1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020

58 730 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 462,25 KB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC, BẢNG BIỂU vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2 3.Xác lập và tuyên bố đề tài 3 4.Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5.Phương pháp nghiên cứu 4 6.Kết cấu khóa luận 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 8 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 8 1.1.1. Cầu cá nhân và cầu thị trường 8 1.1.1.1. Khái niệm cầu cá nhân 8 1.1.1.2. Khái niệm về cầu thị trường 10 1.1.2. Độ co giãn của cầu 11 1.1.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá (E) 11 1.1.2.2. Co giãn của cầu theo thu nhập (EM) 11 1.1.2.3. Co giãn của cầu theo giá chéo (EXR) 12 1.1.3. Ước lượng và dự báo 12 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu 13 1.2.1. Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa 13 1.2.2. Thu nhập của người tiêu dùng 13 1.2.3. Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng 14 1.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng 15 1.2.5. Số lượng người mua trên thị trường 16 1.2.6. Kỳ vọng của giá cả hàng hóa trong tương lai 16 1.2.7. Các yếu tố khác 16 1.3.NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 17 1.3.1.Xây dựng mô hình hàm cầu thực nghiệm 17 1.3.2. Ước lượng hàm cầu 18 1.3.3. Thực hiện kiểm định tính chính xác của mô hình 18 1.3.4. Tiến hành công tác dự báo cầu 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO GIAI ĐOẠN 20122015 20 2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY 20 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 20 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 2.1.1.2. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013– 2015 20 2.1.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo 21 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CẦU MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MỊA VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO . 23 2.2.1. Thực trạng cầu về màng BOPP thông qua kết quả điều tra khảo sát 23 2.2.2. Thực trạng cầu về màng BOPP thông qua kết quả ước lượng cầu 28 2.3. DỰ BÁO CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020. 31 2.4. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU MẶT HÀNG MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY 33 2.4.1. Thành công của công tác ước lượng và dự báo cầu màng BOPP của công ty 33 2.4.2. Hạn chế của công tác ước lượng và dự báo cầu màng BOPP của công ty 34 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO ĐẾN NĂM 2020. 35 3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 35 3.1.1. Phương hướng phát triển của công ty 35 3.1.2. Mục tiêu cụ thể của công ty 35 3.2. CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MÀNG BOPP CỦA THIÊN BẢO ĐẾN NĂM 2020 35 3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu cầu ở công ty 36 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing sản phẩm màng BOPP 36 3.2.3. Hoàn thiện kênh phân phối 36 3.2.4. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 37 3.2.5. Giải pháp về giá cho mặt hàng màng BOPP 37 3.2.6. Duy trì và tăng lượng khách hàng thân thiết 38 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG MÀNG BOPP. 38 3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 39 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam khó khăn trong nhữngnăm gần đây đã gây ra sự suy giảm mạnh về cầu đối với rất nhiều mặt hàng Do đó,vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là cần phải thực hiện tốt côngtác phân tích và dự báo cầu Từ đó, họ có thể nắm bắt kịp với những thay đổi trong xuhướng tiêu dùng, những mong muốn, thị hiếu, sở thích của khách hàng và đẩy mạnhđược quá trình tiêu thụ hàng hóa đảm bảo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra

Dựa trên những kiến thức được đào tạo, và tình hình cụ thể của đơn vị thực tập,

tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020” Với đối tượng nghiên cứu là mặt hàng màng BOPP, đề tài được thực hiện là để

chỉ ra các vấn đề sau:

 Kết quả kinh doanh và sản lượng tiêu thụ mặt hàng màng BOPP của ThiênBảo từ năm 2013 – 2015 và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tớicầu màng BOPP của Thiên Bảo

 Tiến hành phân tích và dự báo cầu mặt hàng màng BOPP của công ty ThiênBảo từ năm 2013 – 2015 qua mô hình kinh tế lượng

 Đánh giá thành công và hạn chế mà công ty Thiên Bảo đã làm được trongcông tác phân tích và dự báo cầu của sản phẩm màng BOPP

Qua phân tích và dự báo cầu kết hợp với những phương hướng và mục tiêu kinhdoanh mặt hàng màng BOPP của công ty, tác giả kiến nghị một số giải pháp để có thểđẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng màng BOPP của công ty đến năm 2020:

 Một số kiến nghị với công ty nhằm đẩy mạnh tiêu thụ màng BOPP của công

ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020

 Một số kiến nghị với nhà nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng màngBOPP nói chung trên thị trường

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu ThiênBảo, với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty, đặcbiệt là phòng kinh doanh Khi tham gia vào tiêu thụ mặt hàng rượu vang của công ty,

em thấy rõ hơn về những khó khăn trong kinh doanh Khi tình hình nền kinh tế biếnđộng và thực tế các yếu tố về giá cả, thị hiếu, thu nhập…có ảnh hưởng như thế nào tớicầu về một mặt hàng

Với những nhận định về những vấn đề chung và cụ thể, cấp thiết đặt ra đối với sựphát triển của công ty Em đã lựa chọn tên đề tài nghiên cứu là “ Phân tích và dự báocầu về mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu ThiênBảo đến năm 2020” Việc thực hiện đề tài khóa luận có những khó khăn nhất định vàkhông tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiếncủa ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh để em có thể hoàn thành tốt đềtài khóa luận của mình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo trong bộ môn vi môtrường Đại học Thương mại, đặc biệt là cô giáo Lương Nguyệt Ánh đã trực tiếp hướngdẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn trân trọngtới ban giám đốc và các phòng ban trong công ty TNHH thương mại và xuất nhậpkhẩu Thiên Bảo

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016 Sinh viên thực hiện

ii

Trang 3

Nguyễn Thị Trà

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC, BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố đề tài 3

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 8

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 8

1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường 8

1.1.1.1 Khái niệm cầu cá nhân 8

Trang 4

1.1.1.2 Khái niệm về cầu thị trường 10

1.1.2 Độ co giãn của cầu 11

1.1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá (E) 11

1.1.2.2 Co giãn của cầu theo thu nhập (E M ) 11

1.1.2.3 Co giãn của cầu theo giá chéo (E XR ) 12

1.1.3 Ước lượng và dự báo 12

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu 13

1.2.1 Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa 13

1.2.2 Thu nhập của người tiêu dùng 13

1.2.3 Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng 14

1.2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng 15

1.2.5 Số lượng người mua trên thị trường 16

1.2.6 Kỳ vọng của giá cả hàng hóa trong tương lai 16

1.2.7 Các yếu tố khác 16

1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 17

1.3.1 Xây dựng mô hình hàm cầu thực nghiệm 17

1.3.2 Ước lượng hàm cầu 18

1.3.3 Thực hiện kiểm định tính chính xác của mô hình 18

1.3.4 Tiến hành công tác dự báo cầu 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO GIAI ĐOẠN 2012-2015 20

2.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY 20

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 20

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20

2.1.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013– 2015 20

2.1.2 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo 21

2.2 THỰC TRẠNG VỀ CẦU MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MỊA VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO 23

2.2.1 Thực trạng cầu về màng BOPP thông qua kết quả điều tra khảo sát 23

2.2.2 Thực trạng cầu về màng BOPP thông qua kết quả ước lượng cầu 28

2.3 DỰ BÁO CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 31

2.4 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU MẶT HÀNG MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY 33 2.4.1 Thành công của công tác ước lượng và dự báo cầu màng BOPP của công ty .33

iv

Trang 5

2.4.2 Hạn chế của công tác ước lượng và dự báo cầu màng BOPP của công ty 34

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO ĐẾN NĂM 2020 35

3.1 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2020 35

3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty 35

3.1.2 Mục tiêu cụ thể của công ty 35

3.2 CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MÀNG BOPP CỦA THIÊN BẢO ĐẾN NĂM 2020 35

3.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu cầu ở công ty 36

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing sản phẩm màng BOPP 36

3.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối 36

3.2.4 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 37

3.2.5 Giải pháp về giá cho mặt hàng màng BOPP 37

3.2.6 Duy trì và tăng lượng khách hàng thân thiết 38

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG MÀNG BOPP 38

3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 39

KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC, BẢNG BIỂU

Số hiệu

Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2013- 2015 21

Bảng 2.2 Kết quả phân tích phiếu điều tra về quymô vốn kinh doanh của khách hàng 23

Bảng 2.3 Kết quả phân tích phiếu điều tra về thờigian hoạt động của khách hàng 24

Bảng 2.4 Kết quả phân tích phiếu điều tra về côngtác quảng bá sản phẩm của công ty 25

Bảng 2.5 Kết quả phân tích phiếu điều tra về mứcđộ trung thành của khách hàng 25

Bảng 2.6 Đánh giá của khách hàng về mặt hàngmàng BOPP của công ty Thiên Bảo 26

Trang 7

Bảng 2.8 Ước lượng cầu mặt hàng màng BOPP

theo thời gian

29

Bảng 2.9 Sản lượng màng BOPP theo thời gian 31

Bảng 2.11

Dự báo cầu về sản phẩm màng BOPPcủa công ty TNHH thương mại và xuấtnhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020

32

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Đồ thị 1.3 Tác động của thu nhập tới cầu hàng hóa 13

Đồ thị 1.4 Tác động của giá hàng hóa thay thế tới

cầu

14

Đồ thị 1.5 Tác động của giá hàng hóa bổ sung tới cầu 15

Đồ thị 1.6 Tác động của sở thích tới cầu hàng hóa 15

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

viii

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong một nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh như hiện nay, có thể nói, sựnhanh nhạy về thông tin cũng như khả năng dự báo thị trường của các doanh nghiệpchính là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn với mỗi doanh nghiệp

Trong một thời đại mà công nghệ thông tin phát triển nhanh trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng, việc thu thập thông tin, qua đó đưa ra được các ước lượng và dựbáo cầu của thị trường trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết, đó chính là yếu tố sẽ tạonên sự khác biệt cho doanh nghiệp Những thông tin được dự báo chính xác sẽ giúpcác doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều phương án hơn để tiếp cận với thị trường,đồng thời tạo nên sự khác biệt và thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình Chính

vì vậy, tốc độ và chất lượng của các ước lượng và dự báo cầu của các doanh nghiệpluôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên mộtthị trường đã trở nên bão hòa như ở Việt Nam hiện nay

Với điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp thì các doanh nghiệp trong nước cũngnhư Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đã và đang phải đối mặtvới nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó là:

Thứ nhất, khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự tranh giữa các doanh nghiệp trở nên

gay gắt hơn Các doanh nghiệp trong nước cũng như công ty TNHH thương mại vàxuất nhập khẩu Thiên Bảo phải có những chiến lược, phương hướng kinh doanh hợp

lý để có thể đứng vững trên thị trường Một hoạt động không thể thiếu đó là khôngngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện phân tích và dựbáo cầu Qua hoạt động phân tích cầu, công ty có thể đánh giá được các nhân tố vàmức độ ảnh hưởng của chúng đến cầu sản phẩm của công ty, nhận biết được các đốithủ cạnh tranh…giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội, giảm thiểu rủi ro tronghoạt động sản xuất, kinh doanh

Thứ hai, tỷ lệ tiêu thụ của Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên

Bảo tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng vẫn chậm Nguyên nhân của vấn đề này là docông tác phân tích và dự báo cầu của công ty còn chưa tốt Do vậy công ty không nắmbắt được tình hình đối thủ cạnh tranh và nhu cầu thị hiếu khách hàng

Do những nguyên nhân trên và trước tình hình thực trạng nền kinh tế như hiện nay đểnâng cao hiệu quả công tác phân tích và dự báo cầu Do đó phân tích và dự báo cầu làmột vấn để rất cấp thiết đối với mọi công ty nói chung và công ty TNHH thương mại

và xuất nhập khẩu Thiên Bảo nói riêng

Trang 10

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu về phân tích và dự báo cầu là một vấn đề được quan tâm vì tính cấpthiết của nó đối với mọi doanh nghiệp ở mọi giai đoạn của nền kinh tế Chính vì vậy

đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích và dự báo cầu về sản phẩm, thị trường

trong những năm gần đây Đề tài của Nguyễn Văn Biên (2010) “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng nước rửa bát Mỹ Hảo của công ty TNHH Triều Dương tới năm 2015” hay đề tài của Nguyễn Thị Tâm (2009) “ phân tích và dự báo cầu về sản phẩm thuốc

lá Vinataba trên thị trường miền Bắc của công ty Thương Mại thuốc lá đến năm 2015” Hai đề tài này đã đi sâu phân tích được thực trạng cầu về sản phẩm nước rửa

bát Mỹ Hảo và thuốc lá Vinataba, đây là những mặt hàng tiêu dùng, do vậy sẽ cónhững điểm khác trong quá trình phân tích và dự báo cầu giữa loại mặt hàng này vớimặt hàng phục vụ cho nghành sản xuất và đóng gói bao bì Đối với những sản phẩmphục vụ cho nghành này chụi ảnh hưởng lớn vào tính thời vu, còn đối với các mặthàng là sản phẩm tiêu dùng thì không chụi ảnh hưởng của yếu tố này, do đó quá trìnhphân tích và dự báo cầu về hai loại hàng hóa này sẽ có sự khác nhau cơ bản

Mặt hàng rau an toàn được tác giả Nguyễn Thị Hường nghiên cứu trên thị trường HàNội trong giai đoạn 2006 – 2010 Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân

tích dữ liệu được tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích và dự báo cầu rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2015” Qua đó, tác giả làm rõ

được các nhân tố môi trường tác động tới cầu mặt hàng rau an toàn của Hapro, đánhgiá yếu tố quyết định mua mặt hàng rau an toàn của khách hàng, mối tương quan giữacác câu hỏi trong phiếu điều tra, ứng dụng được mô hình kinh tế lượng trong phân tích

và dự báo từ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực với công ty Nhưng tác giả chưa

đề cập biến giả trong mô hình ước lượng

Ngoài ra những đề tài nghiên cứu về cầu và dự báo cầu cũng có khá nhiều trong

những năm gần đây Ví dụ như đề tài của Phan Thị Dung (2010) “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng tấm áp hợp kim nhóm nhựa ở thị trường phía Bắc đến năm 2015 của công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Việt Dũng”, hay đề tài “ phân tích và dự báo cầu mặt hàng thép ở thị trường phía Bắc của công ty cổ phần Đầu tư

và phát triển xây dựng miền Bắc đến năm 2015” của Đỗ Thị Nga (2009) Các đề tài

này đã hệ thống hóa được các lý luận về phân tích và dự báo cầu, và đưa ra được một

số giải pháp kích cầu đối với các mặt hàng nghiên cứu, tuy nhiên cả hai đề tài đềuphân tích thông qua phương pháp phân tích định tính, và chủ yếu mới chỉ thu nhậpnhững số liệu thứ cấp để phân tích Do chưa lượng hóa được mối quan hệ giữa các yếu

tố ảnh hưởng tới cầu, phân tích các dữ liệu thứ cấp nhiều khi sai lệch so với thực tếnên khi đưa ra những kết luận không tránh khỏi những thiếu sót

2

Trang 11

Đề tài “phân tích và dự báo cầu mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020” là một đề tài mới, chưa từng

ai nghiên cứu trước đây và nó thực sự cần thiết đối với bản thân công ty TNHHthương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo Đề tài này nghiên cứu cầu về một sản phẩmmới là màng BOPP Nó là một mặt hàng cung cấp cho các doanh nghiệp bao bì, mộtsản phẩm có tiềm năng phát triển trong tương lai, các giải pháp đưa ra phải phù hợpvới tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai của công ty Đề tài sẽ tiếp tục vận dụngcách tiếp cận định tính và định lượng để phân tích trong đó chủ yếu vận dụng mô hìnhước lượng cầu để đánh giá tác động của các nhân tố tới cầu về mặt hàng màng BOPPcủa công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo và dự báo cầu đến năm2020

3 Xác lập và tuyên bố đề tài

Từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả xin chọn đề

tài: “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020”.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu năm trước đề tài sẽ kế thừa những giátrị khoa học sau:

– Nghiên cứu cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu một sản phẩm

– Nghiên cứu về các phương pháp phân tích và dự báo cầu, vận dụng các phươngpháp này khi nghiên cứu và dự báo cầu về sản phẩm

– Dựa vào những chỉ tiêu dự báo và những điều tra thực tế về nhu cầu của kháchhàng từ đó đề xuất một số giải pháp và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sảnphẩm

Trong quá trình thực hiện, đề tài có những sự khác biệt với các công trình nghiêncứu trước đó:

– Đối tượng nghiên cứu là mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại

và xuất nhập khẩu Thiên Bảo

– Đề tài đưa ra được các mục tiêu lý luận, mục tiêu thực tiễn trong công tác phântích và dự báo cầu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng màng BOPP cho công ty

– Sử dụng kết hợp phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích kinh

tế lượng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới cầu Từ đó đưa ra các dự báo về cầusản phẩm màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảotrong tương lai và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ màng BOPP củaThiên Bảo đến năm 2020

Trang 12

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Với những định hướng như vậy, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu các mục tiêu sau:

 Mục tiêu lý luận:

Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận chung về cầu, cầu thị trường, cầu cánhân, độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố khác, các dạng hàm cầu cơ bản và cácnhân tố ảnh hưởng tới hàm cầu Đồng thời đưa ra một số phương pháp ước lượng và

dự đoán cầu cùng một số hạn chế khi dự đoán

 Mục tiêu thực tiễn:

Trên cơ sở các lý luận đó, đề tài sẽ đề cập tới một số vấn đề thực tiễn đặt ra choviệc phân tích và dự báo cầu của mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thươngmại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo:

Thứ nhất, đánh giá được tình hình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và

tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu ThiênBảo

Thứ hai, tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về mặt

hàng màng BOPP, đưa ra thành công hạn chế của công tác phân tích đồng thời đưa ranguyên nhân của những hạn chế đó

Thứ ba, đưa ra giải pháp và đề xuất một số kiến nghị để mở rộng thị trường và tăng

doanh số tiêu thụ cho công ty

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo là công ty chuyên sảnxuất và kinh doanh mặt hàng màng BOPP, băng dính, màng BOPP ngọc….Trong đómặt hàng màng BOPP là mặt hàng chính chiếm tỷ trọng lớn trong công ty Do đó đốitượng nghiên cứu được lựa chọn ở đây là cầu mặt hàng màng BOPP của công tyTNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo

4.3 Phạm vi nghiên cứu

 Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích và dự báo cầu mặthàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảotrên địa bàn miền Bắc

 Về mặt thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về mặt hàng màng BOPP tronggiai đoạn 2012- 2015 và dự báo đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phươngpháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích kinh tế lượng Cụ thể như sau:

4

Trang 13

5.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp thu thập thông tin có hệ thống từnhững cá nhân phục vụ mục đích mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mànhững cá nhân đó là thành viên Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điềutra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiếtkiệm thời gian, công sức và chi phí Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thểsuy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó Vấn đề quan trọng nhất là đảmbảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung

Để thu thập thông tin nhằm phục vụ cho phân tích cầu về mặt hàng màng BOPP củacông ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo, tác giả tiến hành lập phiếuđiều tra, thiết kế bảng hỏi để khảo sát thực tế tình hình cầu về sản phẩm của công ty.Tác giả đã phát ra và thu về 30 phiếu, đối tượng điều tra là các công ty, doanh nghiệp

có sử dụng mặt hàng màng BOPP của công ty Thiên Bảo trong quá trình sản xuất.Tiến hành phương pháp này gồm các bước sau:

- Bước 1: Lập bảng hỏi điều tra

Đầu tiên là xác định nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nội dungnghiên cứu là nghiên cứu tình hình tiêu thụ mặt hàng màng BOPP của công ty TNHHthương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo Mục tiêu nghiên cứu là phân tích được thựctrạng tiêu thụ sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hoạt động tiêuthụ mặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu ThiênBảo, tổng hợp những nhận xét và ý kiến đóng góp của khác hàng để công ty có thểphục vụ tốt hơn nhu cầu của họ và kinh doanh đạt hiệu quả hơn

Bảng câu hỏi được thiết kế sát với nội dung, dữ liệu cần thu thập, bao gồm các câu hỏiđánh giá về mức độ trung thành của khách hàng với công ty, đánh giá các tiêu chí vềsản phẩm của công ty và so sánh với các sản phẩm thay thế, hỏi về các yếu tố ảnhhưởng đến cầu và mức độ ảnh hưởng là như thế nào, các ý kiến đóng góp của kháchhàng đối với công ty để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới Bảnghỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, giúp người được điều tra dễ dàng theo dõi và trả lời

- Bước 2: Xác định đối tượng điều tra

Đối tượng được lựa chọn điều tra ở đây là những công ty, doanh nghiệp sử dụngmặt hàng màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo.Đây là những khách hàng đại diện của công ty trên phạm vi điều tra

- Bước 3: Quá trình phát phiếu điều tra

Sau khi đã hoàn thành mẫu phiếu điều tra về nội dung và hình thức và xác địnhđược đối tượng như ở bước 2 Tác giả tiến hành phát 30 phiếu cho các đối tượng điều

Trang 14

tra Trong khi phát phiếu tác giả cố gắng hướng dẫn họ trả lời các câu hỏi trong phiếucho hợp lệ.

- Bước 4: Quá trình thu thập phiếu điếu tra và xử lý phiếu điều tra

Tác giả tiến hành thu phiếu điều tra sau đó tổng hợp các câu trả lời của các kháchhàng trên phần mềm SPSS Đầu tiên nhập dữ liệu từ 30 phiếu điều tra vào bảng, mãhóa các câu hỏi, nhập các câu trả lời sau đó phân tích các kết quả thu được thông quacác bảng tần suất, đồ thị…

5.2 Phương pháp phân tích kinh tế lượng

Phân tích định lượng là phương pháp phân tích qua đó cố gắng lượng hóa đượccác mối quan hệ giữa cầu với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu Trên cơ sở đó, kiểmđịnh sự phù hợp, chính xác của mô hình và đưa ra các dự báo trong tương lai cho công

ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo Phương pháp phân tích kinh tếlượng được sử dụng trong công tác ước lượng và dự báo cầu mặt hàng màng BOPPcủa công ty gồm 4 bước

- Bước 1: Xây dựng mô hình hàm cầu thực nghiệm

Hàm cầu tổng quát có dạng: Q = f (P, PR, N)

Trong đó:

- Q là lượng cầu màng BOPP

- P là giá màng BOPP

- PR là giá màng BOPP của công ty cổ phần kinh doanh Long Vân

- N là số lượng các doanh nghiệp tiêu thụ màng BOPP.

Hàm cầu thực nghiệm tuyến tính: Q = a + bP + cPR + dN

- B2 : Ước lượng mô hình hàm cầu màng BOPP

Tác giả tiến hành thu thập các số liệu về P, PR, N rồi tổng hợp Sau đó tiến hànhước lượng mô hình theo phương pháp OLS bằng phần mềm Eviews đơn giản Từ bảngkết quả ta xác định được phương trình hồi quy mẫu :

^

Q=¿a^ + ^bP + c^PR + d^N

- B3 : Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Dựa vào bảng kết ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS ta đi kiểm định ýnghĩa thống kê của các tham số ước lượng trong mô hình và kiểm định sự phù hợp của

mô hình Tác giả sử dụng giá trị Pvalue để thực hiện kiểm định

- B4: Tiến hành công tác dự báo

Tác giả tiến hành dự báo giá mặt hàng màng BOPP, giá màng BOPP của công ty

cổ phần kinh doanh Long Vân Thông qua mô hình kinh tế lượng, tác giả đưa ra dựbáo về cầu màng BOPP đến năm 2020 cho công ty TNHH thương mại và xuất nhập

6

Trang 15

khẩu Thiên Bảo.

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục tàiliệu than khảo, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục thì đềkhoá luận bao gồm kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về cầu, ước lượng và dự báo cầu

Chương 2: Thực trạng cầu về màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuấtnhập khẩu Thiên Bảo giai đoạn 2012-2015

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ màng BOPP củacông ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo đến năm 2020

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ

BÁO CẦU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường

1.1.1.1 Khái niệm cầu cá nhân

a Cầu và lượng cầu

Theo Ngô Đình Giao (2007): “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà ngườimua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời giannhất định, giả định các yếu tố khác không đổi”

Qua khái niệm về cầu ta thấy cầu hàng hóa dịch vụ bao gồm hai bộ phận là khảnăng mua và sự sẵng sàng mua Khi NTD có khả năng mua hàng hóa hay dịch vụnhưng chưa có sự sẵn sàng để mua hàng hóa dịch vụ sẽ không tạo thành cầu, hay khi

họ rất mong muốn sử dụng hàng hóa dịch vụ nhưng nếu thu nhập của họ quá thấp cũngkhông hình thành cầu về hàng hóa, dịch vụ

Cao Thúy Xiêm (2009) cho rằng: “Nhu cầu là những mong muốn, sở thích củaNTD nhưng có thể hoặc không có khả năng thanh toán Nhu cầu của con người là vôhạn”

Khi nghiên cứu tới cầu cần phân biệt rõ giữa cầu với lượng cầu Lượng cầu làlượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở các mứcgiá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định và giả định các yếu tố khác khôngthay đổi

Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân riêng lẻ có khả năngmua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giảthiết các nhân tố khác không thay đổi

Như vậy, cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua

và sẵn sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định dưới điều kiện các yếu tố kháckhông thay đổi Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng muahoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định(với giả địnhrằng tất cả các yếu tố khác không đổi)

b Luật cầu

Luật cầu được phát biểu là: “Lượng cầu hàng hóa hay dịch vụ được cầu trongmột khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảmxuống” (Ngô Đình Giao, 2007)

8

Trang 17

P1

P2

Q1 Q2 O

AB

Q P

Luật cầu được giải thích thông qua hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế Hiệuứng thu nhập được hiểu là giá của hàng hóa thay đổi làm cho thu nhập thực tế củangười tiêu dùng thay đổi, cầu hàng hóa thay đổi Hầu như tất cả các hàng hóa đều có

sự thay thế trong tiêu dùng Giá của hàng hóa này tăng thì lượng cầu về mặt hàng thaythế cũng tăng do đó làm cho cầu về hàng hóa đó cũng giảm và ngược lại giá hàng hóagiảm, cầu hàng hóa thay thế giảm gọi hiệu ứng thay thế

c Đường cầu và hàm cầu

Đường cầu

Đường cầu là tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ giữa giá cả và lượngcầu trong một thời gian nhất định Đây là mối quan hệ ngược chiều nhau khi giá tăngthì lượng cầu giảm và ngược lại

Đồ thị 1.1 Đồ thị đường cầu

Nhìn đồ thị, đường cầu là đường dốc xuống, có độ dốc âm và thể hiện đúng luậtcầu Tại điểm A lượng cầu là Q1, giá hàng hóa là P1; tại điểm B tương ứng với Q2lượng cầu, P2 giá hàng hóa Khi giảm giá từ P1 đến P2 thì sản lượng tăng từ Q1 đến Q2

Trang 18

Đường cầu thị trường

Hệ số a: Nếu hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu cầu hànghóa là bao nhiêu

Tuy nhiên số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổicủa cầu không chỉ phụ thuộc vảo bản thân giá cả của hàng hóa đó mà còn phụ thuộcvào các yếu tố khác như : giá cả của hàng hóa liên quan, kỳ vọng về sự thay đổi củagiá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, …

“ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cáchthức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”.(Nick, 2005,86)

Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau :

QX = f [ PX,PY,Y,AX,T,O]

Trong đó :

 QX : Lượng cầu của hàng hóa X

 PX : Giá cả của hàng hóa X

 PY : Giá cả của hàng hóa Y

 Y : Thu nhập của người tiêu dùng

 AX : Chi phí quảng cáo

 T : Thị hiếu của người tiêu dùng

 O : Các nhân tố khác

Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu Lấy

ví dụ: lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trongphong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những chiếc mũkhông còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giảđịnh rằng các yếu tố khác không thay đổi

1.1.1.2 Khái niệm về cầu thị trường

Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và

có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho Cầu thịtrường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau

Theo nguyên tắc “cộng ngang”, đường cầu thị trường về một loại hàng hóa, dịch

vụ được xác định bằng việc cộng lần lượt tất cả các số lượng hàng hóa, dịch vụ mà các

cá nhân trong thị trường mong muốn và sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định

Đồ thị 1.2 Xây dựng đường cầu thị trường

Trang 19

O QY2 QY1 QX2 QX1 QTT2 QTT1

thị trường đơn giản từ hai đường cầu cá nhân DX, DY Tại mức giá P1, ta có lượng cầuthị trường là QTT1 được xác định là QTT1= QX1 + QY1 Khi mức giá tăng từ P1 lên P2 làmcho lượng cầu của các cá nhân X và Y đều giảm xuống QX2 và QY2, lượng cầu thịtrường giảm xuống ở mức: QTT2= QX2 + QY2

Đường cầu thị trường được xác định là DTT đi qua 2 điểm A (QTT1; P1) và B (QTT2;

P2) như trên đồ thị 1.2 Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và có độ dốcthoải hơn đường cầu cá nhân

1.1.2 Độ co giãn của cầu

1.1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá (E)

Độ co giãn của cầu theo giá là một chỉ tiêu phản ánh phần trăm thay đổi tronglượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng đó thay đổi 1% Nó được đo bằng tỷ

số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá

Công thức tính: EP D= % ΔQQ

% ΔQP =

ΔQQ ΔQP ×

P Q

Trong đó: %Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu

% P là phần trăm thay đổi của giá của hàng hóa đó

= -1 hay / EP / = 1 : cầu co giãn một đơn vị

Nếu E P D = 0 : cầu hoàn toàn không co giãn

Nếu E P D = ∞ : cầu co giãn hoàn toàn

- Mối quan hệ giữa giá bán và tổng doanh thu:

Nếu | EP D| ¿ 1 hay | EP D| >1: TR nghịch biến với P (TR đồng biến với Q)

Nếu | EP D| ¿ 1 hay | EP D| <1: TR đồng biến với P (TR nghịch biến với Q)

1.1.2.2 Co giãn của cầu theo thu nhập (E M )

Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thayđổi thu nhập của người tiêu dùng trong điều kiện các yếu tố khác là cố định Hệ số cogiãn thu nhập của cầu là phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổicủa thu nhập Nghĩa là:

Trang 20

E M D=% ΔQQ d

ΔQQ d ΔQM×

M

Q d

Trong đó: % ∆Qd là phần trăm thay đổi lượng cầu

Trong đó: % ∆Qd là phần trăm thay đổi lượng cầu

% ∆M là phần trăm thay đổi thu nhập của người tiêu dùng

1.1.2.3 Co giãn của cầu theo giá chéo (E XR )

Co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hóatrước sự thay đổi trong giá cả của một hàng hóa khác Độ co giãn của cầu về hàng hóa

X theo giá của hàng hóa R được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu

về hàng hóa X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hóa R trong điều kiệncác yếu tố khác không đổi Ta có công thức tính:

E XR=% ΔQQ X

% ΔQP R =

ΔQQ X ΔQP R×

P R

Q X

Trong đó: % ∆QX là phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa X

% ∆PR là phần trăm thay đổi giá của hàng hóa liên quan R

Nếu E XR = 0 : X và R là hai mặt hàng không liên quan

Nếu E XR < 0: X và R là hai mặt hàng bổ sung

Nếu E XR> 0 : X và R là hai mặt hàng thay thế

1.1.3 Ước lượng và dự báo

Ước lượng cầu là sự lượng hóa các mối quan hệ của cầu với các nhân tố ảnhhưởng đến cầu, dựa trên số liệu thu thập được và những kết quả của phân tích cầu.Những số liệu thu thập được là yếu tố rất cần cho ước lượng, còn những kết luận củaphân tích cầu là căn cứ quan trọng để kiểm định tính đúng đắn của hàm cầu ước lượng

Dự báo cầu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu cầu, là việc tính toán cầutrong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận động biến đổi củacầu Ước lượng cầu là một công cụ rất tốt để phân tích định lượng về cầu và đồng thời

nó cũng là một căn cứ quan trọng để dự báo cầu (TLTK 11, trang 16)

Công tác ước lượng và dự báo cầu là rất quan trọng với mỗi DN Dựa trên kếtquả phân tích định tính và định lượng về cầu, DN có thể dự báo được các nhân tố môitrường ảnh hưởng tới cầu tiêu dùng trong tương lai từ đó đưa ra các kế hoạch, chiến

12

Trang 21

lược kinh doanh phát huy thế mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN cũng nhưcác kế hoạch chi tiết hơn cho cung ứng hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường vàứng phó kịp thời trước dự thay đổi của môi trường Với những kế hoạch được lập ra

DN có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro kinhdoanh từ đó giảm được những chi phí không đáng có và nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu

1.2.1 Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa

Yếu tố giá tuân theo luật cầu Khi giá của hàng hóa tăng thì sản lượng tiêu thụgiảm hay cầu về hàng hóa đó giảm và ngược lại giá giảm, cầu tăng Tức là giá hànghóa thay đổi sẽ gây ra sự trượt dọc trên đường cầu Nhìn trên đồ thị 1.2, xét đường cầu

cá nhân (DX) khi giá tăng từ P1 đến P2 làm cho cầu hàng hóa X giảm từ QX1 xuống QX2;đường cầu (DY) giá tăng từ P1 đến P2 thì sản lượng hàng hóa Y giảm từ QY1 xuống QX2.Giá tăng từ P1 đến P2 gây ra sự trượt dọc trên đường cầu thị trường (DTT) từ điểm Ađến điểm B

1.2.2 Thu nhập của người tiêu dùng

Yếu tố thu nhập là nguồn chi tiêu chủ yếu và quan trọng của người dân Nó tácđộng trực tiếp tới khả năng mua của người tiêu dùng khi họ có nhu cầu về một loạihàng hóa nào đó

Sự thay đổi về thu nhập sẽ dẫn đến sự thay đổi tới cầu về một loại hàng hóa Tuynhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về các hàng hóa là khác nhau

Hàng hóa thông thường: Cầu về một loại hàng hóa sẽ tăng khi thu nhập củangười tiêu dùng tăng lên, đường cầu tương ứng sẽ dịch sang bên phải Ngược lại, thunhập giảm thì cầu hàng hóa giảm làm, đường cầu dịch chuyển sang trái

Ngược với hàng hóa thông thường là hàng hóa thứ cấp Khi thu nhập thấp thì cầucủa người tiêu dùng về những hàng hóa này tương đối cao Thu nhập tăng lên thì cầu

về hàng hóa thứ cấp giảm Vẽ trên đồ thị, thu nhập cao thì đường cầu dịch chuyển sangtrái, thu nhập thấp thì đường cầu dịch chuyển sang phải

Đồ thị 1.3 Tác động của thu nhập tới cầu hàng hóa

Trang 22

D0 D2

I2<I0 I1>I0

D1

Q O

1.2.3 Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng

Mỗi một người tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của mình thì họ có thể thay đổi sựlựa chọn trong tiêu dùng, họ có thể sử dụng sản phẩm này thay cho sản phẩm khác,hay có thể tăng lợi ích của sản phẩm này mà người tiêu dùng có thể sẵn sàng tiêu dùnghàng hóa khác bổ sung cho hàng hóa đó Từ đó, mức hài lòng về sản phẩm được tăngthêm xứng với mức phí mà họ bỏ ra Tuy nhiên, sự tác động của giá các hàng hóa liênquan sẽ khác nhau với cầu về hàng hóa đó

Giả sử màng BOPP của công ty cổ phần kinh doanh Long Vân là sản phẩm thaythế cho màng BOPP của Thiên Bảo Khi giá hàng hóa thay thế tăng làm cho người tiêudùng nhận thấy rằng giá của hàng hóa này đắt hơn hàng hóa được thay thế trong khilợi ích từ hai hàng hóa này cùng đem lại như nhau Do vậy, cầu màng BOPP của ThiênBảo tăng và dịch chuyển sang phải Trái với nó là khi giá của màng BOPP của LongVân giảm thì cầu màng BOPP của Thiên Bảo giảm và đường cầu dịch chuyển sangbên trái Như vậy, giá của hàng hóa thay thế và cầu của hàng hóa được thay thế có mốiquan hệ cùng chiều

Đồ thị 1.4 Tác động của giá hàng hóa thay thế tới cầu

14

Trang 23

D0 D2

P2<P0 P1>P0

D1

Q O

Trang 24

D0 D2

P2>P0 P1<P0

D1

Q O

D0

Q O

Hàng hóa được ưa thích

Hàng hóa kém ưa thích P

Đồ thị 1.5 Tác động của giá hàng hóa bổ sung tới cầu

Mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa và giá của hàng hóa bổ sung trong tiêudùng có mối quan hệ ngược chiều Giá hàng hóa bổ sung tăng (P2 > P0) làm cho lượngcầu hàng hàng giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái từ D0 đến D2; giá hàng hóa bổsung giảm (P1 < P0), lượng cầu hàng hóa tăng khi đó đường cầu dịch chuyển sang phải(D0 đến D1)

1.2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của họ về một loạisản phẩm nào đó Đánh giá về mức độ ưa thích của mỗi người là khác nhau khi cùng

sử dụng một sản phẩm nào đó Khi nghiên cứu về cầu của hàng hóa người ta thườngxem xét sự biến động của một yếu tố tác động tới cầu và các yếu tố khác được coi là

cố định Do vậy, cầu hàng hóa sẽ thay đổi khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi vàcác yếu tố còn lại không đổi Thị hiếu còn là một trong hai yếu tố ảnh hưởng tới lựachọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng

Đồ thị 1.6 Tác động của sở thích tới cầu hàng hóa

Khi một hàng hóa được người tiêu dùng ưa thích hơn trước làm cho cầu hàng

P

16

Trang 25

Q O

Hàng hóa được ưa thích

Hàng hóa kém ưa thích

hóa đó trên thị trường tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải Ngược lại, vì một

lý do nào đó mà sự ưa thích của người tiêu dùng về một hàng hóa giảm xuống thì cầu

về hàng hóa này sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái Trên thực tế, việc tác độngđến sở thích của người tiêu dùng lại là một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luônmuốn nắm bắt Doanh nghiệp muốn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình cần phảihiểu được thị hiếu, tâm lý của người tiêu dùng ở từng giai đoạn, từng thị trường tiêuthụ để có thể đưa ra chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp

1.2.5 Số lượng người mua trên thị trường

Từng cá nhân khi mua sản phẩm sẽ hình thành nên cầu cá nhân của sản phẩm đó.Khi tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân sẽ hình thành nên cầu thị trường Do vậy,

số lượng người mua trên thị trường ảnh hưởng tới cầu thị trường của sản phẩm nào đó

Số lượng người mua một loại hàng hóa tăng lên làm cho lượng cầu thị trường ở mỗimức giá cũng tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại, nếu số lượng ngườimua giảm đi thì đường cầu thị trường giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái Vậy

số lượng người mua trên thị trường và cầu thị trường có mối quan hệ thuận chiều

1.2.6 Kỳ vọng của giá cả hàng hóa trong tương lai

Đường cầu về một loại hàng hóa là mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hóa đóvới mức giá hiện hành Khi mức giá kỳ vọng thay đổi thì cầu về hàng hóa hay lượngcầu của người tiêu dùng ở mỗi mức giá hiện hành thay đổi Theo Webster (2003):

“Nếu chúng ta mong đợi rằng giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thấp hơn trongtương lai thì cầu cho sản phẩm đó ngày hôm nay sẽ thấp hơn Ngược lại, nếu chúng tamong đợi để được giá cao hơn vào ngày mai, lượng cầu hôm nay sẽ lớn hơn” Vậy kỳvọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai là sự dự báo, dự đoán kháchắc chắn và có thể tin tưởng được của người tiêu dùng về giá trong tương lai từ đóngười tiêu dùng sẽ căn cứ vào những kỳ vọng đó để đưa ra quyết định tiêu dùng có lợinhất cho mình

1.2.7 Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu về hàng hóadịch vụ như chất lượng sản phẩm, thuế của Nhà nước, công nghệ, văn hóa…

 Chất lượng sản phẩm là nhân tố tác động gián tiếp tới cầu hàng hóa dịch vụ

Nó được đánh giá sau khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Người tiêu dùng luônmong muốn được tiêu dùng sản phẩm tương xứng với chi phí mà họ bỏ ra để có đượcsản phẩm Chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá là tốt, phù hợp với sởthích, với giá bán thì cầu về sản phẩm sẽ tăng vì họ sẽ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn

Trang 26

hoặc họ giới thiệu sản phẩm đó cho người khác… Ngược lại, chất lượng sản phẩmkém ảnh hưởng tiêu cực tới cái nhìn của họ về sản phẩm làm cho họ không tin tưởngvào sản phẩm và không muốn sử dụng sản phẩm đó nữa, cầu hàng hóa giảm.

 Nhà nước đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm bán ra hay tiêu dùng đều ảnhhưởng tới cầu của sản phẩm đó Thuế tiêu dùng tăng làm cho giá mua hàng thực tế lớnhơn giá mà người tiêu dùng trên thị trường do vậy người tiêu dùng sẽ giảm sản lượngmua hàng hay cầu hàng hóa đó sẽ giảm và ngược lại Chính phủ đánh thuế vào nhà sảnxuất làm cho chi phí sản xuất của hàng hóa tăng nên giá của hàng hóa đó cũng tăngdẫn đến cầu giảm Ngược lại, thuế giảm thì chi phí sản xuất giảm, cầu tăng

 Yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thànhsản phẩm Nếu công nghệ hiện đại thì chất lượng sản phẩm tốt, thời gian hoàn thànhsản phẩm nhanh dẫn đến cầu sản phẩm tăng và ngược lại sử dụng công nghệ lỗi thờilàm cho chất lượng kém, không phù hợp thị hiếu, không đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao của con người nên cầu sản phẩm sẽ giảm

1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU

Khi thực hiện công tác ước lượng và dự báo cầu về một sản phẩm nào đó củabất cứ một doanh nghiệp nào thì điều quan trọng là phải xác định được doanh nghiệpđang nghiên cứu là hãng chấp nhận giá hay hãng định giá để lựa chọn phương phápước lượng phù hợp.Trong đề tài khóa luận này, tác giả lựa chọn nghiên cứu về sảnphẩm của doanh nghiệp là hãng định giá nên trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụngphương pháp ước lượng và dự báo cầu theo hãng định giá Phương pháp này gồm cácbước sau:

1.3.1 Xây dựng mô hình hàm cầu thực nghiệm

Mô hình hàm cầu tổng quát có dạng:

Q = f (P, M, PR,T, Pe, N, Ki) (i= 1,n)

Trong đó:

Q: Lượng cầu về hàng hóa P: Giá của hàng hóa

M: Thu nhập của người tiêu dùng PR: Giá của hàng hóa liên quan

T: Sở thích của người tiêu dùng Pe: Giá kỳ vọng của người tiêu dùngN: Số lượng người mua Ki: Các yếu tố khác (chất lượng, thuế…)

Để đảm bảo cho công tác ước lượng và dự báo cầu được đơn giản và thuận lợihơn, tác giả đã lựa chọn hàm cầu về sản phẩm là hàm cầu tuyến tính Khi đó hàm cầuthực nghiệm có dạng:

Q = a + bP + cM + dPR + eT + fPe + gN + hKi (i = 1, n)

Dấu của các hệ số :

Hệ số a có thể âm hoặc dương (a + cM + gN > 0)

18

Trang 27

Hệ số b mang dấu âm (theo luật cầu)

Hệ số c mang dấu dương với sản phẩm là hàng hóa thông thường, âm khi hànghóa là hàng hóa thứ cấp

Hệ số d mang dấu dương với hàng hóa thay thế, âm với hàng hóa bổ sung chonhau trong tiêu dùng

Hệ số e mang dấu dương

Hệ số g mang dấu dương (số lượng người mua tăng)

Hệ số h chưa xác đinh (tùy thuộc vào các yếu tố khác là gì)

1.3.2 Ước lượng hàm cầu

Do công ty Thiên Bảo là hãng định giá nên để giải quyết vấn đề của đề tài thì tácgiả đã sử dụng phương pháp ước lượng vad dự báocầu theo hãng định giá Dựa trênnhững số liệu thu thập được về các biến, ước lượng được mô hình hồi quy cầu theophương pháp OLS Phương pháp này được thực hiện đơn giản hơn với phần mềmEviews

Từ bảng kết quả ta thu được phương trình hồi quy mẫu :

1.3.3 Thực hiện kiểm định tính chính xác của mô hình

Sau khi có bảng kết ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS ta đi kiểm định

ý nghĩa thống kê của các tham số trong mô hình và kiểm định sự phù hợp của mô hình.Tác giả sử dụng giá trị Pvalue để thực hiện kiểm định

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng

Tác giả sử dụng thống kê t và sử dụng giá trị Pvalue để thực hiện kiểm định tínhchính xác của mô hình Kiểm định ý nghĩa thống kê của tham số a còn các tham sốkhác thực hiện tương tự

Với mức ý nghĩa 5%, cần kiểm định giả thiết: { H 0 :a=0 ¿¿¿¿

Trang 28

Tiêu chuẩn kiểm định: T =

^

a−a

se ( ^a )

Ta có miền bác bỏ: W α={P value( a) : P value( a )<α}

Nếu giá trị Pvalue (a) < 0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1 Ta có thể kết luận tham số

a có ý nghĩa về mặt thống kê Giá trị Pvalue (a) > 0,05 thì có cơ sở để bác bỏ H0 nghĩa làtham số a không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa α = 5%

Kiểm định sự phù hợp của mô hình (sử dụng thống kê F)

Với độ tin cậy 95% hay mức ý nghĩa  = 5% ta cần kiểm đinh giả thiết:

Miền bác bỏ: W F={P value( F ) : P value( F )<α}

Nếu giá trị Pvalue (F) < 0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa là mô hình có giảithích cho sự biến động của biến phụ thuộc Giá trị Pvalue (F) > 0,05 thì có cơ sở để bác bỏ

H0 ta có thể kết luận mô hình không phù hợp

Phát hiện các khuyết tật trong mô hình:

Các khuyết tật thường gặp trong mô hình hồi quy khi nghiên cứu có thể kể đến như

hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

1.3.4 Tiến hành công tác dự báo cầu

Dựa vào bảng số liệu đã thu thập, có thể thấy sản lượng tiêu thụ màng BOPP có xuhướng tăng theo thời gian trong giai đoạn 2013- 2015, do vậy tác giả lựa chọn phươngpháp dự báo theo chuỗi thời gian để dự báo Phương pháp này được tiến hành như sau:– Bước 1: Xác định mô hình hồi quy và kiểm định tính chính xác của mô hình– Bước 2: Dự báo các biến độc lập trong mô hình theo thời gian

Phương pháp dự báo theo thời gian cho biết biến cần dự báo tăng hay giảm mộtcách tuyến tính theo thời gian Mô hình chuỗi thời gian có dạng: Qt = a + bt

Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng giá trị của a và b

Hàm hồi quy mẫu:Qt^ = a^ + ^bt

Nếu b > 0 thì biến cần dự báo tăng theo thời gian

Nếu b < 0 thì biến dự báo giảm theo thời gian

20

Trang 29

Nếu b = 0 thì biến dự báo không thay đổi theo thời gian

Ta kiểm định ý nghĩa thống kê của xu hướng theo giá trị Pvalue

– Bước 3: Dự báo cầu sản phẩm trong tương lai

Trên cơ sở các biến độc lập được dự báo theo thời gian ở bước 2 ta thay vàophương trình hồi quy mẫu ở bước 1 từ đó ta có giá trị của cầu sản phẩm trong tương lạiứng với từng mức thời gian khác nhau

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN BẢO GIAI ĐOẠN 2012-2015 2.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CẦU VỀ MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xuất nhập khẩu Thiên BảoTên giao dịch: Thien Bao Import – Export and Trading Company Limited (Tên viếttắt: Thien Bao Trading Co , Ltd)

Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xuất nhập khẩu Thiên Bảo (sauđây gọi là Công ty Thiên Bảo) là một doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực thương mại

và xuất nhập khẩu Công ty ra đời năm 2006 và đi vào hoạt động ngay sau đó Từnăm 2006 đến nay, Công ty vẫn trung thành với lĩnh vực hoạt động chính là kinhdoanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với sự khởi sắc của nềnkinh tế, công ty đã có khoạch mở rộng quy mô cũng như đa dạng hóa các hoạt độngkinh doanh để ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Ngoài trụ sở chính ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Công ty tráchnhiệm hữu hạn Thương mại và Xuất nhập khẩu Thiên Bảo còn có hệ thống kho bãiđặt tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngày đăng: 05/05/2016, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thế Công (2007), Tập bài giảng kinh tế học quản lý, Bộ môn kinh tế học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng kinh tế học quản lý
Tác giả: Phan Thế Công
Năm: 2007
2. Ngô Đình Giao (2007), Kinh tế học vi mô, Tái bản lần thứ 3, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô
Tác giả: Ngô Đình Giao
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
3. Cao Thúy Xiêm (2009), Kinh tế vi mô, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vi mô
Tác giả: Cao Thúy Xiêm
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
4. Phan Công Nghĩa (2000), Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê kinh tế
Tác giả: Phan Công Nghĩa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
5. Phan Thị Dung (2010), “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng tấm ốp hợp kim nhôm nhựa ở thị trường phía Bắc đến năm 2015 của công ty TNHH thương mại và sản xuất tổng hợp Việt Dũng”, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng tấm ốp hợp kim nhômnhựa ở thị trường phía Bắc đến năm 2015 của công ty TNHH thương mại và sảnxuất tổng hợp Việt Dũng”
Tác giả: Phan Thị Dung
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Hường (2011), “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng rau an toàn trên thị trường Hà Nội của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2015” , Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng rau an toàn trênthị trường Hà Nội của Tổng công ty thương mại Hà Nội đến năm 2015”
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2011
7. Nguyễn Thị Lệ (2009), “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH Thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010”, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng sữa của công tyTNHH Thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010”
Tác giả: Nguyễn Thị Lệ
Năm: 2009
10. Vương Hải Yến (2009, “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm sắt thép xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 đến 2015”, Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm sắt thép xây dựngtại Công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư 120 đến 2015”
11. Nguyễn Văn Biên (2010), “ Phân tích và dự báo cầu mặt hàng nước rứa bát Mỹ hảo của công ty TNHH Triều Dương tới năm 2015”, Chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và dự báo cầu mặt hàng nước rứa bát Mỹhảo của công ty TNHH Triều Dương tới năm 2015”
Tác giả: Nguyễn Văn Biên
Năm: 2010
12. Vũ Triệu, “Nghiên cứu thị trường, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu”,cập nhập ngày 03/11/2009, đọc ngày 01/04/2016,&lt;http://www.vinhtrainer.com/index&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu”
13. Webster (2003), “Managerial Economics – Theory and Pratice”, Academic Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managerial Economics – Theory and Pratice”
Tác giả: Webster
Năm: 2003
8. Phòng Kế toán – tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo giai đoạn 2013- 2015 Khác
9. Phòng kinh doanh, Sản lượng tiêu thụ màng BOPP của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo qua các năm 2013, 2014, 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w