1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Về phương pháp cải biên kiểm định Park để áp dụng trong mô hình hồi quy bội

4 114 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 133,48 KB

Nội dung

Bài viết kiến nghị một số phương pháp cải biên kiểm định này khi áp dụng nó cho các mô hình hồi quy. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Trang 1

Trang 20 - Thông tin Khoa học Thống kê số 5/2004

tra, kiểm tra là việc cần làm và phải làm,

điều căn bản là phải xuất phát từ lợi ích

chung, không tư lợi và có biện pháp xử lý

kịp thời

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác

hạch toán, tài chính của doanh nghiệp, trước

tiên là tăng cường năng lực của đội ngũ cán

bộ thanh tra, kiểm tra; xây dựng được đội

ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ

để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu

vi phạm chế độ kế toán, tài chính ở ngay

trong các báo cáo của doanh nghiệp Có thể

nói, chất lượng cán bộ, công chức quyết định

chất lượng, tính chân thực của các báo cáo

quyết toán, tài chính, mà đức tính "liêm

khiết" là tiêu chuẩn hàng đầu Xây dựng bộ

máy thanh tra, kiểm tra trong sạch, vững

mạnh chính là phải tạo dựng được đội ngũ

cán bộ, công chức doanh nghiệp vừa giỏi

chuyên môn vừa liêm khiết, trung thực, luôn

đề cao ý thức chí công vô tư

Bên cạnh việc nâng cao năng lực của

tổ chức, cán bộ thanh tra, kiểm tra, cần

hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện

cho công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu

quả Các bộ, ngành chức năng cần nghiên

cứu, đổi mới nội dung trong chế độ báo cáo

của doanh nghiệp, bổ sung vào hệ thống

chỉ tiêu báo cáo những chỉ tiêu mang tính

kiểm tra, tính logic và cân đối, để thông qua

báo cáo có thể khẳng định được mức độ chính xác của số liệu Việc “lãi giả, lỗ thật” hay ngược lại “lãi thật, lỗ giả” ở một số doanh nghiệp, đều do thiếu những căn cứ

để đối chứng, kiểm tra trong các báo cáo của doanh nghiệp

Xử lý kịp thời và có hình thức xử phạt nghiêm là giải pháp tích cực để ngăn chặn những hiện tượng cố tình che dấu, báo cáo

kế toán, tài chính, thống kê không đúng sự thật gây hậu quả xấu Trong quản lý kinh

tế, thông tin báo cáo có vai trò rất quan trọng, cố tình báo cáo sai, đưa ra các thông tin giả không chỉ làm thất thoát tài sản nhà nước mà còn kéo theo hậu quả về mặt xã hội, thậm chí làm sai lệch đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Vì vậy, hành vi báo cáo sai, che dấu

sự thật phải được xem xét đúng mức và có chế tài chặt chẽ hơn Với mức phạt tối đa

là 20 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê, chúng tôi cho rằng có phần chưa thoả đáng; cần có những biện pháp mạnh hơn để doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm báo cáo đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, đồng thời có chính sách để doanh nghiệp không muốn báo cáo sai, không thể báo cáo sai và không dám báo cáo sai

Về các phương pháp cải biên kiểm định PARK

để áp dụng trong mô hình hồi quy bội

PGS.TS Nguyễn Cao Văn

ĐH Kinh tế quốc dân Hà nội

Kiểm định PARK là một phương pháp

kiểm định hiện tượng phương sai của sai số

thay đổi trong các mô hình hồi quy Như đã

biết, đây là một phương pháp kiểm định cho kết quả khá chính xác, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là nó chỉ áp dụng

Trang 2

Thông tin Khoa học Thống kê số 5/2004 - Trang 21

được đối với mô hình hồi quy đơn Bài viết

này đề nghị một số phương pháp cải biên

kiểm định này khi áp dụng nó cho các mô

hình hồi quy bội

Xét mô hình hồi quy đơn:

Yi = 1 + 2xi + Ui (1)

Như đã biết, để kiểm định cặp giả

thuyết:

H0: phương sai của sai số ngẫu nhiên Ui

là đồng đều

H1: phương sai của sai số ngẫu nhiên Ui

thay đổi

PARK đã giả thiết rằng nếu phương sai

của sai số thay đổi thì nó là một hàm của

biến giải thích, cụ thể là hàm số sau:

Var(Ui) = 2

i

 = 2 v i

i

1Xe

 Trong đó l và 2 là các hệ số hồi quy,

còn Vi là sai số ngẫu nhiên thoả mãn mọi

giả thiết của phương pháp bình phương nhỏ

nhất thông thường (OLS - Ordinary least

square) Đây là một giả thiết khá phù hợp

với phần lớn các mô hình hồi quy và điều đó

giải thích độ chính xác cao của phương

pháp kiểm định này so với các kiểm định

khác cùng loại

Giả thiết trên có thể đưa về dạng tương

đương sau:

Ln( 2

i

 ) = Lnl + 2LnXi +Vi (2)

Từ đó thủ tục kiểm định PARK như sau:

Bước 1 Dùng OLS hồi quy mô hình (1)

để tìm các phần dư Ei

Bước 2 Lấy 2

i

E thay cho 2

i

 ở mô hình (1) và dùng OLS hồi quy mô hình sau:

Ln 2

i

E =l + 2LnXi + Vi (3)

Bước 3 Dùng kết quả hồi quy thu được

ở bước 2 để tiến hành kiểm định T với cặp giả thuyết:

H0: 2 = 0 (phương sai của sai số ngẫu nhiên trong mô hình (1) đồng đều)

H1: 2 ≠ 0 (phương sai của sai số ngẫu nhiên trong mô hình (1) thay đổi)

Như đã trình bày ở trên, kiểm định này cho kết luận với độ chính xác cao đối với mô hình hồi quy đơn Vì thế cần có những phương pháp để mở rộng nó cho các mô hình hồi quy bội

Xét mô hình hồi quy bội sau:

Yi = 1 + 2X2i + ….kXki + Ui (4) Theo chúng tôi kiểm định PARK có thể

mở rộng để áp dụng cho mô hình (4) theo ba phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tiến hành kiểm định

theo phương pháp đã trình bày ở trên lần lượt với từng biến giải thích Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là nếu kết quả kiểm định đối với mọi biến giải thích đều cho kết luận giống nhau (hoặc mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi hoặc không) thì mới cho phép đưa ra kết luận cuối cùng, còn nếu chúng lại cho các kết luận mâu thuẫn nhau thì không thể đưa ra được một kết luận chung cho cả mô hình

Phương pháp 2: Lấy kỳ vọng toán của

biến phụ thuộc đại diện cho tất cả các biến giải thích, vì bản thân kỳ vọng toán của biến phụ thuộc theo giả thiết là một hàm của các biến giải thích Lúc đó giả thiết (2) có dạng sau:

Var(Ui) = i2 = 1   2 V i

i ] E Y E

 Ln( 2

i

 ) = Ln1 + 2Ln[E(Yi)]+ Vi (5)

Trang 3

Trang 22 - Thông tin Khoa học Thống kê số 5/2004

Thủ tục kiểm định như sau:

Bước 1 Dùng OLS hồi quy mô hình (4)

để tìm các Ei và các giá trị ước lượng của Y

là YMUi

Bước 2 Lấy 2

i

E và YMUi thay cho 2

i

E(Yi) trong mô hình (5) và dùng OLS hồi quy

mô hình sau:

Ln( 2

i

E ) = 1 + 2LnYMUi + Vi (6)

Bước 3 Dùng kết quả hồi quy thu được

ở bước 2 để tiến hành kiểm định T với cặp

giả thuyết:

H0: 2 = 0 (phương sai của sai số ngẫu

nhiên trong mô hình (4) đồng đều)

H1: 2 ≠ 0 (phương sai của sai số ngẫu

nhiên trong mô hình (4) thay đổi)

Tuy nhiên theo chúng tôi phương pháp

trên chỉ cho kết quả chính xác khi mô hình

(4) được định dạng đúng Vì vậy cũng chưa

thể tin cậy hoàn toàn vào kết luận của nó

Phương pháp 3: Giả sử phương sai của

sai số ngẫu nhiên là một hàm của tất cả các

biên giải thích, tức là ta giả thiết rằng:

Var(Ui) = 2i = 2 3 k V i

ki i 3 i 2

1X X XE

 Ln 2

i

 = Lnl + 2LnX2i + +kLnXki + Vi (7)

Lúc đó thủ tục kiểm định như sau:

Bước 1 Dùng OLS hồi quy mô hình (4)

để tìm các Ei

Bước 2 Lấy 2

i

E thay cho 2

i

 và dùng OLS hồi quy mô hình sau:

Ln 2

i

E = 1 + 2LnX2i + + kLnXki + Vi

Bước 3 Dùng kết quả hồi quy thu được

ở bước 2 để tiến hành kiểm định F với cặp

giả thuyết:

H0: 2 = 3 = = k = 0 (phương sai của sai số ngẫu nhiên trong mô hình (4)

đồng đều)

H1: Có ít nhất 1 hệ số ≠ 0 (phương sai của sai số ngẫu nhiên trong mô hình (4) thay đổi)

Chú ý rằng phương pháp trên chỉ cho kết luận đáng tin cậy khi giả thiết (7) là đúng,

đồng thời không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích của mô hình Vì thế các phương pháp kiểm định nêu trên cần được kết hợp sử dụng để có thể thu được một kết luận chính xác về hiện tượng phương sai của sai số thay đổi trong mô hình gốc

Sau đây là kết quả kiểm định cho một tập số liệu cụ thể và so sánh với một số phương pháp thông dụng khác

Sử dụng số liệu của nền kinh tế Việt Nam về tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng giá trị xuất khẩu (EX), tổng giá trị nhập khẩu (IM), tổng sản lượng công nghiệp (GIP), tổng sản lượng nông nghiệp (GAP) từ 1980 đến 1996 ta hồi quy mô hình giả định sau:

GDPt = 1 + 2EXt + 3IMt + 4GIPt + 5GAPt + Ut (8) Trước hết ta dùng một vài phương pháp thông dụng trong thực tế để kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi trong mô hình trên

Nếu dùng phương pháp kiểm định dựa trên biến phụ thuộc thì sau khi hồi quy mô hình (8) tìm được các phần dư Et và các giá trị ước lượng GDPMt, hồi quy 2

t

E với 2

t

GDPM

sẽ cho ta hai kết quả sau:

Trang 4

Thông tin Khoa học Thống kê số 5/2004 - Trang 23

2

qs

 = 0,47559 [P-value = 0,49]

F(l,15) = 0,43172 [P-value = 0,521]

Như vậy cả hai kiểm định đều cho phép

kết luận mô hình (8) có phương sai của sai

số đồng đều

Nếu dùng kiểm định HITE thì sau khi

tìm được các phần dư Et của mô hình (8) ta

hồi quy E2t với EX, IM, GIP, GAP, EX2

, IM2

, GIP2

,GAP2

, EX*IM, EX*GIP, EX*GAP,

IM*GIP, IM*GAP, GIP*GAP sẽ cho ta kết

quả là:

2

qs

 = 8,89854 mà 2

05 , 0

 (14) = 23,6848 Như vậy kiểm định HITE cũng cho kết

luận mô hình (8) có phương sai của sai số

đồng đều

Bây giờ ta sử dụng ba phương pháp nêu

trên của kiểm định PARK cải biên để kiểm

định

Phương pháp 1

+ Kiểm định riêng với biến giải thích EX

cho ta

Tqs = -1,0366 [P-value = 0,316]

+ Kiểm định riêng với biến giải thích IM

cho ta

Tqs = -1,9704 [P-value = 0,068]

+ Kiểm định riêng với biến giải thích GIP

cho ta

Tqs = -1,2164 [P-value = 0,243]

+ Kiểm định riêng với biến giải thích

GAP cho ta

Tqs = -1,0622 [P-value = 0,305]

Như vậy cả bốn kiểm định đều cho

phép kết luận mô hình (8) có phương sai của

sai số đồng đều

Phương pháp 2

Sau khi hồi quy mô hình (8) tìm được Et

và GDPMt ta hồi quy LnE2

với LnGDPM, từ

đó tìm được Tqs = -1,1721 [P-value = 0,259]

Như vậy kết quả này cũng cho phép kết luận mô hình (8) có phương sai của sai số

đồng đều

Phương pháp 3

Sau khi hồi quy mô hình (8) tìm được Et

ta hồi quy LnE2

với LnEX, LnIM, LnGIP, LnGAP và tiến hành kiểm định

F cho ta:

F(4,12) = 1,8914 [0,177]

Vậy kết quả này cũng cho phép kết luận mô hình (8) có phương sai của sai số

đồng đều

Với tệp số liệu trên thì mọi phương pháp kiểm định đều cho kết quả như nhau, song trong nhiều trường hợp thực tế chúng lại cho kết quả khác nhau, vì vậy cần dùng nhiều kiểm định khác nhau trước khi đưa ra kết luận cuối cùng

Tμi liệu tham khảo:

1 Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh, Kinh tế lượng, NXB khoa học kỹ thuật - 2002

2 D Gujarati, Basic Econometrics, Mc Graw Hill - 1995

3 Madala G, Introduction to Econometrics, Macmilan, Publishing Company, New york - 1998

4 Paul Newblod, Statistics Business and Economics, Fourth edition, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey 07632

5 Ramu Ramunathan, Introductory Econometrics with applications, Third edition, the Dryden press - 1989

Ngày đăng: 13/01/2020, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w