Giáo án môncông nghê ̣ 8 Tiết: 2HÌNHCHIẾU Ngày soạn: 16/8/09 Ngày dạy: 21/8/09 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Hiểu được thế nào là hình chiếu. 2. Kỹ năng: -Nhận biết được các hìnhchiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật 3. Thái độ: Giáo dục tính tư duy trừu tượng B. PHƯƠNG PHÁP: Trư ̣ c quan – nêu vâ ́ n đê ̀ - quan sát C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Tranh vẽ hình 2.1; 2.2 , mô hình 2.3 , 2.4 , 2.5 -Hìnhchiếu và mô hình của một số vật thể trên thực tế 2. Học sinh: Vở, SGK, giấy A4 bút chì và các loại compa , thước kẻ. Vật mẫu hình hộp chữ nhật, 3 tấm bìa cứng, băng dính… D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định:1’ Sĩ số: Vắng: II. Bài cũ: 1. Nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất? 2. Vì sao chúng ta cần phải học vẽ kĩ thuật? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2P Như SGK 2. Triển khai: Hoạt động của GV- HS NÔ ̣ I DUNG Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm về hìnhchiếu (11 phút) -Cho học sinh quan sát hình 2.1 SGK -GV: Giới thiệu các khái niệm của hìnhchiếu thông qua ví dụ hình 2.1 ? Hình 2.1 mô tả cái gì? ? Hãy lấy ví dụ về hìnhchiếu của các vật thể. ? Chỉ ra đâu là vật thể , nguồn sáng, hìnhchiếu và mặt phẳng chiếu? ? hìnhchiếu là gì ? ? Đâu là tia chiếu, mặt phẳng chiếu? I.Khái niệm về hìnhchiếu- Mô tả 1 vật được chiếu trên mặt phẳng. + Vdụ: Mặt trời chiếu lên cây cối tạo bóng dưới mặt đất… -Hìnhchiếu của vật thể: là hình nhận được của vật thể trên mặt phẳng chiếu. Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Lê Lợi Giáo án môncông nghê ̣ 8 HS đọc thông tin trả lời câu hỏi . GV yêu cầu học sinh rút ra KL. -> Con người đã mô tả hiện tượng này của thiên nhiên để diễn tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép chiếu: 12P ? Quan sát hình 2.2 và cho nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b, c ? -Học sinh quan sát và trả lời . - GV gợi ý : Phương và vị trí tương đối giữa các tia chiếu. ? Dựa vào đặc điểm các tia chiếu mà người ta phân ra mấy loại phép chiếu? ? Hãy lấy ví dụ thực tế về các phép chiếu? ?Trong các phép chiếu trên phép chiếu nào cho ta kích thước hìnhchiếu bằng kích thước của vật thể ? II - Các phép chiếu: + Phép chiếu xuyên tâm (H.a) + Phép chiếu song song (H.b) + Phép chiếu vuông góc (H.c) - Ví dụ: + Tia chiếu sáng của 1 ngọn đèn. + Tia chiếu của 1 ngọn đèn pha (chao đèn hình parabol) + Tia sáng mặt trời ở xa vô tận. - Vì hình chiếu vuông góc có kích thước bằng với vật thể nên nó được dùng trong bản vẽ kỹ thuật. Hoạt động 3: Tìm hiểu các hìnhchiếu vuông góc: 12P - GV cho Hs quan sát hình vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình ba mặt phẳng chiếu. ? Nêu rõ tên gọi, vị trí của các mặt phẳng chiếu? ? Từ các mặt phẳng chiếu hãy chỉ ra và gọi tên các hìnhchiếu tương ứng? ? Hướng chiếu tương ứng với các hìnhchiếu như thế nào? (H2.4) III. Các hìnhchiếu vuông góc: 1.Các mặt phẳng chiếu: -Mặt phẳng chiếu đứng : là mặt chính diện, ở sau vật thể. -Mặt phẳng chiếu bằng : là mặt phẳng nằm ngang, ở dưới vật thể. -Mặt phẳng chiếu cạnh : là mặt phẳng bên phải, ở bên phải vật thể. 2.Các hìnhchiếu : -Hìnhchiếu đứng:hướng chiếu từ trước tới. -Hìnhchiếu bằng:hướng từ trên xuống. -Hìnhchiếu cạnh:hướng từ trái sang. - Phép chiếu vuông góc. Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Lê Lợi Giáo án môncông nghê ̣ 8 ? Để chiếu lên vật thể tạo ra các hìnhchiếu thì ngưồi ta dùng phép chiếu gì? ? Vậy chỉ một hìnhchiếu có đủ thể hiện đầy đủ thông tin của vật thể không ? Tại sao? ? Ta có thể dùng tối thiểu là bao nhiêu hình chiếu? Vì sao? _HS đọc thông tin thảo luận trả lời nhóm khác nhận xét bổ xung. - Không. Vì một vật thể thường có các kích thước dài , rộng , cao. Hình dạng các mặt khác nhau . - Tối thiểu 2hình chiếu. Vì từ đó ta có thể vẽ ra được hình chiếu thứ 3. Hoạt động 4: (7') Tìm hiểu vị trí các hìnhchiếu ? Vậy sau khi chiếu song người ta làm như thế nào để 3 hìnhchiếu cùng nằm trên 1 mặt phẳng ? -Vị trí của các hìnhchiếu như thế nào trên bản vẽ kỹ thuật? ? Mỗi hìnhchiếu thể hiện những kích thước nào của vật thể ? ? Chúng liên hệ với nhau như thế nào? -Hìnhchiếu đứng thể hiện chiều cao và chiều dài -Hìnhchiếu bằng thể hiện chiều rộng và chiều dài -Hìnhchiếu cạnh thể hiện chiều cao và chiều rộng. * Có thể dùng các đường đóng để thể hiện mối liên hệ về kích thước giữa các hình chiếu. IV Vị trí các hình chiếu: - Xoay mặt phẳng chiếu bằng xuống dưới 90 độ cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng - Xoay mặt phẳng chiếu cạnh sang phải 90 độ cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng. -Hìnhchiếu cạnh nằm bên phải hìnhchiếu đứng , hìnhchiếu bằng nằm phía dưới hìnhchiếu đứng. IV. Củng cố: 3P HS đọc nội dung phần ghi nhớ Trả lời câu hỏi ở SGK V. Dặn dò: 4P Học bài trả lời câu hỏi SGK Xem trước nội dung bài Bản vẽ các khối đa diện Tìm hiểu hình dáng mái chùa chiền, tháp ai cập VI. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Lê Lợi . đê ̀ - quan sát C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Tranh vẽ hình 2. 1; 2. 2 , mô hình 2. 3 , 2. 4 , 2. 5 - Hình chiếu và mô hình của một số vật thể trên thực tế 2. Học. thể. 2. Các hình chiếu : - Hình chiếu đứng:hướng chiếu từ trước tới. - Hình chiếu bằng:hướng từ trên xuống. - Hình chiếu cạnh:hướng từ trái sang. - Phép chiếu