Trường THCS Lâm Ngư Trường Sángkiếnkinh nghiệm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 A/- PHẦN MỞ ĐẦU: Từ nhiều năm nay vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy tất cả các môn trở thành yêu cầu thường xuyên và tất yếu của nhà trường trong đó có môn GDCD. Tuy nhiên tùy theo đặc thù của môn học và đặc điểm thực tế của nhà trường mà yêu cầu này được thể hiện hết sức đa dạng. Ở trường THCS hiện nay, việc nâng cao chất lượng giảng dạy luôn luôn được đặt ra. Thậm chí ngày nay đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và phân loại giáo viên. B/- PHẦN NỘI DUNG: I- Cơ Sở Lí Luận 1. Mục Đích Dạy Môn GDCD Ở Trường THCS - Ở môn GDCD thì sự học tới hành là khoảng cách giữa tri thức và hành động của con người có sự khác nhau. Nhiều lúc người ta hiểu nhưng lại không làm cái mình hiểu. Học môn đạo đức học sinh hiểu rất rõ trung thực là đức tính quý báu tốt đẹp nhưng lại sẵn sàng gian lận, quay cóp, sử dụng phao ngay cả trong môn đạo đức. Biết rõ phải tôn trọng và yêu quý thầy cô giáo nhưng nhiều học sinh vẫn thiếu lễ độ. Thậm chí có học sinh còn hành động hung hăng đối với thầy cô giáo. Người ta vi phạm pháp luật không phải vì không hiểu pháp luật, biết luật giao thông bắt buộc phải dừng đúng vạch quy định khi có đèn đỏ nhưng vẫn thản nhiên vượt xe qua. - Ở đây chỉ trang bị tri thức không thì chưa đủ … Dạy môn GDCD không phải chỉ là dạy cho học sinh hiểu mà còn dạy cho học sinh tin và yêu những điều thầy cô muốn nói và hơn thế nữa chỉ có ý, mong muốn thực hành theo điều đó. Đây là cái khó của việc dạy môn GDCD ở trường THCS và đó cũng là mục đích dạy môn GDCD ở trường THCS. 2. Hệ Thống Các Phương Pháp Dạy Học: Dạy môn GDCD chúng ta cần áp dụng 1 số phương pháp sau - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp kể chuyện, nêu gương. - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp thuyết trình … 3. Nội Dung Học Môn GDCD Ở Trường THCS - Phần các chuẩn mực đạo đức. - Phần pháp luật. 4. Các Yêu Cầu Chung Đối Với Phương Pháp. Tất cả các phương pháp nêu trên cần sử dụng hợp lí với mỗi bài, mỗi nội dung cụ thể. II- CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Vấn Đề Chung Người thực hiện: Nhuyễn Hoàng Hợp 1 Trường THCS Lâm Ngư Trường Sángkiếnkinh nghiệm - Trong những năm qua môn GDCD ở trường THCS là một trong những môn học được các nhà nghiên cứu đặt ra yêu cầu cần phải chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn là giáo dục con người mới trong xã hội mới, đặc biệt là khi đất nước đang đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, trong dạy môn GDCD ở trường THCS thường được coi là môn “phụ” nghĩa là môn học này nặng tính đối phó cho xong chương trình quy định. - Đa số GV trong những năm học qua dạy môn này thường là kiêm nhiệm, dạy chưa đủ tiết nên phân công dạy cho đủ. 2. Những Biện Pháp Cụ Thể. a. Tạo điều kiện phân công đúng chuyên môn cho giáo viên, chúng ta biết khi giáo viên được phân công chuyên môn thì họ phải nhận. Tuy nhiện sự phân công như vậy chưa phù hợp với chuyên môn đào tạo thì họ không dám đảm bảo chất lượng giáo dục. b. Giảng dạy lí thuyết phải gắn với thực tiễn. Dạy môn GDCD giáo viên phải liên hệ giữa lí thuyết bài học với thực tiễn xung quanh đời sống. Ví dụ: Dạy bài “bảo vệ môi trường” và “tài nguyên thiên nhiên” ở lớp 7 thì giáo viên phải cho học sinh nắm được khái niệm môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tầm quan trọng của hai yếu tố này trong đời sống giữa mỗi con người. Thì giáo viên phải cho học sinh tự liên hệ với môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở chính địa phương các em, giúp các em nắm bài sâu hơn và kĩ hơn nhớ lâu hơn. c. Bổ sung chương trình học bằng các buổi thảo luận ở lớp. Đây là một hình thức dạy học nhằm bồi dươõng tư duy chọn lọc, phát huy khả năng tư duy độc lập của học sinh kết hợp với kiến thức đã lĩnh hội được trong bài giảng giữa thầy và kiến thức tích lũy được trong quá trình hoạt động của học sinh. - Về phía người thầy vấn đề quan trọng nhất là phải xác định được nội dung cần thảo luận với những vấn đề, câu hỏi không chỉ phù hợp với những trình độ giữa học sinh mà còn phải là nhưõng vấn đề mà học sinh quan tâm, thích thú. Bên cạnh đó giáo viên giới thiệu những tài liệu phục vụ cho buổi thảo luận và thông báo rõ kế hoạch về cách thảo luận. - Về phía học sinh: phải làm theo đề cương thảo luận trên cơ sở nghiên cứu kỹ bài giảng, kiến thức liên quan vận dụng tới đa kiến thức đã tích lũy được trong quá trình thảo luận, giáo viên là người trực tiếp điều khiển khi thảo luận có thể xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược nhau, lúc này đòi hỏi giáo viên phải có thái độ đúng mức và đứng trên những luận điểm khoa học để nhận xét. Không nên có thái độ quy chụp quan điểm hoặc phủ định sạch trơn ý kiến của học sinh. Tuy nhiên cuối bài thảo luận giáo viên có những kết luận và định hướng kiến thưc cho học sinh đồng thời nhận xét và đánh giá kết quả thảo luận và những hạn chế cần rút kinh nghiệm cho những lần thảo luận sau. - Trong quá trình thực hiện các cuộc thảo luận phân môn đạo đức ở trường THCS nói chung ở lớp 7 nói riêng thì giáo viên nên xoay quanh những chủ đề hết Người thực hiện: Nhuyễn Hoàng Hợp 2 Trường THCS Lâm Ngư Trường Sángkiếnkinh nghiệm sức gần gũi thiết thực với học sinh như “giản dị là gì? Học sinh cần sống giản dị hay không”…? “tôn sư trọng đạo trong Xã Hội như hiện nay cần thiết hay không” ? - Tuy nhiên ở trường THCS thời gian dành thảo luận không nhiều, do đó để làm được điều này giáo viên cần biết kết hợp giờ giảng lí thuyết với cuộc thảo luận ngắn từ 8 đến 10 phút với những nội dung rất cụ thể và thiết thực. d. Bổ sung phương pháp kiểm tra. Việc kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra trình độ tiếp thu và năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào việc giải quyết một vấn đề nào đó của học sinh, việc cho điểm là sự đánh giá cụ thể của người thầy với lực học của học sinh. Vì vậy việc đánh giá phải chính xác. Theo quan điểm của tôi thì dạy môn GDCD nên kiểm tra tự luận. Bởi vì đây là một phần kiến thức lí luận cao do đó phần viết là quan trọng nhằm kiểm tra kiến thức theo hệ thống logic và khả năng diễn đạt của học sinh vận dụng tri thức của học sinh vào cuộc sống. III- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ỨNG DỤNG THỰC TẾ - Trong những năm qua tôi thấy dạy môn GDCD ở tất cả các khối lớp đã thu được một số thành tựu như sau: ở đây chỉ lấy thử nghiệm ở môn GDCD phần đạo đức lớp 7. Môn Lớp SS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % GDCD 7A 46 1 2.2 14 30.4 31 67.4 Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn GDCD. Các biện pháp này không có gì mới lạ nhưng nó phù hợp với đặc thù của chương trình đạo đức học ở lớp 7 nói riêng và trường THCS nói chung. Rất mong sự đóng góp ý của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Khánh Bình Tây Bắc, ngày 6 tháng 11 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Hoàng Hợp Người thực hiện: Nhuyễn Hoàng Hợp 3 . phương pháp sau - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp kể chuyện, nêu gương. - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. - Phương pháp. để đánh giá và phân loại giáo viên. B /- PHẦN NỘI DUNG: I- Cơ Sở Lí Luận 1. Mục Đích Dạy Môn GDCD Ở Trường THCS - Ở môn GDCD thì sự học tới hành là khoảng