1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp để hạn chế tình trạng trên.doc

20 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 472 KB

Nội dung

vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp để hạn chế tình trạng trên

Trang 1

Lời mở đầu

Đô la hoá là hiện tượng sử dụng ngoại tệ rộng rãi trong một quốc gia thay thế mộthay nhiều chức năng của nội tệ Đây là hiện tượng phổ biến ở các nước phát triển và cácnền kinh tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.

Khi Việt Nam hội nhập với kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, tìnhtrạng nền kinh tế bị đô la hoá ngày càng được biểu hiện rõ nét Đô la hoá có thể thúc đẩytăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng, đồng thờicũng gây ra rủi ro về thanh khoản và khả năng chi trả, có thể gây phá sản cho toàn bộ hệthống ngân hàng Như vậy, khi nền kinh tế bị “đô la hoá”, hiện tượng này là tốt hay khôngtốt? Có nên loại bỏ hoàn toàn khỏi nền kinh tế hay không?

Từ những nhận định trên đây, nhóm 6 – lớp Tài chính doanh nghiệp 51A xin thảoluận về vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp để hạn chế tình trạngtrên Do khuôn khổ kiến thức, thời gian tìm hiểu có hạn, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cáinhìn chủ quan để cùng thảo luận và xem xét vấn đề trên cho nên không thể tránh khỏinhững sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của thầy, cô giáo và cácbạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

M c l cục lục ục lục

1 Tổng quan về đô la hóa 3

1.1 Khái niệm: 3

1.2 Phân loại: 3

1.3 Nguyên nhân của hiện tượng “Đô la hóa” 4

1.4 Tác động của đô la hóa 5

2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay 10

2.1 Đô la hóa thay thế tài sản 10

2.2 Đô la hóa thanh toán và niêm yết 15

3 Giải pháp hạn chế đô la hóa ở Việt Nam 18

4 Kết luận 18

Trang 3

VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Tổng quan về đô la hóa1.1.Khái niệm:

Theo Quyết định 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề ánnâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nềnkinh tế ban hành ngày 04/07/2007 có đưa ra khái niệm: Khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãitrong một quốc gia để thay thế một hay nhiều chức năng của nội tệ thì nền kinh tế đó gọi làbị đô la hóa Ở nước ta, "đô la hóa" được nhận thức là việc sử dụng USD trong giao dịchthương mại và dịch vụ song song với VND.

Trên thế giới, "đô la hóa" có khái niệm rộng hơn: khi dân cư một nước sử dụng rộngrãi ngoại tệ song song với đồng nội tệ hoặc thay thế đồng nội tệ

Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng “đô la hoá”cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệmở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn và tiền gửi ngoại tệ.

Trong thời đại ngày nay, đồng tiền của một số quốc gia phát triển được sử dụngrộng rãi trong thanh toán và trao đổi, đóng vai trò là tiền tệ thế giới, đặc biệt là đồng USDcủa Mỹ Do đó hiện tượng ngoại tệ hóa thường được hiểu đồng nghĩa với “Đô la hóa”.

1.2.Phân loại:

a Căn cứ vào hình thức: Đô la hóa được thể hiện dưới 3 hình thức sau:

 Đô la hóa thay thế tài sản: Thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiệnthanh toán (FCD/M2) Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh tế đó được cholà có tình trạng đô la hóa cao, tạo ra các lệch lạc trong điều hành tài chính tiền tệ vĩmô

 Đô la hóa phương tiện thanh toán: Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán Cácgiao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánh giá nhất là đối vớinhững nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam.

 Đô la hóa định giá, niêm yết giá: Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng ngoạitệ.

b Căn cứ vào phạm vi: Tùy theo các trạng thái của việc sử dụng ngoại tệ, người ta chia

đô la hóa làm 3 loại:

 Đô la hóa chính thức, còn được gọi là đô la hóa hoàn toàn (official dollarization) khimột nước sử dụng ngoại tệ theo quy chế độc quyền, hay giữ vai trò khống chế ởnước đó.

 Đô la hóa bán chính thức, còn được gọi là đô la hóa từng phần (semi-officialdollarization) khi ở một nước tồn tại song song đồng nội tệ và đồng ngoại tệ

Trang 4

Khác với các nước "đô la hóa" chính thức, ngân hàng trung ương những nước đóphát hành đồng nội tệ và điều hành chính sách tiền tệ của đất nước Trên thế giới, cókhoảng 12 nước như Bahamas, Haiti, Liberia áp dụng đô la hóa bán chính thức.

 Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization) khi ở một nước người dân giaodịch hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ, giữ ngoại tệ làm tài sản, mặc dù ngoại tệkhông được coi là đồng tiền lưu chuyển hợp pháp trên thị trường trong nước QuỹTiền tệ thế giới (IMF) xếp Việt Nam vào nhóm nước đô la hóa không chính thức.

1.3.Nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa

Đô la hoá là hiện tượng phổ biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước chậmphát triển bởi những nguyên nhân chung sau:

Chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia không hiệu quả

Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao do việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóakhông hiệu quả làm đồng nội tệ bị mất giá, người dân mất niềm tin vào đồng nội

tệ, từ đó họ phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoạitệ có uy tín Với chức năng ban đầu làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồngngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanhtoán hay làm thước đo giá trị.

Do trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, cơ chế quản lý ngoại hối, khảnăng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia Những yếu tố này càng thấp thì quốc

gia đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao.

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ngầm thiếu chặt chẽ Trong thực

tế, hoạt động buôn lậu làm nảy sinh cầu rất lớn về ngoại tệ, hay hành vi thamnhũng có yếu tố nước ngoài, hoạt động rửa tiền dưới dạng đầu tư gián tiếp, trựctiếp hoặc dưới dạng kiều hối tạo ra một lượng ngoại tệ lớn chảy vào Việt Namkhiến gia tăng lượng ngoại tệ trong nền kinh tế Mặt khác, các hoạt động này lạichưa được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng ngày càng gia tăng làm lượngngoại tệ thực tế tăng lên và vấn đề đô la hóa trở nên trầm trọng hơn.

 Trong các giao dịch thương mại quốc tế, việc thanh toán của nước ngoài đối vớiViệt Nam vẫn thực hiện bằng đồng ngoại tệ và chính trong các báo cáo, thống kêcủa nhà nước về các giao dịch này vẫn sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tính giá trịthay vì quy đổi ra đồng nội tệ làm cho đồng nội tệ trở nên kém được coi trọnghơn và càng khiến người dân kém tin tưởng vào việc sử dụng nội tệ.

Yếu tố tâm lý:

Nhiều người có tâm lý lo sợ VND mất giá (do ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát đã

phân tích ở trên) nên họ lựa chọn đô la Mỹ làm phương tiện dự trữ.

Sử dụng USD tiện lợi hơn trong các giao dịch có giá trị lớn như mua bán nhà,

đất đai, xe… bởi vì đồng tiền Việt Nam hiện nay mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là

Trang 5

tờ 500.000 đồng được đưa ra lưu thông vào cuối năm 2003, trong khi tờ 100USD lại tương ứng với hơn 2 triệu đồng.

Tâm lý “sính ngoại” trong việc sử dụng đồng tiền thanh toán.

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế nảy sinh nhu cầu về sử dụng đồng ngoại tệ mạnhnhư USD trong các giao dịch thương mại.

 Đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một sốquốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làmvai trò của "tiền tệ thế giới" (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế

giới bằng đô la Mỹ) Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, được tự dochuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thếvàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.

 Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh

tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đầu tư và hợp

tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước,

nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thếgiới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ Ví dụ: xác định vốn đầu tư nước

ngoài, tính toán mức chi phí dịch vụ và giá cả hàng hoá, xác định mức GDP theođầu người, giá tiền lương tối thiểu cùng các chỉ tiêu kinh tế đối ngoại vĩ môkhác mà nếu chỉ dùng bản tệ thì rất khó khăn khi giao lưu, hợp tác quốc tế, chonên phải dùng đô la Mỹ trong vai trò tiền tệ thế giới để định giá so sánh Đô lahoá ở đây, về hình thức như là sự xâm nhập tiền tệ của Mỹ vào các nước, nhưngvề bản chất kinh tế, đó là kết quả của quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế giữacác nước.

1.4.Tác động của đô la hóa

a Tác động tích cực

Đô la hoá tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế:

o Giảm áp lực khi xảy ra lạm phát: Khi nền kinh tế của một quốc gia rơi vào tình

trạng lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định,nếu trong hệ thống ngân hàng có một lượng lớn đô la Mỹ thì sẽ có một công cụtự bảo vệ, chống lại lạm phát và là phương tiện thanh toán trên thị trường phichính thức Điều này được lí giải rất rõ ở các nước đô la hoá chính thức, bằngviệc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạmphát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm vàcho vay dài hạn Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không cònkhả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nướcsẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngânsách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt Do vậy, các chương trìnhngân sách sẽ mang tính tích cực hơn.

Trang 6

Ta có thể nhận thấy tác động tích cực này tại một số nước tiến hành đô la hoátoàn phần như: Panama, Ecuador, Ei Salvador…

Từ 1904, sau khi tách khỏi Colombia, Panama đã dùng đồng đô la, việc nàyđã có ảnh hưởng rất tốt đến nền kinh tế của Panama như trong suốt những năm1990 lạm phát hầu như không vượt quá 1% một năm

Đối với Ecuador, từ năm 2000, nước này đã thực hiện đô la hoá chính thức,đây là phương cách cuối cùng khi nước này cố vượt qua một cuộc khủng hoảngkinh tế trầm trọng, với một hệ thống ngân hàng suy sụp, đồng nội tệ (đồng sucre)mất giá, và sự chống đối của người dân bản xứ Trước khi đổi hệ thống tiền sangđôla, Ecuador đã thử tiến hành nhiều biện pháp hối đoái khác nhau như tỉ giá cốđịnh, chính sách ghìm tỉ giá Tất cả các biện pháp này đều không có hiệu quả vàđến nay quyết định đô la hoá vẫn được coi là hợp lý đối với Ecuador

Hiện tượng đô la hóa dẫn đến tỷ giá gần như cố định và do đó giá cả sẽ ổnđịnh hơn Nguồn cung USD đầy đủ trong nền kinh tế cũng đã góp phần ổn địnhtỷ giá đồng bạc Việt Nam Tuy nhiên trong một số trường hợp nó còn đi quá đàtrong việc nâng cao tỷ giá của đồng bạc và cũng là một trong những nguyên nhânlàm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

o Giảm áp lực đối với nhu cầu về vốn của DN: tại Việt Nam, đồng USD đã trở

thành một thành phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia Chính sách tiềntệ thắt chặt của chúng ta trong thời gian dài nhằm đối phó với nguy cơ lạm phátđã không tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là nhờ sựhiện diện của đồng đô la Khi tiến hành chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suấttăng làm giảm khả năng vay vốn của doanh nghiệp đối với đồng nội tệ, để có vốnkinh doanh, DN tìm đến đồng ngoại tệ Nhờ nó, các hoạt động kinh tế trong DN,đặc biệt là khu vực tư vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Đô la hoá giúp tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhậpquốc tế:

Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàngsẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợnước ngoài Đồng thời, nguồn ngoại tệ di chuyển trong nội bộ hệ thống ngân hàngtrong nước tạo điều kiện thuân lợi cho ngân hàng trung ương thực hiện chức năngkiểm soát của mình một cách dễ dàng.

Khi huy động được một lượng lớn tiền gửi ngoại tệ, các ngân hàng sẽ có điềukiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN xuất nhậpkhẩu, mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trườngtrong nước với thị trường quốc tế Điều này cũng khá quan trọng đối với Việt Namkhi mà hệ thống ngân hàng của chúng ta hầu hết chỉ có các hoạt động tín dụng vớicác dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu, hơn nữa VND không phải là một đồng tiền có vị thế cao so với các đồng

Trang 7

ngoại tệ mạnh khác Với lượng USD sẵn có trong hệ thống, các ngân hàng có thể dễdàng và nhanh chóng thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, tăng khả năng thuhút, mở rộng được phạm vi hoạt động của mình ra thị trường tài chính quốc tế.

Hạ thấp chi phí giao dịch:

Điều này đặc biệt thấy rõ ở những nước đô la hoá chính thức, Xét với mộtnước đô la hóa không chính thức như Việt Nam, khi một doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu của Việt Nam muốn thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ở nước ngoàibằng USD, doanh nghiệp nhập khẩu cần đến ngân hàng chuyển đổi nội tệ VND củamình ra ngoại tệ để thanh toán cho đối tác Hiển nhiên, doanh nghiệp phải bán nội tệvới tỉ giá Dm VND/USD Nhưng khi doanh nghiệp này nhận được tiền thanh toánbằng USD từ một đối tác nhập khầu khác ở nước ngoài, nếu có nhu cầu dùng đồngnội tệ, anh ta sẽ phải tới ngân hàng và mua nội tệ với tỉ giá Db VND/USD Trongkhi Dm bao giờ cũng nhỏ hơn Db nên doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phíchênh lệch nhất định khi chuyển đổi giữa các đồng tiền

Xét đối với một nước đô la hóa chính thức thì không còn những giao dịchchuyển đổi tiền tệ như trên nữa, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bánkhi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ Các chi phí dự phòngcho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vìthế giảm được chi phí kinh doanh.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư:

Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanhtoán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tưquốc tế Các nền kinh tế đô la hoá có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với vaynợ nước ngoài thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư

Đối với Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng USDlàm đơn vị tính giá trị Do đó, rủi ro tỷ giá sẽ dẫn tới rủi ro cho cán cân thanh toán ,việc mua bán ngoại tệ sẽ chịu sự chi phối, kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.Nhưng đối với các quốc gia thực hiện chính sách đô la hoá chính thức thì các rủi rocũng như sự gò bó trên sẽ được loại bỏ Bởi lẽ, mọi giao dịch trong nền kinh tế kểcả trong nội địa hay giao thương quốc tế đều sử dụng đồng đô la làm phương tiệnthanh toán, trao đổi và cất trữ Từ đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước hướngra thị trường quốc tế cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trườngtrong nước, bởi họ có tâm lí yên tâm hơn khi sử dụng đồng tiền mạnh, có vị thế trênthế giới Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng làm tăng nguồn cung ngoại tệ -nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn,xây dựng cơ sở hạ tầng Đây là tác động vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, nhấtlà trong xu thế chung toàn cầu hoá và bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thươngmại Thế giới WTO.

Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức:

Trang 8

Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ đểchuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trườngchính thức (thị trường hợp pháp) Khi đó thị trường chính thức sẽ mở rộng hoạtđộng hơn so với các hoạt động mà trước kia phải thực hiện trên thị trường phi chínhthức Điều này giúp cho thị trường hoạt động hiệu quả, nâng cao tính minh bạch vàcông bằng của thị trường

Ở Việt Nam, kinh doanh ngoại hối mới chỉ thực hiện trên thị trường phichính thức (“chợ đen”) Nếu việc đô la hoá gia tăng sẽ giúp thị trường chợ đen tiếnsát hơn cùng thị trường chính thức, giảm bớt các hoạt động kinh tế ngầm, bất hợppháp, giúp nền kinh tế có được sự phát triển ổn định, hiệu quả bền vững Chẳnghạn hoạt động kinh doanh ngoại tệ kiếm lời nhờ chênh lệch tỉ giá sẽ không còn nữa,giảm thiều được nguy cơ đầu cơ, tích trữ, gây nên nhiều cú sốc ảo cho giá cả thịtrường.

Ngoài ra, có thể thấy các tác động tích cực khác mà đô la hoá đem lại cho nền

kinh tế, đặc biệt là sự giao lưu, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới Hiệntượng đô-la hoá đồng nghĩa với việc USD được sử dụng rộng rãi, chấp nhận tại nhiềunơi…đó là một trong những điểm hấp dẫn du khách nước ngoài tới Việt Nam nhiềuhơn Họ có thể đem theo đồng USD tới Việt Nam để chi tiêu mà không phải chuyển đổitiền tệ Có thể kể tới việc thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối chảy về Việt Nam Hay cóthể làm hài lòng các đối tác trong các hợp đồng kinh doanh bởi sự chấp nhận thanhtoán bằng ngoại tệ…tạo sự hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp Việt Tất cả đều gópphần thúc đẩy hoạt động giao thương, đầu tư trong nền kinh tế.

tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời.

Ở trong các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổnđịnh Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ cóthể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát Khi người dân giữmột khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ thì dễ dẫn đến hoạt động đầu cơ tỷ giá.Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mụctiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngânhàng.

Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làmcho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàngcho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô lahoá cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ.

Trang 9

Số lượng USD được gửi trong hệ thống ngân hàng hiện nay ngày càng tăng.Tuy nhiên ngoài số tiền dự trữ mà các doanh nghiệp, cá nhân gửi tại các ngân hàngthì vẫn còn một lượng tiền rất lớn tồn tại ngoài ngân hàng Có thể kể đến một lượnglớn kiều hối gửi về không thông qua dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng Như vậyviệc xác định tỷ lệ đô la hóa là rất khó Chính phủ muốn giảm lượng USD lưu thôngnhưng những người sở hữu USD lại không muốn giảm thì chính phủ cũng khôngthể kiểm soát nổi Do đó việc đưa ra các chính sách tiền tệ trở nên kém chính xác.

Một câu hỏi đặt ra là: Các ngân hàng sẽ làm gì với những đồng USD đangđược gửi tại ngân hàng mình Đó là họ sẽ mang ra nước ngoài gửi để hưởng lãi suất,như vậy số USD này sẽ không được đầu tư trong nước Nhưng đến thời gian lãi suấttiền gửi USD ở nước ngoài giảm thì các ngân hàng này lại rút về và cho vay trongnước Và các doanh nghiệp lại là khách hàng quen thuộc trong các giao dịch bằngUSD Tuy nhiên nếu VND giảm giá thì họ sẽ có khả năng không thanh toán đượckhoản vay từ ngân hàng Bởi doanh thu mà họ thu được là bằng VND mà lại đi trảnợ bằng USD => gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ và điềunày sẽ ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, khi kì vọng USD tăng giá ngày càng cao thì việc găm giữ USDchờ tăng giá càng trở nên phổ biến Các doanh nghiệp cần ngoại tệ đến ngân hàngcũng bị từ chối, ra chợ đen thì giá lại rất cao, đứng trước tình trạng khan hiếm USD,chính phủ buộc phải bơm USD để giữ ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ chohoạt động điều tiết kinh tế nhưng số lượng thì khó có thể tính toán được.

Đô la hóa làm cho VND nhạy cảm hơn với những thay đổi từ bên ngoài, dođó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu thông qua việcđiều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.

Đô la hóa tác động đến việc hoạch đinh và thực thi chính sách tỷ giá Đô lahóa làm cầu tiền trong nước không ổn định do người dân có xu hướng chuyển từđồng nội tệ sang USD, làm cho cầu USD tăng, gây sức ép lên tỷ giá.

Khi các đối thủ cạnh tranh trên trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền,nghĩa là các giá hàng hóa ở các quốc gia phá giá đồng tiền trở nên rẻ hơn so với ởcác quốc gia bị đô la hoá, do vậy mà các nước đô la hóa sẽ có xu hướng nhập khẩunhiều hơn và không còn khả năng bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩuthông qua việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái Ngân hàng không có sức đề kháng đối vớisự biến động của tỷ giá, rất dễ dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng.

Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là ngườicho vay cuối cùng của các ngân hàng

Bản thân NHTW không có khả năng phát hành đồng ngoại tệ, do đó khi hệthống ngân hàng gặp bất ổn về khả năng thanh toán ngoại tệ trong trường hợp ngườigửi ồ ạt rút tiền gửi ngoại tệ, mặt khác, dự trữ ngoại tệ của NHTW không đủ để đápứng nhu cầu vay của NHTM trong khi cũng không thể in đồng đô la nên NHTWkhông thể tiếp tục cho vay đối với NHTM cũng đồng nghĩa với việc mất đi chức

Trang 10

năng là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng.

Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ:

Mức độ phụ thuộc tùy thuộc vào tỷ lệ đô la hóa, đô la hóa càng nhiều thì phụthuộc càng nặng nề Đối với các nước đô la hóa chính thức thì chính sách tiền tệ vàchính sách lãi suất của đồng tiền sẽ do Mỹ quyết định Đối với các nước khác trongđó có Việt Nam thì các biến động của nền kinh tế Mỹ như thay đổi lãi suất, tỷ lệ thấtnghiệp, các quyết định của FED… đều ảnh hưởng đến thị trường vốn và thị trườngtiền tệ trong nước Do đó, chính phủ cũng phải căn cứ vào chính sách của Mỹ để rachính sách trong nước cho phù hợp.

Đô-la hoá tăng nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng:

Hệ thống ngân hàng khi đó sẽ gặp rủi ro cao về thanh khoản Rủi ro này phátsinh bởi sự khác biệt về đồng tiền huy động và cho vay

Với một lượng ngoại tệ lớn huy động được từ tiền gửi bằng ngoại tệ trong dâncư, các ngân hàng sẽ cho vay một phần đối với các đối tượng trong nước Khi đó, rủiro tiền tệ đã được chuyển sang cho người đi vay không có biện pháp phòng chốngrủi ro này, đồng thời giữ lại rủi ro tín dụng cho ngân hàng Khi bản tệ phá giá, cáccon nợ của ngân hàng dễ mất khả năng thanh toán khi mà các khoản thu của họ phầnlớn bằng nội tệ, trong khi họ đi vay bằng đồng ngoại tệ, những khoản vay này “phìnhto” nếu tính theo đồng nội tệ đang bị mất giá

Đối với người gửi ngoại tệ vào ngân hàng, nếu họ có tâm lí e ngại về nhữngkhoản nợ xấu như trên thì sẽ có hiện tượng ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng Lúc này cácngân hàng phải có lượng tài sản bằng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu dòng ngoạitệ rút ra ồ ạt, hoặc phải đi vay ngoại tệ từ NHTW và các ngân hàng khác Nhưng nếuhiện tượng này mang tính hệ thống thì các nguồn huy động bù đắp thanh khoản nàysẽ rất có hạn kết cục là sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng Hệ thông ngân hàng sẽsụp đổ nếu như không có biện pháp dự trữ USD thích hợp Như vậy áp lực lại đặt lênngân hàng trung ương bởi nó không có chức năng phát hành đô la Mỹ.

2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay2.1.Đô la hóa thay thế tài sản

Việc đánh giá mức độ đô la hóa thay thế tài sản được biểu hiện qua chỉ sốFCD/M2.

a Giai đoạn trước đổi mới (trước 1988)

Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độcquyền về ngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, kinh tế đối ngoại kémphát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèmtheo Nghị định số 102/CP ngày 06 tháng 7 năm 1963 của Chính phủ nghiêm cấmcác tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể cả việc cất trữ, mang

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w