Mục đích nghiên cứu của luận văn là khám phá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số từ các nghiên cứu trường hợp của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Kiểm tra vai trò của đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số.
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC UPSALA – THỤY ĐIỂN CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN LÝ CƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUN NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG ĐỀ TÀI Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số Trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới GS.TS Lennart Wikander Trường ĐH Uppsala Thụy Điển Nhóm hoc viên: ̣ Trương Cơng Điệp Lý Trường n Hồng Tùng Lơp: MPPM – Intake 4A ́ Hà Nội, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1.Giới thiệu vấn đề ( bối cảnh chung, tầm quan trọng của vấn đề ) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3. Cấu trúc luận văn 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và khung khổ lý thuyết 3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên DTTS 3.1. Các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung 3.2. Các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn lao động là thanh niên DTTS 4. Tổng quan tình hình lao động là thanh niên DTTS tỉnh Thanh Hóa 4.1.Tình hình dân số, lao động và việc làm tỉnh Thanh Hóa 4.2. Thực trạng học nghề của thanh niên DTTS 4.3. Thực trạng tay nghề qua đào tạo của Thanh niên dân tộc ít người tỉnh Thanh Hóa 4.4. Một số chính sách của tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn lao động là thanh niên DTTS 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hàm số Mincerian căn bản 5.2. Phương pháp hàm số Mincerian mở rộng 6. Nghiên cứu trường hợp huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa 6.2. Phân tích số liệu thống kê về thực trạng chất lượng lao động là thanh niên DTTS huyện Quan Hóa 6.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động là người DTTS huyện Quan Hóa 7. Kết Luận và giải pháp 8. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 9. Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: Tiến sỹ: Giáo sư, tiến sỹ: Dân tộc thiểu số Thanh niên Ủy ban nhân dân: Quyết định Chính Phủ Thủ tướng Chính Phủ Trung Ương Đồn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh Nhà Xuất bản Hợp đồng lao động Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy TS GS.TS DTTS TN UBND QĐ CP TTg TW ĐTN CS HCM NXB HĐ LĐ TT GDTX & DN nghề TĨM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề (Tên đề tài luận văn): Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa 2. Trình độ: Bài luận văn chương trình Thạc sĩ Quản lý cơng 3. Nhóm tác giả: Trương Cơng Điệp Hồng Tùng Lý Trường n 4. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới GS.TS Lennart Wikander Trường ĐH Uppsala Thụy Điển 5. Ngày tháng hồn thành: Tháng 3 năm 2012 6. Mục đích: Xác định đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động cho Thanh Niên vùng DTTS là cần thiết để họ có việc làm hoặc tìm được việc làm cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Lý do: Thanh niên DTTS có nhu cầu đào tạo nghề, song chất lượng, số lượng còn hạn chế; Cơ hội tìm việc làm thấp, thu nhập khơng cao; Chất lượng lao động thấp do ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, phong tục tập qn và điều kiện địa lý khó khăn, dân trí thấp 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hàm số căn bản và mở rộng Phương pháp kế thừa các dữ liệu sẵn có; Phương pháp thống kê trên cơ sở các báo cáo số liệu tổng hợp thực hiện dạy nghề đã được huyện Quan Hóa phê duyệt năm 2011; Phương pháp quan sát thực tiễn tại trường dạy nghề của huyện Quan Hóa và tình hình việc làm của đối tượng nghiên cứu (TN DTTS) Nhóm cũng dựa trên một số đề án đã được Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Quyết định của Chính phủ đã phê duyệt. 8. Kết quả và kết luận: Qua phân tích thực trạng TN DTTS tỉnh Thanh Hóa nói chung và của Huyện Quan Hóa nói riêng về chất lượng lao động và tìm kiếm việc làm cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng lao động, bao gồm cả yếu tố nội tại bản thân TN là người DTTS là trình độ văn hóa thấp, còn nặng phương thức lao động tự cấp tự túc, thiếu kỹ năng và kỷ luật lao động, tự ty dân tộc, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và q trình học nghề chưa thành cơng Mặt khác các yếu tố về mơi trường đào tạo, kinh phí dành cho đào tạo nghề vùng DTTS còn hạn chế; cơng tác vận động tun truyền chưa sâu rộng tới người lao động, làm cho họ chưa nhận thức được việc lao động có kỹ năng, được đào tạo cho thu nhập cao hơn lao động tự do, khơng có kỹ năng nghề; Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nhiều hơn để khuyến khích TN tham gia học nghề và tham gia tổ chức Đồn hội góp phần củng cố và giữ vững, ổn định hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số 9. Đề xuất cho nghiên cứu tương lai: Nếu có điều kiện nhóm sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn, trực tiếp hơn để kiến nghị đề xuất với Nhà nước tăng cường hỗ trợ cho TN DTTS học nghề, nâng cao chất lượng lao động nói chung, kỹ năng nghề cho TN DTTS nói riêng, để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng dân tộc miền núi 10. Đóng góp của luận văn: Nhóm hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ là TN DTTS quan tâm đến vấn đề nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân hạn chế về chất lượng lao động là TN DTTS. Từ đó họ nỗ lực và cố gắng hơn học tập, rèn luyện kỹ năng cho bản thân và tích cực tun truyền về học nghề, thực hiện tốt kỷ luật lao động, xóa bỏ tập tục lạc hậu, tiếp cận học nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường, tìm được việc làm cho thu nhập ổn định và thốt nghèo nhanh chóng, bền vững 11. Ý chính: Nâng cao chất lượng lao động cho Thanh niên dân tộc thiểu số là vấn đề mà đề tài hướng vào làm đối tượng nghiên cứu chính 1. Mở đầu 1.1. Giới thiệu vấn đề Trong q trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiếu số (DTTS) và miền núi những năm qua cơ bản đã từng bước được cải thiện. Đối với vùng đồng bào miền núi tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70% năm 2005 xuống còn 42,73% năm 2011 (7 huyện nghèo vẫn ở mức cao 50,67%). Tuy nhiên, trước thách thức có nguy cơ tái nghèo 7 huyện thuộc Nghị quyết 30a về đầu tư cho 62 huyện nghèo nhất nước; Thanh Hóa có 7 huyện đều thuộc vùng dân tộc miền núi, trong đó huyện Quan Hóa là một trong huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao 51,01% năm 2011. Ngun nhân là người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn ni, dân trí thấp, lao động khơng có tay nghề và thiếu việc làm vào những tháng nhàn rỗi mùa vụ hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp Đặc biệt là Thanh Niên, tuy có sức lao động nhưng lại khơng có cơng việc thường xun để tạo ra thu nhập cho gia đình và bản thân, trình độ học vấn đa số hết tiểu học, họ có nhu cầu học nghề nhưng chưa biết về trường lớp đào tạo nghề hoặc chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Xác định đào tạo nghề cho Thanh Niên vùng DTTS là cần thiết để họ có việc làm hoặc tìm được việc làm cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo Chúng tơi thấy rằng cần thiết phải chọn đề tài nghiên cứu "Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số là gì? Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này là để khám phá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số từ các nghiên cứu trường hợp của Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, nó là để kiểm tra vai trò của đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số 1.3. Cấu trúc luận văn Được chia làm 5 phần chính và 7 tiểu mục, phần mở đầu gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu; Phần thứ hai là khung khổ lý thuyết, tổng quan tài liệu nghiên cứu, tổng quan về lao động, việc làm tỉnh Thanh Hóa, những chính sách của Đảng và Nhà nước nâng cao chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động là Thanh Niên dân tộc thiểu số nói riêng; Phần thứ ba là trường hợp nghiên cứu chất lượng lao động là Thanh niên DTTS tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động và chính sách của Nhà nước dành cho Thanh niên DTTS; Phần thứ tư là phương pháp nghiên cứu; Cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và khung khổ lý thuyết Lý thuyết về chất lượng lao động Vốn con người Adam Smith có thể là nhà kinh tế học đầu tiên phát triển khái niệm về vốn con người là đạt được những khả năng hữu ích của người dân hoặc thành viên trong xã hội. Việc đạt được những tài năng thơng qua giáo dục, học tập hoặc học nghề, thường mất một khoản chi phí thực thế, là vốn cố định và được thực hiện trong cá nhân đó. Tay nghề của cơng nhân được nâng cao có thể được xem như một máy móc hoặc cơng cụ trong nghề tạo điều kiện dễ dàng và giảm bớt sức lao động. Và thơng qua đó nó có giá là một khoản chi phí nhất đinh, hồn lại khoản chi phí đó bằng lợi nhuận. Nói một cách ngắn gọn, Adam Smith đã khẳng định vốn con người là kỹ năng, sự khéo léo trong tay nghề (thể chất, trí tuệ, tâm lý, …), và phán đốn. Trong một cơng bố tài chính vào năm 1928, Arthur Cecil Pigou đã tìm cách định nghĩa rõ hơn thuật ngữ “vốn con người” bằng sự so sánh giữa vốn con người và sự đầu tư vật chất. Tuy nhiên, khái niệm được biết đến nhiều nhất về “vốn con người” đã thuộc về Jacob Mincer and Gary Becker của Trường Kinh tế Chicago. Đặc biệt là, trong cuốn sách của Becker có tựa đề Vốn Con Người, xuất bản vào năm 1964, đã trở thành một tham chiếu tiêu chuẩn trong nhiều năm. Theo quan niệm của cuốn sách này, vốn con người tương tự như "phương tiện vật chất để sản xuất”, ví dụ nhà máy và máy móc: một người có thể đầu tư vào vốn người (thơng qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ) và kết quả của sự đầu tư đó phụ thuộc một phần vào tỉ lệ mang lại cho người đó về vốn con người. Vốn con người có thể thay thế được, những khơng thể chuyển nhượng lại được giống như đất đai, lao động, hoặc vốn cố định (Becker, 1964). Khái niệm vốn con người cũng có thể tìm thấy trong nhiều cơng trình nghiên cứu hiện đại. Ví dụ, Hersch (1991) nói rõ rằng vốn con người là đề cập đến kinh nghiệm làm việc và giáo dục, trong đó vốn làm việc được xác định bằng số năm kinh nghiệm làm việc chính thức và giáo dục chính thức được tính bằng năm. Hỗ trợ cho quan điểm này, Jacobsen (1998) nhấn mạnh rằng bất kỳ thứ gì tạo ra năng suất lao động cao hơn, bao gồm giáo dục và đào tạo, sức khoẻ thể chất, được xem là vốn con người. Trong các bài viết và nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới, vốn con người được định nghĩa là các kỹ năng và năng lực được hợp nhất vào con người (World Bank 1995) Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều mơ tả vốn con người là: khả năng, trình độ, kinh nghiệm và kiến thức đạt được thơng qua giáo dục chính thức và những kỹ năng và kiến thức chun mơn đạt được trong q trình đào tạo Năng suất lao động 10 Mặt khác, trong cơ chế kinh tế thị trường, việc lao động di cư tự do tìm kiếm việc làm ngồi tỉnh là tất yếu khách quan, theo Tỉnh Đồn Thanh niên tỉnh Thanh Hóa, số lao động ra ngoại tỉnh chiếm 40% trên tổng số TN nơng thơn có mặt tại địa phương, ngun nhân là tìm việc ở địa bàn trong tỉnh khó khăn vì ít nhà máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp đòi hỏi cơng nhân phải có tay nghề cao hoặc là lao động được trả lương thấp hơn so với các khu cơng nghiệp của các tỉnh trong cả nước như: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai Do đó lao động khơng có tay nghề khơng kiếm được việc làm tại q hương của họ và phải đi xa để kiếm việc làm Quyết định số1956/2009/QĐTTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020” gồm các nội dung sau: Về Quan điểm Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nơng thơn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiệnđại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn; Học nghề là quyền lợi và nghiệp vụ của lao động nơng thơn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho laođộng nơng thơn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn và u cầu của thị trường laođộng; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nơng thơn 28 tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, cơng chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chun mơn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế xã hội ở xã phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Mục tiêu của quyết định Mục tiêu tổng qt + Bình qn hàng năm đào tạo nghềcho khoảng 1 triệu lao động nơng thơn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, cơng chức xã; + Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nơng thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; + Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đápứng u cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế xã hội và thực thi cơng vụ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn Giai đoạn 2009 – 2010 + Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nơng thơn theo mục tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 (Dựán 7) bằng các chính sách của Đề án này; + Thí điểm các mơ hình dạy nghề cho lao động nơng thơn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ 29 nghèo, người dân tộc thiểu số, laođộng nơng thơn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mơ hình này tối thiểu đạt 80%; + Phấn đấu hồn thành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức xã giai đoạn 2006 – 2010” được phê duyệt theo Quyết định số 40/2006/QĐTTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Giai đoạn 2011 – 2015 Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nơng thơn, trong đó: + Khoảng 4.700.000 lao động nơng thơn được học nghề (1.600.000 người học nghề nơng nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nơng nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nơng thơn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%; + Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng u cầu của cơng tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi cơng vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, cơng chức xã Giai đoạn 2016 – 2020 Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nơng thơn, trong đó: + Khoảng 5.500.000 lao động nơng thơn được học nghề (1.400.000 người học nghề nơng nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nơng nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nơng thơn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%; + Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội chun sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, cơng chức xã đáp ứng u cầu lãnh 30 đạo, quản lý kinh tế xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Đối tượng của quyết định Lao động nơng thơn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưuđãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác Cán bộ chun trách đảng, đồn thể chính trị xã hội, chính quyền và cơng chức chun mơn xã; cán bộ nguồn bổsung thay thế cho cán bộ, cơng chức xã đến tuổi nghỉ cơng tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020 Các chính sách cụ thể Chính sách đối với người học + Lao động nơng thơn thuộc diệnđược hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tốiđa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗtrợ tiền đi lại theo giá vé giao thơng cơng cộng với mức tối đa khơng q 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trởlên; + Lao động nơng thơn thuộc diện hộcó thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghềngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); 31 + Lao động nơng thơn khác được hỗtrợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghềvà thời gian học nghề thực tế); + Lao động nơng thơn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Laođộng nơng thơn làm việc ổn định ở nơng thơn sau khi học nghề được ngân sách hỗtrợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề; + Lao động nơng thơn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; + Lao động nơng thơn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm Mỗi lao động nơng thơn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của quyết định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì khơng được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do ngun nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa khơng q 03 lần Chính sách đối với giáo viên, giảng viên + Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xun phải xuống thơn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện cơng tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xun phải xuống thơn, bản, phum, sóc; + Giáo viên của các cơ sở dạy nghề cơng lập các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết 32 nhà cơng vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thơng; + Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nơng, lâm, ngư, nơng dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nơng thơn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định; + Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ,cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang cơng tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nơng thơn + 61 huyện nghèo được đầu tư cơ sởvật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số30a/2008/NQCP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; + 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30– 50% mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà cơng vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưuđộng, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm; + 74 huyện miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗtrợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghềlưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 4 nghề đặc thù của địa phương; Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm 33 + 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm + 09 trường trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ 09 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường; + Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bịdạy nghề cho các trung tâm dạy nghề cơng lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006 –2009 nhưng chưa đáp ứng được u cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm; + Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bịdạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xun ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nơng thơn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm; + Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chun nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơsở tư thục; trung tâm giáo dục thường xun, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nơng, lâm, ngư, trang trại, nơng trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nơng thơn được tham gia dạy nghề cho lao động nơng thơn bằng nguồn kinh phí quyđịnh trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề Các chính sách quy định trong Đề án sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và biến động kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ Văn bản số: 664/LĐTBXHTCDN ngày 09/3/2010 ngày 09/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – TB&XH, về việc hướng dẫn đề cương xây dựng đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020; 34 Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quan Hóa, giai đoạn 2009 – 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2688/QĐUBND ngày 05/8/2010; Với nội dung là phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KT XH; phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. Thực hiện chủ trương xã hội hố giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thực hiện có hiệu quả xố đói giảm nghèo. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 40,0% năm 2015 và 50,0% năm 2020. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề, đáp ứng cho các nhà máy, xí nghiệp được qui hoạch xây dựng và hoạt động Như vậy, vai trò sách công tác động mạnh đến lao động địa phương, việc nâng cao chất lượng lao động là vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã đề ra 03 chương trình trọng tâm, trong đó có chương trình "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ" 7. Kết luận và giải pháp Tóm lại qua phân tích thực trạng TN DTTS tỉnh Thanh Hóa nói chung và của Huyện Quan Hóa nói riêng về chất lượng lao động và tìm kiếm việc làm cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng lao động, bao gồm cả yếu tố nội tại bản thân TN là người DTTS là trình độ văn hóa thấp, còn nặng phương thức lao động tự cấp tự túc, thiếu kỹ năng và kỷ luật lao động, tự ty dân tộc, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và q trình học nghề chưa thành cơng Mặt khác các yếu tố về mơi trường đào tạo, kinh phí dành cho đào tạo nghề vùng DTTS còn hạn chế; cơng tác vận động tun truyền chưa sâu rộng tới người lao động, làm cho họ chưa nhận thức được việc lao động có kỹ năng, được đào tạo cho thu nhập 35 cao hơn lao động tự do, khơng có kỹ năng nghề; Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nhiều hơn để khuyến khích TN tham gia học nghề và tham gia tổ chức Đồn hội góp phần củng cố mạnh mẽ hệ thống chính trị ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng khóa X về" tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác Thanh Niên thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH và chương trình hành động thực hiện NQ của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các vấn đề liên quan đến đề tài; những cơng trình nghiên cứu gần đây về vấn đề này được nhóm tham khảo và trích dẫn nghiên cứu và kế thừa. Ngồi ra nhóm cũng kế thừa các bài nghiên cứu bài viết về một số ngun nhân đói nghèo ở vùng dân tộc miền núi, đó là tình trạng lạc hậu về phong tục tập qn, trình độ dân trí thấp, thiếu việc làm và thiếu vốn sản xuất. Tuy nhiên hiện nay vấn đề vốn đã cơ bản được giải quyết, song vấn đề chất lượng lao động và kỹ năng nghề và kỷ luật lao động là nguyên nhân chính gây cản trở trong quá trình xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi Một số kiến nghị về giải pháp 7.1 Về nâng cao chất lượng cơ sở vật chất Tiếp tục đầu tư hồn thiện các cơng trình xây dựng đang được xây dựng tại các Trung tâm dạy nghề; Tận dụng các điểm nhà văn hóa (nhà sinh hoạt cộng đồng) tại các thơn bản làm sở dạy nghề vì những nhà văn hóa thường chỉ hoạt động vào buổi tối và những ngày có lễ hội Đầu tư mua sắm và nâng cấp chất lượng các thiết bị phục vụ giảng dạy tại các trung tâm dạy nghề 7.2. Đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề 36 Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trung tâm dậy nghề cần có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đảm bảo về số lượng, chất lượng cán bộ, giáo viên và cơ cấu nghề đào tạo Thu hút các kỹ sư, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nơng dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho thanh niên dân tộc ít người Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng dậy chun nghiệp của cơ sở dạy nghề, tổ chức biên soạn tài liệu có chất lượng 7.3. Thu hút thanh niên DTTS học nghề Cần phải có chính sách hỗ trợ cho học viên dân tộc ít người, tạo điều kiện vật chất, bố trí sắp xếp việc làm bằng cách ký kết cung cấp nguồn lao động giữa trung tâm dậy nghề và doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để sau đào tạo học viên có việc làm n tâm học tập lao động 7.4. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo và tuyển dụng lao động Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ các cơ sở tổ chức dạy nghề tại địa bàn các xã nghèo; Ưu tiên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư hoạt động và sử dụng lao động tại địa bàn xã nghèo vùng dân tộc miền núi 7.5. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề Thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện đầu tư đào tào nghề đối cho thanh niên dân tộc ít người, qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập của chính sách đề xuất điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Kiểm tra giám sát về đối tượng được đào tạo, chất lượng tay nghề sau đào tạo, kiểm tra chất lượng giáo viên và báo cáo viên tham gia dạy nghề… 7.6. Tăng cường cơng tác tun truyền 37 Tăng cường tun truyền để thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và tồn xã hội để đầu tư cho việc dạy nghề phù hợp với nhu cầu của người học và thuận lợi cho việc giải quyết việc làm đảm bảo dạy nghề có hiệu quả 8. Các hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo Do điều kiện thời gian có hạn nên luận văn chưa đưa ra được các so sánh về đối tượng nghiên cứu là Thanh niên dân tộc thiểu số ở việt nam và Thanh niên dân tộc thiểu số ở các nước trong khu vực như Trung Quốc hoặc Thái Lan; Nhóm chưa có điều kiện để làm phiếu phỏng vấn trực tiếp đến đối tượng và những nhà quản lý có trách nhiệm trong việc thực thi chính sách dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động cho TN, trong đó có TN DTTS trong giai đoạn hiện nay; Việc sử dụng tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh còn hạn chế . Do đó bài làm chưa thực sự phân tích được các luận điểm khoa học xác đáng và khách quan trong q trình nghiên cứu, còn nặng tính suy luận logic và tính kế thừa và quan sát là chủ yếu; Trình độ năng lực của Nhóm còn hạn chế nhiều mặt cho nên trong q trình thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót, Nhóm rất mong nhận được sự góp ý của các bạn học viên trong lớp Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhóm hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ là TN DTTS quan tâm đến vấn đề nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra ngun nhân hạn chế về chất lượng lao động là TN DTTS. Từ đó họ nỗ lực và cố gắng hơn học tập, rèn luyện kỹ năng cho bản thân và tích cực tun truyền về học nghề, thực hiện tốt kỷ luật lao động, xóa bỏ tập tục lạc hậu, tiếp cận học nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường, tìm được việc làm cho thu nhập ổn định và thốt nghèo nhanh chóng, bền vững Nếu có điều kiện nhóm sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn, trực tiếp hơn để kiến nghị đề xuất với Nhà nước tăng cường hỗ trợ cho TN DTTS học nghề, nâng cao chất lượng lao động nói chung, kỹ năng nghề cho TN DTTS nói riêng, để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng dân tộc miền núi./ 38 Biểu số 01: TỔNG HỢP KẾT QUẢ DẠY NGHỀ CHO TN DTTS NĂM 2011 TT Nghề đào tạo Số lượng Kinh phí ( người) ( tr.đ) Địa điểm đào tạo Thời gian đào tạo Cơ sở đào tạo và ký HĐLĐ ( tháng) Chế biến lâm sản 35 105 Xã Hồi Xuân 03 DN Thiên Hằng Quại bèo tây xuất khẩu 70 210 Xã Nam Xuân 03 DN Thiên Hằng Thêu ren xuất khẩu 35 105 Xã Hồi Xuân 03 DN Mỹ Hương Bảo vệ thực vật 35 105 TT GDTX DN 03 TT GDTX DN Chăn nuôi gia súc, gia cầm 75 195 Xã Phú Sơn và 03 TT GDTX DN Xã Phú Lệ TỔNG CỘNG 245 720 Nguồn: Số liệu do phòng lao động xã Hội huyện Quan Hóa cung cấp và Nhóm xử lý Biểu số 02: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ CHO TN DTTS NĂM 2012 39 TT Số lượng Kinh phí Nghề đào tạo ( người) ( tr.đ) Thời gian Địa điểm đào đào tạo ( tháng) tạo Địa chỉ Lâm sinh 70 210 TT GDTX 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Quại bèo tây xuất khẩu 70 210 TT GDTX 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Thêu ren xuất khẩu 70 210 TT GDTX 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Trồng rau sạch 70 210 Tại các Xã 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Điện tử, điện lạnh 35 105 TT GDTX 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Tin học văn phòng 35 105 TT GDTX 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện Chăn nuôi gia súc, gia cầm 210 630 Tại các Xã 03 18 xã và thị trấn thuộc Huyện TỔNG CỘNG 560 1.580 Nguồn: Số liệu do phòng lao động xã Hội huyện Quan Hóa cung cấp và Nhóm xử lý 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phân tích chính sách cơng tập I, II Trường Đại học Kinh tế ĐHQG năm 2011 2. Tài liệu tập huấn cán bộ Đồn về nghề nghiệp Việc làm của Ban điều hành đề án 103 TW ĐTN CS HCM Hà Nội năm 2009 3. Cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc thiểu số của Ban Mặt trận Thanh niên Trung ương Đồn Thanh niên Nhà xuất bản Thanh Niên năm 2006 4. Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum – Nguồn internet http://thuvienluanvan.com 5. Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số: 1956/QĐ TTg năm 2011 và xây dựng kế hoạch năm 2012 huyện Quan Hóa. 6. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện Quan Hóa đến năm 2020 7. Các Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh và TW về nguồn nhân lực, lao động và việc làm 8. Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Quan Hóa trong giai đoạn năm 2009 2020 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2688/QDUBND ngày ngày 5 Tháng Tám 2010 9. Thu nhập và chất lượng của lao động nữ trong khu vực biên giới Việt Nam và ảnh hưởng đối với hợp tác tiểu vùng sơng Mekong Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hồng Nhung và Bùi Quang Tuấn Viện Kinh tế thế giới và Chính trị 41 42 ... Chúng tơi thấy rằng cần thiết phải chọn đề tài nghiên cứu "Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa" . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu. .. TĨM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề (Tên đề tài luận văn) : Chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa 2. Trình độ: Bài luận văn chương trình Thạc sĩ Quản lý cơng... chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động là Thanh Niên dân tộc thiểu số nói riêng; Phần thứ ba là trường hợp nghiên cứu chất lượng lao động là Thanh niên DTTS tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động và chính sách của Nhà nước dành cho Thanh niên DTTS;