Kỹ năng _ Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người _ Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết, tương trợ với mọi người _ Thân ái, tương tr
Trang 1(tiết 9) Bài 7
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
( Thời gian: 1 tiết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
_ Giúp HS hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?
_ Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa người với người
2 Kỹ năng
_ Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người
_ Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết, tương trợ với mọi người
_ Thân ái, tương trợ, giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng
3 Thái độ_Tình cảm
Giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống
II/ NỘI DUNG TRI THỨC CẦN GIẢNG
Phần a,b,c,d SGK/22
III/ TÀI LIỆU_PHƯƠNG TIỆN
1 Về phía giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thực hành, sách bài tập tình huống GDCD lớp 7
- Tranh ảnh, hình minh hoạ…
- Đèn chiếu, bảng phụ ( nếu có)
2 Về phía học sinh
- Sách giáo khoa lớp 7
- Sách thực hành CD 7
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC
1 Ổn định lớp ( 1 phút)
Trật tự, sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Câu 1: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa
Câu 2: Làm bài tập a SGK/19
Trang 23 Giảng bài mới ( 39 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới ( 4 phút)
PP phát vấn
GV cho HS giải thích câu ca dao
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
GV: Câu ca dao có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đồng sức, đồng lòng thì làm việc sẽ tốt hơn
GV: Đúng rồi, các em thấy đó, từ ngàn xưa cho
đến nay, tinh thần đoàn kết, tương trợ là một
truyền thống quý báu của dân tộc ta Vậy thì như
thế nào mới gọi là đoàn kết, tương trợ? Và khi có
sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ thì sẽ
giúp cho chúng ta được gì? Để trả lời cho câu hỏi
này thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay
Bài 7_Tiết 8
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
( 1 tiết)
Thứ…ngày…tháng…năm…
Môn GDCD
Bài 7_Tiết 8 ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
( 1 tiết)
Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc ( 5 phút)
PP phát vấn + phân vai
GV cho HS đọc truyện bằng cách phân vai
HS: Đọc truyện đúng vai của mình
GV: Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp
phải khó khăn gì?
HS: Chưa hoàn thành công việc, khu đất có nhiều
mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều
bạn nữ…
I/ Khai thác truyện đọc
KL: Nhờ tinh thần đoàn
kết, tương trợ, lớp 7B đã giúp lớp 7A hoàn thành tốt công việc
Trang 3GV: Lớp 7B đã làm gì?
HS: Sang làm giúp các bạn 7A
GV: Hãy tìm những câu nói thể hiện sự giúp đỡ
nhau của hai lớp?
HS: _ Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình
ăn mía, cam…
_ Bình, Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế
hoạch
_ Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ
GV: Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của
các bạn 7B?
HS: Đoàn kết, tương trợ
GV: Qua đó, các em thấy rằng, nếu như biết giúp
đỡ, chia sẽ nhau trong công việc thì chúng ta sẽ
hoàn thành công việc một cách nhanh hơn, tốt
hơn, phải không nào?
GV rút ra kết luận
“ Nhờ tinh thần đoàn kết, tương trợ, lớp 7B đã
giúp lớp 7A hoàn thành tốt công việc”
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học ( 20 phút)
PP thảo luận + liên hệ thực tế
GV cho HS liên hệ thực tế
GV: Em hãy tìm những biểu hiện của tinh thần
đoàn kết, tương trợ trong ngày xưa, ngày nay?
HS: _ Ngày xưa: nhân dân đoàn kết chống giặc
ngoại xâm
_ Ngày nay: nông dân đoàn kết, tương trợ
chống hạn hán, lũ lụt…
_ Học tập: đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ
GV: Để có được một cuộc sống tốt đẹp như ngày
hôm nay đòi hỏi nhân dân ta phải hợp sức, đồng
II/ Nội dung bài học
1.Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
Phần a SGK/22
2.Ý nghĩa
Phần b,c,d SGK/22
Trang 4lòng, phải không nào? Vậy qua các biểu hiện
trên, em nào cho cô biết, đoàn kết, tương trợ là
gì?
HS: Đọc phần a SGK/22
GV: Nếu như một người biết sống đoàn kết,
tương trợ, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó
khăn, hoạn nạn thì sẽ nhận được thái độ gì từ
những người xung quanh?
HS: Yêu quý, kính trọng…
GV: Nếu một người đoàn kết, hai người đoàn kết,
nhiều người đoàn kết sẽ tạo nên điều gì?
HS: Sức mạnh để vượt qua khó khăn
GV: Và cũng chính sức mạnh này đã giúp ông
cha ta chiến thắng quân ngoại xâm, giúp nhân
dân ta vượt qua thiên tai, phải không nào?
Do đó, đoàn kết, tương trợ là một truyền thống
quý báu của dân tộc ta Em nào rút ra cho cô ý
nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
HS: Đọc phần b,c,d SGK/22
GV: Là người chủ tương lai của đất nước, vậy thì
em đã làm gì để thể hiện và phát huy truyền
thống đoàn kết, tương trợ của dân tộc ta?
HS: Giúp đỡ bạn, những người gặp khó khăn…
GV chốt ý
Hoạt động 4: Củng cố ( 9 phút)
PP thảo luận nhóm
GV cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1+2: Trung là bạn cùng tổ, lại ở gần nhà
Thuỷ Trung bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày
Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?
Nhóm 3+4: Tuấn và Hưng học cùng lớp Tuấn
học giỏi còn Hưng lại học kém toán Mỗi khi có
III/ Luyện tập
GV cho HS xử lý tình huống
Trang 5bài tập về nhà là Tuấn lại làm giúp Hưng để
Hưng khỏi bị điểm kém
Em có đồng tình với việc làm của Tuấn
không? Vì sao?
Nhóm 5+6: Giờ kiểm tra toán, có một bài toán
khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã góp sức cùng
giải Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn
đó?
Sau 3 phút thảo luận, các nhóm lên trình bày
Nhóm 1+2:
_ Ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn mau hết
bệnh…
Nhóm 3+4:
_ Em không tán thành việc làm của Tuấn vì như
vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn
Nhóm 5+6:
_ Không được vì giờ kiểm tra phải tự mình làm
bài
GV nhận xét
Hoạt động 5: Dặn dò ( 1 phút)
_ Học bài 7
_ Làm các bài tập còn lại trong SGK và STH
_ Xem trước bài 8 “ Khoan dung”
Nhận xét, rút kinh nghiệm