Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông.doc

69 803 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội 35

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh 42

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tại chi nhánh 2004-2006 43

Bảng 2.4: Thị phần tín dụng khu vực Long Biên 47

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn (Đơn vị tỷ VNĐ) 47

Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 48

Bảng 2.7: Nợ quá hạn 49

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa họcvà công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao Đặc biệt đối với cácnước đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét Nguồn vốn đầu tư phát triểnxã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tíndụng nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài… trong đó vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài đóng góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.

Hoà chung với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàngViệt Nam đã có những đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức - chuyển từhệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp - mà còn cả vềphương thức hoạt động Phù hợp với xu hướng đa dạng hoá hoạt động ngânhàng nhằm phục vụ bổ xung cả về vốn lưu động và vốn cố định cho doanhnghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt độngtín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế bên cạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống.

Trong mấy năm gần đây, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngânhàng tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và gặpkhông ít các khó khăn trở ngại Những gì làm được hôm nay còn nhỏ bé sovới những đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng về vốn cố định của các doanhnghiệp.

Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, hệ thống ngânhàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho toàn ngành: “Tìm cách mở rộng và nângcao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩthuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưuthông hàng hoá”.

Trang 4

Với những lý do trên, trong quá trình thực tập khảo sát thực tế tại Chinhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội, em rất quan tâm đến hoạt động tín dụngtrung và dài hạn của ngân hàng Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giaiđoạn này của đất nước, với những kiến thức đã được học tập tại trường vàmong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào viêc giải quyết những vấnđề bức xúc hiện nay trong hoạt động này của ngành ngân hàng Vì vậy, đề tài:“Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội” được lựa chọn làm khóa luận tốtnghiệp.

 Mục đích của khóa luận

- Làm rõ về chất lượng tín dụng trung và dài hạn và hoạt động tín dụngtrung và dài hạn của NHTM đồng thời thể hiện được vai trò và các nhân tốảnh hưởng đến tín dụng trung và dài hạn.

- Đánh giá tổng quan về hoạt động của chi nhánh và thực trạng chất lượngtín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.

- Trên cơ sở lý luận về những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đểphân tích tìm hiểu nguyên nhân cho thực trạng chất lượng tín dụng trung vàdài hạn tại chi nhánh Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao hơn nữa chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh.

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hướng tới hoạt động tín

dụng trung và dài hạn của chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.

 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống,

Trang 5

kê; phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng cáctài liêu, số liệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung và dài hạn củaNHTM.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánhNH ĐT&PT Bắc Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tíndụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội.

Tuy nhiên thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết về thực tế chưa nhiềunên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựgóp ý của toàn thể các thầy giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ Ngân hàng để bàiviết này được hoàn chỉnh hơn.

Nghiên cứu về vấn đề này em mong muốn sẽ hiểu biết sâu hơn về hoạtđộng tín dụng của ngân hàng thương mại kết hợp với thực tế tại dơn vị thựctập từ đó thấy dược sự gắn kết cũng như điểm khác biệt giữa lý luận và thựctiễn, điều này sẽ tạo thuận lợi cho em trong công việc sau này.

Trang 6

1.1.2 Phân loại tín dụng

1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

* Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, thương mại - dịch vụ.

+ Cho vay chiết khấu.

+ Cho vay sản xuất kinh doanh, thương mại, tiêu dùng với hộ tư nhân, cáthể bằng thế chấp tài sản, chứng từ có giá.

*Tín dụng trung hạn: Có thời hạn vay vốn từ 1-5 năm Tín dụng này được

cho vay đầu tư theo chiều sâu mở rộng sản xuất các doanh nghiệp đang hoạt

Trang 7

*Tín dụng dài hạn: Có thời hạn vay vốn trên 5 năm Tín dụng này được sử

dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, cáccông trình hạ tầng cơ sở, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

1.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn lưuđộng của các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay sản xuất,cho vay để thanh toán các khoản nợ Tín dụng vốn lưu động thường được sửdụng để bù đắp mức vốn lưu động tạm thời thiếu hụt.

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn cốđịnh, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệpvà công trình mới Ví vậy, thời hạn cho vay đối với loại hình tín dụng này làtrung và dài hạn.

1.1.2.3 Căn cứ vào loại đảm bảo

Tín dụng bảo lãnh: Là hoạt động tín dụng mà ngân hàng cam kết trả nợthay cho con nợ trong trường hợp nó không có khả năng thanh toán Việcngân hàng cam kết trả nợ có điều kiện như vậy tạo khả năng cho con nợ vayngười thứ ba.

Tín dụng bằng tiền: Là hoạt động tín dụng mà ngân hàng giao cho ngườivay một số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định, khi hết hạnngười vay phải trả cho chủ nợ một số tiền bao gồm cả gốc và lãi.

1.1.2.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng

Tín dụng thuê mua - Dịch vụ thuê mua: Tín dụng thuê mua là một kiểucho thuê tài sản để sử dụng chuyên môn theo hợp đồng Nếu trong hợp đồngcó kèm theo lời hứa của người cho thuê sẽ bán lại tài sản này, chậm nhất làkhi kết thúc hợp đồng cho người thuê theo giá được thoả thuận trước Nếutrong hợp đồng không kèm theo lời hứa này thì gọi là thuê hoạt động hay thuê

Trang 8

đơn giản Tài sản cho thuê bao gồm động sản và bất động sản như nhà cửa,máy móc, thiết bị văn phòng

Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: đây cũng là nghiệp vụ sinh lời của ngânhàng thương mại Trong nghiệp vụ này, ngân hàng đầu tư vào hai loại chứngkhoán là chứng khoán Nhà nước và chứng khoán công ty.

Tín dụng cấp cho nhà xuất khẩu: Là loại tín dụng mà ngân hàng cho nhàxuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, cầm cố hàng hoá, chovay trong quá trình sản xuất.

Tín dụng cung cấp cho nhà nhập khẩu: Là loại tín dụng mà ngân hàng chonhà nhập khẩu để nhập hàng hoá phục vụ cho lợi ích của mình Các ngânhàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới các hình thức cho vay quángạch, mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, kỳ phiếu của người nhập khẩu.

1.1.3 Các nhân tố cơ bản trong nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn củaNHTM

Huy động tiền gửi trung và dài hạn trong nước: trái phiếu, kì phiếu,: Đây

Trang 9

Vốn vay từ thị trường trong và ngoài nước: Nguồn huy động này bao gồmcả khoản vay ngắn hạn ở thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN và cáckhoản vay dài hạn trong và ngoài nước.

Vốn uỷ thác tài trợ phát triển.

Các quĩ đầu tư phát triển theo nguồn vốn ODA và các nguồn khác.

1.1.3.2 Thời hạn tín dụng

Đây là một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng Nó là cơ sở để xácđịnh lợi tức mà khách hàng pải trả cho ngân hàng Ta quan tâm đến hai loạithời hạn tín dụng:

* Thời hạn tín dụng chung: Được tính từ khi bắt đầu cấp tín dụng đến khi

hoàn trả xong khoản tín dụng đó Thời hạn tín dụng chung là thời hạn tíndụng được sử dụng chính thức trong hợp đồng tín dụng

* Thời hạn tín dụng trung bình: Là khoảng thời gian mà toàn bộ số tiền

vay được sử dụng Thông thường thời hạn tín dụng trung bình nhỏ hơn thờihạn tín dụng chung trừ khi vốn vay được cấp và hoàn trả một lần.

1.1.3.3 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ tính trên tổng số vốn vay mà khách hàng phải trảcho ngân hàng để được sử dụng vốn vay Như vậy lãi suất tín dụng chính làgiá cả của khoản tín dụng Cũng như giá cả của mọi loại hàng hoá khác, lãisuất chủ yếu được tạo ra bởi cung cầu về vốn Bên cạnh đó, lãi suất còn chủyếu phụ thuộc vào mức độ rủi ro, số lượng vốn vay, thời hạn vốn vay và tìnhhình kinh tế.

Lãi suất hiện nay ở nước ta đang áp dụng là lãi suất thoả thuận.

Trang 10

1.1.4 Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn

Xét về bản chất tín dụng trung và dài hạn khác so với tín dụng ngắn hạn làở thời gian dài hơn Mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng lớn, dođó lãi suất cho vay trung và dài hạn phải cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.Hơn nữa chính vì mục đích của tín dụng trung và dài hạn khác so với tín dụngngắn hạn nên dẫn đến thời hạn vay khác nhau Tín dụng ngắn hạn thườngphục vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình, hay chi mua nguyên vật liệu, trả tiềnlương, bổ sung cho vốn lưu dộng tức là nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toánngắn hạn Vì vậy tín dụng ngắn hạn có tính lỏng cao hơn, có thể xem như mộtbộ phận đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng Trái lại, tín dụng trungdài hạn thường đầu tư vào mở rộng, đầu tư mới sản xuất, xây dựng cơ sở hạtầng, đổi mới trng thiết bị khoa học công nghệ, đây chuyền sản suất hiện đại,tức là những dự án chưa có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn nên chủđầu tư phải kéo dài cho đến khi xuất hiện nguồn thu của dự án Chính vì đốitượng của loại vay này rát phức tạp, bao gồm tổng hợp các loại chi phí, mànguồn trả nợ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chính sách kinh tế của Nhà nước,khả năng tiêu thụ sản phẩm, mức độ dự đoán chính xác các luận chứng kinh tếtài chính nên tín dụng trung và dài hạn chứa đựng rất nhiều khó khăn tiềm

Trang 11

tín dụng có chất lượng cao thì phải có sự hợp tác thống nhất, khoa học, hiệuquả giữa ngân hàng và khách hàng Vì vậy, khi xem xét tính hiệu quả của mộtdự án đầu tư, ngân hàng phải xem xét khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ củadự án vì đây là những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tín dụng xéttrên quan điểm ngân hàng và khách hàng.

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM

Từ trước đến nay,nghiệp vụ tín dụng đã là một nghiệp vụ truyền thống củangân hàng Đó là một khoản mục cơ bản của Tài sản Có của một ngân hàng.Nó phát triển đa dạng và hoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vayngắn hạn đến cho vay với thời hạn dài Nghiệp vụ bảo lãnh, thuê mua cũng lànghiệp vụ phát triển mạnh của tín dụng Song có thể nói, tín dụng trung và dàihạn đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Do có tínhlỏng thấp, độ rủi ro cao nên có lãi suất cao nhất trong các loại tín dụng Vìvậy, nếu khoản tín dụng thời hạn dài mà có chát lượng sẽ mang lại khoản lợinhuận lớn cho ngân hàng Đối với các ngân hàng chuyên doanh sẽ có lợi thếlớn hơn vì đây là những ngân hàng có thế mạnh về vốn, chuyên sâu hơn vềcho vay trung và dài hạn, thì sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường.Nhưng các ngân hàng đa năng cũng có thể cho vay trung và dài hạn bằng hìnhthức hợp vốn, hay đồng tài trợ cho các dự án lớn, vừa san sẻ được rủi ro vừađa dạng hoá các khoản mục Tài sản Có của mình Song vì loại tín dụng nàycó thời hạn dài nên có nghĩa là ngân hàng sẽ bị chiếm dụng vốn trong thờigian vay vốn, ngân hàng cũng sẽ phải đương đầu với chi phí trả lãi cho nguồnhuy động và khả năng thanh khoản của mình Vì vậy trong kế hoạch kinhdoanh của ngân hàng thì việc cân đối nguồn cho nhu cầu tín dụng trung và dàihạn có thể được ưu tiên hơn.

Trang 12

Từ quan hệ có uy tín với khách hàng trong lĩnh vực đầu tư trung và dàihạn, ngân hàng sẽ tạo lập được mối quan hệ mới với khách hàng trong cáclĩnh vực khác như: bảo lãnh, mở tài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanhtoán hộ Về phía khách hàng, trong quá trình đầu tư dự án dài hạn, hoạt độngsản xuất kinh doanh tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu vốn ngắn hạn đột biến nhưbổ sung vốn lưu động, thanh toán những khoản phải trả ngắn hạn, thì trên sơsở mối quan hệ sẵn có với ngân hàng, khách hàng sẽ chủ động tạo lập mốiquan hệ tín dụng ngắn hạn với ngân hàng, như vậy thị trường tín dụng ngắnhạn được mở rộng.

Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cũngthực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ bằng việc cho vaybằng vốn ngân sách dự phòng Nhà nước uỷ quyền cho ngân hàng phát hànhtrái phiếu, kì phiếu để huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển Khi đó,ngân hàng sẽ được biết đến rộng rãi hơn trong dân chúng, có nghĩa là khôngchỉ hoạt động tín dụng trung và dài hạn mà cả hoạt động huy động vốn cũngsẽ phát triển, tạo uy tín và danh tiếng cho ngân hàng

1.3 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 1.3.1 Vai trò đối với ngân hàng

1.3.1.1 Tín dụng trung và dài hạn luôn đóng vai trò quan trọng tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay vàđầu tư nhằm thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyếtđịnh đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Một trongcác chiến lược kinh doanh quan trọng của ngân hàng là chiến lược tín dụng

Trang 13

thời cũng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn nên các ngân hàng thường phảichú trọng đặc biệt đến hình thức tín dụng này.

1.1.3.2 Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho tín dụng ngắnhạn phát triển

Các dự án đầu tư sẽ không thực hiện và trở nên vô nghĩa khi thiết bị, côngnghệ đã lạc hậu, không được cải tiến, đổi mới cho phù hợp Một khi đã có nềntảng cho sự phát triển từ các khoản đầu tư trung và dài hạn các doanh nghiệpmới yên tâm sử dụng các khoản vay ngắn hạn để sản xuất và kinh doanh Nhờvậy mà ngân hàng mới có đièu kiện phát triển tín dụng ngắn hạn.

1.3.2 Vai trò đối với nền kinh tế

1.3.2.1 Tín dụng trung và dài hạn góp phần quan trọng vào nguồnvốn đầu tư của doanh nghiệp

Tín dụng trung và dài hạn được sử dụng cho việc mua sắm nhà xưởng,máy móc thiết bị của các doanh nghiệp để cải tiến công nghệ, nâng cao chấtlượng sản phẩm hoặc để chiếm lĩnh thị trường nới Khi có cơ hội kinh doanh,các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất, gia tăng lượng sản phẩm đểchiếm lĩnh thị trường, khi không còn cơ hội đó, vốn lại được trả về ngân hàng.Đó chính là ưu thế của vốn vay trung và dài hạn thông qua ngân hàng, nó linhhoạt hơn cá hình thức huy động vốn dài hạn khác như cổ phiếu, trái phiếu dotránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, đăng ký chứng khoán.Trong điều kiện nước ta hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn phục vụ đầutư phát triển rất lớn Nhu cầu này được thoả mãn một phần bằng nguồn vốnngân sách cấp phát, vay nước ngoài và một phần huy động từ dân cư Nhưngcho dù nguồn vốn xuất phát từ đâu, việc cung cấp tín dụng thông qua NHTM,đặc biệt là các NHTM quốc doanh dưới hình thức cho vay trung và dài hạnđóng vai trò rất quan trọng.

Trang 14

1.3.2.2 Tạo điều kiện mở rộng qui mô, phát triển sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sở dĩ như vậy là do nó phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệpvừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất cần vốn trung và dài hạnđể có thể phát triển sản xuất kinh doanh Do không có được những ưu thế vềqui mô và vốn tự có như các doanh nghiệp lớn nên họ thường gặp khó khănhơn trong việc tiếp cận thị trường vốn Vì vậy, họ khó có thể đầu tư vàonhững dợ án lớn mà không dựa vào sự tài trợ của ngân hàng Nhiều ngânhàng thương mại ở nước ta hiện nay đang có những chính sách ưu đãi trongviệc cho vay đối với những doanh nghiệp loại này.

1.3.2.3 Tín dụng trung và dài hạn cung ứng vốn giúp phát triển tiềmnăng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

Vì ngân hàng không cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệuquả và các dự án kém tính khả thi nên bắt buộc ngườì vay phải tìm mọi cáchcải thiện tình hình kinh doanh, đưa ra những dự án có tính khả thi cao mới cóthể tiếp cận được nguồn vốn của NHTM Người đi vay sẽ phải sử dụng vốnvay một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất để có thể trả được nợ vay ngân hàng vàtái sản xuất mở rộng Ngoài ra tín dụng trung và dài hạn còn đóng vai trò làmột trong những yếu tố nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh góp phầnkhẳng định tính khả thi của dự án, khi ngân hàng quyết định tham gia đầu tưcó nghĩa là những dự án đã được ngân hàng tìm hiểu, nghiên cứu kĩ, cân nhắctrước khi đưa ra những số liệu, luận cứ, để thuyết phục ngân hàng cho vay.Vì vậy, ngay từ khi lập dự án tiền khả thi ngân hàng đã đóng vai trò như mộtnhà tư vấn trợ giúp doanh nghiệp.

Trang 15

1.3.2.4 Tín dụng trung và dài hạn góp phần làm chuyển dịch cơ cấunền kinh tế

Tín dụng trung và dài hạn thông qua huy động và cho vay có định hướngđóng vai trò rất lớn trong việc chuyể dịch cơ cấu nền kinh tế, là công cụ tàitrợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và phát triển các ngành kinh tế mũinhọn.

1.3.3 Vai trò đối với khách hàng

Thứ nhất: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạo lòng tin đối với khách

hàng Trong điều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn ngânhàng làm đối tác

Thứ hai: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn góp phần phát triển sản

xuất, kinh doanh và lành mạnh tài chính của khách hàng Chất lượng tín dụngtrung và dài hạn được đảm bảo cũng có nghĩa là ngân hàng phát triển và nhờvậy ngân hàng có điều kiện cung ứng vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuấtkinh doanh của khách hàng

1.4 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN1.4.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của ngân hàng đối với sự phát triển của môi trường bên ngoài, thể hiệnsức mạnh của ngân hàng trong quá trìng cạnh tranh để tồn tại Như vậy, đây làmột phạm trù có tính tổng hợp Quan niệm về chất lượng tín dụng vừa mangtính chất định tính, khó xác định cụ thể bằng các số liệu tính toán được, vừamang tính chất định lượng trừu tượng thể hiện qua khả năng thu hút kháchhàng, tác động đến nền kinh tế Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt độngtín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở

Trang 16

uy tín và sự tin cậy trong hoạt động Có nghĩa là, chất lượng tín dụng tỷ lệthuận với tính hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng mang bản chất chung của quan hệvay mượn, đó là có sự hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, là quanhệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bêncùng có lợi có tính chất thoả thuận lớn Điểm khác biệt giữa hoạt động chovay của các ngân hàng và cho vay trực tiếp là hoạt động cho vay của các ngânhàng không có sự dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi có vốn đến nơi thiếu vốnmà có sự tham gia của ngân hàng Hoạt động cho vay này đã khắc phục đượcnhững hạn chế của cho vay trực tiếp, cung cấp lượng vốn lớn cho nền kinh tếđáp ứng mọi nhu cầu của các đơn vị xin vay về thời gian, địa điểm, quy mô vàthời hạn khoản vay.

Do đó, khi xem xét đánh giá một khoản tín dụng là tốt hay xấu ta nên cómột cái nhìn bao quát, toàn diện vấn đề Phần sau em xin đưa ra một hệ thốngchỉ tiêu để cố gắng có một sự phân tích, nhìn nhận một cách khách quan, toàndiện về chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói chung cũng như chất lượngtín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển - BắcHà Nội nói riêng bên cạnh đó, em cũng xin mạnh dạn đề nghị một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

1.4.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là cần thiết đểphát triển kinh tế

Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tíndụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giaodịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày càng tăng trong xã hội Trong

Trang 17

Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai tròtrung tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòngquay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịchlớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua củađồng tiền.

Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăngtrưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiềncủa ngân hàng thương mại, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanhtoán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổgấp nhiều lần so với số tiền thực có, hoặc vì lí do nào đó, các chủ tài khoản cókhả năng phát hành séc và thanh toán bằng các phương tiện khác cho kháchvượt quá số tiền gửi thực có, hay khi ngân hàng xử lý nghiệp vụ thanh toáncho khách hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp một khối lượng thanh toánbằng cách ghi “có” trước ghi “nợ” sau

Tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng có quan hệ mậtthiết với nền kinh tế xã hội, thiết lập một mối cơ chế chính sách tín dụng đồngbộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới mọi mặt của nền kinh tế xã hội,điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thịtrường.

1.4.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sư tồn tại và pháttriển của các ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn làm tăng khả năng cung cấp dịch vụcủa các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quayvốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sảnphẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về biểu tượng, uy tín của ngân hàngvà sự trung thành của ngân hàng.

Trang 18

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự châm trễ, giảm chi phí nghiệpvụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay.

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợinhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.

Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụngtrung và dài hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dàicủa ngân hàng thương mại Và cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luônluôn đòi hỏi sự cải tiến.

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn củaNHTM

1.4.3.1 Xét trên quan điểm ngân hàng

Xét trên giác độ Ngân hàng, có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá chấtlượng tín dụng trung và dài hạn nhưng trong khuôn khổ khóa luận này em chỉtập trung đánh giá trên những chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn - Tỷ lệ sinh lời trung = - và dài hạn Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn Lợinhuận ở đây phải hiểu là chênh lệch giữa chi phí đầu ra và đầu vào tức lãi suấthuy động và thu từ lãi hay doanh thu đầu ra của tín dụng trung và dài hạn.Xét cho cùng thì khoản tín dụng dù không có nợ quá hạn, nợ khó đòi thì cũngchỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận Ngân hàng

Trang 19

Lợi nhuận thu từ tín dụng trung dài hạn- Tỷ lệ lợi nhuận = - trung và dài hạn Tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho thấy rõ hơn vị trí của tín dụng trung và dài hạn trong hoạtđộng Ngân hàng Thu từ khoản tín dụng có chất lượng cao sẽ đóng góp lớnvào thu nhập của Ngân hàng Nếu khoản tín dụng có chất lượng tồi thì thukhông được gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của Ngân hàng nên sẽ kéo lợinhuận giảm tương ứng.

* Chỉ tiêu dư nợ

Dư nợ trung và dài hạn Tỷ lệ dư nợ = - trung và dài hạn Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạntrong tổng dư nợ tín dụng của một Ngân hàng trong các thời kì khác nhau Cóthể nghiên cứu biến động qui mô, khối lượng tín dụng trung và dài hạn nếuchỉ xem xét tử số Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệpvụ này càng lớn, uy tín với khách hàng được nâng cao Vì tín dụng trung vàdài hạn có rất nhiều rủi ro tiềm tàng mà dư nợ lại lớn chứng tỏ mối quan hệkhách hàng- Ngân hàng là hoàn toàn tin cậy, có hiệu quả.

* Chỉ tiêu sử dụng vốn

Vốn huy động * 100%Tỷ lệ sử dụng vốn = - Vốn sử dụng

Trang 20

Có thể nói đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Chỉ tiêu này cànglớn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huyđộng được.

* Chỉ tiêu quay vòng vốn

Thu nợ trung và dài hạn

Vòng quay vốn tín dụng = Trung và dài hạn Dơ nợ trung và dài hạn bình quân

-Chỉ tiêu này cho ta biết thu nợ theo kế hoạch (theo hợp đồng tín dụng)hoặc khế ước nhận nợ được bao nhiêu để có thể cho vay các dợ án mới Vòngquay càng lớn chớng tỏ Ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, càng thuđược nhiều nợ đưa vào quay vòng vốn, giảm chi phí vốn.

* Chỉ tiêu Nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn trung và dài hạnTỷ lệ Nợ quá hạn = - trung và dài hạn Tổng dư nợ quá hạn trung và dài hạn

Đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên vay không đủ tiền trả và khôngđược gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn Tuy nhiên nợ quáhạn chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng nếu số nợ đó có khả năngthu hồi, để đánh giá khả năng thu hồi ngân hàng căn cứ vào:

- Tình hình sản xuất của doanh nghiệp, có thể do nguyên nhân khách quanmà doanh nghiệp gặp khó khăn trước mắt dẫn đến nợ quá hạn; nhưng trongthời gian tới tình hình kinh doanh phục hồi, quan hệ của doanh nghiệp lànhmạnh thì ngân hàng có thể thu được nợ

Trang 21

-Trường hợp doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, ngân hàng có quyềnbán tài sản thế chấp để bù lại một phần vốn.

Hạn mức tín dụng mà ngân hàng đưa ra trong hợp đồng vay, chẳng hạnngân hàng chỉ cho vay 70% số vốn xin vay Ngoài ra còn phụ thuộc vào sốkết dư bù, chẳng hạn doanh nghiệp cần vay 100 triệu nhưng ngân hàng giữ lại10 triệu phòng khi có rủi ro xảy ra đã thu hồi được 1 phần nợ.

- Phụ thuộc vào các yếu tố khác như hàng hoá doanh nghiệp chưa bán kịp,tiền đang trong quá trình thu trong ngành xây dựng bên thi công phụ thuộcvào bên chủ công trình trả tiền đúng hạn.

1.4.3.2 Xét trên quan điểm khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn trung và dài hạn Đốivới khách hàng thì chất lượng tín dụng biểu hiện ở một số chỉ tiêu sau:

- Doanh thu tăng từ dự án- Lợi nhuận tăng tăng từ dự án- Lao động tăng từ dự án

Có thể nói đây là những chỉ tiêu hệ quả phản ánh chất lượng tín dụng tốthay xấu Một khoản tín dụng tốt đối với Ngân hàng cũng chính là khoản tíndụng tốt đối với doanh nghiệp Ta có thể thấy chỉ tiêu chất lượng tín dụngluôn phải được xem xét, phân tích trên nhiều giác độ, phải đặt trên quan điểmcủa cả khách hàng và Ngân hàng Có như vậy, việc đánh giá chất lượng hoạtđộng tín dụng mới thực sự khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạngđể từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn một cáchcó hiệu quả.

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính là những nhân tốgây ra sự biến động tốt hay xấu của các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.

Trang 22

Có nhiều nhân tố, chủ quan và khách quan, nhân tố bên trong và bên ngoài nhưng tựu trung lại có thể phân thành 4 nhóm nhân tố chính sau:

1.5.1 Các nhân tố thuộc về Môi trường kinh tế

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinhdoanh tiền tệ của Ngân hàng sẽ thấy được ảnh hương của nó đến chất lượngtín dụng trung và dài hạn Bất kì một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phốicủa những chu kỳ kinh tế Trong giai đoạn nền kinh tế đang hưng thịnh thìcác doanh nghiệp làm ăn phát đạt, xuất hiện nhiều nhu cầu mở rộng sản xuất,nên nhu cầu tín dụng cũng tăng Hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ pháttriển Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái thì tất yếu nhu cầu tín dụng sẽgiảm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng giảm sút, lúc này, Ngânhàng sẽ dư thừa, ứ đọng một lượng vốn lớn, nguồn vốn huy động được sửdụng không hiệu quả có nghĩa là chất lượng tín dụng bị giảm sút.

Chu kì kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xét trên quanđiểm khách hàng Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp sẽ bị đình trệ do sản phẩm không tiêu thụ được và có nghĩalà doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ Ngân hàng, chất lượng tín dụng lúcnày bị đánh giá là kém.

Những sự biến động về lãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trựctiếp đến lãi suất của Ngân hàng, đẫn đến ảnh hưởng đến mức lãi ròng củakhoản tín dụng Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Nam Áđã chỉ ra rằng sự mất giá của đồng nội tệ đã ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếpđến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Trang 23

1.5.2 Các nhân tố thuộc về Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và các văn bản pháp quiliên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt độngtín dụng nóiriêng.

Hiện nay dù dã trải qua nhiều sửa đổi và mở rộng quyền hạn cho cácNHTM song hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, gây khó khăn choNgân hàng khi ký kết, thực hiện các hợp đồng tín dụng Bên cạnh đó, LuậtNgân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các qui định, văn bản dướiluật Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của các Ngânhàng.

Sự thay đổi các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp Nhất là về cơ cấu kinh tế, chínhsách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột gây xáo trộn sản xuất kinh doanhtrong nước của doanh nghiệp Doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩmhay chưa có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn,nợ khó đòi.

Quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở, Nhànước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chứcnăng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý đẫn đến rủi ro, thua lỗ,làm giảm sút chất lượng tín dụng.

1.5.3 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

1.5.3.1 Quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn NHTM

Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn.Nhưng chỉ có vốn thôi thì chưa đủ, do yêu cầu phải đảm bảo khả năng thanhtoán thường xuyên nên các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng phảiđược tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn trung dài hạn, bao gồm các nguồn vốn

Trang 24

có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn huy động có thời hạn dướimột năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài Nếu một ngân hàngcó nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, không ổn định thìkhông nên mở rộng cho vay trung dài hạn Các nguồn vốn mà một ngân hàngcó thể sử dụng để cho vay trung dài hạn bao gồm: nguồn vốn tự có của ngânhàng; vốn vay trung dài hạn trong và ngoài nước; vốn huy động trung và dàihạn; vốn uỷ thác; một bộ phận nhất định vốn huy động ngắn hạn cũng có thểđược sử dụng Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhan tố quyếtđịnh quy mô cho vay trung dài hạn và do đó ảnh hưởng tới chất lượng tíndụng trung dài hạn của ngân hàng Ngoài ra, một ngân hàng có nguồn vốntrung dài hạn dồi dào cũng dễ dàng hơn trong việc tạo lập uy tín đối với kháchhàng, nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

1.5.3.2 Năng lực của Ngân hàng

Năng lực của Ngân hàng trong việc thẩm định dự án, thẩm định kháchhàng Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng làvốn và lãi phải được trả đúng kỳ hạn Điều này sẽ không thể có được nếu nhưviệc thực hiện dự án không đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệpkhông có thiện chí, cố tình lừa đảo ngân hàng Để hạn chế nguy cơ đó ngânhàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng Làmđược như vậy sẽ giúp ngân hàng lựa chọn được chính xác khách hàng tin cậy,những dự án thực sự khả thi và đó là tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụngcủa ngân hàng

Trang 25

1.5.3.3 Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của Ngânhàng

Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được tiến hànhtốt, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những dự ánkhả thi có khả năng sinh lời cao Song đó chưa phải là sự bảo đảm chắc chắnđể có được chất lượng tín dụng cao, đặc biệt là đối với tín dụng trung và dàihạn Bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn chứa đựngnhững rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước Bản thân dự án trong quá trìnhthực hiện cũng nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến Chính vì vậy màcông tác giám sát, xử lý tình huống tín dụng khi cho vay có ý nghĩa rất quantrọng

1.5.3.4 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liên quandến việc khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêucủa ngân hàng đó trong từng thời kỳ.

Với ý nghĩa như vậy rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn đếnchất lượng tín dụng của ngân hàng Trước hết về mặt quy mô tín dụng, nếuchính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tíndụng trung dài hạn thì có nghĩa là quy mô tín dụng trung dài hạn của ngânhàng đó sẽ bị thu hẹp Đó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụngtrung dài hạn của ngân hàng đang có vấn đề hay xét về mặt quy mô không thểnói chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đó trong giai đoạn đó làtốt Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm một loạt cácvấn đề như: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng;lĩnh vực tài trợ; biện pháp bảo đảm tiền vay; quy trình quản lý tín dụng; lãisuất có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng.

Trang 26

Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học vàchặt chẽ, kết hợp được hài hoà lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của xãhội thì sẽ hứa hẹn một chất lượng tín dụng tốt Còn ngược lại, nếu việc xâydựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợp lý, không khoa học thì chắcchắn chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nóiriêng của ngân hàng sẽ không cao, thậm chí là rất thấp.

1.5.3.5 Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dùở bất kỳ lĩnh vực nào Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩmđịnh dự án, thẩm định khách hàng trước tiên phải có thông tin về khách hàngđó, về dự án đó,để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần thôngtin Thông tin càng chính xác, kịp thời càng thuận lợi cho ngân hàng trongviệc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trảnợ Thông tin chính xác, kịp thời, đầy dủ còn giúp cho ngân hàng xây dựnghoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạtcho phù hợp với tình hình thực tế Tất cả những điều đó góp phần nâng caochất lượng tín dụng cho ngân hàng.

1.5.3.6 Công nghệ Ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật

Cũng là một nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng trung dài hạn củangân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiệnnay Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phươngtiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rútngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn.Đó là điều kiện tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tíndụng Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thuthập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính

Trang 27

1.5.3.7 Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của Ngân hàng

Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hoá nhiều lĩnhvực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định Đặc biệt tronghoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đếnnhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người càng quan trọng.Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thếđược sự “nhạy cảm” hay” kinh nghiệm” của đội ngũ cán bộ tín dụng Do vậyvấn đề nhân sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trongdó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự Chất lượngnhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn cả lươngtâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nóichung và cán bộ tín dụng nói riêng Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sựnăng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luậtcao của cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng bù đắplại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó ngân hàng có thể tồn tại vàphát triển cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực công nghệ,trang thiết bị kỹ thuật mạnh hơn Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tácquản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tíndụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao Mỗi cán bộ tín dụng đều có nhữngđiểm mạnh và yếu riêng, điều quan trọng là phải biết bố trí, sắp xếp công việccủa họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của từngngười, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong mộtguồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao chấtlượng tín dụng ngân hàng.

Trang 28

1.5.4 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng (doanh nghiệp)

1.5.4.1 Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp

Bất kỳ loại hàng hoá hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải cóngười mua chúng, tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vaynếu không có người vay Xét trong toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trungdài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết, nhưng với từng NHTM thìkhông phải lúc nào cũng vậy Do số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngânhàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nàykhông cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn cácdoanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp sản xuất Trong trường hợp đó nhucầu vốn trung dài hạn cảu các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàngsẽ gặp khó khăn khi muốn mở rộng tín dụng.

1.5.4.2 Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện,tiêu chuẩn tín dụng của Ngân hàng

Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt racác điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàngcó thể cho vay hay không thể cho vay Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đủyêu cầu của ngân hàng mới được xem xét cho vay Những điều kiện, tiêuchuẩn này có thể khác nhau tuỳ theo từng ngân hàng cụ thể, song nhìn chungcác ngân hàng thường quan tâm đến một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp phápcủa mục đích sử dụng vốn; năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp; tính khả thi của dự án; các biện pháp bảo đảm.

Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêuchuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng,

Trang 29

các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trongkhi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng

1.5.4.3 Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụngkhoản vay có hiệu quả

Vị thế, năng lực thị trường thể hiện ở uy tín của sản phẩm của doanhnghiệp, ở khả năng thích ứng của doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, ở khốilượng sản phẩm và doanh thu mang lại Vị thế và ngăng lực thị thường củadoanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnhthị trường, chiến thắng trong cạnh thanh.

Năng lực công nghệ của doanh được tạo nên bởi thình độ trang thiết bị;trình độ tay nghề, kiến thức của người lao động trong doanh nghiệp Năng lựccông nghệ cao cho phép doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các dự án đòi hỏitrình độ kĩ thuật công nghệ cao đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp thunhững công nghệ tiên tiến từ bên ngoài đưa vào.

Năng lực quản lý của doanh nghiệp bao gồm chất lượng nhân sự quản lý,sự phối kết hợp giữa các thành viên trong ban quản lý nhằm xây dựng một cơcấu tổ chức tối ưu trong doanh nghiệp, cho phép tận dụng tối đa nguồn tài lực,vật lực của doanh nghiệp để đạt mục đích kinh doanh cao nhất Trong điềukiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động thì vai trò củacông tác quản lí trong doanh nghiệp càng quan trọng, bởi trong điều kiện đóđòi hỏi hoạt động của doanh nghiệp phải thường xuyên được điều chỉnh đểthích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh, của chính bảnthân doanh nghiệp.

1.5.4.4 Đạo đức và thiện chí của khách hàng

Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp táctừ cả hai phía người cho vay và người đi vay Nếu như khách hàng không cóthiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ Sự thiếu

Trang 30

thiện chí của khánh hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng vớingân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng,hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng TDNHnhư kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau Tất cả cáchành vi đó đều có thể mang lại sự rủi ro cho ngân hàng.

Trang 31

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠNTẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẮC HÀ NỘI

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẮC HÀ NỘI

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lâm là chi nhánh trực thuộc Ngânhàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu khi hoàbình mới lập lại Lúc đó còn có tên gọi là chi điếm Ngân hàng Kiến thiết khuvực Gia Lâm Trải qua một thời gian dài phấn đấu và trưởng thành, chi nhánhcó nhiều cố gắng, tuy nhiên do cơ chế ràng buộc, chưa năng động sáng tạo,chưa mạnh dạn đổi mới nên chi nhánh khu vực Gia Lâm chỉ được đánh giá là1 chi nhánh loại vừa và nhỏ, với tổng tài sản trên dưới 200 tỷ vào năm 2000.Hoạt động chủ yếu là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn, huyđộng vốn tại đây lại càng là vấn đề hết sức khó khăn.

Ngày 14/10/2002 Hội đồng quản trị NH ĐT&PT Việt Nam đã có Quyếtđịnh số: 80/QĐ-HĐQT V/v thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Bắc Hà Nội trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấpChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khu vực Gia Lâm- trực thuộc Sởgiao dịch.

2.1.1 Tên gọi và trụ sở

*Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội*Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Bank for Investment andDevelopment of Viet Nam, Northern Ha Noi Branch.

*Địa chỉ : 558 Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Hà Nội.

2.1.2 Địa vị pháp lý và nguyên tắc quản lý điều hành

2.1.2.1 Địa vị pháp lý

Chi nhánh Bắc Hà Nội là:

Trang 32

- Đơn vị trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam, hoạt động theo mô hình chinhánh cấp 1 của NH ĐT&PT Việt Nam.

- Đại diện uỷ quyền của NH ĐT&PT Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụthuộc trong hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam, có con dấu riêng, có bàng cânđối kế toán.

2.1.2.2 Nguyên tắc tổ chức quản lý và điều hành

- Chi nhánh Bắc Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của NH ĐT&PT ViệtNam.

- Điều hành hoạt động của chi nhánh là : Giám đốc, giúp việc giám đốc có2 phó giám đốc.

2.1.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh Bắc Hà Nội

2.1.3.1 Quyền tổ chức quản lý, kinh doanh

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có quyền chủ động tổ chức quản lý, kinh doanhnhằn sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản và các nguồnlực khác được giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiềm vụ do NHĐT&PT Việt Nam giao hoặc được uỷ nhiệm phù hợp với quy định của phápluật.

- Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và NH ĐT&PT Việt Nam,Chi nhánh Bắc Hà Nội được phép: quyết định các mức lãi suất cụ thể các loạitiền gửi, tiền vay áp dụng đối với khách hàng; quy định các tỉ lệ hoa hồng, phívà lệ phí; quy định các loại tỷ giá mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và phí giaodịch ngoại tệ.

- Tuyển chọn lao động, ký kết hoạt động lao động đảm bảo đáp ứng hợplý yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trang 33

- Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy đinh củapháp luật; Khởi kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan tới hoạt động củachi nhánh.

- Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế, dân sự phục vụmục đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.

- Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sảnxuất kinh doanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sửdụng vốn vay của khách hàng.

- Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách với kháchhàng nếu thấy các quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc khôngđem lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

- Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theoquy định của NH ĐT&PT Việt Nam.

- Phối hợp, hợp tác với các đơn vị thành viên của NH ĐT&PT Việt Namtrong hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.

2.1.3.2 Nghĩa vụ tổ chức quản lý, kinh doanh

- Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và chiến lượcđịnh hướng phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội đã được NH ĐT&PT Việt Namphê duyệt.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế đội do Ngân hàngĐT&PT Việt Nam ban hành trong các hoạt động nghiệp vụ.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.- Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Bắc Hà Nội và quản lý lao động theođúng quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khácđược giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được NHĐT&PT Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.

Trang 34

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy địnhvề quản lý vốn, tài sản chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độkhác do Nhà Nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác do NH ĐT&PT Việt Nam giao.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc Hà Nội

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay bao gồm:

Hội sở chính của chi nhánh Bắc Hà Nội : gồm Ban giám đốc và 12 phòngnghiệp vụ (địa chỉ: số 558 Nguyên Văn Cừ, quận Long Biên)

Cơ cấu nhân sự:

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hiện có 124 cán bộ công nhânviên, gồm 60 nữ và 64 nam Độ tuổi trung bình 28 tuổi.

- Trình độ chuyên môn:

+ Thạc sĩ : 25 người+ Đại học, cao đẳng : 83 người+ Trung cấp : 8 người+ Khác : 8 người

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:29

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1 - Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông.doc

Hình 2.1.

Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.2 - Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông.doc

Bảng 2.2.

Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.7 - Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông.doc

Bảng 2.7.

Xem tại trang 48 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan