Đánh giá hiệu quả của kích thích tiết đàm bằng khí dung nước muối ưu trương 3% trên kết quả NTA (hút dịch khí quản qua đường mũi) xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Trang 1HIỆU QUẢ CỦA PHUN KHÍ DUNG NƯỚC MUỐI ƯU TRƯƠNG TRONG HÚT DỊCH KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI
Hồ Thiên Hương*, Trần Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kích thích tiết đàm bằng khí dung nước muối ưu trương 3% trên kết quả
NTA (hút dịch khí quản qua đường mũi) xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em
Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu
Kết quả: 100 bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi được chỉ định xét nghiệm NTA từ tháng 12/2015 đến tháng
3/2016 được chia thành 2 nhóm được phun khí dung với nước muối ưu trương 3% và nhóm không phun khí dung Tuổi trung bình 2,4 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1 So với nhóm không can thiệp, ở nhóm phun khí dung nước muối ưu trương ghi nhận có sự cải thiện chất lượng mẫu bệnh phẩm NTA: điểm số Barlett ≥ 3 (80% so với 40%,
p <0,001, 2) tỉ lệ tế bào trụ (84% so với 50%, p <0,001, 2), tế bào biểu mô (90% so với 40%, p<0,001, 2), nhuộm soi gram dương và gram âm ( 40% so với 5%, p=0,002, 2) Kết quả NTA phát hiện vi khuẩn kèm kháng sinh đồ ở nhóm phun khí dung nước muối ưu trương cũng cao hơn nhóm không can thiệp (10 trường hợp, 20%
so với 2%, p=0,005): Klebsiella ESBL(+) 4%,Klebsiella ESBL (-) 2%, Pseudomonas 4%, E.coli ESBL (+) 4%, E.coli ESBL(-) 2%, Acinobacter 4% Tỉ lệ cải thiện triệu chứng khi điều trị dựa theo kháng sinh đồ có được ở nhóm phun khí dung nước muối ưu trương cao hơn (7/10 trường hợp, 70% so với 30%, p<0,0001, 2) Không ghi nhận tác dụng phụ của phun khí dung nước muối ưu trương Không ghi nhận trường hợp tử vong hoặc chuyển hồi sức trong thời gian nghiên cứu
Kết luận: Áp dụng kĩ thuật kích thích tiết đàm bằng khí dung nước muối ưu trương 3% cải thiện rõ rệt chất
lượng mẫu bệnh phẩm NTA, tăng khả năng phát hiện vi khuẩn gây bệnh ở trẻ nhập viện vì viêm phổi mà không
có tác dụng phụ nào
Từ khóa: phun nước muối ưu trương, NTA, tế bào trụ
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF INDUCED SPUTUM USING NEBULIZED HYPERTONIC SALINE IN NASOTRACHEAL ASPIRATION AMONG CHILDREN HOSPITALIZED WITH PNEUMONIA
Ho Thien Huong, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 4 - 2016: 119 - 124
Objectives: To evaluate the effectiveness of sputum induction in NTA
Methods: Prospective study
Results: From December 2015 to March 2016, there were 100 pneumonia cases admitted to hospital in
Children’s Hospital No.1 that were seperated into two distinct groups: sputum induction by using nebulized hypertonic saline 3% and without intervention The average age was 2.4 years with male and female proportion was 1.5/1 After using nebulized hypertonic saline, the results of lab tests showed the improvement of NTA specimens quality: the Barlett’s score ≥ 3 (80% versus 40%, p <0,001, 2) the rate of columnar cell (84% versus 50%, p <0,001, 2), epithelial cell (90% versus 40%, p<0,001, 2), positive and negative-Gram bacteria stain ( 40% versus 5%, p=0,002, 2) In NTA results, the proportion of bacterial detection and antibiotic shown in
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Trang 2microbiological tests ( 10 cases, 20% versus 2, p=0,005): Klebsiella ESBL(+) 4%,Klebsiella ESBL (-) 2%, Pseudomonas 4%, E.coli ESBL (+) 4%, E.coli ESBL(-) 2%, Acinobacter 4% Moreover, the rate of clinical improvement with accurate guidance of antibiotic from microbiological tests in NTA (7 out of 10 cases, 70% versus 30%, p<0,0001, 2) No side-effects of using nebulized hypertonic saline were detected Along with, there were no cases with mortality and ICU transfer
Conclusion: After using nebulized hypertonic saline, NTA lab tests improved significantly and also
increased the rate of bacterial detection without side-effects
Keywords: nebulized hypertonic saline, NTA, cellular cells
* Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả liên lạc:, ĐT:, Email:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh
viêm phổi vẫn còn rất nhiều thử thách, đặc biệt ở
trẻ em, vì trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường không thể
khạc được đàm để lấy mẫu làm xét nghiệm và
ngay cả hút dịch khí quản qua đường mũi
(NTA) cũng khó thu thập được mẫu bệnh phẩm
thích hợp(8)
Kĩ thuật kích thích tiết đàm để lấy đủ lượng
đàm làm mẫu xét nghiệm được áp dụng an toàn
ở người lớn, tuy nhiên kĩ thuật này thường được
cho là không khả thi để áp dụng cho trẻ em Gần
đây, trong các thử nghiệm được thực hiện gần
đây của Zar và cộng sự ở Cape Town (Nam
Phi)(14,13), kĩ thuật kích thích tiết đàm qua phun
khí dung nước muối ưu trương được sử dụng
thành công ở trẻ em trong mục tiêu tăng khả
năng chẩn đoán lao Kĩ thuật kích thích tiết đàm
này đã được minh chứng là an toàn, khả thi ở trẻ
nhỏ và hiệu quả hơn dịch dạ dày trong chẩn
đoán lao trẻ em và đang được triển khai ở nhiều
nơi trên thế giới
Trên cơ sở thành công ban đầu này, tổ chức
Sángkiến Tiếp cận Y tế Clinton (CHAI) đã hỗ trợ
thực hiện chương trình kích thích tiết đàm tại các
quốc gia tại khu vực Châu Á trong đó có Việt
Nam nhằm mục tiêu tăng cường khả năng chẩn
đoán lao trẻ em
Tuy nhiên, trong chẩn đoán nguyên nhân
viêm phổi trẻ em không do lao, còn chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an
toàn của kĩ thuật kích thích tiết đàm qua phun
khí dung nước muối ưu trương ở trẻ em, đặc biệt
ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phun nước muối ưu trương trên kết quả thu thập bệnh phẩm NTA để chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu
Tiêu chí chọn mẫu
Trẻ nhập viện vì viêm phổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 12/2015 - 3/2016
Viêm phổi: Được chẩn đoán lâm sàng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (ho kèm thở nhanh theo tuổi và/hoặc thở co lõm lồng ngực)
Và được xác định bằng X quang ngực (có tổn thương nhu mô phổi)
Tiêu chí loại trừ
Trẻ bị hen, nghi ngờ hen, trẻ ho ra máu không rõ nguyên nhân, suy hô hấp cấp, rối loạn nhịp tim, thiếu oxy (SaO2 < 90%), tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, gãy xương sườn hoặc chấn thương ngực, phẫu thuật mắt gần đây
Cỡ mẫu
100 trường hợp
Trang 3Kỹ thuật kích thích tiết đàm bằng khí dung
nước muối ưu trương:
Sau khi đánh giá bệnh nhân, chuẩn bị bệnh
nhân, dụng cụ, bệnh nhi được phun khí dung 2,5
ml dung dịch natri clorua 3% Sau đó trẻ được
hút dịch khí quản qua đường mũi (NTA) Mẫu
bệnh phẩm thu thập được chuyển đến khoa Vi
sinh để thực hiện soi, cấy vi khuẩn
Tất cả bác sĩ và điều dưỡng thực hiện thủ
thuật và theo dõi bệnh nhân đều được tập huấn
về kỹ thuật kích thích tiết đàm bằng khí dung
nước muối ưu trương và hút dịch khí quản qua
đường mũi
Đánh giá chất lượng mẫu bệnh phẩm thu thập được dựa trên thang điểm Barlett (tổng điểm ≥ 3: mẫu rất đáng tin cậy)
Phương pháp xử lí số liệu
Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2016 có 100 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào lô nghiên cứu có kết quả như sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu:
Bảng 1: Các đặc điểm dân số nghiên cứu
(n=50)
Nhóm không can thiệp (n=50) Kết quả chung
Tuổi (năm) 2,61 ± 1,145 2,25 ± 0,67 2,4 ± 0,82 (2-4)
Sử dụng kháng sinh trước khi lấy bệnh phẩm 100% 100% 100 (100%)
Nhận xét:
Hai nhóm nghiên cứu có đặc điểm tương tự
nhau
Tuổi trung bình của trẻ trong nghiên cứu
chúng tôi là 2,4 ± 0,82 (2-4) (tuổi) Đây là lứa tuổi
nguy cơ mắc và nhập viện vì viêm phổi thường
gặp nhưng khó có thể lấy bệnh phẩm hô hấp để tìm tác nhân gây bệnh do không thể hợp tác 100% bệnh nhi đều có sử dụng kháng sinh trước khi lấy NTA Điều này có khả năng ảnh hưởng đến kết quả cấy vi khuẩn bằng phương pháp thông thường
Kết quả dịch hút khí quản giữa 2 nhóm phun nước muối ưu trương và nhóm không can thiệp:
Bảng 2: Kết quả dịch hút khí quản giữa 2 nhóm phun nước muối ưu trương (n=50) và nhóm không can thiệp (n=50)
Yếu tố Phun nước muối ưu trương (n=50) Không can thiệp (n=50) P
Nhuộm soi phát hiện có vi khuẩn Gram
2
)
Khi thực hiện phun khí dung nước muối ưu
trương, tỉ lệ mẫu NTA đạt chuẩn tăng cao có ý
nghĩa thống kê (80% so với 40%), tỷ lệ khảo sát
trực tiếp và cấy dương tính cũng cao hơn (40%
so với 5%, và 20% so với 4%)
Trong y văn, hiện chủ yếu chỉ có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của kĩ thuật tiết đàm bằng
Trang 4khí dung nước muối ưu trương 3% trong chẩn
đoán lao, Pneumocystic jerovecii
Joel DR, Steenhoff AP, Mullan PC (2013)(4)
thực hiện khí dung nước muối ưu trương để
kích thích tiết đàm ở 1349 trẻ tại Botswana từ
năm 2008-2012 có biểu hiện lâm sàng của bệnh
lao, nhận thấy 6% trẻ có kết quả lao dương tính
Năm 2015, các tác giả Bunyasi EW, Tameris
M, Geldenhuys H(2) đã so sánh hiệu quả của việc
phát hiện vi trùng lao bằng phương pháp phun
khí dung nước muối ưu trương và lấy dịch dạ
dày Có 1020 trẻ nhỏ hơn 4 tuổi với HIV âm tính
thỏa mãn điều kiện lấy mẫu, tỉ lệ phát hiện vi
trùng lao nhóm phun khí dung và dịch dạ dày
lần lượt là 1,8% so với 1,2%, độ đặc hiệu và độ
nhạy của nước muối ưu trương là 100% (so với
99,4%, p=0,025) và 26,7% ( so với 22,6%, p=0,711)
Sabi I, Kabyemera R (2016)(10) thực hiện nghiên cứu trên 192 trẻ nhập viện trong khoảng tháng 10/2013 đến tháng 04/2014 tại bệnh biện Tanzania và Ghi nhận 97,4% trường hợp lấy được đàm thành công và 5,2% trẻ được ghi nhận
có vi trùng lao
Lợi ích của phương pháp kích thích tiết đàm này được giải thích là do khí dung nước muối ưu trương có tác dụng: 1) Bẻ gãy liên kết ion trong chất nhầy, giảm độ quánh và độ đàn hồi của chất tiết nhầy (Ziment 1978)(15); 2) Kéo nước vào trong lớp nhầy do áp lực thẩm thấu giúp loãng đàm (Robinson 1997)(9); 3) Kích thích hoạt động của lông chuyển qua trung gian phóng thích prostaglandin E2 (Assouline 1977)(1); 4) Tạo thuận lợi cho ho và tống xuất đàm (Mandelberg 2003)(12)
Kết quả cấy vi khuẩn trên mẫu NTA:
Bảng 3: Kết quả cấy vi khuẩn trên mẫu NTA giữa 2 nhóm phun nước muối ưu trương (n=50) và không can
thiệp (n=50)
Vi khuẩn Phun nước muối ưu trương (n=50) Không can thiệp (n=50) P
Nhận xét: Tất cả tác nhân phân lập được
từ các mẫu bệnh phẩm dương tính đều là vi
khuẩn Gram âm, đặc biệt là các tác nhân gây
Acinetobacter)
Có khả năng do NTA thường chỉ được thực hiện khi không đáp ứng với điều trị ban đầu, bệnh nhi đã được chuyển đến từ bệnh viện tuyến trước và khi nghi nhiễm khuẩn bệnh viện
Hiệu quả điều trị giữa nhóm phun khí dung nước muối ưu trương (n=50) và nhóm không can thiệp (n=50)
Bảng 4: Hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm
Cải thiện với KS theo KSĐ từ NTA 14% 2% < 0,0001 (2 )
Cải thiện triệu chứng khi điều trị theo kinh nghiệm 76% 90% 0,31 (2) Xuất hiện biến chứng (thở oxy, NCPAP) 4% 6% 0,52 (2)
Thời gian nằm viện:
-Kháng sinh đồ 10,5 ± 2,68 15,1 ± 1,12 Không kháng sinh đồ 0,002 (T test) 16,7 ± 4,75 0,37 (T test) 18,4 ± 2,56
Trang 5Nhận xét: Khi thực hiện phun khí dung
nước muối ưu trương, tăng khả năng phát
hiện vi khuẩn gây bệnh và điều trị dựa vào
kháng sinh đồ cho kết quả khả quan (cải thiện
triệu chứng lâm sàng khi điều trị theo kháng
sinh đồ là 14%, điều trị theo kinh nghiệm là
76% ở nhóm phun khí dung, chỉ 4% số trường
hợp xuất hiện biến chứng suy hô hấp trong
quá trình điều trị, không biến chứng chuyển
khoa Hồi sức hoặc tử vong
Lahti E (2009) và Honkinen M (2011)(6,5) ghi
nhận thủ thuật khí dung nước muối ưu trương
để kích thích tiết đàm được chứng minh hữu ích
trong chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi mắc
phải trong cộng đồng ở trẻ em do thủ thuật này
giúp lấy được mẫu đàm có chất lượng tốt với tỉ
lệ chẩn đoán vi sinh cao
Tác dụng phụ - biến chứng khi phun khí
dung nước muối ưu trương
Trên lý thuyết, khí dung nước muối ưu
trương có thể có một số tác dụng phụ Trong đó,
2 tác dụng thường gặp nhất là gây co thắt phế
quản, ho dữ dội Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn
là: tím tái, gia tăng tình trạng suy hô hấp, ho ra
máu, chảy máu mũi
Trong nghiên cứu, chúng tôi không ghi
nhận bất kỳ tác dụng phụ hay biến chứng nào
liên quan đến phun khí dung nước muối ưu
trương
Năm 1996, các tác giả Twaddell SH, Gibson
PG, Carty K, Woolley KL, Henry RL(11) không ghi
nhận không tác dụng phụ nào khi thực hiện lấy
bệnh phẩm đàm làm xét nghiệm bằng phương
pháp phun nước muối ưu trương
Zhar và cộng sự (2003, 2005)(14,13) đã thực
hiện 1270 lượt khí dung nước muối ưu trương
để kích thích tiết đàm ở 690 trẻ ở Nam Phi (tuổi
trung vị 27.3 tháng) và ghi nhận các tác dụng
phụ là chảy máu mũi (19.4%), khò khè (1,1%)
Joel DR, Steenhoff AP, Mullan PC (2013)(4)
thực hiện khí dung nước muối ưu trương để
kích thích tiết đàm ở 1349 trẻ tại Botswana từ
năm 2008-2012 có biểu hiện lâm sàng của bệnh
lao, chỉ ghi nhận 0,8% trẻ có tác dụng phụ nhẹ thoáng qua (ho, chảy máu mũi) nhưng không có biến chứng nặng sau thủ thuật
Năm 2016, Sabi I, Kabyemera R(10) thực hiện nghiên cứu trên 192 trẻ nhập viện trong khoảng tháng 10/2013 đến tháng 04/2014 tại Tanzania 97,4% trường hợp lấy được đàm thành công mà không có biến chứng xuất hiện, 5,2% trẻ được ghi nhận có vi trùng lao
KẾT LUẬN
Bước đầu áp dụng kĩ thuật kích thích tiết đàm qua phun khí dung nước muối ưu trương
để thu thập bệnh phẩm dịch hút khí quản ở bệnh nhân viêm phổi đã mang lại nhiều lợi ích, không gây tác dụng phụ và đồng thời hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp điều trị tiếp theo
Tuy nhiên, nên mở rộng nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian thực hiện lâu hơn để xác định chính xác hiệu quả của phương pháp này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Assouline G, Leibson V, Danon A (1977) « Stimulation of prostaglandin output from rat stomach by hypertonic
solutions” Eur J Pharmacol, 44, (3), 271-3
2 Bunyasi EW, Tameris M, Geldenhuys H (2015) “Evaluation
of Xpert® MTB/RIF Assay in Induced Sputum and Gastric Lavage Samples from Young Children with Suspected Tuberculosis from the MVA85A TB Vaccine Trial” PLoS One,
10, (11), e0141623:doi
3 Gibson PG, Henry RL, Thomas P (2000) “Noninvasive assessment of airway inflammation in children: induced sputum, exhaled nitric oxide, and breath condensate” Eur Respir J, 16, (5), 1008-15
4 Joel DR, et al (2014) “Diagnosis of paediatric tuberculosis using sputum induction in Botswana: programme description and findings” Int J Tuberc Lung Dis, 18, (3), 328-34
5 Lahti E, Honkinen M, et al (2011) “Viruses and bacteria in sputum samples of children with community acquired pneumonia” Clin Microbiol Infect, 36, (3),1469-91
6 Lahti E, Peltola V, Waris M, et al (2009) “Induced sputum in the diagnosis of childhood community-acquired pneumonia” Thorax, 64, (2), 252–7
7 Lindsay R Grant, Laura L Hammitt, David R Murdoch (2012) “Procedures for Collection of Induced Sputum Specimens From Children” Clin Infect Dis, 54, (1), S140–S145
8 Murdoch DR, O'Brien KL, Driscoll AJ (2012) “Laboratory methods for determining pneumonia etiology in children” Clin Infect Dis, 54, (2), 146-52
Trang 69 Robinson M, et al (1997) “Effect of increasing doses of
hypertonicsaline on mucociliary clearance in patients with
cystic fibrosis” Thorax, 52, (10), 900–3
10 Sabi I, Kabyemera R, et al (2016) Pulmonary TB
bacteriologically confirmed by induced sputum among
children at Bugando Medical Centre, Tanzania Int J Tuberc
Lung Dis, 20, (2), 228-34
11 Twaddell SH , Gibson PG , Carty K , et al (1996) “Assessment
of airway inflammation in children with acute asthma using
induced sputum” Eur Respir J, 9, (10), 2104-8
12 Wark PA, McDonald V (2003) “Nebulised hypertonic saline
for cystic fibrosis” Cochrane Database Syst Rev, 3, (1),
CD001506
13 Zar HJ, Hanslo D, Apolles P, Swingler G, Hussey G (2005)
“Induced sputum versus gastric lavage for microbiological
confirmation of pulmonary tuberculosis in infants and young children: a prospective study” Lancet, 365, (9454), 130-4
14 Zar HJ, Tannenbaum E, Hanslo D, Hussey G (2003) “Sputum induction as a diagnostic tool for community-acquired pneumonia in infants and young children from a high HIV prevalence area” Pediatric pulmonology, 36, (1), 58-62
15 Ziment I (1978), “Respiratory pharmacology and therapeutics” Philadelphia: WB Saunders
Ngày nhận bài báo: 31/3/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 3/6/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/7/2016
Trang 7ÁP DỤNG THANG ĐIỂM VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN (BPS)
TRONG VIÊM PHỔI TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
Nguyễn Hải Thịnh*, Bùi Bỉnh Bảo Sơn**
TÓM TẮT
Mục tiêu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 94 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi bị viêm
phổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 05/2014 đến tháng 06/2015 nhằm đánh giá thang điểm Bacterial pneumonia score (BPS) trong viêm phổi trẻ em và tìm hiểu mối liên quan giữa thang điểm BPS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng của viêm phổi
Kết quả: Thang điểm BPS có giá trị từ -2 đến 12 điểm, với trung vị là 3 điểm và tứ phân vị (1,0 - 6,3), trong
đó hơn một nửa (55,3%) trường hợp được đánh giá dưới 4 điểm Giá trị thang điểm BPS có tương quan nghịch với thời gian bị bệnh; tương quan thuận mức độ vừa với thời gian nằm viện; không tương quan với tần số thở; không liên quan với dấu rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, rale ẩm nhỏ hạt và mức độ nặng viêm phổi (p
> 0,05); có tương quan thuận mức độ vừa với số lượng bạch cầu máu ngoại vi; tương quan thuận chặt với nồng
độ CRP huyết thanh và nồng độ procalcitonin huyết thanh Dựa theo đường cong ROC, thang điểm BPS không
có giá trị trong tiên đoán mức độ nặng viêm phổi trẻ em (AUC = 0,592; p > 0,05)
Kết luận: Thang điểm BPS có tương quan thuận từ vừa đến chặt với số lượng bạch cầu, nồng độ CRP và
procalcitonin nhưng không có giá trị trong tiên đoán mức độ nặng viêm phổi
Từ khóa: viêm phổi, thang điểm viêm phổi do vi khuẩn BPS, trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi
ABSTRACT
BACTERIAL PNEUMONIA SCORE (BPS) IN CHILDREN AGED 2 MONTHS TO 5 YEARS WITH
PNEUMONIA
Nguyen Hai Thinh, Bui Binh Bao Son
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 4 - 2016: 125 - 129
Objective and methods: A descriptive cross-sectional study in 94 children aged 2 months to 5 years with
pneumonia admitted to the Pediatric Center, Hue National Hospital from May 2014 to June 2015 was conducted
to evaluate the BPS in children with pneumonia and to determine the correlation between the BPS and the major clinical and laboratory features, and the severity of pneumonia
Results: The BPS in children with pneumonia was ranged from -2 to 12 points, with median 3 points and
interquartile range 1.0-6.3; 55.3% of children had BPS score < 4 points BPS had negative correlation with disease length; positively medium correlation with LOS; did not correlate with respiratory rate, chest in drawing, nasal flaring, fine crackles, or severity of pneumonia (p > 0.05); positively medium correlated with WBC counts, positively strong correlated with serum CRP and procalcitonin levels The BPS could not predict the severity of pneumonia in children (AUC = 0.592, p > 0.05)
Conclusion: The BPS had positively medium to strong correlation with WBC, serum CRP and procalcitonin
levels, but could not predict the severity of pneumonia in children
Keywords: pneumonia, bacterial pneumonia score BPS, children aged 2 months to 5 years
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Hải Thịnh ĐT: 01696935346 Email: bs.nguyenhaithinh@gmail.com