1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh KCN tiên sơn, tỉnh bắc ninh

104 181 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 772,5 KB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn...80 3.2.1.. Tr

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Quản lý kinh tế 21Bcủa trường Đại học Thương Mại, được sự dạy dỗ tận tình của các giảng viên bộmôn, sự quan tâm của các thầy cô giáo trong Khoa sau Đại học, các thầy côtrong Ban giám hiệu và cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đặc biệt là sự

hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Thu Thuỷ, đến nay tôi đã hoàn thành luận

văn tốt nghiệp với đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh” Qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành

đến tập thể giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thầy cô trong Ban Giám

hiệu đặc biệt là TS Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Ngoài ra, để có thể hoàn thành tốt luận văn phải kể đến sự giúp đỡ của cácđồng chí, bạn bè đồng nghiệp tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.Tôi xin chân thành cám ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện

để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lậpcủa tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thu Thuỷ Các số liệu, kết quảnghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nội dungnghiên cứu của đề tài chưa từng được công bố ở bất kỳ luận văn nào khác

Tác giả luận văn

Vũ Thị Tâm

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 7

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay DNVVN 7

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng DNVVN 7

1.1.3 Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 10

1.2 Quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN của NHTM 12

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 12

1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN 17

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay DNVVN 32

1.3 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay DNVVN của một số NHTM và bài học rút ra cho Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.35

Trang 4

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN của một

số NHTM tại Việt Nam 35

1.3.2 Bài học rút ra cho Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH 42

2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam -CN K-CN Tiên Sơn 42

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 42

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 43

2.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 46

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank - CN KCN Tiên Sơn 49

2.2.1 Chính sách cho vay DNVVN tại Vietinbank - CN KCN Tiên Sơn 49

2.2.2 Tổ chức triển khai hoạt động cho vay 51

2.2.3 Kiểm soát hoạt động cho vay 53

2.2.4 Phân tích kết quả quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN 60

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank - CN KCN Tiên Sơn 67

2.3.1 Những kết quả đạt được 67

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

Trang 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH 75

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 75

3.1.1 Phương hướng hoạt động chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 75

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 77

3.1.3 Định hướng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 78

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - CN KCN Tiên Sơn 80

3.2.1 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí, phương châm “ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng” 82

3.2.2 Xây dựng định hướng tín dụng và nâng cao khả năng phân tích tín dụng 83 3.2.3 Giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay 84

3.2.4 Tăng cường quản lý rủi ro 86

3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự 87

3.3 Các kiến nghị 89

3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 89

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCN Khu công nghiệp

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHTM Ngân hàng thương mại

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam 08

2 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – CN KCN Tiên Sơn giai đoạn 2013- 2016 45

3

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – CN KCN Tiên Sơn giai đoạn

2013-2016

46

4

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khác của Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – CN KCN Tiên Sơn giai đoạn

9 Bảng 2.8: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho

10 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay đối với khách hàng DNVVN theo

15 Bảng 2.14: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của DNVVN 64

16 Bảng 2.15: Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

2 Hình 1.2: Quản lý các khoản vay có vấn đề 27

3 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh

4 Hình 2.2: Trình tự kiểm tra khoản vay tại Vietinbank –

Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh 49

5 Hình 2.3: Quản lý các khoản vay có vấn đề 50

6 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình thẩm định hồ sơ vay 53

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độngày càng nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nướcphát triển trên thế giới Với vai trò là mạch máu trong quá trình vận hành nềnkinh tế – Hệ thống các tổ chức tín dụng, đứng đầu là các ngân hàng thương mại

đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đó Khác với cácdoanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào sản xuất

và lưu thông hàng hóa nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việccung cấp vốn tín dụng Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục đồng thờigóp phần đầu tư phát triển kinh tế

Mặt khác, trong những năm gần đây, GDP của nước ta luôn tăng trưởng ởmức cao Theo số liệu thống kê, chỉ với số liệu các doanh nghiệp có đăng ký thì

tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95% tỷ lệ doanh nghiệp ở nước ta.DNVVN được nhận định sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai Chính vì vậy,

họ là đối tượng ngày càng được các ngân hàng quan tâm Ý thức được tiềm năng

và tầm quan trọng của đối tượng DNVVN nên nhiều ngân hàng đã và đang đổimới trong quan điểm kinh doanh theo hướng tập trung cho vay DNVVN Đặcbiệt, trong bối cảnh các DN nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động kémhiệu quả như hiện nay thì hoạt động cho vay đối với DNVVN tại các NHTMngày càng được chú trọng mở rộng Kết quả cho vay DNVVN trong 10 năm trở

lại đây đã phản ánh chính sách cho vay linh hoạt, ngày càng phù hợp hơn với

điều kiện của thị trường và xu hướng cạnh tranh của các NHTM

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực cạnh tranh vớicác NHTM khác, Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng

Trang 10

đang từng bước chuyển đổi quan điểm cho vay đối với DNVVN cho phù hợphơn với điều kiện mới của thị trường Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn đãxác định thị trường cho vay các DNVVN là một lĩnh vực đầy tiềm năng pháttriển và là nhóm khách hàng chiến lược trong chính sách phát triển dài hạn củamình Tuy nhiên qua hơn chục năm thực hiện, quản lý hoạt động cho vay đối vớiDNVVN tại ngân hàng chưa đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn

Trong quá trình công tác tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh

Bắc Ninh, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp với mục

tiêu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại cácNgân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói riêng Đề tài này hoàn thành sẽphần nào giúp được cho các ngân hàng thương mại tránh được các rủi ro tíndụng liên quan đến đối tượng khách hàng DNVVN trong bối cảnh rủi ro tín dụngđối với khách hàng DNVVN ngày càng gia tăng

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của các ngân hàngthương mại nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN nóiriêng Tuy nhiên, mỗi đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, cóthời điểm, không gian và thời gian khác nhau, có thể kể đến một số công trìnhsau:

Luận văn thạc sĩ: “Chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”, Nguyễn Thị Cẩm Tú, trường Đại học Thương Mại (2014) Trong

luận văn tác giả đã đưa ra các lý thuyết về hoạt động cho vay và các chỉ tiêuđánh giá chất lượng hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, phân tíchthực trạng chất lượng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Trang 11

Nam – Chi nhánh Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra các nhận xét về nhữngmặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạnchế và đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ: “Quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Techcombank”, Hoàng Anh Tuấn, trường Đại học Thương Mại (2014).

Luận văn đưa ra một số lý thuyết về hoạt động cho vay và quản lý hoạt động chovay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM, các tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Từ đó

áp dụng vào thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Teckcombank) Qua phântích thực trạng và căn cứ vào định hướng hoạt động của Teckcombank tác giảđưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối vớikhách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Teckcombank

Một số đề tài nghiên cứu về mở rộng hoạt động cho vay DNVVN như:

“Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHCT chi nhánh Hà Tây”; “Phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội”; “Mở rộng hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi nhánh Hà Nội”; Nội dung chủ yếu của các đề tài này là phân tích quy mô và chất lượng

của hoạt động cho vay DNVVN trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm mởrộng hoạt động cho vay DNVVN

Một số đề tài nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

đối với DNVVN như: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội”; “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Đông Anh - Hà Nội”; Nội dung chính

của các đề tài này chủ yếu đi sâu vào phân tích đánh giá chất lượng của hoạt

Trang 12

động cho vay đối với DNVVN từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nângcao chất lượng của hoạt động cho vay.

Các đề tài trên thường đi sâu vào các nghiệp vụ cụ thể trong quy trình tácnghiệp cho vay DNVVN Chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu nào đi sâu vàovấn đề quản lý đối với hoạt động cho vay DNVVN Do vậy việc nghiên cứu vàhoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tạiVietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh vẫn khả thi và có tính ứngdụng cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Luận văn nghiên cứu để làm rõ thực trạng quản lý

hoạt động cho vay đối với khách hàng DNVVN tại Vietinbank - Chi nhánh KCNTiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và kiến nghị hoànthiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại Vietinbank -Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động cho

vay đối với khách hàng DNVVN của NHTM

- Phân tích, làm rõ thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với kháchhàng DNVVN tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ đóchỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lýhoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại Vietinbank - Chi nhánh KCN TiênSơn, tỉnh Bắc Ninh nhằm ngăn ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động củachi nhánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề về quản lý hoạt

động cho vay khách hàng DNVVN của Ngân hàng thương mại

Trang 13

Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu, khảo sát các dữ liệu về tình hình quản lý hoạt độngcho vay khách hàng DNVVN tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnhBắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác-Lênin

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để hệ thống hóa những lýluận chung về quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN Để thực hiệnđược phương pháp này, tác giả đã tìm hiểu các công trình của các tác giả khácnhau ở trong nước và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, tác giả cũng

đã nghiên cứu các quy định của ngân hàng Nhà nước, các văn bản pháp luật cóliên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài Đồng thời tác giả thu thập vànghiên cứu Báo cáo tài chính, hệ thống sổ sách của Vietinbank - Chi nhánh KCNTiên Sơn năm 2016 Thông qua việc tìm hiểu trên website của Vietinbank - Chinhánh KCN Tiên Sơn, sổ sách của ngân hàng, tác giả đã thu được các thông tintổng quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chính sách cho vay, quy trình chovay, báo cáo tài chính, sổ sách liên quan đến quản lý hoạt động cho vay

Phương pháp quan sát thực tế:

Phương pháp quan sát thực tế được tiến hành trực tiếp tại Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn Sử dụng phương pháp quan sát thực tế, tác giả đãtiến hành quan sát quy trình làm việc, các loại hồ sơ sử dụng, quy trình cho vayDNVVN, công tác quản lý nợ đồng thời tác giả cũng quan sát được môi trường làmviệc, mối quan hệ giữa các bộ phận trong việc giải quyết công việc tại chi nhánh

-Thông qua kết quả thu thập được từ phương pháp quan sát thực tế, tác giảsẽ đối chiếu với các kết quả thu được từ phương pháp điều tra, phỏng vấn và cóthể đưa ra được những kiến nghị, đề xuất phù hợp với nội dung nghiên cứu

Trang 14

Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu các bài viết, các ý kiến trao đổi của các chuyên gia trên sách, báo, tạp chí, internet… Thông qua các bài viết tác giả

đã thu thập được các thông tin, các nhận xét, đánh giá cùng các đề xuất, kiếnnghị về quản lý hoạt động cho vay DNVVN cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn

5.3 Phương pháp xử lý dữ liệu, phân tích

Để có được đầy đủ số liệu cho việc xem xét tác động của các yếu tố đếnquản lý hoạt động cho vay DNVVN, đề tài dựa vào bộ dữ liệu được tiến hànhđiều tra mã hóa các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng định tính, định lượng thànhnhững biến định lượng và dùng phần mềm Excel để kiểm định

Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát nộidung, phương pháp và công cụ thực hiện quản lý hoạt động cho vay DNVVNqua phần mềm excel

Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các dữ liệu kết quả, số lượng,

dư nợ cho vay DNVVN giai đoạn 2014-2016

Phương pháp so sánh: Từ thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành sosánh các dữ liệu qua các năm trong giai đoạn 2014-2016

Phương pháp phân tích và đánh giá: Dùng để đánh giá thực trạng quản lýhoạt động cho vay DNVVN dựa trên những phân tích số liệu của phương phápphân tích Từ đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý hoạtđộng cho vay DNVVN, đánh giá nguyên nhân và đưa ra giải pháp

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lụcliên quan, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay kháchhàng DNVVN của NHTM

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Tiên Sơn, tỉnh BắcNinh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vaykhách hàng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánhKCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay DNVVN

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “Chovay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay Thời hạn cho vay làkhoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến khi trả hết

cả gốc và lãi đã được thỏa thuận trong hợp đồng cho vay giữa tổ chức cho vay vàkhách hàng

Cho vay là hoạt động chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận Trong đó,cho vay DNVVN là hoạt động cho vay luôn được các NHTM quan tâm và cónhững chính sách đặc biệt Bởi lẽ, ưu điểm của DNVVN không chỉ là sự gia tăngngày càng lớn về số lượng mà còn là những đóng góp cho sự phát triển kinh tế

và tăng thu nhập dân cư Vậy có thể hiểu một cách khái quát rằng, cho vay DNVVN là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng thương mại cho DNVVN sử dụng một khoản tiền để dùng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng DNVVN

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 thìDNVVN được hiểu là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy địnhpháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồnvốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối

Trang 16

kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn làtiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau (Bảng 1.1):

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam

Quy mô

DN

Số laođộng(người)

Tổngnguồn vốn (tỷ đồng)

Số lao động(người)

Tổngnguồn vốn(tỷ đồng)

Số laođộng(người)

1 Nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản

10ngườitrởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến

200 người

Từ trên

20 tỷ đồngđến 100 tỷđồng

Từ trên

200 ngườiđến 300người

2 Công nghiệp và

xây dựng

10ngườitrởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến

200 người

Từ trên 20

tỷ đồngđến 100 tỷđồng

Từ trên

200 ngườiđến 300người

3 Thương mại và

dịch vụ

10ngườitrởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến

50 người

Từ trên 10

tỷ đồngđến 50 tỷđồng

Từ trên

50 ngườiđến 100người

Nguồn: Khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009

Với các đặc trưng về vốn và lao động như trên thì hoạt động cho vayDNVVN có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quy mô khoản vay thường nhỏ, tuy nhiên do các DNVVN thuộcnhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp bao gồmdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nên nhu cầu vaylớn, phong phú đa dạng

Thứ hai, cho vay DNVVN chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, những rủi ro đóxuất phát chính từ những đặc điểm của nó như:

- Năng lực tài chính của DNVVN bị bó hẹp Các DNVVN luôn gặp khókhăn trong giai đoạn mới hình thành, phần lớn các DNVVN đều gặp phải khókhăn về vốn

Trang 17

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ của các DNVVNthường yếu kém, lạc hậu

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động của DNVVN chưacao Các DNVVN thường thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có khảnăng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khuvực Hơn nữa, nhiều cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản lý,trình độ chuyên môn, thậm chí trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm nhiềumặt từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường

- Thị trường của DNVVN thường nhỏ bé, không ổn định, lại phải chia sẻvới nhiều doanh nghiệp khác Cùng với sự độc quyền của một số doanh nghiệplớn khiến sức cạnh tranh của DNVVN lại càng giảm trên thị trường nội địa

- Các DNVVN thiếu sức phòng, tránh và chống các rủi ro Càng có nhiềuDNVVN ra đời thì càng có nhiều DNVVN phá sản Trong những năm qua, Nhànước luôn khuyến khích phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì thếcác thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn, chi phí thấp hơn Mặc dù có ưuthế linh hoạt song do khả năng tài chính bị hạn chế, khi có biến động lớn trên thịtrường, các DNVVN dễ rơi vào tình trạng phá sản do không có đủ nguồn lực đểkhắc phục khó khăn

- Nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của DNVVN thường khôngđầy đủ, không chính xác và thiếu minh bạch Khả năng lập các phương án sảnxuất kinh doanh còn yếu, tính thuyết phục chưa cao

Thứ ba, cho vay đối với DNVVN mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu là cho vayngắn hạn Các khoản vốn này chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất chứ chưa

có tác dụng nâng cao, mở rộng năng lực sản xuất Cho vay trung dài hạn đối vớicác DNVVN chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn cho vay đối với loạihình doanh nghiệp này Và tỷ lệ nhỏ đó lại thuộc về đại đa số các DNVVN thuộckhối doanh nghiệp Nhà nước

Trang 18

1.1.3 Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cho vay là một trong những nghiệp vụ cơ bản mang lại lợi nhuận chủ yếucho ngân hàng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Chính vì vậy,trong công tác quản lý các hoạt động cho vay các nhà quản lý thường tiến hànhphân loại các khoản vay dựa vào một số tiêu thức cơ bản sau đây:

Căn cứ vào thời hạn của khoản vay:

Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay thường có thời hạn đến một

năm và mục đích thường để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ chothanh toán tiền, hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương

Cho vay trung hạn: Đây là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 01 đến 05

năm Các khoản vay thường với mục đích để đầu tư, cải tiến máy móc, trangthiết bị, đầu tư vào một ngành kinh doanh mới Tuy nhiên các máy móc trangthiết bị này cần có thời hạn khấu hao không quá dài, hay dự án kinh doanh cần

có kế hoạch thu hồi vốn sớm, để có thể kịp thời trả vốn cho ngân hàng

Cho vay dài hạn: Đây là các khoản vay được cấp có thời hạn trên 5 năm

trở lên và cũng thường được sử dụng với mục đích xây nhà xưởng, đầu tư dâychuyền sản xuất lớn, những dự án có thời hạn thu hồi vốn dài Tuy nhiên thờigian cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lậphoặc giấy phép thành lập đơn vị, pháp nhân

Căn cứ vào hình thức bảo đảm:

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Ngân hàng cho khách hàng vay dựa

trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh Tài sản dùng để thế chấpcầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trang thiết bị hay cáctài sản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá Ngoài ra, để đảmbảo cho khoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba đượcngân hàng chấp nhận

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Trong trường hợp này ngân hàng

cho khách hàng vay mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà

Trang 19

dựa vào uy tín của khách hàng Những khách hàng được cho vay loại này thường

là những khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng về việc trả đúng và đầy đủcác khoản nợ của mình từ trước tới nay

Căn cứ vào phương thức cho vay:

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thức này ngân hàng và khách

hàng thoả thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức cho vay duy trì theo thời hạnnhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh

Cho vay từng lần: Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng

thoả thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhucầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng sẽ đượcthực hiện lại từ đầu

Cho vay từng dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để

thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Cho vay hợp vốn: Đối với những khoản vay lớn, một ngân hàng không đủ

khả năng hay không được phép cho vay đòi hỏi một nhóm các tổ chức cho vaycùng cho vay Trong đó có một tổ chức cho vay đứng ra làm đầu mối dàn xếp,phối hợp các TCTD khác để cho vay

Cho vay theo hạn mức dự phòng: Ngân hàng cam kết bảo đảm cho khách

hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay nhất định Tuy nhiên nhiều trườnghợp khách hàng cần một lượng vốn lớn hơn, do đó ngân hàng và khách hàngthường thoả thuận một hạn mức cho vay dự phòng lớn hơn Đồng thời kháchhàng và ngân hàng thường phải quy định về thời hạn hiệu lực và mức phí trả chohạn mức cho vay dự phòng

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân

hàng chấp thuận cho khách hàng đựơc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức cho vay để thanh toán tiền mua hàng hoá và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hay điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận

Trang 20

bằng văn bản pháp luật chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng nhiều phương thức để phân loại khác nhưdựa vào hình thái tiền tệ hay mục đích vay từ đó để ngân hàng có thể dễ dàngtrong việc quản lý tránh nguy cơ xảy ra rủi ro cho vay DNVNN

1.2 Quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN của NHTM

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1.1 Khái niệm quản lý hoạt động cho vay DNVVN

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”

Từ khái niệm chung về hoạt động quản lý, ta có thể định nghĩa về quản lýhoạt động cho vay của các ngân hàng đối với DNVVN như sau:

- Xét trên quan điểm theo cách tiếp cận chiến lược

Quản lý hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNVVN là quá trìnhxây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý cho vay nhằm đạt đượcmục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững

Trong hoạt động cho vay, Ban lãnh đạo ngân hàng với vai trò là nhà quản

lý cần thực hiện tốt các công việc như: Xây dựng và ban hành chính sách và quytrình cho vay, tổ chức bộ máy thực hiện cho vay, và kiểm soát hoạt động cho vaynhằm mục tiêu hiệu quả, hiệu lực, an toàn hoạt động cho vay

- Xét trên quan điểm tác nghiệp, quản lý hoạt động cho vay là sự tác độngcủa chủ thể quản lý là NHTM vào hoạt động cho vay các doanh nghiệp vay vốnnhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh và các mục tiêu khác

Quản lý hoạt động cho vay ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay củangân hàng đối với các DNVVN Quản lý hoạt động cho vay bao gồm các quy

Trang 21

định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn củakhoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách

ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh… Qua đó ngân hàng có thể kiểm soát

và định hướng các doanh nghiệp vay vốn thực hiện đúng theo các dự án và cácmục tiêu đã cam kết với ngân hàng

1.2.1.2 Mục tiêu quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mọi hoạt động quản lý suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu hiệu lực vàhiệu quả của hoạt động Hiệu lực là thực hiện đúng các mục tiêu đề ra Hiệu quả

là thực hiện được mục tiêu với chi phí nhỏ nhất

Quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN nhằm thực hiện ba mụctiêu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay DNNVV.

Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động ngân hàng với vai trò củamột trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay Hoạt động cho vay là chứcnăng chính của NHTM với việc trao quyền sử dụng vốn cho người khác sử dụng

và nhận được lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định.Như vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏi ngân hàng đã tiềm ẩn rủi rokhông có khả năng thu hồi, một khi kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp rủi

ro thì ngay lập tức khoản vốn cho vay của NHTM cũng bị ảnh hưởng Trong khi

đó hoạt động cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2đến 2/3 bảng cân đối và mang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển củangân hàng, nhưng đi liền bên cạnh là rủi ro trong cho vay cũng mang lại hậu quảthiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM và ở mức cao có thể gâykhủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng Chính vì vậy việc quản lý hoạtđộng cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng nhằm hạn chế rủi ro vàhết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Thứ hai, phát triển hoạt động cho vay khách hàng DNVVN, nâng cao khả năng sinh lời.

Trang 22

Phát triển hoạt động cho vay DNVVN có thể hiểu là việc tăng tỷ trọng cáckhoản cho vay DNVVN trong tài sản của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng về quy mô các khoản vay Quá trình phát triển hoạtđộng cho vay của NHTM kết hợp với các yếu tố khách như chính sách cho vay,chính sách khách hàng… nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng các khoản vay.

Hiệu quả cho vay thể hiện trên hai mặt: Mức độ an toàn của khoản vay vàhiệu quả kinh tế của khoản vay Mức độ an toàn của khoản vay: Được thể hiệnqua chỉ tiêu khả năng trả nợ của khách hàng Một khoản vay chứa đựng nhiềunguy cơ không trả được nợ thì được gọi là khoản vay kém hiệu quả Hiệu quảkinh tế của khoản vay: Đó là khả năng sinh lời mà khoản vay mang lại để đảmbảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng Thông qua hoạt động chovay này các doanh nghiệp nhận tiền vay sẽ được hỗ trợ về vốn để mở rộng sảnxuất, tạo công ăn việc làm đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.Nói một cách khái quát, hiệu quả cho vay chính là sự đáp ứng cả về số lượng vàchất lượng đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng và đảm bảo các yếu tố antoàn về lợi nhuận của ngân hàng Hoạt động cho vay được coi là hiệu quả khi nómang lại lợi ích về kinh tế cho khách hàng, ngân hàng và cho cả xã hội Do đómột trong những mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN

là mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời

Thứ ba, tạo sự an toàn và ổn định trong kinh doanh Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhằm hạn chế sự chiphối, thao túng, lợi ích nhóm thông qua sở hữu chéo; giúp ngân hàng hoạt động

an toàn hơn, tạo môi trường lành mạnh, không tạo ra những rủi ro cho ngân hàngbằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát,chế tài để bảo đảm cho doanh nghiệp tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đãquy định Đây là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thốngngân hàng Việt Nam phát triển ổn định và hội nhập hiệu quả

Trang 23

1.2.1.3 Yêu cầu của quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tuân thủ pháp luật về hoạt động cho vay

Pháp luật về hoạt động cho vay quy định những ràng buộc của Nhà Nước

và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với mọi đối tượng liên quan đến hoạt động chovay để đảm bảo đúng định hướng phát triển của xã hội Các quy định này mangtính bắt buộc và hiệu lực cao Do đó tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt độngcho vay phải nắm bắt và tuân thủ nghiêm ngặt

- Chọn lọc khách hàng vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tiền vaynhằm giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cho vay

Để phòng ngừa rủi ro các NHTM chỉ đồng ý cho khách hàng vay trênnguyên tắc phân tán rủi ro, dự đoán được tình hình tài chính và thiện chí trả nợcủa khách hàng trong tương lai Không cho những khách hàng không thỏa mãncác điều kiện vay vốn, điều này có liên quan chặt chẽ đến quá trình thẩm địnhtrên phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng và quá trình kiểm tra tìnhhình sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp

- Đa dạng hóa danh mục cho vay, không tập trung cho vay quá lớn đối vớimột khách hàng, một nhóm khách hàng, hay một loại tiền

Trong lý thuyết về danh mục hiện đại, sự đang dạng hóa được xem là chìakhóa quan trọng để giảm thiểu rủi ro tập trung Đa dạng hóa phải thỏa mãn haiđiều kiện cơ bản:

Thứ nhất, danh mục bao gồm một số lượng lớn những khoản vay có giá trịtương đối nhỏ, sao cho biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vaymang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục

Thứ hai những khoản vay trên danh mục phải có tính độc lập, ít phụ thuộcvới nhau, tức là khả năng vỡ nợ của một khoản vay trên danh mục không ảnhhưởng tới khả năng vỡ nợ của các khoản vay còn lại

Bên cạnh đó không cho vay quá lớn đối với 1 khách hàng để giảm thiểurủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán

Trang 24

- Thực hiện bảo đảm, bảo lãnh, bảo hiểm đối với các khoản tiền cho vay Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc phải được bên thứ babảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHTM, trừtrường hợp khách hàng vay được NHTM cho vay có đảm bảo bằng tài sản hìnhthành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định.

- Đảm bảo tính lành mạnh của khoản cho vay: Không cho những kháchhàng không thỏa mãn các điều kiện vay vốn, điều này có liên quan chặt chẽ đếnquá trình thẩm định trên phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng và quátrình kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp

- Thỏa mãn yêu cầu khách hàng về thủ tục đơn giản, thời gian thẩm địnhnhanh, lãi suất hợp lý, suy cho cùng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của cácngân hàng là từ người đi vay mang lại Do đó các hoạt động quản lý hoạt độngcho vay phải hướng tới khách hàng, phục vụ khách hàng Qua đó giúp ngân hàngchiếm lĩnh được thị trường, yêu cầu này sẽ giúp ngân hàng tồn tại và phát triển

- Hiệu quả và hiệu lực: Là yêu cầu mọi hoạt động quản lý cho vay phảiđạt được các mục tiêu đề ra với hiệu lực cao nhất và chi phí thấp nhất

- Chuyên môn hóa: Là yêu cầu đòi hỏi việc quản lý hoạt động cho vayphải biết sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý nhất Trong tất cảcác khâu, các bộ phận của quy trình cho vay đòi hỏi phải sử dụng đúng người,đúng vị trí Đây là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý

- Kết hợp hài hòa các loại lợi ích: Là nguyên tắc đòi hỏi các nhà quản lýcủa ngân hàng phải xử lý hài hòa lợi ích của các bên gồm ngân hàng, doanhnghiệp (khách hàng) và người lao động Chỉ khi các loại lợi ích này được phân

bổ hài hòa thì hoạt động cho vay mới được tiến hành và mở rộng

- Luôn luôn giám sát: Là yêu cầu đòi hỏi các ngân hàng phải có cơ chếgiám sát các hoạt động của mình Giám sát nhằm ngăn ngừa và phát hiện các rủi

ro một cách sớm nhất Để từ đó có biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lý kịpthời khi có rủi ro xảy ra

Trang 25

- Tận dụng thời cơ và bảo mật: Là yêu cầu đòi hỏi các nhà quản lý hoạtđộng cho vay phải biết nắm bắt và tận dụng thời cơ trong hoạt động cho vay dothị trường tạo ra để mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Để làm được điều nàyđòi hỏi các cán bộ quản lý phải có một trình độ nhất định Do đó công tác đàotạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các ngân hàng phảiđược quan tâm thường xuyên Tính bảo mật yêu cầu các nhà quản lý phải biếtgiấu kín các ý đồ, tiềm năng kinh doanh của mình với các đối thủ cạnh tranh mộtcách có lợi nhất.

1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNVVN

1.2.2.1 Xây dựng chính sách và quy trình cho vay

Chính sách cho vay thể hiện đường lối cho vay của NH đối với kháchhàng Nó có tác dụng trong việc hướng dẫn các cán bộ tín dụng thực hiện mụctiêu trong hoạt động cho vay Chính sách cho vay đối với DNVVN thường baogồm các nội dung chính sau:

Một là, các loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ triển khai thực hiện: Vềmặt lý thuyết, có rất nhiều loại hình cho vay đối với khách hàng DNVVN Tuynhiên không phải ngân hàng nào cũng thực hiện toàn bộ các loại hình cho vay

đó Nhà quản lý phải xác định các loại hình cho vay cụ thể phù hợp với nguồnlực sẵn có của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trường đãlựa chọn

Hai là, các điều kiện cho vay Các điều kiện này thường được tập hợp lạithành danh mục trong hồ sơ cho vay vốn Hồ sơ cho vay của một ngân hàng làcác tài liệu bằng văn bản về mối quan hệ tổng thể của ngân hàng với doanhnghiệp vay vốn Các hồ sơ tốt hoàn toàn cần thiết cho một nghiệp vụ cho vay tốt.Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xáccủa hồ sơ cho vay Ngoài ra, hồ sơ cho vay là nguồn tài liệu quan trọng đối vớicông tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tincho các cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá cho vay định kỳ, kiểm toán bên ngoài

Trang 26

và các ban ngành kiểm tra khác ngoài ngân hàng Một hồ sơ đầy đủ phải đáp ứngđược bốn yêu cầu:

- Phải chứa đựng đầy đủ các thông tin tài chính để giúp cán bộ cho vayxác định được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp xin vay và dễ dàng nắm bắt

xu hướng tình trạng tài chính của doanh nghiệp

- Phải lập ra được các điều khoản của hợp đồng tín dụng với doanh nghiệpmột cách chi tiết và lập ra một thỏa thuận hoàn trả đầy đủ

- Phải giúp người sử dụng thẩm định hoạt động kinh doanh trong quá khứcủa doanh nghiệp

- Chỉ ra được mọi yếu điểm hiện có hoặc tiềm tàng trong khoản vay mộtcách chi tiết

Ba là, quy định về hạn mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ:Dựa trên các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước, các ngânhàng phải tiến hành thiết lập cho mình một danh mục hạn mức cho vay, thời giancho vay và thời gian trả nợ đối với các đối tượng khách hàng khác nhau củamình Đồng thời là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ nhânviên ngân hàng trong từng hạn mức trong danh mục trên

Bốn là, các quy định về theo dõi giám sát các khoản vay và các khoản vay

có vấn đề:

Các quy định về việc giám sát các khoản vay thường gồm một số nội dungnhư: Giám sát sự tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra các hình thức bảo đảm, phântích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ,… kèm theo đó là các nguồnlực cần thiết để thực hiện công việc giám sát

Theo quy định ngân hàng sẽ sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát, theo dõigiám sát các khoản vay và các khoản vay có vấn đề, một số biện pháp cơ bảnđược áp dụng như:

Trang 27

- Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, ví

dụ kiểm tra chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày với những khoản cho vay lớn đồng thờicũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản vay có quy mô nhỏ

- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo nghiêmtúc xem xét và đánh giá được tất cả các đặc tính quan trọng đối với mỗi khoảnvay, bao gồm:

+ Đánh giá giải trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo rằngkhách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán

+ Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp

+ Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bẩorằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấptrong trường hợp người vay không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn

+ Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và sự thayđổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng củangười vay

+ Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngânhàng và phù hợp với những tiêu chuẩn được các cơ quan quản lý áp dụng khikiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không

- Tiến hành theo dõi thường xuyên đối với những khoản cho vay có vấn đề

1.2.2.2 Tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động cho vay

Trang 28

+ Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng phát triển kinh doanh thôngqua việc thiết lập, củng cố và phát triển khách hàng có khả năng đem lại lợinhuận cho ngân hàng.

Thu thập thông tin, thẩm định năng lực pháp lý, hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình hình tài chính, phương án/dự án/đề nghị cấp tín dụng,… và cácphương diện khác của KHDN thuộc phân khúc phụ trách theo quy định hiệnhành của NHCT;

Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng DNVVN có nhu cầu quan hệgiao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với CN theo quy định củaNHCT, trình cấp có thẩm quyền;

Đánh giá lợi ích và rủi ro của khách hàng DNVVN mang lại khi cấp tíndụng; Lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng chuyển kiểm soátthẩm định/trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành; Thựchiện khai báo thông tin thẩm định, thông tin đề xuất cấp tín dụng vào chươngtrình phần mềm theo quy định hiện hành;

Phân tích, thẩm định các hồ sơ giải ngân… trong giới hạn tín dụng đãđược phê duyệt theo quy định;

Tiếp nhận, đánh giá kết quả thẩm định tài sản bảo đảm; tham gia tổ địnhgiá/định giá lại tài sản bảo đảm (trường hợp tài sản bảo đảm không phải quaCông ty thẩm định giá độc lập AMC);

+ Bộ phận quản lý RRTD thực hiện phân tích, đánh giá và giám sát mọi rủi

ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế RRTD có thể chấp nhận được

Phối hợp đánh giá và giám sát chất lượng tín dụng của khách hàngDNVVN tại CN và thực hiện báo cáo lên Ban lãnh đạo NHCT; Thực hiện xâydựng và quản lý, giám sát danh mục tín dụng và diễn biến, chất lượng danh mụctín dụng khách hàng DNVVN của CN, thực hiện khắc phục, xử lý các lỗi tuânthủ (nếu có);

Trang 29

Theo dõi, thu nợ, đôn đốc khách hàng: (i) trả gốc, lãi và các khoản phí đầy

đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng cam kết; (ii) thanh toán các khoản nợ quá hạn, chovay bắt buộc, nợ đã xử lý rủi ro; đầu mối quản lý, xây dựng phương án xử lý nợnhóm 1 tiềm ẩn rủi ro và nợ nhóm 2; hoặc phối hợp với các bộ phận đầu mối tại

CN quản lý rủi ro, xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro của khách hàngDNVVN;

Rà soát và trao đổi, phối hợp làm việc với các Phòng, tổ trong CN để đảmbảo tính hợp lý, đầy đủ của các thông tin sự kiện RRHĐ phát sinh, kết quả tự xácđịnh và đánh giá RRHĐ, kết quả đánh giá hiệu quả kiểm soát RRHĐ, kết quảxác định và báo cáo giá trị chỉ số RRHĐ chính, tình hình thực hiện các hànhđộng giảm thiểu rủi ro… và các báo cáo QLRRHĐ có liên quan khác; Tổng hợpbáo cáo, cung cấp các thông tin bổ sung hoặc giải trình và gửi về NHCT theoquy định, quy trình QLRRHĐ;

+ Bộ phận tác nghiệp có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tácnghiệp liên quan đến số liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớpđúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoảnvay đều tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng

Bên cạnh đó để đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộckiểm soát lẫn nhau và trong các quyết định về tín dụng, quản lý RRTD, các ngânhàng còn thành lập Ủy ban quản lý rủi ro

Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trịtrong công tác quản lý rủi ro trong đó các thành viên của bộ phận này là nhữngngười phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng Bộ phậnnày có chức năng ban hành các chính sách, chế độ hoặc đề ra các biện phápnhằm quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có hiệu quả

Tổ chức triển khai hoạt động cho vay gồm:

- Trao quyền và trách nhiệm cho từng bộ phận và cá nhân trong hoạt độngcho vay đối với khách hàng DNVVN: Trao quyền là hành vi của cấp trên cho

Trang 30

phép cấp dưới thực hiện công việc nhất định một cách độc lập Đồng thời ngườitrao quyền cũng giao cho người được trao quyền nghĩa vụ hoàn thành các nhiệm

vụ nhất định (trách nhiệm) Trao quyền là một cách để phát hiện nhân tài và làđộng lực thúc đẩy con người hành động theo cách có thể tạo ra sự khác biệt.Hiện nay ở các NHTM việc trao quyền và trách nhiệm được thực hiện thốngnhất từ Hội đồng quản trị đến hội sở chính và chi nhánh Từ lãnh đạo Hội sở đếncác phân hệ, thuộc cấp trong hội sở Từ lãnh đạo chi nhánh đến các bộ phận, cánhân trong chi nhánh Với hoạt động cho vay thường có quy định rõ ràng vềquyền phê duyệt cho vay, thay đổi khoản vay, trách nhiệm về thẩm định khoảnvay cho hội sở và cho chi nhánh, cho cán bộ trong hội sở và từng cán bộ trongchi nhánh tùy thuộc vào quy chế hoạt động, mục tiêu của từng ngân hàng

- Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân trong hoạt động cho vaymột cách hợp lý, rõ ràng Tức là dựa trên phẩm chất, năng lực và trình độ củamỗi cá nhân, ban lãnh đạo NH trao cho họ quyền hạn và trách nhiệm thực hiệnmột công việc nhất định trong quy trình cho vay của ngân hàng Thực hiện tốtđiều này sẽ làm năng suất lao động của ngân hàng tăng lên vì mỗi người trên mộtphương diện tâm sinh lý không thể thực hiện được tất cả các hoạt động của mộtnhiệm vụ phức tạp ngay cả khi người đó hội tụ đầy đủ các năng lực cần thiết.Điều này biến mỗi người thành một chuyên gia trong một số công việc nhấtđịnh Tuy nhiên cũng có hạn chế là làm sụt giảm khả năng sáng tạo của các cánhân Hiện nay, ở các ngân hàng đều có quy định cụ thể về nhiệm vụ của các cánhân trong hệ thống từ Hội đồng quản trị đến Trụ sở chính và chi nhánh Ví dụnhư ủy ban quản lý rủi ro trụ sở chính phải làm những công việc gì, giám đốcphải làm gì, bộ phận quản lý rủi ro cơ sở phải làm gì,… Mỗi ngân hàng có quyđịnh riêng về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

1.2.2.3 Kiểm soát hoạt động cho vay

Kiểm soát hoạt động cho vay là một chức năng quan trọng của nhà quản

lý nhằm thu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng diễn ra trong hoạt độngcho vay Kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện các sai sót và

Trang 31

có biện pháp điều chỉnh, mặt khác thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ thựchiện tốt hơn và giảm bớt sai sót có thể nảy sinh

- Mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay:

+ Phát hiện sớm, kịp thời các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, đề xuất các biệnpháp giảm thiểu rủi ro

+ Đưa ra các khuyến nghị thông qua việc đánh giá tính tuân thủ của hoạtđộng cấp tín dụng

+ Thống nhất trình tự thủ tục thực hiện và phân định trách nhiệm cá nhân,tập thể trong việc giám sát tín dụng

+ Nâng cao chất lượng tín dụng, hoàn thiện tính pháp lý, bảo đảm an toàn

và giảm thiểu tổn thất khi các khoản cấp tín dụng phát sinh quá hạn, tranh chấp,cần xử lý

- Nội dung kiểm soát:

+ Kiểm soát tính tuân thủ của quá trình cho vay: Hồ sơ cấp tín dụng, kiểmtra, quản lý sau giải ngân và thu hồi nợ

+ Theo dõi, báo cáo nợ có vấn đề: Nợ có nguy cơ quá hạn, nợ chậm trả từ

1 đến 9 ngày và diễn biến xử lý nợ quá hạn, nợ xấu

+ Kiểm tra, đề xuất phương án và báo cáo các trường hợp phát sinh bấtthường đối với các khoản cấp tín dụng

- Quá trình kiểm soát hoạt động cho vay bao gồm: Kiểm soát quá trìnhthẩm định khoản cấp tín dụng; Giám sát sau giải ngân; Giám sát nợ có nguy cơchuyển nhóm; Phân luồng xử lý nợ có vấn đề

Trang 32

Hình 1.1: Quy trình quản lý cho vay

Quản lý hoạt động cho vay vốn đối với DNNVV

Xây dựng chính sách

và quy trình cho vay

Tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động cho vay Kiểm soát hoạt độngcho vay

Đánh giá kết quả thực hiện

Tổ chức bộ máy

Trao quyền và trách nhiệm cho từng bộ phận và cá nhân

Phân công công việc

cụ thể cho từng cá nhân

Kiểm soát quá trình thẩm định khoản cấp tín dụng

Kiểm soát sau giải ngân

Kiểm soát các khoản vay có vấn đề

Trang 33

a) Kiểm soát quá trình thẩm định khoản cấp tín dụng:

Đây là công việc quan trọng nhằm phân tích tình hình thực tế và tiềmnăng tài chính của khách hàng doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của các dự

án và khả năng hoàn trả, thu hồi vốn vay Thông qua việc xem xét tính chân thựccủa hồ sơ vay vốn mà doanh nghiệp cung cấp giúp ngân hàng nhận định về thái

độ trả nợ của khách hàng doanh nghiệp làm cơ sở quyết định cho vay Quá trìnhthẩm định khoản cấp tín dụng gồm:

- Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ thẩm định cấp tín dụng

- Đánh giá mức độ đầy đủ về hồ sơ, tính hợp lý, chân thực của thông tintrên hồ sơ

- Khuyến nghị các vấn đề cần lưu ý, các rủi ro tiềm ấn (nếu có), đồng thời

đề xuất các biện pháp phòng ngừa/giảm thiểu rủi ro

- Lập báo cáo giám sát

b) Kiểm soát sau giải ngân:

Theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi: Căn cứ vào kỳ hạn trả nợ gốc, lãi củakhoản vay, cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi tiến độ trả nợ của doanhnghiệp thông qua chứng từ, sổ sách kế toán và các phần mềm về quản lý khoảnvay, thông báo bằng văn bản trước 05 ngày làm việc bằng văn bản cho doanhnghiệp đối với thu lãi và ít nhất 10 ngày làm việc đối với khoản nợ gốc

Để kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiếnhành:

- Mở sổ sách theo dõi các thông tin về khoản vay, bảng theo dõi nợ vay,khai thác khi cần thiết hoặc lưu sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng nămgiải ngân số tiền, lãi suất áp dụng, ngày tháng năm thu nợ, số tiền thu nợ, số tiềngia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ,

- Khai thác các phần mềm điện toán để quản lý khoản vay, nếu phát hiệncác số liệu hoạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với trưởng phòngtín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời

Trang 34

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợ vay Việc kiểm tra

có thể thực hiện qua kiểm tra các hồ sơ chứng từ trước, trong và sau khi giảingân Có thể kiểm tra đột xuất mục đích vay vốn hặc kiểm tra hiện trường nhưthị sát tiến độ, thị sát vật chất

- Lập biên bản kiểm tra: Sau khi kiểm tra, cán bộ tín dụng lập biên bảnkiểm tra về mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo nợ vay.Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích khoản vay hoặc phát sinh những vấn đề cóliên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có báo cáotrưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc

có biện pháp thu hồi nợ trước hạn

- Đánh giá hiệu quả vốn vay thông qua khả năng sinh lời

c) Kiểm soát các khoản vay có vấn đề

- Đối tượng: Nợ chưa đến hạn nhưng có dấu hiệu chuyển nợ quá hạn và

nợ chậm trả từ 1 đến 9 ngày

- Thời gian giám sát: Định kỳ hàng tuần

- Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng và đột xuất về công tác quản lýnợ

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng DNVVN theo đúng những điềukhoản đã cam kết trong hợp đồng cho vay Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàngDNVVN không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợhoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thuhồi nợ

Khoản cho vay có vấn đề đó là những khoản cho vay không thu hồi đượchoặc có dấu hiệu có thể không thu được theo đúng cam kết trong hợp đồng tíndụng Khoản vay có vấn đề được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoảnvay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thôngthường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng) mà bao gồm cảnhững khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn

Trang 35

tới rủi ro cho ngân hàng mà hậu quả của nó là có thể làm mất vốn, mất thu nhậpcủa ngân hàng.

Quản lý khoản cho vay có vấn đề là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểmtra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản cho vay có vấn đềnhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng, tiến tới quản lý khoản cho vay có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phùhợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Việc giám sát các khoản vay có vấn đề được thực hiện theo quy trình sau:

Hình 1.2: Quản lý các khoản vay có vấn đề

Khi ngân hàng xảy ra khoản cho vay có vấn đề cần có các biện pháp xử lýnhư sau:

Một là, giám sát khoản vay có vấn đề

Trang 36

Hai là, tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn: Tư vấn, giúp đỡ vàcùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chạn tình trạng sản xuất kinh doanhngày một trầm trọng có thể dẫn tới phá sản.

Ba là, tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp

Bốn là, kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay tiếp

Năm là, phân tích kết quả: Nếu các quan sát và phân tích của ngân hàngbáo hiệu là chương trình tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn vẫn thựchiện tốt thì vấn đề chỉ còn là thời gian và công tác giám sát việc tư vấn, giúp đỡ đó

Sáu là, thu hồi khoản vay có vấn đề: Chỉ tiến hành sau khi đã áp dụng tất

cả các biện pháp chỉnh sửa mà không có hiệu quả Việc thu hồi được dựa trênnguyên tắc là:

+ Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có

+ Tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp để chuyển hóa thành tiền mặt.+ Buộc doanh nghiệp phải bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở mức giáhợp lý để có khả năng thanh toán cho ngân hàng

+ Ngân hàng nên cố gắng bằng mọi cách duy trì mối quan hệ với doanhnghiệp và tư vấn, giúp đỡ họ về việc tái tài trợ, thanh lý tài sản hoặc các phươngpháp khác để tăng thêm tiền trả cho các khoản vay

1.2.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện

Mức độ hoàn thành so với kế hoạch đạt ra, so với quy định/chuẩn mực

- Doanh số cho vay, dư nợ cho vay, tốc độ tăng dư nợ cho vay; số lượngDNNVV được vay vốn, mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay:

+ Doanh số cho vay: Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngânhàng đã cho vay trong kỳ Nó là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạtđộng cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định

Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng họat động tốt và ngân hàng đang

mở rộng hoạt động cho vay của mình còn ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thìchứng tỏ ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay Điều đó có thể bắt nguồn

Trang 37

từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khả năng họat động của ngân hàng hay là

sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của ngân hàng…

+ Dư nợ cho vay: Là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thờiđiểm cuối kỳ Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tếnói chung và cho DNVVN nói riêng

Thông qua đây, ta có thể biết được tăng trưởng dư nợ cho vay củaDNVVN qua các năm Mặt khác ta còn tính được tỷ trọng dư nợ cho vay đối vớiDNVVN

Tỷ trọng dư nợ cho vay

+ Tốc độ tăng dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh mức dư nợ tín dụngcủa DNVVN tại ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng đầu tư vàohoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng lớn Mức tăng trưởng qua các kỳ,năm đều đặn và ổn định chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay DNNVV củangân hàng là rất tốt

+ Số lượng DNNVV được vay vốn: Xét về chỉ tiêu số lượng DN được vayvốn của ngân hàng thì đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vaycủa ngân hàng đối với DNVVN Qua mỗi năm, số liệu này sẽ phản ánh sự tăngtrưởng về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng như việcngân hàng có tiến hành việc đẩy mạnh cho vay đối với đối tượng khách hàng nàyhay không

- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là mộtchỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM Thông qua nó, ta

Trang 38

+ Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là chỉ tiêu thường được dùng để phân tích, đánh giá chất lượng cho vay trong NHTM Chỉ tiêu này cho biết nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng cho vay sẽ bị đánh giá thấp và ngược lại, tỷ lệ này thấp thì chất lượng cho vay sẽ cao.

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu DNVVN

Tổng dư nợ tín dụng DNVVN

- Thu nhập của hoạt động cho vay:

Thu nhập từ hoạt động cho vay là một chỉ tiêu không thể thiếu được khiđánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng Khi mà dư nợ cho vay có tăng lênnhưng doanh thu lại không tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay không đạt hiệuquả Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp thu nhập của hoạtđộng cho vay DNVVN trong tổng thu của NHTM để được kết quả của việc đẩymạnh hoạt động cho vay DNVVN trong các năm

Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động cho vay không chỉ được quyết định bởiđiều đó Chính vì vậy nên khi đánh giá hiệu quả của họat động cho vay cần phảikết hợp với các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ lãi thực thu từ cho vay DNVVN so vớitổng số lãi thu được và các chỉ tiêu về mức sinh lời, chỉ tiêu nợ quá hạn… để cóthể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả cho vay DNVVN của NHTM

Trang 39

Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Tỷ trọng thu nhập từ

cho vay DNVVN =

Thu nhập từ cho vay DNVVNTổng doanh thu của Ngân hàngViệc phân tích tỷ trọng thu nhập từ cho vay giúp người ta đánh giá đượckhả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong tổng doanh thu củangân hàng, qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để từ đó có những biện phápnâng cao chất lượng hoạt động này

Sự phù hợp của chính sách, quy trình cho vay

Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sựhài lòng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hòa với antoàn và đạt hiệu quả tín dụng cao nhất Ngoài các chỉ tiêu định lượng, chất lượngtín dụng của ngân hàng còn được phản ánh thông qua các chỉ tiêu định tính –những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lượng và

độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng

- Thủ tục và quy chế cho vay vốn: Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên củaDNVVN với ngân hàng Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàngcủa các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng Yêu cầu về cácthủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản, không gây phiền hà kết hợp tinh thầnthái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho khách hàngmột tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng

Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế chovay vốn tín dụng Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự

án, khả năng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo, nhằm đưa ra được quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòngngừa rủi ro

- Xét duyệt cho vay: DNVVN đến với ngân hàng mong muốn được vayvốn phù hợp với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất Nâng cao chất lượngtín dụng trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an

Trang 40

toàn tín dụng Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi và cókhả năng chuyên môn tốt nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảngthời gian nhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoảnvay đó thì mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay DNVVN

Để có thể hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàngđối với DNVVN ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạtđộng cho vay để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế cácảnh hưởng tiêu cực Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chovay được trình bày sau đây

a) Các yếu tố chủ quan:

- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và nhânviên ngân hàng:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinhdoanh nói chung, còn nói đến hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng Vìcán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối vớikhách hàng Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏichất lượng nhân sự ngày càng cao Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt,giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa tối đa những saiphạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản cho vay có chất lượng, đạo đức nghềnghiệp yếu kém là một trong những nguyên nhân chính khi xem xét các khoản

nợ có vấn đề

- Thông tin tín dụng:

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyếtđịnh cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểurủi ro cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay Thông tin cho vay có thể thu thậpđược từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ trung tâm thông tin tín dụng

Ngày đăng: 13/01/2020, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w