-GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng điều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.” 4.Củng cố : *Hoạt động cả lớp: -Để có một tổ quốc tươi đẹp như h
Trang 1Lịch sử và địa lí
Bài
: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.Mục tiêu :
- HS biết được vị trí địa lí ,hình dáng của đất nước ta
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử , 1 tổ quốc
- HS biết được một số yêu cầu khi học môn lịch sử , địa lí và yêu thích môn học này,yêu thiên nhiên , yêu tổ quốc
II.Chuẩn bị:
-Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới
-Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng
III.Hoạt động trên lớp :
Giới thiệu: Ghi tựa.
*Hoạt động cả lớp:
-GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở
mỗi vùng (SGK) –Có 54 dân tộc chung sống ở
miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc
sống trên các đảo, quần đảo
*Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm.
-Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái
-Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao
-Nhóm III: Lễ hội của người Hmông
-Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó
-GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước
VN có nét Văn hóa riêng nhưng điều có chung
một tổ quốc, một lịch sử VN.”
4.Củng cố :
*Hoạt động cả lớp:
-Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông
cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước,
giữ nước
-Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông
cha ta?
-GV nhận xét nêu ý kiến – Kết luận: Các
gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi … đều
trải qua vất vả, đau thương Biết được những điều
đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc VN.
-HS các nhóm làm việc
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- 4 HS kể sự kiện lịch sử
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Cả lớp lắng nghe
Tuần 1
Trang 2quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
-Xem tiếp bài “Làm quen với bản đồ”
-Một số bản đồ Việt Nam, thế giới
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Môn lịch sử và địa lý giúp em biết gì?
-Tả cảnh thiên nhiên và đời sống nơi em ở?
- GV nhận xét – đánh giá
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài: Bản đồ.
*Hoạt động cả lớp :
-GV treo bản đồ TG, VN, khu vực …
-Gọi HS đọc tên các bản đồ đã treo
-Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi
bản đồ
-GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
+KL “Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực
hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất
định”.
*Hoạt động cá nhân :
-HS quan sát hình 1 và hình 2 (SGK) và trả lời
+Ngày nay,muốn vẽ bản đồ ta thường làm như
thế nào?
+Tại sao cũng là bản đồ VN mà hình 3 (SGK)
lại nhỏ hơn bản đồ VN treo trên tường?
*Một số yếu tố bản đồ :
*Hoạt động nhóm :
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Trên bản đồ người ta qui định các phương
hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
-Bảng chú giải ở hình 3 (SGK) có những ký hiệu
nào ? Ký hiệu bản đồ dùng làm gì?
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận
-Đại diện các nhóm trình bày
-Nhóm khác bổ sung và hoàn thiện câutrả lời
Trang 3* Hoạt động nhóm đôi: Thực hành vẽ 1 số ký
hiệu bản đồ
-HS quan sát bản chú giải ở bản đồ hình 3
(SGK)
-Vẽ 1 số đối tượng địa lý như biên giới, núi,
sông, Thủ đô, Thành phố, mỏ …
-GV nhận xét đúng/ sai
4 Tổng kết –dặn dò :
-Bản đồ để làm gì ?
-Kể 1 số yếu tố của bản đồ
-Xem tiếp bài “Làm quen với bản đồ (tiếp
-HS biết được trình tự các bước sử dụng bản đồ
-Xác định được 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây theo qui ước trên bản đồ
-Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bản chú giải của bản đồ
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ địa lý tự nhiên VN
-Bản đồ hành chánh VN
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Bản đồ là gì?
-Kể 1 vài đối tượng được thể hiện trên bản đồ?
- Gv nhận xét ghi điểm
3.Bài mới:
-Giới thiệu : Cách sử dụng bản đồ.
*Thực hành theo nhóm :
-Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì?
+Đọc tên bản đồ để biết thể hiện nội dung gì?
+Xem bảng chú giải để biết ký hiệu đối tượng
địa lý
+Tìm đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu
-HS các nhóm làm bài tập (SGK)
+Nhóm I : bài a (2 ý)
+Nhóm II : bài b – ý 1, 2
+Nhóm III : bài b – ý 3
*GV nhận xét đưa ra kết luận :
-HS trả lời
-HS chỉ đường biên giới đất liền của VNvới các nước láng giềng trên bản đồ
-HS các nhóm lần lượt trả lời
-HS khác nhận xét
-Đại diện các nhóm trả lời
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoànchỉnh câu trả lời đúng
Tuần 2
Trang 4+Nước láng giềng của VN: TQ, Lào,
Campuchia.
+Biển nước ta là 1 phần của biển Đông.
+Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa.
+Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo …
* Hoạt động cá nhân: Cả lớp
-Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng
-Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng
-Chỉ vị trí TP em đang ở
-Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở
-GV hướng dẫn hs cách chỉ bản đồ (SGK/16)
5 Tổng kết - Dặn dò :
-HS đọc ghi nhớ
-Xem các phần lịch sử và địa lý riêng biệt
-HS chú ý lắng nghe
-1 HS lên chỉ
-1 HS-1 HS
-Mô tả đỉnh núi Phan –xi –păng
-Dựa vào lược đồ (bản đồ) ,tranh ảnh ,bảng số liệu để tìm ra kiến thức
-Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi –păng ( nếu có )
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định: Cho HS hát.
2.KTBC :
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất
Việt Nam :
*Hoạt độngcá nhân (hoặc từng cặp ) :
Bước 1:
-GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn
trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu
cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi
Hoàng Liên Sơn ở hình 1
-Cả lớp hát
-HS chuẩn bị
-HS theo dõi và dựa vào kí hiệu để tìm
Trang 5-GV cho HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh
chữ ở mục 1 trong SGK , trả lời các câu hỏi sau :
+Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của
nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy
núi nào dài nhất ?
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của
sông Hồng và sông Đà ?
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?
Rộng bao nhiêu km ?
+Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi
Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
Bước 2:
-Cho HS trình bày kết quả làm việc trước lớp
-Cho HS chỉ và mô tả dãy núi Hoàng Liên
Sơn(Vị trí, chiều dài ,chiều rộng ,độ cao, sườn và
thung lũng của dãy núi HLS )
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần
trình bày
*Hoạt động nhóm:
Bước 1:
-Cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
+Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho
biết độ cao của nó
-Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là
“nóc nhà” của Tổ quốc ?
+Quan sát hình 2 hoặc tranh ,ảnh về đỉnh núi
Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng (đỉnh
nhọn ,xung quanh có mây mù che phủ)
Bước 2 :
-Cho HS các nhóm thảo luận và đại diện trình
bày kết quả trước lớp
-GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày
2/.Khí hậu lạnh quanh năm :
* Hoạt đông cả lớp:
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK
và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng
Liên Sơn như thế nào ?
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản
đồ Địa lý VN Hỏi :
-GV: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm,
phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch,
nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc
4.Củng cố :
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu
biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi
-HS trả lời
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, Sông Ngâm,Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều DãyHoàng Liên Sơn dài nhất
+ Dài 180 km, rộng gần 30 km
+ Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹpvà sâu
-HS trình bày kết quả -HS nhận xét
-HS lên chỉ lược đồ và mô tả
+ Vì đỉnh Phan- xi-păng cao nhất nước ta
-HS thảo luận và trình bày kết quả -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.-Cả lớp đọc SGK và trả lời
-HS nhận xét ,bổ sung
-HS lên chỉ -HS khác nhận xét
- Hs đọc bài học SGK
Trang 6HLS
-GV cho HS xem tranh ,ảnh về dãy núi HLS và
giới thiệu thêm về dãy núi HLS ( Tên của dãy
núi HLS được lấy theo tên của cây thuốc quý
mọc phổ biến ở vùng này Đây là dãy núi cao
nhất VN và Đông Dương gồm VN, Lào,
Cam-pu-chia )
5 Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài :
“Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
-Nhận xét tiết học
-HS trình bày -HS xem tranh ,ảnh
- Mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HSđược biết
II.Chuẩn bị :
-Hình trong SGK phóng to
-Phiếu học tập của HS
Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
III.Hoạt động trên lớp :
*Hoạt động cá nhân:
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và
vẽ trục thời gian lên bảng
-Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ,
tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang
và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời
điểm ra đời trên trục thời gian
-Nước Văn Lang
Tuần 3
Trang 7là gì ?
+Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian
nào ?
+Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của
nước Văn Lang
+Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực
nào?
+Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn
Lang
-GV nhận xét và sữa chữa và kết luận
*Hoạt động theo cặp:: (phát phiếu học tập )
+Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là
ai?
+Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
+Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là
gì?
-GV kết luận
*Hoạt động theo nhóm:
-GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản
ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc
-Cây ăn quả
-Ươm tơ, dệt vải
-Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày
-Nặn đồ đất
-Quây quần thành làng
-Vui chơi nhảy múa
-Khoảng 700 năm trước
-1 HS lên xác định
-Ở khu vực sông Hồng ,sông Mã,sôngCả
-2 HS lên chỉ lược đồ
-HS có nhiệm vụ đọc SGK và trả lời-Là vua gọi là Hùng vương
-Là lạc tướngvà lạc hầu , họ giúp vuacai quản đất nước
-Dân thướng gọi là lạc dân
-HS thảo luận theo nhóm
-HS đọc và xem kênh chữ , kênh hìnhđiền vào chỗ trống
-Người Lạc Việt biết trồng đay, gai,dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúcđồng làm vũ khí, công cụ sản xuất vàđồ trang sức …
-Một số HS đại diện nhóm trả lời.-Cả lớp bổ sung
Trang 8-Đua thuyền
-Đấu vật
-Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để
điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng
thống kê
-Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời
của mình về đời sống của người Lạc Việt
-GV nhận xét và bổ sung
*Hoạt động cả lớp:
- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số câu chuyện
cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt
mà em biết
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận
4.Củng cố :
-Cho HS đọc phần bài học trong khung
-Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về
cuộc sống của người Lạc Việt
-GV nhận xét, bổ sung
-Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS
-Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở HoàngLiên Sơn
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
Cho HS hát
2.KTBC :
-Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn?
-Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có
khí hậu như thế nào ?
-HS cả lớp -HS đọc bài và trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét , bổ sung
Trang 9-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm:
1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân
tộc ít người :
*Hoạt động cá nhân :
-GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi
sau:
+Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở
đồng bằng ?
+Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS
+Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông,
Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao
+Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được
gọi là các dân tộc ít người ?
+Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại
bằng phương tiện gì ? Vì sao?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả
lời
2/.Bản làng với nhà sàn :
*Hoạt động nhóm:
-GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK,
tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến
thức của mình để trả lời các câu hỏi :
+Bản làng thường nằm ở đâu ?
+Bản có nhiều hay ít nhà ?
+Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà
sàn ?
+Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
+Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với
trước đây?
-GV nhận xét và sửa chữa
3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục :
*Hoạt động nhóm :
-GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong
SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang
phục ( nếu có) trả lời các câu hỏi sau :
+Chợ phiên là gì ? Nêu những hoạt động trong
chợ phiên
+Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ Tại sao
chợ lại bán nhiều hàng hóa này ? (dựa vào hình
2)
+Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở
-HS trả lời +Dân cư thưa thớt
+Dao, Thái ,Mông … +Thái, Dao, Mông +Vì có số dân ít +Đi bộ hoặc đi ngựa -HS kác nhận xét, bổ sung
-HS thảo luận vàđại diên nhóm trình bàykết quả
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.+Ơû sườn núi cao
+Có khoảng 10 nóc nhà+Tránh ẩm thấp và thú dữ+Làm bằng vật liệu tự nhiên như tre,nứa, gỗ
-HS được chia làm 5 nhóm và mỗi nhómthảo luận một câu hỏi
+Chợ phiên được họp vào một ngày nhấtđinh Đông vui, trao đổi hàng hóa, giaolưu văn hóa, kết bạn…
+Hội chơi mùa xuân, hội xuống đồng+Vào mùa xuân, có thi hát, múa sạp,ném còn
Trang 10Hoàng Liên Sơn
+Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có
những hoạt động gì ?
+Nhận xét trang phục truyền thống của các
dân tộc trong hình 3,4 và 5
-GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu
trả lời
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc bài trong khung bài học
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu
biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội …
của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn
Cho các nhóm trao đổi tranh ảnh cho nhau xem
5.Tổng kết - Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt
động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên
Sơn”.
-Nhận xét tiết học
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làmviệc của nhóm mình
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung -3 HS đọc
-HS cả lớp
LỊCH SỬ
Bài : NƯỚC ÂU LẠCI.Mục tiêu :
-HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang
-Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng
-Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
-Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lượccủa Triệu Đà
II.Chuẩn bị :
-Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
-Hình trong SGK phóng to
-Phiếu học tập của HS
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định: cho HS hát
2.KTBC : Nước Văn Lang
-Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở
khu vực nào ?
-Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của
người Lạc Việt ?
-Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt
còn tồn tại đến ngày nay ?
-HS hát
-3 HS trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung
Tuần 4
Trang 11-GV nhận xét – Đánh giá
-GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau:
em hãy điền dấu x vào ô những điểm giống
nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người
Âu Việt
Sống cùng trên một địa bàn
Đều biết chế tạo đồ đồng
Đều biết rèn sắt
Đều trống lúa và chăn nuôi
Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
-GV nhận xét , kết luận : Cuộc sống của người
Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương
đồng và họ sống hòa hợp với nhau
*Hoạt động cả lớp :
-GV treo lược đồ lên bảng
-Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng
đô của nước Âu Lạc
-GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng
đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”
-Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì
trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm
vũ khí? )
-GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua
sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên
Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc
phòng của người dân Âu Lạc
*Hoạt động nhóm :
-GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm
207 TCN … phương Bắc” Sau đó , HS kể lại
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu
Đà của nhân dân Âu Lạc
-GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận :
+Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại
bị thất bại ?
+Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào
ách đô hộ của PK phương Bắc ?
-GV nhận xét và kết luận
-HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô trong PBT để chỉ những điểm giống nhaugiữa cuộc sống của người Lạc Việt vàngười Âu Việt
-cho 2 HS lên điền vào bảng phụ -HS khác nhận xét
-HS xác định
-Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châulà vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ởvùng đồng bằng
-Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡicày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏthần
-Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả sosánh
-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
Trang 124.Củng cố :
-GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung
-GV hỏi :
+Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì ?
5 Dặn dò:
-GV tổng kết và GDTT.
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới
ách đô hộ của PKPB
-Nhận xét tiết học
-3 HS dọc -Vài HS trả lời -HS khác nhận xét và bổ sung
-HS cả lớp
ĐỊA LÍ
Bài : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠNI.Mục tiêu :
-Học xong bài này HS biết :Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt độngsản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
-Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức
-Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân
-Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của conngười
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản … (nếu có )
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
-Cho HS chuẩn bị tiết học
2.KTBC :
-Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS
-Kể tên một số lễ hội , trang phục và phiên chợ
của họ
-Mô tả nhà sàn và giải thích taị sao người dân ở
miền núi thường làm nhà sàn để ở ?
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Trồng trọt trên đất dốc :
*Hoạt động cả lớp :
-Cả lớp chuẩn bị -3 HS trả lời -HS khác nhận xét, bôû sung
Trang 13-GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục 1,
hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng
những cây gì ? Ở đâu ?
-GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở
hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Cho HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi
sau :
+Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ?
+Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
+Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang ?
GV nhận xét ,Kết luận
2/.Nghề thủ công truyền thống :
*Hoạt động nhóm :
- GV chia lớp thảnh 3 nhóm Phát PHT cho HS
-GV cho HS dựa vào tranh ,ảnh, vốn hiểu biết
để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau :
+Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng
của một số dân tộc ở vùng núi HLS
+Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm
GV nhận xét và kết luận
3/.Khai thác khoáng sản :
* Hoạt dộng cá nhân :
- GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3
để trả lời các câu hỏi sau :
+Kể tên một số khoáng sản có ở HLS
+Ở vùng núi HLS ,hiện nay khoáng sản nào
được khai thác nhiều nhất ?
+Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân
+Tại sao chúng ta phải bảo vệ ,giữ gìn và khai
thác khoáng sản hợp lí ?
+Ngoài khai thác khoáng sản ,người dân miền
núi còn khai thác gì ?
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu hỏi
4.Củng cố :
GV cho HS đọc bài trong khung
-Người dân ở HLS làm những nghề gì ?
-Nghề nào là nghề chính ?
-Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống
ở HLS
-HS dựa vào mục 1 trả lời : Ruộng bậcthang thường được trồng lúa,ngô, chè vàđược trồng ở sườn núi
-HS tìm vị trí -HS quan sát và trả lời :
+Ở sườn núi +Giúp cho việc giữ nước ,chống xóimòn
+Trồng chè, lúa, ngô
-HS khác nhận xét và bổ sung
-HS dựa vào tranh ,ảnh để thảo luận -HS đại diện nhóm trình bày kết quả.-HS nhóm khác nhận xét,bổ sung
-HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3
ở SGK rồi trả lời : +A-pa-tít, đồng,chì, kẽm … +A-pa-tít
+Quặng a-pa-tít dược khai thác ở mỏ,sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớtđất đá tạp chất) Quặng được làm giàuđạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máyđể sản xuất ra phân lân phục vụ nôngnghiệp
+Vì khoáng sản được dùng làm nguyênliệu cho nhiều ngành công nghiệp +Gỗ, mây, nứa…và các lâm sản quýkhác
-HS khác nhận xét,bổ sung
-3 HS đọc -HS trả lời câu hỏi
Trang 145 Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :
Trung du Bắc Bộ
-Nhận xét tiết học
-HS cả lớp
LỊCH SỬ
Bài: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
-Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ
-Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại PKPB đối với nhân dân
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC :
GV đăät câu hỏi bài “Nước Âu Lạc “
+Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của dân Âu
Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết
thêm gì về thành tựu đó?
-GV nhận xét
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :ghi tựa
b.Tìm hiểu bài :
*Hoạt động cá nhân :
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khiTriệu
Đà…của người Hán”
-Hỏi: Sau khi thôn tính được nước ta ,các triều
đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức
bóc lột nào đối với nhân dân ta ?
-GV phát PBT cho HS và cho 1 HS đọc
-GV đưa ra bảng ( để trống, chưa điền nội dung)
so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các
triều đại PKPB đô hộ :
-GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn
hoá Nhận xét , kết luận
-HS điền nội dung vào các ô trống như
ở bảng trong PBT Sau đó HS báo cáokết quả làm việc của mình trước lớp -HS khác nxét , bổ sung
Tuần 5
Trang 15*Hoạt động nhóm:
- GV phát PBT cho 4 nhóm.Cho HS đọc SGKvà
điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa
-GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian
diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc
khởi nghĩa để trống ) :
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40 Kn hai Bà Trưng
Năm 248 Kn Bà Triệu
Năm 542 Kn Lý Bí
Năm 550 Kn Triệu Q.Phục
Năm 722 Kn Mai T Loan
Năm 766 Kn Phùng Hưng
Năm 905 Kn Khúc T Dụ
Năm 931 Kn Dương.Đ Nghệ
Năm 938 C thắng B Đằng
-GV cho HS thảo luận và điền tên các cuộc kn
-Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét và kết luận : Nước ta bị bọn
PKPB đô hộ suốt gần một ngàn năm , các cuộc
khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra Chiến
thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì
độc lập lâu dài của dân tộc ta
4.Củng cố :
-Cho 2 HS đọc phần ghi nhớ trong khung
-Khi đô hộ nước ta các triều đại PKPB đã làm
những gì ?
-Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?
5 Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài “Khởi nghĩa
hai Bà Trưng"
-HS các nhóm thảo luận và điền vào
-Đại diện các nhóm lên báo cáo kếtquả
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
-2 HS đọc ghi nhớ -HS trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét
-HS cả lớp
ĐỊA LÍ
Bài : TRUNG DU BẮC BỘI.Mục tiêu :
-Qua bài này HS biết mô tả được vúng trung du Bắc Bộ
-Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của conngười ở trung du Bắc Bộ
-Nêu được qui trình chế biến chè
-Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức
-Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây
Trang 16II.Chuẩn bị :
-Bản đồ hành chính VN
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
Cho HS chuẩn bị tiết học
2.KTBC :
-Người dân HLS làm những nghề gì ?
-Nghề nào là nghề chính ?
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Vùng đồi với đỉnh tròn, sướn thoải :
*Hoạt động cá nhân :
GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung
du Bắc Bộ như sau :
-Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan
sát tranh ,ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các
câu hỏi sau :
+Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng
bằng ?
+Các đồi ở đây như thế nào ?
+Mô tả sơ lược vùng trung du
+Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc
Bộ
-GV gọi HS trả lời
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
-GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo
tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc,Bắc giang –những tỉnh có vùng đồi trung du
2/.Chè và cây ăn quả ở trung du :
*Hoạt động nhóm :
-GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở
mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi
gợi ý sau :
+Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng
những loại cây gì ?
+Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở
Thái Nguyên và Bắc Giang ?
+Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí
tự nhiên VN
-HS cả lớp
-HS trả lời -HS khác nhận xét
-HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh
-HS trả lời -HS nhận xét ,bổ sung
-HS lên chỉ BĐ
-HS thảo luận nhóm
Trang 17+Em biết gì về chè Thái Nguyên ?
+Chè ở đây được trồng để làm gì ?
+Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ
đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ?
+Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè
-GV cho HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
3/.Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp:
* Hoạt động cả lớp:
GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc
-Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi
đất trống , đồi trọc ?
+Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây
đã trồng những loại cây gì ?
-GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo
vệ rừng và tham gia trồng cây : Đốt phá rừng bừa
bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng
tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng ;
cần phải bảo vệ rừng , trồng thêm rừng ở nơi đất
trống
4.Củng cố :
-Cho HS đọc bài trong SGK
-Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ
-Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung
du Bắc Bộ
5 Dặn dò:
-Dặn bài tiết sau :Tây Nguyên
-Nhận xét tiết học
-HS đại diện nhóm trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh -HS trả lời câu hỏi
-HS nhận xét ,bổ sung
+ vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phárừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thácgỗ bừa bãi ,…
-HS lắng nghe
-2 HS đọc bài -HS trả lời
-HS cả lớp
(NĂM 40)I.Mục tiêu :
-HS biết vì sao hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
-Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa
-Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại
Trang 18Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
-Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào ?
-Cho 2 HS lên điền tên các cuộc kn vào bảng
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : ghi tựa
b.Tìm hiểu bài :
*Hoạt động nhóm :
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I…
trả thù nhà”.
-Trước khi thảo luận GV giải thích khái niệm
quận Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng
đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận
Giao Chỉ
+Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà
Hán đô hộ nước ta
-GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận :
Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN hai Bà Trưng,
có 2 ý kiến :
+Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt
là Thái Thú Tô Định
+Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô
Định giết hại
Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
-GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo
cáo kết quả làm việc : việc Thi Sách bị giết hại chỉ
là cái cớ để cuộc KN nổ ra, nguyên nhân sâu xa là
do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai Bà
*Hoạt động cá nhân :
Trước khi yêu cầu HS làm việc cá nhân , GV treo
lược đồ lên bảng và giải thích cho HS : Cuộc KN
hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng
trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra
cuộc kn
-GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn
biến chính của cuộc kn trên lược đồ
-GV nhận xét và kết luận
*Hoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK , hỏi:
+Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế
nào?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa
-HS trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS đọc ,cả lớp theo dõi
-HS các nhóm thảo luận -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
+Vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán ,vìlòng yêu nước căm thù giặc ,vì thù nhà đãtạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởinghĩa
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài đểtrình bày lại diễn biến chính của cuộc kn -HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày
-HS trả lời
+Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đôhộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độclập
Trang 19gì ?
-Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên
điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
-GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để đi đến
thống nhất : Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô
hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập
Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát
huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại
xâm
4.Củng cố :
-Cho HS đọc phần bài học
-Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc KN của Hai Bà
Trưng ?
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ?
-GV nhận xét , kết luận
5 Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài và xem trước bài :”Chiến thắng
Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo “.
+Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duytrì và phát huy được truyền thống bất khuấtchống giặc ngoại xâm
-3 HS đọc ghi nhớ -HS trả lời
-HS khác nhận xét
-Trình bày được một số đắc điểm của Tây Nguyên ( vị trí, địa hình, khí hậu )
-Dựa vào lược đồ (BĐ), bảng số liệu ,tranh, ảnh để tìm kiến thức
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên
III.Hoạt động trên lớp :
Trang 203.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp
tầng :
*Hoạt động cả lớp :
-GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản
đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây
Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao
nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
-GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của
các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK
-GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo
hướng Bắc xuống Nam
-GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự
nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên
theo thứ tự từ Bắc xuống Nam
*Hoạt động nhóm :
-GV chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi
nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao
nguyên
-GV cho HS các nhóm thảo luận theo các gợi ý
sau :
+Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK,
xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp
tới cao
+Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao
nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu )
-GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước
lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp
với tranh, ảnh
-GV sửa chữa ,bổ sung giúp từng nhóm hoàn
thiện phần trình bày
2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và
mùa khô :
* Hoạt động cá nhân :
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK,
từng HS trả lời các câu hỏi sau :
+Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng
nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?
+Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ?
-GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết
luận
4.Củng cố :
-Cho HS đọc bài trong SGK
-HS chỉ vị trí các cao nguyên
-HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự -HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên -HS khác nhận xét ,bổ sung
+Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc +Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum +Nhóm 3: cao nguyên Di Linh +Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng -HS các nhóm thảo luận
-Đại diện HS các nhóm trình bày kếtquả
-HS dựa vào SGK trả lời
-HS khác nhận xét
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi
Trang 21-Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị
trí các cao nguyên trên BĐ
-Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc
điểm của từng mùa
Bài: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO(NĂM 938)I.Mục tiêu :
-HS biết vì sao có trận Bạch Đằng
-Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng
-Trình bày được kết quả và ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc
II.Chuẩn bị :
-Hình trong SGK phóng to
-Tranh vẽ diện biến trận BĐ
-PHT của HS
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC :Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa
trong hoàn cảnh nào ?
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như
thế nào?
-GV nhận xét
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : ghi tựa
b.Phát triển bài :
*Hoạt động cá nhân :
-Yêu cầu HS đọc SGK
-GV phát PHT cho HS
-GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những
thông tin đúng về Ngô Quyền :
Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây)
Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân
Nam Hán
Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua
-GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc
-4 HS hỏi đáp với nhau -HS khác nhận xét , bổ sung
-HS điền dấu x vào trong PHT của mình
-3 HS nêu
Tuần 7
Trang 22để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền.
-GV nhận xét và bổ sung
*Hoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Sang đánh
nước ta … hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu
hỏi sau :
+Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ?
+Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để
làm gì ?
+Trận đánh diễn ra như thế nào ?
+Kết quả trận đánh ra sao ?
-GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm
việc để thuật lại diễn biến trận BĐ
-GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang
xâm lược nước ta Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi
dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc
vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938)
*Hoạt động nhóm :
-GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận :
+Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền
đã làm gì ?
-GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến
kết luận: Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng
vương, đóng đô ở Cổ Loa Đất nước được độc lập
sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ
4.Củng cố :
-Cho HS đọc phần bài học trong SGK
-GV giáo dục tư tưởng
5 Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về
chiến thắng BĐ của Ngô Quyền
-Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “.
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi -HS nhận xét ,bổ sung
-2 HS thuật
-HS các nhóm thảo luận và trả lời.-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
-4 HS đọc -HS trả lời
-HS cả lớp
ĐỊA LÍ
Bài MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊNI.Mục tiêu :
-Học xong bài này HS biết :Một số dân tộc ở Tây Nguyên
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng ,sinh hoạt,trangphục,lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên
-Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên
-Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức
-Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyênvà có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóacủa các dân tộc
Trang 23II.Chuẩn bị :
-Tranh, ảnh về nhà ở ,buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của
Tây Nguyên
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2.KTBC :
GV nêu câu hỏi cho HS
-Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên
-Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ?
-Nêu đặc điểm của từng mùa
GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới :
@ Giới thiệu bài: Ghi tựa
@ Phát triển bài :
1.Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống
*Hoạt động cá nhân:
-GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời
các câu hỏi sau :
+Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên
+Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào
sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ
nơi khác đến ?
+Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm
gì riêng biệt ?
+Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước
cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
GV gọi HS trả lời câu hỏi
GV sửa chữa và kết luận
2.Nhà rông ở Tây Nguyên :
*Hoạt động nhóm:
-GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và
tranh ,ảnh về nhà ở ,buôn làng, nhà rông của các
dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý
sau :
+Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì
đặc biệt ?
+Nhà rông được dùng để làm gì ?
+Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều
gì ?
-GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo
kết quả trước lớp
-GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần
-HS đọc SGK -HS các nhóm thảo luận và trình bày kếtquả
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung
Trang 24trình bày
3.Trang phục ,lễ hội :
* Hoạt động nhóm:
-GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và
các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý
+Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ
hội ?
+Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng
những loại nhạc cụ độc đáo nào?
-GV cho HS đại diện nhóm báo cáo kết quả làm
việc của nhóm mình
-GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần
trình bày của nhóm mình
GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân
cư ,buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây
Nguyên
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc phần bài học trong khung Sgk
-Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của
người dân Tây Nguyên
5 Dặn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản
xuất của người dân ở Tây Nguyên”.
-Nhận xét tiết học
-HS dựa vào SGK để thảo luận các câu hỏi
-HS đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi -HS cả lớp
LỊCH SỬ
ÔN TẬPI.Mục tiêu :
-HS biết : Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ
nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
-Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục
và băng thời gian
II.Chuẩn bị :
-Băng và hình vẽ trục thời gian
-Một số tranh ảnh , bản đồ
III.Hoạt động trên lớp :
Tuần 8
Trang 25Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền
-Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
-Kết quả trận đánh ra sao ?
-GV nhận xét , đánh giá
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :ghi tựa
b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm :
-GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
-GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và
phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi nội dung
của mỗi giai đoạn
-GV hỏi : Chúng ta đã học những giai đoạn LS nào
của LS dân tộc, nêu những thời gian của từng giai
đoạn
-GV nhận xét , kết luận
*Hoạt động cả lớp :
-GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng , phát
PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng
với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN ,
179 năm TCN ,938
-GV tổ chức cho các em lên báo cáo kết quả
-GV nhận xét và kết luận
*Hoạt động cá nhân :
-GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục
3 trong SGK :
Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay
bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau :
+Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản
xuất , ăn mặc , ở , ca hát , lễ hội )
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh
nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
+Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến
thắng Bạch Đằng
-GV nhận xét và kết luận
4.Tổng kết - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12
*Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
*Nhóm 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng.-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-HS khác nhận xét , bổ sung
-HS cả lớp
ĐỊA LÍ
Trang 26HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊNI.Mục tiêu :
-Học xong bài này HS biết :Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản
xuất của người dân ở Tây Nguyên :Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia
súc lớn
-Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu , tranh, ảnh để tìm hiểu kiến thức
-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên
nhiên với hoạt động sản xuất của con người
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
III.Hoạt động trên lớp :
-Nêu một số lễ hội ở Tây Nguyên
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan :
* Hoạt động nhóm :
-GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục
1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý
sau :
+Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên
(quan sát lược đồ hình 1) Chúng thuộc loại cây công
nghiệp, cây lương thực hay rau màu ?
+Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều
nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu )
+Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng
cây công nghiệp ?
-GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình
-GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả
lời
* GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành
đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa
hoạt động Đó là hiện tượng một chất nóng chảy từ
-HS hát
-HS trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS thảo luận nhóm
+ Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè …Chúngthuộc loại cây công nghiệp
+Cây cà phê được trồng nhiều nhất
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làmviệc của nhóm mình
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
Trang 27lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham ) nguội
dần ,đóng cứng lại thành đá ba dan Trải qua hàng
triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan
trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan
*Hoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS quan sát tranh ,ảnh vùng trồng cây
cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK,
nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp
cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê)
-GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột
trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-GV nói: không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở
Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và
những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao
su ,chè , cà phê …
-GV hỏi các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
-GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản
phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt ,cà phê
bột…)
-Hiện nay ,khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây
công nghiệp ở Tây Nguyên là gì ?
-Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục
khó khăn này ?
-GV nhận xét , kết luận
2.Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ :
*Hoạt động cá nhân :
-Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu ,mục 2 trong
SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
+Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
+Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
-GV gọi HS trả lời câu hỏi
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiên câu trả lời
4.Củng cố :
-GV trình bày tóm lại những đặc điểm tiêu biểu về
hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn
nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên
-Gọi vài HS đọc bài học trong khung
5 Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài này phần tiếp
theo
-Nhận xét tiết học
-HS quan sát tranh ,ảnh và hình 2 trong SGK
-HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ
-HS trả lời câu hỏi
-HS xem sản phẩm
+Tình trạng thiếu nước vào mùa khô
+Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên đểtưới cây
-HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi
+Trâu, bò, voi+Để chở hàng hóa từ vùng cao đến miềnxuôi
-HS trả lời ,HS khác nhận xét, bổ sung
-3 HS đọc bài học và trả lời câu hỏi -HS cả lớp
LỊCH SỬ
Tuần 9
Trang 28ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
2.KTBC : Ôn tập
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa
như thế nào đối với LS dân tộc ?
-Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa
như thế nào đối với LS dân tộc?
-GV nhận xét
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : ghi tựa
b.Phát triển bài :
GV dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được
bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập
*Hoạt động cá nhân :
-GV cho HS đọc SGK
-GV nhận xét kết luận: triều đình lục đục tranh nhau ngai
vàng ,đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô
ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi)
*Hoạt động cả lớp :
-GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ĐBL sinh
ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn, Ninh Bình Truyện cờ lau tập
trận nói lên từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có chí lớn
+Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất
nước?
-GV cho HS thảo luận và thống nhất: Lớn lên gặp buổi loạn lạc,
ĐBL đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân
Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn
+Sau khi thống nhất đất nước ĐBL đã làm gì ?
GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ĐBL lên
ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư ,
đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu Thái Bình
GV giải thích các từ :
+Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với
Hoàng đế Trung Hoa
-2 HS trả lời -Cả lớp theo dõi và nhận xét
-HS đọc
-HS trả lời
-HS thảo luận và thống nhất
Trang 29+Đại Cồ Việt : nước Việt lớn
+Thái Bình : yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh
*Hoạt động nhóm :
-GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước
và sau khi được thống nhất theo mẫu :
Các mặt Thời gian
Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất
-Đất nước -Bị chia thành 12 vùng -Đất nước quy về một mối
-Triều đình -Lục đục -Được tổ chức lại quy cũ
-Đời sống -Làng mạc, đồng ruộng -Đồng ruộng trở lại xanh tươi,
của nhân bị tàn phá, dân nghèo khổ, ngược xuôi buôn bán,
dân đổ máu vô ích khắp nơi chùa tháp được
xây dựng.
-GV nhận xét và kết luận
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc bài học trong SGK
-Hỏi: Nếu có dịp được về thăm kinh đô Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai
? Vì sao ?
5 Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược lần thứ nhất”.
-Nhận xét tiết học
-Các nhóm thảo luận và lập thànhbảng
-Đại diện các nhóm thông báo kếtquả làm việc của nhóm trước lớp -Các nhóm khác nhận xét và bổsung cho hoàn chỉnh
3 HS đọc -HS trả lời -HS cả lớp
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)I.Mục tiêu :
-Học xong bài này HS biết :Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản
xuất của người dân ở Tây Nguyên :Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia
súc lớn
-Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu , tranh, ảnh để tìm hiểu kiến thức
-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên
nhiên với hoạt động sản xuất của con người
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS -HS chuẩn bị tiết học
Trang 302.KTBC :
-Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên
-Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc
trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó
khăn gì?
-GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
3.Khai thác nước :
*Hoạt động nhóm :
GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
-Quan sát lược đồ hình 4 , hãy :
+Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên
+Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
-Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
-Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
-Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng
có tác dụng gì ?
-Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4
và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm mình
GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày
GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và
nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
4.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
*Hoạt động nhóm đôi:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong
SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
+Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan
sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng
thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều
tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm
-Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt
đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm)
-HS trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét ,bổ sung
-HS thảo luận nhóm
+ sông Xê Xa, sông Xrê Pôk, sông Ba,sông Đồng Nai
+Những con sông này bắt nguồn từ sôngMê Công và chảy ra biển Đông
+ Vì sông ở đây chảy qua nhiều vùng cóđộ cao khác nhau nên lòng sông lắm thácghềnh
+Người dân ở đây dùng sức nước chảy từcao xuống để chạy tua-bin sản xuất rađiện
+Các hồ chứa nước ở đây có tác dụng giữnước, hạn chế những cơn lũ bất thường.-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làmviệc của nhóm mình
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung
-HS lên chỉ tên 3 con sông
-HS quan sát và đọc SGK để trả lời
+Rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùakhô
+Rừng rậm nhiệt đới: cây cối quanh nămxanh tươi phát triển mạnh Rừng khộp vàomùa khô rụng lá gần hết trông xơ xác
Trang 31-GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
-GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực
vật
* Hoạt động cả lớp :
Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và
vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau :
+Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+Gỗ được dùng để làm gì ?
+Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản
xuất ra các sản phẩm đồ gỗ
+Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
-GV nhận xét và kết luận
4.Củng cố :
GV cho HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất
của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu
năm, chăn nuôi gia súc có sừng ,khai thác nước, khai thác
rừng )
5 Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Thành phố Đà
Lạt”.
-Nhận xét tiết học
-HS đại diện cặp của mình trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS xác lập theo sự hướng dẫn của GV
-HS đọc SGK và quan sát tranh,ảnh để trảlời
+ Rừng cho ta nhiều sản vật và gỗ quý+Gỗ dùng đóng và làm các loại đồ dùngtrong gia đình: bàn, ghế, tủ,…
+phải trồng lại rừng ở những nơi đất trốngvà khai thác rừng hợp lí
-HS trình bày -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS cả lớp
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)I.Mục tiêu :
-HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng
dân
-Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
-Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
II.Chuẩn bị :
-Hình trong SGK phóng to
-PHT của HS
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập
của đất nước?
-GV nhận xét ghi điểm
-3 HS trả lời -HS khác nhận xét
Tuần 10
Trang 323.Bài mới :
a.Giới thiệu :ghi tựa
b Phát triển bài :
*Hoạt động cả lớp :
1 Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm
lược.
-GV cho HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 ….sử cũ gọi là
nhà Tiền Lê”
-GV đặt vấn đề :
+Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng
hộ không ?
-GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý
kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá
nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê
Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê
Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”
2 Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược.
*Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi :
+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở
đâu để đón giặc ?
-Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của
chúng không ?
-Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
-GV nhận xét, kết luận
*Hoạt động cả lớp :
-GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: “Thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả
gì cho nhân dân ta ?”
-GV kết luận: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ;
Nhân dân ta tự hào ,tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ
của dân tộc
4.Củng cố :
-Cho 2 HS đọc bài học
-Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả
-HS cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.-HS khác nhận xét ,bổ sung
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngquân Tống đã đem lại, Nền độc lập củanước nhà được giữ vững ; Nhân dân ta tựhào ,tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ củadân tộc
-HS đọc bài học -HS trả lời
Trang 33-Học xong bài này, HS biết : Vị trí của Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt
-Dựa vào lược đồ (Bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức
-Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với
hoạt động sản xuất của con người
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
-Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
@.Giới thiệu bài: Ghi tựa
@.Phát triển bài :
1.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước :
*Hoạt động cá nhân :
GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1
trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau :
+Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?
+Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ?
+Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu
tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí
các điểm đó trên hình 3
+Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt
-GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp
-GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV giải thích thêm cho HS: Nhìn chung càng lên
-HS cả lớp hát -HS trả lời câu hỏi
-HS nhận xét và bổ sung -HS nhắc lại
-HS cả lớp
+ Cao nguyên Lâm Viên+ Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặtbiển
+ Khí hậu quanh năm mát mẻ+HS chỉ bản đồ
+HS mô tả -HS trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét ,bổ sung
Trang 34cao thì nhiệt độ không khí càng giảm Trung bình cứ lên
cao 1000m thì nhiệt đô không khí lại giảm đi 5 đến 6
0c Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức ,những địa điểm nghỉ
mát ở vùng núi thường rất đông du khách Đà Lạt ở độ
cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát
mẻ Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu
ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở
miền Bắc
2 Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát :
*Hoạt động nhóm :
-GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình
3 ,mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau :
+Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ
+Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt
-GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của
nhóm mình
-Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình
bày trước lớp
-GV nhận xét, kết luận
3.Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt :
* Hoạt động nhóm :
+Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả
và rau xanh ?
+Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt
+Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả,
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập
-Nhận xét tiết học
-HS các nhóm thảo luận + Nhờ có không khí trong lànhm mátmẻ, thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạtđược chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát.+ Đà Lạt có những công trình phục vụcho việc nghỉ mát , du lịch như: kháchsạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểukiến trúc khác nhau
-Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả
-Các nhóm đem tranh, ảnh sưu tầm lêntrình bày trước lớp
+ Vì Đà Lạt có nhiều hoa quả và rauxanh
+ Lan, hồng, cúc, dâu, mận, bắp cải, súp
lơ, …+ Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mátmẻ, lạnh nhưng không rét
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị dinhdưỡng cao và cung cấp cho nhiều nơi.-Các nhóm khác nhận xét,bôû sung -HS các nhóm đại diện trả lời kết quả.-HS lên điền
-Cả lớp nhận xét,bổ sung
LỊCH SỬ
Tuần 11
Trang 35NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONGI.Mục tiêu :
-HS biết tiếp theo nhà Lê là nhà Lý Lý Thái Tổ là ông vua của nhà Lý Ông cũng làngười đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội ) Sau đó, Lý ThánhTông đặt tên nước là Đại Việt
-Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ hành chính Việt Nam
-PHT của HS
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
+Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược ?
+Em trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược
-GV nhận xét và ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :ghi tựa
b.Phát triển bài :
GV giới thiệu: Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý Nhà Lý
tồn tại từ năm 1009 đến năm 1226 Nhiệm vụ của chúng
ta hôm nay là tìm hiểu nhà Lý được ra đời trong hoàn
cảnh nào? Việc dời từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi thành
Thăng Long diễn ra thế nào? Vài nét về kinh thành
Thăng Long thời Lý
-GV giới thiệu: năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê
Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược Lý Công Uẩn là
viên quan có tài, có đức Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý
Công Uẩn được tôn lên làm vua Nhà Lý bắt đầu từ đây
*Hoạt động cá nhân:
-GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi
yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La
(Thăng Long)
-GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong
SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010… màu mỡ này”, để lập
bảng so sánh theo mẫu sau :
Vùng đất Nội dung so sánh
Vị trí Địa thế
Hoa Lư Không phải Rừng núi hiểm trở,
trung tâm chật hẹp
-4 HS trả lời -HS khác nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lên bảng xác định -HS lập bảng so sánh
Trang 36Đại La Trung tâm Đất rộng, bằng
đất nước phẳng, màu mỡ
-GV đặt câu hỏi để HS trả lời : “Lý Thái Tổ suy nghĩ như
thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ?”
-GV: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô
từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long
Sau đó ,Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
-GV giải thích từ “ Thăng Long” và “Đại Việt”
*Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho HS
-GV hỏi HS :Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng
như thế nào ?
-GV cho HS thảo luận và đi đến kết luận :Thăng Long
có nhiều lâu đài , cung điện , đền chùa Dân tụ họp ngày
càng đông và lập nên phố, nên phường
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc phần bài học
-Sau triều đại Tiền Lê ,triều nào lên nắm quyền?
-Ai là người quyết định dời đô ra Thăng Long ?
-Việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa gì ?
5 Dặn dò:
-Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Chùa thời Lý”.
-Nhận xét tiết học
-HS trả lời: cho con cháu đời sau xâydựng cuộc sống ấm no
-HS đọc PHT
-HS các nhóm thảo luận và đại diệnnhóm trả lời câu hỏi
-Các nhóm khác bổ sung
-2 HS đọc bài học -HS trả lời câu hỏi.Cả lớp nhận xét,bổsung
-HS cả lớp
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
-Học xong bài này HS biết: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên,
con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ
và Tây Nguyên
-Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà
Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ tự nhiên VN
-PHT (Lược đồ trống)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành
Thành phố du lịch và nghỉ mát ?
-Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ
-HS trả lời câu hỏi -Cả lớp nhận xét, bổ sung
Trang 37lạnh ?
-GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
* Vị trí miền núi và trung du (Hoạt động cả lớp):
-GV phát PHT cho từng HS và yêu cầu HS điền tên
dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành
phố Đà Lạt vào lược đồ
-GV cho HS lên chỉ vị trí dãy núi HLS, các cao nguyên
ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí
tự nhiên VN
-GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS
cho đúng
* Đặc điểm thiên nhiên (Hoạt động nhóm) :
-GV cho HS các nhóm thảo luận câu hỏi :
+Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con
người ở vùng núi HLS và Tây Nguyên theo những gợi ý
ở bảng (SGK trang 97)
.Nhóm 1: Địa hình, khí hậu ở HLS, Tây Nguyên
.Nhóm 2: Dân tộc ở HLS và Tây Nguyên
.Nhóm 3: Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công
.Nhóm 4: Khai thác khoáng sản, khai thác sức nước
và rừng
-GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ Các nhóm tự
điền các ý vào trong bảng
-Cho HS đem bảng treo lên cho các nhóm khác nhận
+Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ
+Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống,
đồi trọc
-GV hoàn thiện phần trả lời của HS
4.Củng cố :
-GV cho treo lược đồ còn trống và cho HS lên đính
phần còn thiếu vào lược đồ
-GV nhận xét, kết luận
5 Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Đồng
bằng Bắc Bộ”.
-GV nhận xét tiết học
-HS điền tên vào lược đồ
-HS lên chỉ vị trí các dãy núi và caonguyên trên bản đồ
-HS cả lớp nhận xét, bổû sung
-HS các nhóm thảo luận và điền vào bảngphụ
-Đại diện các nhóm lên trình bày -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS trả lời -HS khác nhận xét, bổ sung
-HS thi đua lên đính -Cả lớp nhận xét
-HS cả lớp
Trang 38LỊCH SỬ
CHÙA THỜI LÝùI.Mục tiêu :
-HS biết đến thời Lý ,đạo phật phát triển thịnh đạt nhất
-Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi
-Chùa là công trình kiến trúc đẹp
II.Chuẩn bị :
-Ảnh chụp phóng to chùa Dâu ,chùa Một Cột , tượng phật A- di –đà
-PHT của HS
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
-GV cho HS hát
2.KTBC : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”
+ Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì?
+ Khi Công Uẩn lên làm vua, Thăng Long được xây
dựng như thế nào?
-GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát ảnh tượng phật
A-di-đà, ảnh một số ngôi chùa và giới thiệu bài
b.Phát triển bài :
- GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải
thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật (Đạo
Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ
Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối
sống của dân ta )
* Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
(Hoạt động cả lớp) :
-GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật … rất thịnh đạt.”
-GV đặt câu hỏi :Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo Phật
trở nên phát triển nhất ?”
-GV nhận xét kết luận : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn
Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ.
Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách
nghĩ , lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân
tiếp nhận và tin theo.
* Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý (Hoạt động
nhóm) : GV phát PHT cho HS
-GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của
-Cả lớp hát -HS trả lời + Được lên làm vua … tên nước là ĐạiViệt
+ Thăng Long có nhiều lâu … ngày mộtđông
-HS khác nhận xét -HS lắng nghe
-HS đọc
-Dựa vào nội dung SGK ,HS thảo luậnvà đi đến thống nhất : Nhiều vua đã từngtheo đạo Phật Nhân dân theo đạo Phậtrất đông Kinh thành Thăng Long và cáclàng xã có rất nhiều chùa
Trang 39chùa dưới thời nhà Lý Qua đọc SGK và vận dụng hiểu
biết của bản thân , HS điền dấu x vào ô trống sau những
ý đúng :
+Chùa là nơi tu hành của các nhà sư
+Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật
+Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã
+Chùa là nơi tổ chức văn nghệ
-GV nhận xét, kết luận
* Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (Hoạt
động cá nhân) :
-GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật
A-di-đà (Trên ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công
trình kiến trúc đẹp
-GV nhận xét và kết luận
4.Củng cố :
-Cho HS đọc khung bài học
-Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng?
-Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc
phát triển đạo phật ở Việt Nam?
-GV nhận xét, đánh giá
5 Dặn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.
-Nhận xét tiết học
-HS các nhóm thảo luận và điền dấu Xvào ô trống
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung chohoàn chỉnh
-Hs mô tả lại
-Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa
hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông
-Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức
-Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
-Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 40-Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Tây Nguyên.
-Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ
GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1 Đồng bằng lớn ở miền Bắc :
*Hoạt động cả lớp :
- GV treo BĐ Địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của
đồng bằng Bắc Bộ Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí
đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
-GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc
Bộ trên bản đồ
-GV chỉ BĐ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có
dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là
đường bờ biển
*Hoạt động cá nhân :
GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ
trong SGK, trả lời các câu hỏi sau :
+Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ?
+Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng
bằng của nước ta ?
+Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ?
-GV cho HS lên chỉ BĐ địa lí VN về vị trí, giới hạn và
mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và
đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ
2 Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ :
* Hoạt động cả lớp:
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1…) của
mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên BĐ sông Hồng và sông
Thái Bình
-GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý :Tại sao sông
có tên gọi là sông Hồng ?
-GV chỉ trên BĐ VN sông Hồng và sông Thái Bình,
đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông
lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ TQ, đoạn sông chảy
qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển
bằng nhiều cửa ,có nhánh đổ ra sông Thái Bình như sông
Đuống, sông Luộc: vì có nhiều phù sa nên sông quanh
năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng Sông
Thái Bình do ba sông : sông Thương, sông Cầu, sông Lục
Nam hợp thành Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều
nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa
-GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu
hỏi: Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ?
-HS khác nhận xét, bổ sung
-HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lượcđồ
-HS lên bảng chỉ BĐ
-HS lắng nghe
-HS trả lời câu hỏi -HS khác nhận xét
-HS lên chỉ và mô tả
-HS quan sát và lên chỉ vào BĐ -Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sôngcó màu đỏ
-HS lắng nghe