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CẦU VỀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHO CÁC CÔNG
TY BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG, ĐÀO TẠO &LỮ
HÀNH BẠCH KIM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim
Công ty TNHH truyền thông, đào tạo và lữ hành Bạch Kim tự hào là doanhnghiệp tiên phong trong lĩnh vực đào tạo bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh đócông ty còn cung cấp dịch vụ lữ hành rất đa dạng Bạch Kim luôn tìm tòi, sáng tạo đểcung cấp đến tư vấn viên bảo hiểm những cuốn sách bổ ích nhất về bảo hiểm, các công
cụ tư vấn hiệu quả nhất và hàng loạt các chương trình đào tạo kỹ năng tư vấn bảo hiểmthực tế nhất Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, hiện nay công ty đã có nhữngbước phát triển khá vững chắc với kết quả kinh doanh khả quan.Một số thông tin cơbản về công ty như sau:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim
Tên giao dịch: BACH KIM T&T M CO., LTD.
Thời gian thành lập : 23/08/2010.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trụ sở chính : tầng 4, tòa nhà Ru Blue, số 223 Đội Cấn, Phường Đội Cấn,Quận Ba Đình, Hà Nội
Nhiệm vụ của công ty là phát triển dựa trên định hướng hoạt động của ngành,đường lối chủ trương thương mại dựa trên chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn xácđịnh nhiệm vụ chính trị, kinh doanh trung thực, thực hiện văn minh thương doanh sảnphẩm đạt chất lượng, đạt lợi nhuận cao trên cở sở đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng
Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh là đảm bảo doanh thu, lợi nhuận đạt hoặcvượt mức kế hoạch đã đề ra, tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo qui địnhcủa pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Đảm bảo đời sốngcho các cán bộ nhân viên, tổ chức quản lý lao động hợp lý, quan tâm tới đời sống tinhthần một cách toàn diện cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
Trang 24 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty TNHH truyền thông, đào tạo &
lữ hành Bạch Kim
Trang 25Bảng 2.1: Doanh thu của công ty từ năm 2010-2015.
Năm Doanh thu (VNĐ) Tỷ lệ phần trăm (%)
ty đạt 25,623 tỷ VNĐ, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011 và tăng về tuyệt đối là 5,278
tỷ VNĐ Năm 2013, doanh thu của công ty đạt 35,345 tỷ VNĐ, tăng 1,4 lần so vớinăm 2012 và tăng về tuyệt đối là 9,722 tỷ đồng Năm 2014, doanh thu của công ty đạt50,346 tỷ VNĐ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2013 và tăng về tuyệt đối là 15,001 tỷVNĐ 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu của công ty đạt 31,556 tỷ VNĐ,đây là mộtdoanh thu khả quan của công ty trong năm 2015
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về các khóa đào tạo của công ty TNHH truyền thông, đào tạo & lữ hành Bạch Kim trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2010 -2015.
2.1.2.1 Nhân tố chủ quan
- Giá của các khóa đào tạo
Giá của các khóa đào tạo là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới việccho ra các khóa đào tạo mới– giá của các khóa đào tạo có thể kích thích hay hạn chếnhu cầu của các tư vấn viên bảo hiểm trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến việc cho
ra các khóa đào tạo tiếp theo Xác định giá đúng sẽ thu hút được các tư vấn viên bảohiểm của các công ty bảo hiểm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của công ty, tăng khảnăng cạnh tranh với các công ty đối thủ Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường
mà các công ty đào tạo bảo hiểm nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều
tư vấn viên bảo hiểm, và do đó sẽ thu hút được các tư vấn viên, tăng số lượng các khóađào tạo mới được cho ra trên thị trường Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạttrong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để
Trang 26nhằm thu hút các tư vấn viên và kích thích nhu cầu của họ, làm tăng tốc độ cho ra mắtcác khóa đào tạo mới của công ty Giá cả ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu do vậy nó cũngđược sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện thu nhập của các
tư vấn viên mới vào nghề Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí giá cảnhiều trường hợp “ gậy ông sẽ đập lưng ông” không những không thúc đẩy được nhucầu mà còn bị thiệt hại Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá,việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan trọngcho việc tăng tốc độ cho ra các khóa đào tạo của công ty hiện nay
- Chất lượng của các khóa đào tạo.
Khi nói đến chất lượng của các khóa đào là nói đến những nội dung mà các khóađào tạo mang lại và thỏa mãn được nhu cầu của người tham gia Các tư vấn viên khi đăng
kí tham gia các khóa học này trước hết nghĩ tới khả năng chúng sẽ thoả mãn nhu cầucủa họ, tới chất lượng mà nó có Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quantrọng bậc nhất mà các công ty bảo hiểm lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nóđem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” Đây cũng là con đường mà các công ty nàythu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất Bất kỳ một khóa học nàođược mở ra trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các khóa đàotạo đồng loại nhưng được cho ra từ các công ty đào tạo khác nhau sẽ có chất lượngkhác nhau và khóa học của công ty nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều tưvấn viên về phía mình hơn Khi các tư vấn viên biết đến chất lượng các khóa đào tạocủa doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ đăng kí tham gia các khóa học củadoanh nghiệp Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ duy trì được số lượng các tưvấn viên cũ mà còn tìm kiếm được những tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ mới, nângcao uy tín của công ty so với các công ty đào tạo khác
Mục tiêu cao nhất của các công ty đạo tạo nói chung và của Bạch Kim nói riêng
là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì công ty phải liên tục cho ra mắtcác khóa đào tạo mới thỏa mãn nhu cầu của các tư vấn viên bảo hiểm và được họ chấpnhận Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả thì công ty phải chú trọng tới yếu tố chất lượng,chính chất lượng của các khóa đào tạo có thể tạo nên vị thế vững chắc của công ty trênthị trường Đồng thời chất lượng sẽ thu hút được các tư vấn viên lâu dài, bền vững vàlàm cho họ trung thành với các khóa đào tạo bảo hiểm của công ty
- Các biện pháp quảng cáo
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trongviệc thúc đẩy các khóa đào tạo Quảng cáo nhằm giới thiệu các khóa đào tạo đến các
tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ và kích thích nhu cầu của họ Do quảng cáo là rất tốnkém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo