1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH du lịch và thương mại bốn mùa

52 572 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 609,5 KB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh chủ yếucủa công ty là kinh doanh lữ hành, thực hiện thiết kế và bán các tour du lịch, và hiệnnay rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh về lữ hành xuất hiện, và sự mới mẻ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự quantâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường cũng như từ phía Công ty TNHH Du lịch vàThương mại Bốn Mùa Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướngdẫn khóa luận tốt nghiệp ThS Hoàng Thị Lan đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướngdẫn cho em trong suốt quá trình làm khóa luận Đồng thời em cũng xin cảm ơn cácthầy cô giáo trong khoa Khách sạn - Du lịch đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bàikhóa luận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và toàn thể các nhânviên trong Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa đã tạo mọi điều kiện vàchỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập, để em có cơ hội được học hỏikinh nghiệm, cung cấp cho em các số liệu cũng như các thông tin để em hoàn thànhbài khóa luận này

Em đã hoàn thành bài khóa luận này bằng kiến thức, sự hiểu biết và sự cố gắng

nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài khóaluận tốt nghiệp này Em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ thầy cô giáo

và các bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Đào Thu Hà

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẲNG BIỂU, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu khóa luận 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 6

1.1 Khái luận cơ bản về phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành 6

1.1.1 Khái niệm lữ hành và doanh nghiệp lữ hành 6

1.1.2 Khái niệm sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành, phát triển sản phẩm mới 6

1.2 Nội dung phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành 8

1.2.1 Hình thành ý tưởng 8

1.2.2 Lựa chọn ý tưởng 9

1.2.3 Soạn thảo và thẩm định dự án 10

1.2.4 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới 11

1.2.5 Thiết kế sản phẩm mới 12

1.2.6 Thử nghiệm trên thị trường 13

1.2.7 Thương mại hóa 13

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành 14

1.3.1 Môi trường vĩ mô 14

1.3.2 Môi trường ngành kinh doanh 15

1.3.3 Môi trường vi mô 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BỐN MÙA 17

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 17

Trang 3

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và

Thương mại Bốn Mùa 17

2.1.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 19

2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 20

2.2.1 Hình thành ý tưởng về sản phẩm du lịch mới 20

2.2.2 Lựa chọn ý tưởng 21

2.2.3 Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm du lịch mới 23

2.2.4 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới 23

2.2.5 Thiết kế sản phẩm du lịch mới 24

2.2.6 Thử nghiệm sản phẩm du lịch mới trên thị trường 26

2.2.7 Thương mại hóa 27

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 27

2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 27

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 28

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BỐN MÙA 30

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 30

3.1.1 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 30

3.1.2 Quan điểm phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 31

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa 32

3.2.1 Hoàn thiện hình thành ý tưởng 33

3.2.2 Hoàn thiện lựa chọn ý tưởng 33

3.2.3 Hoàn thiện soạn thảo và thẩm định dự án 34

3.2.4 Hoàn thiện soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới 34

3.2.5 Hoàn thiện thiết kế sản phẩm mới 35

3.2.6 Hoàn thiện thử nghiệm trên thị trường 35

3.2.7 Hoàn thiện thương mại hóa 36

3.2.8 Một số giải pháp khác 36

3.3 Một số kiến nghị 37

3.3.1 Đối với nhà nước 37

Trang 4

3.3.2 Đối với Tổng cục Du lịch 38 3.3.3 Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội 38 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẲNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.3 Đánh giá của khách du lịch đối với tour Hà Nội - Đà Nẵng 22

Hình 2.4 Đánh giá của du khách về thái độ của hướng dẫn viên đối với tour 22

Hà Nội – Đà Nẵng 22

Hình 2.5 Đánh giá của khách hàng về giá đối với tour Hà Nội - Đà Nẵng 22

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

STT Tên từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, con người không chỉ quan tâm đếnnhu cầu vật chất mà còn dành sự quan tâm rất lớn đến nhu cầu về mặt tinh thần Áplực trong công việc khiến con người cần có những khoảng thời gian giải tỏa để bớt đimêt mỏi Và du lịch là một trong những giải pháp được rất nhiều người lựa chọn Conngười có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, ngày càng muốn có những sự mới mẻ trong

du lịch cũng như trong cuộc sống Sản phẩm mới là một yếu tố quan trọng trong sựphát triển và tồn tại của công ty Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gaygắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và với những tiến bộ trongcông nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như cải tiếnnhững sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu Việc phát triển và tung sản phẩm mới

ra thị trường vốn vô cùng tốn kém và không phải sản phẩm nào cũng có khả năng bámtrụ được Đổi mới chỉ vì lợi ích của sự đổi mới là vô nghĩa, nhưng đổi mới khôngngừng để cải thiện hiệu suất dựa trên những ích lợi chung là yếu tố cần thiết để duy trì

sự thành công trong kinh doanh Do đó, việc phát triển sản phẩm mới càng được chútrọng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đó của người tiêu dùng

Phát triển sản phẩm mới là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đặc biệtvới Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa Hoạt động kinh doanh chủ yếucủa công ty là kinh doanh lữ hành, thực hiện thiết kế và bán các tour du lịch, và hiệnnay rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh về lữ hành xuất hiện, và sự mới mẻ trong kinhdoanh lữ hành rất quan trọng, do đó việc thực hiện đề tài là thực sự cần thiết với lí do:

Một là, phát triển sản phẩm mới là hoạt động rất quan trọng để thực hiện thành công

được chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là với Công ty TNHH Du

lịch và Thương mại Bốn Mùa; Hai là, phát triển sản phẩm mới là hoạt động đầy thách

thức với công ty, và không phải lúc nào công ty cũng đáp ứng các quy trình trong pháttriển sản phẩm mới

Và trong thời gian gần đây, công ty có ra sản phẩm du lịch mới là tour du lịchxuyên Việt, nhưng kết quả không được như mong muốn do gặp phải một số hạn chế vềnghiên cứu thị trường và xác định thời điểm tung sản phẩm ra thị trường Công ty đãkhông phát triển thành công sản phẩm mới này do việc thực hiện các bước trong quytrình phát triển sản phẩm mới chưa chặt chẽ Nhận thấy điều đó, em quyết định nghiên

cứu đề tài “Phát triển sản phẩm mới của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa” để nghiên cứu sâu hơn và tìm ra nguyên nhân để hoàn thiện, khắc phục sự cố

trong phát triển sản phẩm mới của công ty

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 8

Tuy rằng vấn đề hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của Công tyTNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa chưa được đề cập ở nhiều đề tài nghiên cứutrước đó nhưng trong thời gian 3 năm trở lại đây cũng đã có những đề tài nghiên cứu

đề cập tới các vấn đề tương tự liên quan

Tác giả Phạm Thị Thúy (2011), Giải pháp phát triển sản phẩm mới của khách sạn Daewoo Hà Nội đã chỉ ra quy trình phát triển sản phẩm mới nhắm thu hút khách

quốc tế của khách sạn nói chung cũng như của khách sạn Daewoo Hà Nội nói riêng, từ

đó chỉ ra được những thành công, hạn chế, nguyên nhân cũng như giải pháp để pháttriển sản phẩm mới trong khách sạn Daewoo Hà Nội nhằm thu hút khách quốc tế đếnvới khách sạn

Tác giả Vũ Quế Hương (2010), Giải pháp marketing phát triển sản phẩm mới của khách sạn Lạng Sơn, Lạng Sơn đã chỉ ra những chiến lược kinh doanh để phát

triển sản phẩm mới của khách sạn nói chung và của khách sạn Lạng Sơn nói riêng.Đồng thời chỉ ra những thành công và hạn chế trong các chiến lược mà công ty đã ápdụng từ đó đề xuất ra giải pháp để phát triển các sản phẩm mới trên

Tác giả Phạm Thị Thùy Anh (2012), Giải pháp marketing phát triển thị trường khách sạn du lịch nội địa tại khách sạn Bắc Giang thuộc chi nhánh công ty cố phần

Du lịch Bắc Giang đã chỉ ra những hoạt động trong phát triển thị trường khách du lịch

của các khách sạn nói chung và khách du lịch nội địa của khách sạn Bắc Giang nóiriêng, từ đó thấy được thành công và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường củakhách sạn Bắc Giang và đưa ra các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trườngkhách du lịch nội địa của công ty

Nhìn chung các đề tài trên cũng đã chỉ ra được những thành công trong quá trìnhthực hiện phát triển sản phẩm của mình, mỗi đề tài cũng xác định được sản phẩm và cónhững giải pháp hoàn thiện hơn trong hoạt động phát triển để sản phẩm đạt được thànhcông và có vị trí trong lòng khách hàng cũng như vị trí trên thị trường Tuy nhiên, việcchỉ ra hạn chế vẫn còn sơ sài, chưa bao quát được toàn bộ quá trình phát triển, chưagiải quyết vấn đề triệt để và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện vẫn còn mang tính

lý thuyết, chưa ứng dụng được vào thực tiễn

Từ những điều đã là được và chưa làm được của những đề tài trước, em đã tham

khảo, bổ sung và hoàn thiện để thực hiện đề tài “Phát triển sản phẩm mới của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa” Đây là công trình nghiên cứu khoa học hoàn

toàn độc lập, không trùng lặp với những đề tài, công trình nghiên cứu trước đó

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để pháttriển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa Từ

đó, đề tài có một số nhiệm vụ:

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến sản phẩm mới và quytrình phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp du lịch

Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch mới của Công ty TNHH Du lịch

và Thương mại Bốn Mùa trong 2 năm gần đây

Trên cơ sở đó, đưa ra đánh giá về những thành công và hạn chế của Công tyTNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa trong việc thực hiện phát triển sản phẩm dulịch mới

Đề xuất một số giải pháp giúp công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùahoàn thiện công tác phát triển sản phẩm du lịch mới

4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: đề tài tập trung vào nội dung công tác phát triển sản phẩm mới

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình phát triển sản phẩm

du lịch mới tại Bộ phận thiết kế của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

Về thời gian: Việc khảo sát điều tra, nghiên cứu về quy trình phát triển sản phẩm

du lịch mới của công ty được lấy thông tin nội bộ trong 2 năm gần đây 2014 và 2015,

và trong khoảng thời gian thực tập tại công ty từ 04/01/2016 - 20/4/2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Bước 1: Xác định dữ liệu cần có cho đề tài nghiên cứu: các dữ liệu cần có cho đề

tài là các thông tin liên quan đến một số vấn đề lý luận, các thông tin về Công ty

Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong: dữ liệu này

được thu thập thông qua Bộ phận Hành chính - Nhân sự của công ty về các số liệutrong nhân sự và kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây, các thông tin và

dữ liệu liên quan đến quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới gần đây nhất tại Bộphận Điều hành

Bước 3: Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài: các dữ liệu

liên quan đến như nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quy trình phát triển sản phẩmmới của công ty du lịch, các khái niệm liên quan đến đề tài, từ các bài viết trêninternet, thư viện tài liệu,…

Trang 10

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp: sau khi tìm được nguồn dữ liệu thứ

cấp để tham khảo, tiến hành thu thập bằng cách sao chép, chỉnh sửa, thêm bớt hoặcdựa vào đó làm nền tảng để lấy các thông tin phục vụ cho đề tài

Bước 5: Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu: tiến hành nghiên cứu độ

chính xác và chất lượng của những dữ liệu thu thập được có đáp ứng và tin cậy với đềtài yêu cầu hay không bằng cách đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đề tài để tìm rađược những dữ liệu chất lượng tốt vì có những dữ liệu thu thập được có mục tiêunghiên cứu khác với mục tiêu nghiên cứu của đề tài hiện tại, do đó thu thập có chọnlọc những dữ liệu cần thiết cho đề tài

Bước 6: Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc: sau

khi nghiên cứu chi tiết các dữ liệu, ta sẽ có được các dữ liệu cần thiết cho đề tài từ các

dữ liệu ta thu thập và tham khảo được để cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện đề tài

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp này được thực hiện dựa trên phiếu điều tra khách hàng và nhà quảntrị Quy trình dành cho khách hàng bao gồm:

Bước 1: Chọn mẫu điều tra Chọn mẫu điều tra là việc lựa chọn một nhóm khách

hàng nào đó trong tổng số khách hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

để điều tra Và em quyết định chọn mẫu là 300 khách hàng trong 15 tour liên tiếp, bìnhquân mỗi tour điều tra 20 khách hàng

Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu điều tra và chọn thang điểm.Thiết kế mẫu phiếu điđi

ều tra là việc thiết kế một bảng câu hỏi để khách hàng trả lời theo mục đích của việc

đo lường (xem phụ lục)

Bước 3: Phát phiếu điều tra: Có thể phát phiếu trực tiếp tới cho khách hàng hoặc

gián tiếp điều tra theo mẫu phiếu thông qua điện thoại, web hay mail, đảm bảo kháchhàng vẫn có thể phản hồi được các nội dung có trong phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra : Tại nghiên cứu này, phiếu điều tra sẽ được thu lại

ngay sau khi khách đã điền xong vào phiếu hoặc khi khách hàng đã kết thúc tour hoặcthông qua các trang web hay mail

Bước 5: Xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng các phần mềm tính toán và phân tích

số liệu để xử lý thông tin thu được

Bước 6: Đưa ra kết quả khảo sát: Có 300 phiếu được phát ra và số lượng thu về là

265 phiếu, tuy nhiên có đến 30 phiếu không hợp lệ do khách hàng không cho ý kiếnhoặc còn dở dang, vì vậy số phiếu thu về sau khi đã bỏ qua phiếu không hợp lệ là 235phiếu, tương đương 78,33%

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 11

Bước 1: Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự: các dữ liệu thu thập được cần được sắp xếp

dưới dạng bảng

Bước 2: Tóm tắt dữ liệu thống kê

Bước 3: Chọn phương pháp phân tích thích hợp

Bước 4: Phân tích các sai biệt

Bước 5: Nghiên cứu các mối liên hệ

Bước 6: Phân tích dữ liệu thực nghiệm

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ đồ, hình vẽ,Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận đượckết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình phát triển sản phẩm mới

của doanh nghiệp lữ hành

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển sản phẩm mới của Công ty TNHH Du

lịch và Thương mại Bốn Mùa

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác phát triển

sản phẩm mới của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

SẢN PHẨM MỚI CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 1.1 Khái luận cơ bản về phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành

1.1.1 Khái niệm lữ hành và doanh nghiệp lữ hành

1.1.1.1 Khái niệm lữ hành

Theo Luật Du lịch Việt Nam, 2005: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chứcthực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”

1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành

A-Popliman cho rằng: “Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức có

đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi nhuậnthương mại thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ,hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như bán cácdịch vụ khác liên quan đến hành trình du lịch đó”

Theo F.Gunter W.Ericl, “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp cung ứngcho du khách các loại dịch vụ liên quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình dulịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp hoặc làm môi giới tiêu thụdịch vụ của khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh nghiệp khác trongmối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”

Theo Edgar Robger, “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và báncho những dân cư địa phương hoặc không phải dân cư địa phương những chuyến đi dulịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ

bổ sung khác có liên quan đến chuyến đi du lịch, làm môi giới bán các hàng hóa”

“Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và trụ sở ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuậnthông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịchcho khách du lịch” [3, tr 170]

1.1.2 Khái niệm sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành, phát triển sản phẩm mới

1.1.2.1 Khái niệm sản phẩm

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 2000: sản phẩm là kết quả của một quátrình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biếnđổi đầu vào (input) và đầu ra (output)

Theo TCVN 5814 (1994): sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặcquá trình

Theo Charles D.Schewe & Alexander Hiam - MBA trong tầm tay - chủ đềMarketing - NXB Trẻ, sản phẩm là thứ có chứa một lượng thỏa mãn tiềm năng nào

đó mà chúng ta chưa bao giờ nhận ra thế nào là đủ Sản phẩm là một tập hợp các lợi

Trang 13

ích mà người tiêu dùng đang tìm kiếm Sản phẩm là một tập hợp các vật hữu hình

và vô hình được lắp ráp thành các hình thức có thể nhận thấy được

Theo Philip Kotler - Quản trị Marketing - NXB Thống kê 2005, sản phẩm làmọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, cóthể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu

Trong đề tài, khái niệm sản phẩm của Philip Kotler được lấy làm chuẩn đểthực hiện nghiên cứu

1.1.2.2 Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành

Sản phẩm lữ hành có tính tổng hợp, sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiềudịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, của các nhàsản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh Sản phẩm du lịch là cácchương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng phải trảtiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch

Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch

vụ cấu thành bởi tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảmnhận Mà các yếu tố đó lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong nhữngthời điểm khác nhau

Sản phẩm lữ hành bao gồm những hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từkhi đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát

Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinhdoanh lữ hành Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lầnvào những thời điểm khác nhau

1.1.2.3 Khái niệm phát triển sản phẩm mới

Theo Let’s Marketing - Tổng hợp kiến thức về marketing, phát triển sản phẩmmới là hoạt động tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải biến từ sản phẩm sẵn có kèmtheo nhãn hiệu mới do chính doanh nghiệp thực hiện

Theo Nova - người sáng lập viên và người quản trị diễn đàn MES LAB đồng thời

là người điều hành các hoạt động sáng tạo tại bộ phận R&D của Công ty MES thì phát triển sản phẩm mới là việc đưa ra các ý tưởng thú vị, hữu ích, phát triển các ýtưởng đó thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội

LAB-“Phát triển sản phẩm mới là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất,kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Sự cải tiến sản phẩm là một dãy liên tục, đi từ sảnphẩm hiện tại đến một sản phẩm hoàn toàn mới, chúng có thể qua các giai đoạn nhưcải tiến bề ngoài đến việc cải tiến nhỏ trên các thuộc tính ít quan trọng, cải tiến lên trênnhững thuộc tính quan trọng và cuối cùng là sản phẩm hoàn toàn mới” [4, tr 210]

1.2 Nội dung phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành

Trang 14

Việc phát triển sản phẩm mới là việc làm cần thiết, tuy nhiên có thể là mạo hiểmđối với doanh nghiệp vì tỷ lệ thất bại của sản phẩm mới rất cao (33-70%), chi phí lớn,

do đó khi phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp cần tuân thủ các bước trong quy trình

1.2.1 Hình thành ý tưởng

Ý tưởng phải được hình thành dựa trên mục tiêu của việc phát triển sản phẩmmới và thị trường mà doanh nghiệp hướng đến Ý tưởng được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau như : nhà quản trị, nhân viên, trải nghiệm thực tế của khách hàng,công trình nghiên cứu của các chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng, thành cônghay thất bại của đối thủ cạnh tranh,…

Đặc biệt, với doanh nghiệp lữ hành, việc lấy ý tưởng được hình thành từ các nhàquản trị như Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng điều hành, đây là những người

có chức năng đầu não trong doanh nghiệp, có những tầm nhìn chiến lược, tổng thể vàbao quát được tình hình doanh nghiệp và thị trường, từ đó có thể hình thành được ýtưởng có chất lượng hơn

Ngoài ra, với doanh nghiệp lữ hành, việc lấy ý tưởng còn từ những nhân viêntrong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và điều hành viên Đây lànhững nhân viên có quan sát thực tế nhất trong mỗi lần dẫn tour, là những nhân viênthân cận nhất bên khách hàng, từ đó có thể mang lại những ý tưởng thiết thực, tối ưuhơn Bên cạnh đó, khách hàng chính là nguồn lấy ý tưởng chính xác nhất, vì mục tiêuhình thành các ý tưởng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, và kháchhàng là những người có sự biến đổi về nhu cầu nhiều nhất, từ đó có thể khai thác đượcnhiều ý tưởng mới mang tính khả thi từ nguồn này

Nguồn ý tưởng từ các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành có vai trò rất quan trọng,

nó mang tính chiến lược nhiều hơn và độ khả thi khá cao vì họ là những người nghiêncứu và phát triển những chương trình du lịch từ trước tới nay, họ đúc kết được kinhnghiệm từ rất nhiều ý tưởng và chương trình du lịch trước đó để có thể đưa ra đượcnhững ý tưởng cho hiện tại, có thể nói đây là nguồn ý tưởng đáng tin cậy Bên cạnh đó,những ý tưởng được rút ra từ những thành công hay thất bại của đối thủ cạnh tranh lànguồn ý tưởng khả thi cho doanh nghiệp lữ hành vì từ đó doanh nghiệp có thể đưa ranhững ý tưởng phát huy từ sự thành công của đối thủ cũng như rút kinh nghiệm từnhững thất bại của họ

Để tạo được nguồn thông tin giá trị và thường xuyên, các nhà quản trị, Trưởng bộphận điều hành và bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vàcung cấp ý tưởng bằng cách:

Đối với các nhà quản trị, đưa ra mẫu bảng câu hỏi để lấy ý kiến, đánh giá cũngnhư đóng góp từ họ về tình hình phát triển chương trình du lịch của doanh nghiệp

Trang 15

trước đó và xu hướng hình thành ý tưởng cho những chương trình du lịch trong thờigian tới Nếu cần thiết có thể thêm những câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu.

Đối với đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho việcgóp ý như có hòm thư góp ý dành cho nhân viên, tạo không khí thoải mái việc đề xuất

ý tưởng mới, đặc biệt là những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhưhướng dẫn viên và điều hành viên

Đối với khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất như thiết kế đường dây điện thoại góp

ý miễn phí, các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, …

Đối với các chuyên gia đầu ngành, đưa ra bảng câu hỏi và cần thiết đưa ra nhữngcâu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để tìm kiếm được ý tưởng tốt nhất, khả thi nhất từ việcrút ra kinh nghiệm của những chuyên gia về những chương trình du lịch trước đó củacác doanh nghiệp lữ hành để từ đó có được ý tưởng tốt nhất cho hiện tại và tương lai.Đối với tất cả những nguồn có thể lấy thông tin ý tưởng, doanh nghiệp thườngxuyên khuyến khích, khen thưởng các nguồn tin và ý kiến phản hồi có chất lượng chonhững người có ý kiến góp phần tạo nên ý tưởng và những ý tưởng tốt

Tuy nhiên, hiện nay để rủi ro và ít mạo hiểm hơn thì các doanh nghiệp thườnglấy ý tưởng từ những sản phẩm có sẵn trên thị trường hoặc sao chép có cải biến đổichút để xây dựng sản phẩm mới Tuy vậy, tính độc quyền và mới mẻ không cao

1.2.2 Lựa chọn ý tưởng

Ở bước hình thành ý tưởng có càng nhiều ý tưởng càng tốt thì việc lựa chọn ýtưởng sẽ phong phú hơn Tuy nhiên, khi lựa chọn ý tưởng, cần loại trừ để lấy những ýtưởng có tính hấp dẫn và thực tiễn nhất, tránh bỏ sót những ý tưởng tốt và để lọt những

ý tưởng không tốt Việc sàng lọc như vậy cần sử dụng những công cụ để đánh giá ýtưởng của sản phẩm bằng cách đưa ra mẫu đánh giá thống nhất, nêu rõ ý tưởng của sảnphẩm, thị trường mà nó ngắm vào, tình hình cạnh tranh, ước tính quy mô thị trường,giá bán, thời gian và chi phí để phát triển, chi phí sản xuất, lợi nhuận dự kiến

Để đánh giá và chắt lọc các ý tưởng, doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chuẩnlàm cơ sở cho việc so sánh chúng Các tiêu chuẩn thường được sử dụng phổ biến là:mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ của tính năng sản phẩm cho phépđịnh giá cạnh tranh, khả năng khuếch trương những đặc điểm khác biệt,

Có một số phương pháp phổ biến dùng để sàng lọc ý tưởng về sản phẩm du lịch

mà doanh nghiệp lữ hành có thể thực hiện như : biểu quyết, bỏ phiếu kín, dùng websurvey,… Có thể bầu chọn trong nội bộ bộ phận, nội bộ công ty, có thể mời thêmchuyên gia, khách hàng, có thể dùng môi trường mở trên internet,… Tuy nhiên, có 2phương pháp được dùng phổ biến để thực hiệnsàng lọc ý tưởng:

Phương pháp biểu quyết đa số: Bộ phận điều hành (có thể mời thêm người:khách hàng tiềm năng, người quan tâm đến sản phẩm, chuyên gia,…) ngồi lại với

Trang 16

nhau, các thành viên giới thiệu tất cả các ý tưởng đã được đề ra kèm theo chi tiết liênquan Bộ phận thống nhất một bộ tiêu chí chọn lựa: tiêu chí nào ưu tiên, tiêu chí nào làthứ yếu,… Sau đó, cả bộ phận xin biểu quyết chọn ý tưởng tốt nhất Ý tưởng nào đượcnhiều người biểu quyết nhất thì sẽ được chọn Bỏ phiếu kín tương tự như biểu quyếtgiơ tay, chỉ khác ở chỗ danh tính của từng lựa chọn không công khai.

Phương pháp chấm điểm theo thứ hạng: bộ phận điều hành liệt kê tất cả các ý

tưởng, mô tả các ý tưởng và yêu cầu mọi người sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự từ tệnhất đến tốt nhất Ý tưởng tệ nhất cho 0 điểm, khá hơn ý tưởng đó thì cho 1 điểm,…

và điểm số cao nhất sẽ trao cho ý tưởng tốt nhất Đến cuối cùng, đem cộng tất cả cácđiểm mà mỗi ý tưởng thu gom được từ các thành viên và ý tưởng nào có tổng số điểmlớn nhất sẽ là ý tưởng được chọn

1.2.3 Soạn thảo và thẩm định dự án

Sau khi lựa chọn ý tưởng, doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu và soạn thảo các yếu

tố liên quan đến ý tưởng, điển hình là thị trường cung, thị trường cầu và các yếu tố bổsung khác

Với thị trường cung, doanh nghiệp nghiên cứu xem cung cấp sản phẩm mới gì

và sẵn sàng bán ở mức giá như thế nào, cụ thể gồm có: số lượng, chất lượng, giá cả,

dự tính chi phí sản xuất, thời điểm bán, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh,…để hoànthành được việc nghiên cứu đó, doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng cungcấp của chính mình, khả năng tài chính và nguồn lực có đáp ứng được yêu cầu của

ý tưởng hay không để hướng tới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốtnhất

Với thị trường cầu, doanh nghiệp nghiên cứu cụ thể các yếu tố liên quan đếnkhách hàng như: thu nhập, thời gian rảnh rỗi, tập khách hàng mục tiêu, phong tục tậpquán,… để có những kết quả khả thi khi quyết định đưa sản phẩm mới ra thẩm định.Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố bổ sung khác như chính trị -pháp luật, văn hóa, điều kiện tự nhiên, dân số, …

Sau khi nghiên cứu các yếu tố liên quan đến ý tưởng, từ đó ta cần đưa từng ýtưởng trong các ý tưởng được lựa chọn ra thẩm định Có một số phương pháp thẩm định

mà doanh nghiệp du lịch có thể thẩm định như:

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, cácchỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ý tưởng được so sánh với các ý tưởng đã vàđang xây dựng hoặc đang hoạt động Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giátính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của ý tưởng Từ đó có thể rút ra các kết luận đúngđắn về dự án để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác

Phương pháp thẩm định theo trình tự: Việc thẩm định ý tưởng được tiến hànhtheo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chitiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho

Trang 17

kết luận sau Thẩm định tổng quát là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩmđịnh của ý tưởng, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâuxem xét Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô,tầm quan trọng của ý tưởng Vì xem xét tổng quát các nội dung của ý tưởng, do đó ởgiai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự

án cần bổ sung hoặc sửa đổi lúc này thẩm định chi tiết sẽ loại bỏ được những vấn đề

đó Thẩm định chi tiết được tiến hành sau thẩm định tổng quát Việc thẩm địnhnày được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp

lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của ý tưởng Mỗi nội dung xemxét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc khôngthể chấp nhận được Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thểkhác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của ý tưởng Trong bước thẩm địnhchi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu Nếumột số nội dung cơ bản của ý tưởng bị bác bỏ thì có thể bác bỏ ý tưởng mà không cần

đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp sau

Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của ý tưởng đầu tư Cơ

sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ratrong tương lai đối với ý tưởng, như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chiphí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách theo hướngbất lợi Khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàvốn của ý tưởng Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc thường được chọn từ10% đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệuquả của ý tưởng để xem xét Nếu ý tưởng vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp

có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàncao Trong trường hợp ngược lại , cần phải xem lại khả năng phát sinh bất trắc để đềxuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế Nói chung biện phápnày nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng

có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan

1.2.4 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Sau khi thẩm định và chọn được ý tưởng tốt nhất, khả thi nhất, doanh nghiệp cầnsoạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, gồm 3 phần:

Phần 1, doanh nghiệp mô tả quy mô, cơ cấu, hành vi của thị trường mục tiêu,

dự kiến định vị sản phẩm đó với khách hàng mục tiêu dựa trên những công cụ củamarketing mix, bước đầu có 2 thông số dễ thay đổi và dễ sử dụng nhất tạo ra sựkhác biệt là giá và quảng cáo, ngoài ra các khuyến mại, xác định mức tiêu thụ, thịphần, lợi nhuận dự kiến cũng rất cần thiết tạo sự khác biệt của doanh nghiệp trongmột vài năm đầu

Trang 18

Phần 2, doanh nghiệp trình bày giá dự kiến, chiến dịch phân phối, ngân sáchmarketing cho năm đầu tiên Giá là điểm tạo sự khác biệt của sản phẩm, lựa chọn cácnhà phân phối tin cậy, chất lượng, hiệu quả với quy mô thích hợp, và dự toán chochiến dịch marketing phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đảm bảotiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Phần 3, doanh nghiệp cần trình bày những dự kiến tương lai về mức tiêu thụ sảnphẩm, lợi nhuận sản phẩm mang lại và kế hoạch marketing mix cho từng thời gian

Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá tính hấp dẫn của ý tưởng kinh doanh sảnphẩm mới, ước tính được mức tiêu thụ, dự tính được chi phí và lợi nhuận, và xem xét

ý tưởng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp lữ hành không, nếu thỏa mãn thì sẽ điđến giai đoạn thiết kế sản phẩm

1.2.5 Thiết kế sản phẩm mới

Để thiết kế sản phẩm mới, doanh nghiệp lữ hành phải coi ý tưởng sản phẩm mới

là một sản phẩm hiện thực, và bộ phận xây dựng chương trình, thiết kế phải đưa rađược một hay nhiều phương án hay mô hình hóa, phải tính toán đưa ra được các thông

số cần thiết cho sản phẩm mới Với doanh nghiệp lữ hành, khi thiết kế một tour du lịchthì cần phải xác định cụ thể được những thông số sau:

Phương tiện vận chuyển: có một số phương tiện vận chuyển khách du lịch trongtour du lịch là máy bay, ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô,… Tùy vào từng loại hình du lịch

và sản phẩm du lịch để thiết kế phương tiện vận chuyển thích hợp

Thời gian tour: mỗi tour du lịch có khoảng thời gian khác nhau Thời gian tourđược xác định từ lúc bắt đầu xuất phát lên phương tiện vận chuyển đến khi về đếnđiểm bắt đầu Khi tính toán thời gian trên tour, cần xác định chính xác nhất về mọithời điểm trên tour, thời gian ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi,… trên mỗi điểm dừngchân, cần xác định rõ thời gian đến và rời khỏi, đặc biệt cần tính toán thời gian trướcnhững sự cố có thể lường trước được ảnh hưởng đến hành trình du lịch của du khách.Địa điểm ăn uống: mỗi tour du lịch có các điểm ăn uống có thể giống hoặc khácnhau, doanh nghiệp thiết kế địa điểm, ký kết hợp đồng, đặt trước đồ ăn, uống từ trước

để du khách đến nơi có thể dùng bữa luôn Các địa điểm ăn uống có thể là nhà hàngsang trọng, nhà hàng bình dân, quán ăn bình dân,… tùy thuộc vào loại tour và giá cả

để lựa chọn địa điểm ăn, uống thích hợp Tuy nhiên, cần cho du khách thưởng thứcmón ăn đặc trưng của vùng, miền khách hàng đang đi du lịch

Địa điểm nghỉ ngơi và ngủ: tùy vào từng loại tour mà sẽ có thiết kế riêng cho địađiểm ngủ nghỉ Địa điểm đó có thể là khách sạn sang trọng, khách sạn bình dân, nhànghỉ các loại, motel, …

Trang 19

Địa điểm và các loại hình vui chơi giải trí nếu có: doanh nghiệp thiết kế địa điểmvui chơi giải trí, các địa điểm mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức văn hóa, nghệthuật, trong tour để tránh sự nhàm chán và tạo hứng thú cho khách du lịch

Sau khi thiết kế xong, doanh nghiệp có sản phẩm du lịch cụ thể với tất cả cácthông tin liên quan đến sản phẩm như: thời gian khởi hành, kết thúc, địa điểm nghỉngơi cụ thể, địa điểm ăn uống cụ thể, và các địa điểm tham quan, vui chơi, giải tríthưởng thức cụ thể, mọi thông tin về sản phẩm được hoàn thành trong bước này

1.2.6 Thử nghiệm trên thị trường

Thử nghiệm trên thị trường là phương pháp thử nghiệm để doanh nghiệp biếtđược phản ứng của người tiêu dùng, từ đó xem xét được độ lớn của thị trường và cóthể thử nghiệm toàn bộ các biến số của marketing mix gồm sản phẩm, giá, phân phối,xúc tiến trong môi trường cạnh tranh thực tế, để điều chỉnh các biến số marketing nếukết quả không đạt được như mong muốn

Để thử nghiệm, doanh nghiệp lữ hành nên đưa sản phẩm ra bán trên khu vực thịtrường giới hạn, hoặc chỉ bán qua số ít đại lý hay nhóm nhỏ khách hàng Với sảnphẩm du lịch, doanh nghiệp lữ hành nên đưa sản phẩm du lịch thử nghiệm trên mộtnhóm khách hàng tiềm năng, các nhà phân phối và các chuyên gia có kinh nghiệm đểlấy ý kiến cũng như kết quả thực tế từ khách hàng, nhà phân phối và các chuyên gia

Số lần thử nghiệm cũng cần phải tính toán, cân đối với chi phí thử nghiệm vàthời gian tiến hành để đảm bảo có được kết quả khả thi và mong đợi

1.2.7 Thương mại hóa

Sau khi thử nghiệm, doanh nghiệp lữ hành sẽ quyết định có đưa sản phẩm ra kinhdoanh và bán đại trà hay không Nếu quyết định đưa sản phẩm mới vào kinh doanh,doanh nghiệp sẽ phải ký kết hàng loạt hợp đồng với doanh nghiệp đối tác để cùngcung cấp dịch vụ cho sản phẩm Doanh nghiệp phải thông qua 4 quyết định là:

Thời điểm nào thì tung sản phẩm mới ra thị trường hoặc là tung ra đầu tiên,hoặc là đồng thời, hoặc là muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh và các vấn đềkhác như có chấm dứt kinh doanh sản phẩm cũ hay không hay chọn thời vụ mới đưa

ra để bán,…

Sản phẩm tung ra bán ở đâu, phạm vi rộng hay hẹp và cần phải lưu ý đến các đốithủ cạnh tranh sẵn có để có những phương pháp xử lý thích hợp đối với sản phẩm mớicủa mình

Sản phẩm mới tung ra bán cho đối tượng khách hàng nào, xác định rõ tập kháchhàng của doanh nghiệp lữ hành

Trang 20

Sản phẩm được tung ra thị trường bán ra sao, các hoạt động hỗ trợ, các kế hoạchhành động cụ thể để tung sản phẩm ra thị trường một cách suôn sẻ và thành công.

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp lữ hành

1.3.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Để khai thác tốt thị trường thì đòi hỏi thị trường phải có

khách hàng và khách hàng phải có sức mua, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thu nhậphiện có, giá cả, tiền tiết kiệm, tình trạng vay nợ và khả năng có thể vay của công chúngtrên thị trường Khi nền kinh tế phát triển thì những lo ngại về kinh tế sẽ giảm đi, kèmtheo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách lãi ngân hàng, chính sách tiền tệ, tỷ

lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp,…đều ảnh hưởng đến việc phát triển sảnphẩm mới của doanh nghiệp lữ hành Đặc biệt ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởngcho sản phẩm du lịch mới của doanh nghiệp vì khi đó khách hàng có thu nhập dư thừa,

họ sẽ nghĩ ra nhiều ý tưởng để góp phần vào việc hình thành ý tưởng của doanhnghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào phát triển sản phẩm mới củadoanh nghiệp

Môi trường tự nhiên: Việc phân tích môi trường tự nhiên giúp cho những người

làm công tác marketing biết được mối đe dọa và cơ hội gắn liền với các xu hướngtrong môi trường tự nhiên như: sự hao hụt nguyên liệu, mức độ ô nhiễm môi trường,chi phí năng lượng tăng, việc bảo vệ môi trường, để từ đó có thể đưa ra được nhữngchiến lược phát triển sản phẩm mới phù hợp và thân thiện với môi trường Đối vớidoanh nghiệp lữ hành khi nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mới, điều kiện tựnhiên ảnh hưởng rất lớn đến hành trình trong một chương trình du lịch

Khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ cho phép các doanh nghiệp sản

xuất các sản phẩm và dịch vụ với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng còn cao hơn.Nếu doanh nghiệp hiểu rõ tâm lý khách hàng cộng với sự nỗ lực của khoa học- côngnghệ hiện đại, thì việc hiểu rõ về nhu cầu, sở thích, thói quen và tình cảm của từng đốitượng khách hàng đối với sản phẩm là điều quan trọng đối với doanh nghiệp trong việcthực hiện chiến lược kinh doanh mới Khoa học - công nghệ còn thay đổi việc phânphối sản phẩm, cụ thể là nhờ đó mà các sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùngmột cách nhanh chóng với chi phí thấp thông qua các giao thức Internet, các dịch vụgiao hàng tận nơi, sự phát triển của viễn thông hiện đại, do đó có thể tạo được hìnhảnh gần gũi của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng

Chính trị - pháp luật: Việc phân tích nhân tố này với doanh nghiệp là rất quan

trọng vì nếu một đất nước mà có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ảnh hưởng xấu và rấtlớn đến lực lượng lao động, quyết định đầu tư của các đối tác nước ngoài,…đối vớicác doanh nghiệp lữ hành Đường lối quản lý kinh tế đổi mới của nhà nước góp phần

Trang 21

tạo tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch; các doanh nghiệptrong và ngoài nước Chủ trương thực hiện nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa giúp cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước gặp

gỡ, trao đổi, tham quan, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm cách thiết lập các mối quan hệ hợptác, liên kết, liên doanh nhằm phát triển và mở rộng thị trường khách du lịch trongnước và nước ngoài, hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới hơn, phát triển kinh doanh

du lịch với hiệu quả cao

1.3.2 Môi trường ngành kinh doanh

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hay marketing tốt, doanh nghiệp lữ hànhphải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, nó quan trọng như việc doanh nghiệp

am hiểu về quân địch của mình trên chiến trận Doanh nghiệp du lịch phải thườngxuyên so sánh các dịch vụ của mình, giá cả, các kênh phân phối, các hoạt động khuyếnmãi của mình,… so với các đối thủ cạnh tranh Do đó, doanh nghiệp có thể phát hiệnđược những lĩnh vực mình có ưu thế hay bất lợi cạnh tranh, ngoài ra doanh nghiệp cóthể tung ra đòn tấn công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như phòng thủ cóhiệu quả hơn trước các đòn tấn công của họ Doanh nghiệp cần biết 5 vấn đề của đốithủ cạnh tranh: ai là đổi thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chiến lược của họ, mục tiêucủa họ, cách thức phản ứng của họ, những thông tin này giúp ích gì cho doanh nghiệptrong hoạch định chiến lược kinh doanh

Nhà cung ứng: Nhà cung ứng là những các nhân, tổ chức đảm bảo cung ứng các

yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp du lịch để doanh nghiệp có thể hoạt động một cáchbình thường Những thay đổi từ nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp

lữ hành, do đó việc nắm được các thông tin thay đổi đó rất quan trọng, nó sẽ giúpdoanh nghiệp lường trước được khó khăn và có phương án thay thế kịp thời Việc phântích thường xuyên về nhà cung ứng giúp doanh nghiệp du lịch nắm bắt được tình hình

và đảm bảo cung ứng các dịch vụ du lịch cho khách hàng với chất lượng tốt nhất

Trung gian marketing: Thường các doanh nghiệp rất cần trung gian marketing,

nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch,…Các trung gian rất quantrọng trong việc tìm kiếm khách hàng và bán các sản phẩm của doanh nghiệp Việcchọn lựa các trung gian này thực sự không đơn giản và dễ dàng vì những thay đổi củacác tổ chức trung gian có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Do đó việc phân tích tình hình các trung gian marketing để biết được nhữngthay đổi, từ đó doanh nghiệp có biện pháp ứng phó kịp thời Doanh nghiệp cần phântích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian để có chính sách thích hợpnhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tích cực, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể cócác phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay đổi chính sách phân phối sản phẩm thíchhợp với các thay đổi trong hoạt động của các giới trung gian marketing

Trang 22

Khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về

hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Khách hàng là nhân tố quan trọngquyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Khách hàng

có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thunhập, tập quán,…Với doanh nghiệp du lịch thì khách hàng là người quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứngnhu cầu từng nhóm cho phù hợp và phải lấy được lòng tin và sự trung thành củakhách hàng dành cho

1.3.3 Môi trường vi mô

Khả năng tài chính để đảm bảo có các nguồn tài chính nhất định và các khoản dự

phòng cần thiết để đối phó với các rủi ro bất trắc có thể xảy ra

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ không ngừng phải đổi mới về trang thiết bị

kỹ thuật và công nghệ kinh doanh vì hiện nay khoa học công nghệ ngày càng pháttriển, cạnh tranh ngày càng gay gắt

Nguồn nhân lực không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các sản

phẩm, dịch vụ mà còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt khó bắt chước nhất cho các đốithủ cạnh tranh

Trình độ tổ chức quản lý ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều có ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình phục vụ làm hài lòng khách hàng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BỐN MÙA

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

Trang 23

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa bắt đầu hoạt động kinh doanh

từ năm 2008, được thành lập bởi giám đốc Trần Bá Nghiệp, khi mà vấn đề du lịch đã

và đang trên đà phát triển hết sức mạnh mẽ, quan tâm nhiều hơn dưới chính sách củaĐảng và Nhà nước Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ViệtNam ngày càng được nâng cao Nhận thấy du lịch là một ngành hết sức tiềm năng nênnhững người lãnh đạo đã thành lập công ty để chuyên tổ chức các chương trình du lịchtrong và ngoài nước, có tính chất đa dạng hóa với nhiều hoạt động chất lượng cao Trảiqua 7 năm hoạt động trên thị trường, công ty đã tạo được những dấu ấn riêng, đượckhách hàng tin tưởng và tín nhiệm

Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình công ty đã không ngừng

nỗ lực và phấn đấu nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại sự hài lòng nhất chomọi du khách

Tháng 8/2010, Du Lịch Bốn Mùa được ghi nhận là “Thương Hiệu nổi tiếng quốc gia 2010” do tập đoàn truyền thông Việt Nam tổ chức qua sự điều tra đánh giá của các

chuyên gia hàng đầu các bộ ngành như Bộ Văn hóa thể thao và du lich, Đài tiếng nóiViệt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Báo nhà báo và công luận, Hiệp hộidoanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trung tâm Thương hiệu - Đại Học Thương Mại ,ngoài ra công ty còn được nhận các chứng nhận đạt chuẩn quốc gia về dịch vụ du lịch

do bạn bè du lịch và các báo, đài, truyền hình bình chọn

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hiện tại, công ty có hơn 30 nhân viên, trong đó có hơn 4 nhân viên làm thời vụ.Ngoài ra còn có hơn 10 cộng tác viên làm thời vụ với nhân viên công ty.Tại trụ sởchính của công ty tính đến 31-1-2016, có tất cả 29 nhân viên làm việc chính thức và 12nhân viên làm thời vụ, được thể hiện qua hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức (Xem hình2.1 - Phụ lục)

Ưu điểm của mô hình này là các hoạt động của công ty luôn đảm bảo sự thôngsuốt; các quyết định quản lí được thực hiện một cách hợp lí, giữa các bộ phận trongcông ty có sự phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục tiêu cuối cùng sao cho hiệu quả

công việc cao nhất

Phân bố số lượng lao động trong các phòng ban cũng khá hợp lý, đảm bảo đủnhân lực để có thể hoàn thành tốt công việc được giao Trình độ học vấn cũng đang ởmức khá cao khi có 23 nhân viên đạt trình độ đại học (chiếm tỷ trọng 79,31%), 5 nhânviên đạt trình độ cao đẳng (chiếm tỷ trọng 17,24%) và chỉ có con số khá nhỏ là 1 nhânviên có trình độ tại chức (chiếm tỷ trọng 3,45%) Điều này liên quan đến khả năngnhận thức và sự nhanh nhẹn trong công việc Có thể nói, công ty có đội ngũ lao độnghết sức lành nghề

Trang 24

2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

Trong 2 năm 2014 và 2015, công ty kinh doanh có hiệu quả, đã mang về lợinhuận cho công ty Trong đó công ty đang tập trung vào 2 thị trường khách chủ yếumang lại doanh thu chủ yếu cho công ty là Inbound và Outbound (Xem bảng 2.2 -Phụ lục)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy:

Về doanh thu, ta thấy tổng doanh thu tăng 8,86% (tương đương 1 tỷ 482 triệu đồng),trong đó tăng nhiều nhất là doanh thu của du lịch Inbound (tăng 542 triệu đồng, tươngđương 10,53%), tiếp theo là nội địa (tăng 254 triệu đồng, tương đương 8,58%), doanh thucủa du lịch Outbound cũng tăng (tăng 525,5 triệu đồng, tương đương 8,1%), doanh thudịch vụ khác tăng nhẹ (tăng 254 triệu, tương đương 7,54%)

Về chi phí, ta thấy tổng chi phí tăng lên 17,49% (tương đương 814 triệu đồng,trong đó chi phí chiếm nhiều nhất vẫn là chi phí cho Outbound (tăng 382 triệu đồng,tương đương 21,13%) làm cho tỷ trọng chi phí của Outbound tăng 1,2%, tiếp đó là chiphí cho nội địa tăng 212 triệu đồng (tương đương 25,54%) làm cho tỷ trọng chi phícủa nội địa tăng 1,22%, chi phí cho Inbound tăng nhẹ (tăng 50 triệu đồng, tươngđương 3,18%), tuy nhiên tỷ trọng chi phí của Inbound giảm 4,11%

Về thuế, ta thấy do doanh thu của công ty tăng nên thuế cũng tăng lên Thuế VATtăng 148,2 triệu đồng (tương đương 8,86%) làm cho LNTT của công ty chỉ tăng 519,8triệu đồng (tương đương 5%) làm cho tỷ trọng của LNTT giảm 2,21% Thuế TNDNcũng tăng theo doanh thu lên 114,36 triệu đồng (tương đương 5%) làm cho LNST tăng405,44 triệu đồng (tương đương 5%) nên tỷ trọng của LNST tăng 0,8%

Từ những nhận xét trên cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả, đã mang về lợinhuận cho công ty Trong đó công ty đang tập trung vào 2 thị trường khách chủ yếumang lại doanh thu chủ yếu cho công ty là Inbound và Outbound

2.1.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

2.1.2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: trong 2 năm 2014 và 2015, nền kinh tế của nước ta diễn ratrong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu Về tốc độ tăngtrưởng kinh tế thì có tăng hơn so với những năm trước, hơn nữa về hoạt động dịch vụcũng tăng trưởng rõ rệt, điều này tạo thuận lợi và động lực cho công ty trong quá trìnhphát triển sản phẩm du lịch mới Khi nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng có điềukiện đi du lịch nhiều hơn, chi tiêu cho du lịch nhiều hơn và nhu cầu về du lịch ngàycàng cao hơn, điều này giúp cho công ty hình thành được nhiều ý tưởng du lịch mang

Trang 25

tính khả thi cao hơn Ngoài ra, kinh tế phát triển giúp cho công ty kinh doanh đạt kếtquả cao hơn, điều đó được thể hiện trong bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 2năm gần đây là 2014 và 2015, từ đó công ty có thêm nguồn vốn để tạo cơ hội đầu tưnhiều hơn cho những dự án, sản phẩm du lịch mới

Môi trường tự nhiên: việc phân tích môi trường tự nhiên giúp cho công ty biếtđược mối đe dọa và cơ hội gắn liền với xu hướng trong môi trường tự nhiên như :thiếu hụt nguyên liệu, mức độ ô nhiễm, chi phí năng lượng tăng Khí hậu nước ta lànhiệt đới gió mùa ẩm, dễ biến động thời tiết theo mùa, do đó ảnh hưởng rất lớn đếnnhững tour du lịch dài ngày của công ty đặc biệt là những tour gắn liền với tự nhiênnhiều hơn như những tour tham quan các địa điểm tự nhiên đẹp, độc

Môi trường khoa học - công nghệ: khoa học - công nghệ đã được công ty ápdụng để có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay Từ sự phát triển của khoa học - côngnghệ, công ty giảm thiểu được chi phí hoạt động dành cho sản phẩm như khách hàng

có thể tiết kiệm thời gian đi lại để tìm hiểu tour du lịch của công ty mà chi cần cậpnhật qua các giao thức internet, viễn thông,, ngoài ra công ty thiết kế được sản phẩm

du lịch có mức giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, sự thay đổi việc phân phốisản phẩm như các thông tin về tour du lịch mới …tạo được hình ảnh thân thiện, gầngũi với khách hàng

Văn hóa - xã hội: Văn hóa của từng vùng miền có ảnh hưởng đến hoạt động dulịch, đặc biệt là các tour du lịch tìm hiểu về nền văn hóa các vùng miền Mỗi phong tụctập quán tạo nét văn hóa riêng của từng vùng miền, từ đó tạo ra nét đặc sắc riêng mỗitour Yếu tố này giúp công ty có những nội dung quảng cáo phù hợp với văn hóa,thuần phong mỹ tục của từng vùng miền

2.1.2.2 Môi trường vi mô

Nhà cung ứng: Đối với một công ty du lịch, nhà cung ứng giữ vai trò rất quantrọng, nó quyết định các yếu tố đầu vào cho công ty như các nguyên vật liệu về ănuống, các dịch vụ về ăn, ở, ngủ, nghỉ, phương tiện đi lại xuyên suốt quá trình đi dulịch của khách hàng Do đó những biến đổi bên phía nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động kinh doanh bên phía công ty

Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện của đổi thủ cạnh tranh giúp công ty phát hiện ranhững lĩnh vực mà công ty có ưu thế cạnh tranh hay những bất lợi cạnh tranh để cónhững biện pháp phù hợp, kịp thời Đồng thời đối thủ cạnh tranh giúp cho công ty cómục tiêu để so sánh các dịch vụ của mình, giá cả, các kênh phân phối, các hoạt độngkhuyến mãi của mình… với các đối thủ cạnh tranh để vượt qua và đánh bại từ đó đứngvững được trên thị trường Trong đợt ra tour du lịch xuyên Việt mới, đối thủ cạnhtranh của công ty gồm: Viet Fun Travel, Apt Travel, BonMua Tourist

Trang 26

Trung gian marketing: Trung gian marketing có vai trò rất quan trọng với công

ty Trung gian giúp công ty tìm kiếm khách hàng và bán các sản phẩm du lịch dễ dànghơn và rộng hơn Công ty có hệ thống trung gian marketing trải rộng khắp gồm các tổchức dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành, các công ty vận chuyển , các nhà tổ chức hộinghị, văn phòng du lịch…

Khách hàng: Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty vàđặc biệt trong tour mới gần đây Sự thỏa mãn của khách hàng là mục tiêu mà công tyhướng đến trong mỗi sản phẩm du lịch Khách hàng quyết định đến sự tồn tại và pháttriển sản phẩm du lịch của công ty

2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa

Cũng như đã biết, việc phát triển sản phẩm mới là việc làm cần thiết nhưng mạohiểm vì tỷ lệ thất bại rất cao (33-70%), chi phí dành cho quá trình phát triển lớn, do đócông ty tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới Côngtác phát triển sản phẩm của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa được thểhiện như sau:

2.2.1 Hình thành ý tưởng về sản phẩm du lịch mới

Ý tưởng tour du lịch mới gần đây của công ty TNHH Du lịch và Thương mạiBốn Mùa được hình thành từ nhiều nguồn trong đó có: nhà quản trị, đội ngũ nhân viên

và hướng dẫn viên, từ hòm thư góp ý của khách hàng

Với nhà quản trị, bộ phận thiết kế trong công ty lấy ý tưởng của chính Giám đốccông ty vì đây là người có tầm nhìn chiến lược, tổng thể và bao quát được tình hìnhtrong công ty và ngoài thị trường Bộ phận đã lấy ý tưởng của Giám đốc bằng cáchđưa ra các câu hỏi để lấy ý kiến, đánh giá từ đó hình thành ý tưởng cho những chươngtrình du lịch trong thời gian tới Giám đốc nhận thấy tình hình nhu cầu du lịch ngàycàng cao, và đã đề xuất 2 ý tưởng cho công ty để cùng đưa ra lựa chọn

Với đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và điều hành viên,công ty đặt hy vọng vào đội ngũ này rất nhiều vì đây là những nhân viên có quan sátthực tế nhất trong mỗi lần dẫn tour Công ty tạo điều kiện dễ dàng cho việc góp ý lấy ýtưởng bằng cách hình thành hòm thư góp ý và tạo không khí thoải mái cho nhân viên

Và thực tế, có 20 ý tưởng được hình thành từ đội ngũ nhân viên trong công ty, một kếtquả khá cao

Nguồn ý tưởng lấy từ khách hàng là nguồn có tính khả thi và thiết thực vì họchính là mục tiêu mà công ty hướng tới để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu Để lấy ýtưởng từ khách hàng, công ty thiết kế đường đây điện thoại góp ý miễn phí, phát phiếuthăm dò ý kiến cho những khách hàng đã từng sử dụng tour du lịch gần đây của công

ty (300 phiếu) và thiết kế trang web trong đó có phần đóng góp của khách hàng để tiện

Ngày đăng: 15/01/2020, 07:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w