1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI SINH 9

124 110 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 833,23 KB

Nội dung

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh hoc lớp 9 hay. THAM KHẢO. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh hoc lớp 9 hay. THAM KHẢO.Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh hoc lớp 9 hay. THAM KHẢO.Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh hoc lớp 9 hay. THAM KHẢO.Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh hoc lớp 9 hay. THAM KHẢO

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 CHƯƠNG I: CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN

A MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÀI LIỆU ÔN TẬP

KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO SINH HỌC 9

Trang 2

I NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG PPNC DI TRUYỀN CỦA MENĐEN

1 Chọn đối tượng nghiên cứu có nhiều thuận lợi

- Menđen đã chọn cây đậu hà lan làm đối tượng nghiên cứu vì có 3 thuận lợi cơ bản:

- Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránhđược sự tạp giao trong lai giống

- Có nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát và tính trạng đơn gen (ông đã chọn 7cặp tính trạng để nghiên cứu)

- Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm Ngoài ra, đậu có hoa khá lớn nênthao tác dễ dàng, có khả năng cho số lượng đời con nhiều; và nhiều giống đậu lúcbấy giờ có giá trị kinh tế cao

2 Đề xuất phương pháp phân tích các thế hệ lai:

* Nội dung:

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tươngphản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu củatừng cặp bố mẹ

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được Từ đó rút ra qui luật ditruyền các tính trạng

II MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN

1 Các khái niệm:

- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ

con cháu

- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể.

Ví dụ: thân cao, quả lục, hạt vàng, …

- Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1.

- Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1

loại tính trạng

Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp

- Nhân tố di truyền: qui định các tính trạng của sinh vật.

Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa

- Giống (dòng) thuần chủng:là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau

giống thế hệ trước

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuàn chủng của 1 hoặc 1 vài cặptính trạng nào đó đang được nghiên cứu

- Kiểu gen:là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

Thông thường, khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét 1 vài cặp gen liênquan tới các tính trạng được quan tâm, như kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quyđịnh hoa trắng

- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

Trang 3

Trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét 1 vài cặp tính trạngđược quan tâm như màu sắc hoa, màu quả, chiều cao cây,

- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau (AA; aa;

bb)

- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa; Bb; …)

- Giao tử thuần khiết: là giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di

truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử

- Lai: là cho giao phối giữa các cá thể sinh sản hữu tính (động vật) hoặc cho thụ

phấn chéo giữa 2 cá thể thực vật (cây cho hạt phấn là cây bố, cây nhận hạt phấn làcây mẹ)

- Tự phối hay tự thụ phấn:tế bào hạt phấn và noãn (tế bào trứng) có nguồn gốc từ 1

B CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN

I QUI LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN

F2 3 hoa đỏ :1 hoa trắng

2 Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:

Theo Menđen:

- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định

- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của các nhân tố di truyền trong cặpnhân tố di truyền về các giao tử

- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh

Qui ước: nhân tố di truyền A: hoa đỏ Nhân tố di truyền a : Hoa trắng

Cây đậu hà lan hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen : AACây đậu hà lan hoa trắng có kiểu gen : aa

Trang 4

Kiểu hình: 100% hoa đỏ Cho F1 tự thụ phấn:

F1: Aa × AaG: ½ A : ½ a ½ A : ½ aF2: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa

TLKH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

3 Nội dung qui luật phân li:

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân

li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

4 Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li.

- P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai

- Số cá thể phân tích đều lớn

- Tính trạng trội là trội hoàn toàn.

5 Ý nghĩa qui luật phân li (ý nghĩa của tương quan trội lặn)

- Trong tự nhiên tương quan trội lặn là phổ biến Tính trạng trội thường là tính trạngtốt vì vậy trong chọn giống cần xác định tính trạng trội để tập trung nhiều gen trộiquý vào một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế

- Sự phân li tính trạng thường làm xuất hiện các tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩmchất và năng suất của vật nuôi, cây trồng Do đó để tránh sự phân li tính trạng phảikiểm tra độ thuần chủng của giống

TLKH: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng

II TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN

- Trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) là hiện tượng di truyền trong đó kiểu

hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệkiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

Ví dụ: lai giữa 2 giống hoa thuộc loài hoa phấn:

Trang 5

P: hoa đỏ × hoa trắng

F2 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:

Không cần dùng phép lai phân tích

cũng biết kiểu gen (kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp trội, kiểu hình trung gian có kiểu gen dị hợp, kiểu hình lặn có kiểu gen đồn hợp lặn)

III QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

1 Thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản hạtmàu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn

Pt/c: hạt vàng, vỏ trơn × hạt xanh, vỏ nhănF1 100% hạt vàng, vỏ trơn

Cho F1 tự thụ phấn F2 : 9 hạt vàng, vỏ trơn

3 hạt vàng, vỏ nhăn

3 hạt xanh, vỏ trơn

1 hạt xanh, vỏ nhăn

2 Giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen

Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (NTDT) quy định

Hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng có KG: AABB

Hạt xanh, vỏ nhăn có KG: aabb

F1: AaBb × AaBb G: ¼ AB : ¼ Ab : ¼ aB : ¼ ab ¼ AB : ¼ Ab : ¼ aB : ¼ ab

F2:

Trang 6

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb :

1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

Tỉ lệ KH: 9 hạt vàng, vỏ trơn

3 hạt vàng, vỏ nhăn

3 hạt xanh, vỏ trơn

1 hạt xanh, vỏ nhăn

3 Nội dung qui luật phân li độc lập:

Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử

4 Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập:

- P phải thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai

- Số cá thể đem phân tích đủ lớn

- Tính trạng trội là trội hoàn toàn.

- Mỗi gen qui định một tính trạng các cặp gen phải phân li độc lập (mỗi cặp gennằm trên 1 cặp NST tương đồng)

+ Sự phân ly độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử

đã tạo ra vô số loại giao tử có tổ hợp các nhân tố di truyền khác nhau về nguồngốc

+ Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau đã tạo ra số kiểu hợp tử cực kì lớnphát triển thành nhiều kiểu hình, làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp

6 Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:

- Qui luật phân li độc lập đã giải thích được nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổhợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản giao phối Đó là sự phân li độc lập và tổhợp tự do của các cặp gen

- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hóa

Trang 7

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu các khái niệm : Di truyền; biến dị; Tính trạng; cặp tính trạng tương phản;

nhân tố di truyền; giống thuần chủng; kiểu gen; thể đồng hợp; thể dị hợp ?

Xem điểm 1 mục II phần A

Câu 2: Menđen đã nghiên cứu di truyền các tính trạng (để tìm ra các qui luật di truyền)

bằng phương pháp gì ? Nêu nội dung của phương pháp đó ?

Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp

- Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì thuận tiệncho việc theo dõi sự di truyền các tính trạng

Câu 4: Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen ? Menđen đã giải thích kết

quả thí nghiệm của mình như thế nào ?

Câu 5: Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Menden có những đặc điểm độc đáo

nào mà từ đó Menden đã khám phá ra các quy luật di truyền cơ sở đầu tiên, đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học ?

- Xem mục I phần A

Câu 6: Phát biểu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li ? Ý nghĩa của

qui luật phân li (ý nghĩa của tương quan trội lặn) ?

Câu 6: Lai phân tích là gì ? mục đích của lai phân tích? tại sao không áp dụng phép lai

phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn ?

- Lai phân tích: xem điểm 6 mục I phần B

- Mục đích của lai phân tích nhằm kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội

- Không áp dụng phép lai phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn vì cơ thể

dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình trung gian Cơ thể có kiểu hình trội chắc chắn có kiểugen đồng hợp trội

Câu 7: Giải thích làm thế nào để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp

hay thể dị hợp ?

- Nêu khái niệm thể đồng hợp, thể dị hợp

- Nhận xét:

+ Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ mang cặp gen đồng hợp hoặc dị hợp

+ Muốn xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội: đối với động vật người ta

sử dụng phép lai phân tích Đối với thực vật thì có 2 phương pháp: lai phân tíchhoặc tự thụ phấn đối với những loài giao phấn

Trang 8

- Nêu khái niệm lai phân tích

TL Kiểu hình: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Tự thụ phấn đối với cây giao phấn:

Trường hợp 1:

P: AA × AA G: A A

TL KH: 3 trội : 1 lặn

- Nhờ kết quả của phép lai phân tích ta có thể xác định cơ thể mang kiểu hình trội cókiểu gen đồng hợp hay dị hợp khi quan sát kiểu hình ở đời con :

+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể đem lai là thể đồng hợp

+ Nếu đời con phân tính thì cá thể đem lai là dị hợp

- Ngoài ra, ta có thể xác định cơ thể mang kiểu hình trội bằng cách áp dụng quy luậtphân li của Menđen: cho cơ thể cần kiểm tra kiểu gen tự thụ phấn Nếu F1 đồngtính thì P đồng hợp Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn thì P dị hợp

Câu 8: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ?

- Nêu khái niệm tính trạng trội

- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội : tương tự câu 7

Câu 9: Để xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào ?

- Nêu khái niệm giống thuần chủng

Trang 9

- Để xác định giống có thuần chủng hay không: đối với động vật người ta sử dụngphép lai phân tích Đối với thực vật thì có 2 phương pháp: lai phân tích hoặc tự thụ

phấn đối với những loài giao phấn ( tương tự câu 7)

Câu 10: Giả sử lợn nhà thân dài là tính trạng trội qui định bởi gen B; thân ngắn là tính

trạng lặn qui định bởi gen b Làm thế nào để xác định một con lợn thân dài là thuần chủng hay không thuần chủng ?

- tương tự câu 9

Câu 11: Giải thích làm thế nào để xác định một tính trạng nào đó là trội hay lặn ?

 Nêu khái niệm tính trạng trội, tính trạng lặn

 Muốn xác định một tính trạng nào đó là trội hay lặn, người ta sử dụng phương phápphân tích các thế hệ lai của Menđen

- Nêu nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai: xem điểm 2 mục Iphần A

- Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình là

3 : 1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ ¾ là tính trạng trội, còn kiểu hình chiếm tỉ lệ

F1: hoa đỏ × hoa đỏ

Aa Aa

G: ½ A : ½ a ½ A : ½ aF2: TL KG: 1AA : 2Aa : 1aa

TL KH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Lưu ý: đối với động vật và thực vật phải phân biệt là : khi nào dùng từ tự thụ phấn, khi

nào dùng từ giao phối với nhau, khi nào dùng từ giao phấn với nhau.

Câu 12: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự giống nhau và khác nhau trong trường hợp

lai 1 cặp tính trạng trội hoàn toàn và không hoàn toàn? Cho ví dụ minh họa ?

- Nêu khái niệm tt trội, lặn, trội không hoàn toàn

- Nguyên nhân giống nhau:

+ Gen qui định các tính trạng nằm trên NST

+ Sự phân li và tổ hợp của các NST trong giảm phân dẫn đến sự phân li và tổhợp của các gen

+ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh

→ do đó KG của F1 đều ở trạng thái dị hợp (Aa) và sự phân li KG ở F2 đều là 1đồng hợp trội : 2 dị hợp : 1 đồng hợp lặn (1AA : 2Aa : 1aa)

Trang 10

- Nguyên nhân khác nhau: do tương quan giữa 2 gen trội và lặn hoặc do khả năngbiểu hiện của các gen trong cặp gen phụ thuộc vào diều kiện môi trường.

Hai ví dụ phù hợp với sơ đồ lai trên:

Trội không hoàn toàn: cho đậu Hà Lan hoa đỏ lai với hoa trắng

F1 100% Hoa đỏ F2 3 hoa đỏ :1 hoa trắng

Trội không hoàn toàn: lai giữa 2 giống hoa thuộc loài hoa phấn

F2 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

Câu 13: Trình bày thí nghiệm của Menđen về phép lai hai cặp tính trạng qua đó giải

thích vì sao nói rằng các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau Phát biểu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập?

* Trình bày được thí nghiệm : 1,5đ

Menđen lai 2 thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn

P: hạt vàng, vỏ trơn  hạt xanh, vỏ nhăn

 Vµng Xanh 0,25đ

3 1

 Tr¬n Nh¨n 0,25đTheo qui luật phân li của Menđen, hạt vàng và vỏ trơn đều là tính trạng trội và chiếm tỉ lệ

¾ của từng loại tính trạng còn hạt xanh và vỏ nhăn đều là tính trạng lặn và chiếm tỉ lệ ¼0,25đ

Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 :

hạt vàng, vỏ trơn = ¾ hạt vàng x ¾ vỏ trơn = 9/16 0,25đ

Trang 11

hạt vàng, vỏ nhăn = ¾ hạt vàng x ¼ vỏ nhăn = 3/16 0,25đ

hạt xanh, vỏ trơn = ¼ hạt xanh x ¾ vỏ trơn = 3/16 0,25đ

hạt xanh, vỏ nhăn = ¼ hạt xanh x ¼ vỏ nhăn = 1/16 0,25đ

Như vậy, tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 đúng bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

Vì vậy Menđen đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lậpvới nhau 0,75đ

Câu 14: Biến dị tổ hợp là gì ? nó xuất hiện ở những hình thức sinh sản nào ? Những cơ

chế nào làm phát sinh biến dị tổ hợp ? Vì sao ?

- Xem điểm 5 mục III phần B

Câu 15: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa ? Tại sao ở những

loài sinh sản giao phối biến dị tổ hợp lại vô cùng phong phú ?

BDTH là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa vì:

- BDTH đã tạo ra ở các thế hệ lai nhiều KG và KH mới so với bố mẹ, làm tăng tính

đa dạng phong phú của loài

- Trong quá trình tiến hóa:

+ Tính đa dạng ở sinh vật giúp cho loài có thể phân bố và thích nghi được với nhiều

môi trường sống khác nhau, làm tăng khả năng tồn tại của loài trước tác động cảumoio trường

+ Tính đa dạng của sinh vật còn là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự

nhiên

- Trong chọn giống:

+ Tính đa dạng về KG và KH ở sinh vật cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu

để dễ dàng chọn giữ lại các đặc diểm mong muốn

+ Trong công tác chọn giống, người ta ứng dụng các pp lai để tạo ra nguồn BDTH,rồi từ đó chọn ra các giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt

Ở những loài sinh sản giao phối biến dị tổ hợp lại vô cùng phong phú vì :

- Trên thực tế, ở các loài sinh vật, kiểu gen gồm rất nhiều gen và các gen này tồn tại

Trang 12

- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp

- F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen

- phản ánh sự di truyền của 2 cặp tínhtrạng

- F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loạigiao tử

- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1

- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp

- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen

Câu 17: Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb Em hãy trình bày phương pháp tạo

ra kiểu gen AAbb Biết rằng các gen trội hoàn toàn.

- Cho lai 2 cơ thể bố mẹ có kiểu gen AABB và aabb với nhau được F1

P: AABB X aabb → F1 : 100% AaBb

- Để có kiểu gen AAbb cần thực hiện phép lai giữa các cá thể F1 với nhau Từ đóphân tích kết quả F2 xác định cá thể có kiểu gen cần tạo

F1 × F1 : AaBb × AaBb → F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Kiểu hình 3A-bb có 2 KG : AAbb và Aabb

- Để chọn ra được KG AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích: cho các cá thể có

KG A-bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽkết quả của từng cặp lai : ở cặp lai nào mà con lia đồng tính 100% A-bb thì cá thểA-bb đem lai có KG AAbb

AAbb × aabb → 100% Aabb

Trang 13

2.1 BÀI TOÁN THUẬN: để bài cho biết tính trội, lặn, kiểu hình của P Từ đó xác

định KG, KH của F và lập sơ đồ lai

Cách giải: 3 bước.

- Bước 1: quy ước gen.

+ Nếu đề bài chưa quy ước gen, cần xác định tính trội, lặn rồi quy ước gen.

+ Nếu từ giả thuyết, ta biết được 2 cơ thể P mang các cặp tính trạng tương phản và

F1 đồng tính (không có tính trạng trung gian) thì tính trạng xuất hiện ở F1 là trội từ

đó quy ước gen

- Bước 2: Biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ.

- Bước 3: lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ KG, KH và giải quyết các yêu cầu khác của bài

toán

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài tập 1 : ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng.

Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ ntn?

Bài giải

Quy ước : gen A: lông đen

Gen a: lông trắngChuột lông đen có kiểu gen : AA hoặc Aa

Chuột lông trắng có kiểu gen: aa

Các phép lai có thể xảy ra: P: AA × aa hoặc P: Aa × aa

F1: Kiểu gen: 1 Aa : 1 aa

Kiểu hình: 1 chuột lông đen : 1 chuột lông trắng

BÀI TẬP 2: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng Hãy lập sơ

đồ lai để xác định kết quả về KG và KH của con lai F 1 trong các trường hợp sau:

- P : quả đỏ × quả đỏ

- P : quả đỏ × quả vàng

- P : quả vàng × quả vàng

Bài giải

Quy ước: gen A: quả đỏ gen a: quả vàng

Cây cà chua quả đỏ có kiểu gen AA hoặc Aa

Cây cà chua quả vàng có kiểu gen aa

Trang 14

Trường hợp 1: P quả đỏ × quả đỏ

Các phép lai có thể xảy ra:

P: AA x AA hoặc P: AA x Aa hoặc P: Aa x Aa

Viết sơ đồ lai → kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai F1

Trường hợp 2 : P quả đỏ × quả vàng

Các phép lai có thể xảy ra:

P: AA x aa hoặc P: Aa x aa

Trường hợp 3 : P quả vàng × quả vàng

Sơ đồ lai: P: aa x aa

Bài tập 3: Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là 2 tính trội hoàn toàn so với thân thấp

và hạt xanh Hai cặp tính trạng chiều cao và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:

a Cây thân cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.

b Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

a Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.

Các phép lai có thể xảy ra:

P: AAbb x aaBB hoặc P: Aabb x aaBB

hoặc P: AAbb x aaBb hoặc P: Aabb x aaBb

Sơ đồ lai 1:

P: thân cao, hạt xanh x thân thấp, hạt vàng AAbb aaBBG: Ab aBF1: Kiểu gen: AaBb

Kiểu hình: 100% thân cao, hạt vàng

Sơ đồ lai 2:

P: thân cao, hạt xanh x thân thấp, hạt vàng

G: Ab; ab aBF1: TLKG: 1AaBb : 1aaBb

TLKH: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng

Sơ đồ lai 3:

P: thân cao, hạt xanh x thân thấp, hạt vàng

G: Ab ab; aBF1: TLKG: 1Aabb : 1aaBb

Trang 15

TLKH: 1 thân cao, hạt xanh : 1 thân cao, hạt vàng.

Sơ đồ lai 4:

P: thân cao, hạt xanh x thân thấp, hạt vàng Aabb aaBb

G: Ab; ab aB; abF1: TLKG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb TLKH: 1 thân cao, hạt vàng

1 thân cao, hạt xanh

1 thân thấp, hạt vàng

1 thân thấp, hạt xanh

b Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.

Các phép lai có thể xảy ra:

P: AABB x aabb hoặc P: AaBB x aabb

hoặc P: AABb x aabb hoặc P: AaBb x aabb

Sơ đồ lai 3:

P: thân cao, hạt vàng x thân thấp, hạt xanh AABb aabb

G: AB; Ab ab F1: TLKG: 1AaBb : Aabb

TLKH: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân cao, hạt xanh

1 thân cao, hạt xanh

1 thân thấp, hạt vàng

1 thân thấp, hạt xanh

Trang 16

Bài tập 4: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên

NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F 1 , tiếp tục cho F 1 tạp giao với nhau thu được F 2

a Hãy lập sơ đồ lai từ P → F 2

b Nếu cho F 1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

Gen A: lông đen gen B: đuôi ngắn

Gen a: lông nâu gen b: đuôi dài

a Lập sơ đồ lai từ P → F 2

Các phép lai có thể xảy ra:

P: AABB x aabb hoặc P: AAbb x aaBB

100% lông đen, đuôi ngắn

F1xF1: lông đen, đuôi ngắn x lông đen, đuôi ngắn AaBb AaBb

G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab

F2:

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb :

1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

Tỉ lệ KH: 9 lông đen, đuôi ngắn

3 lông đen, đuôi dài

3 lông nâu, đuôi ngắn

1 lông nâu, đuôi dài

Trang 17

b Kết quả lai phân tích F 1 :

P: lông đen, đuôi ngắn x lông nâu, đuôi dài

AaBb aabb

FB: Tỉ lệ KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Tỉ lệ KH: 1 lông đen, đuôi ngắn

1 lông đen, đuôi dài

1 lông nâu, đuôi ngắn

1 lông nâu, đuôi dài

Bài tập 5: Ở cà chua, biết quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng và lá chẻ

là tính trạng trội hoàn toàn so với lá nguyên Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.

Cho P có quả đỏ, lá chẻ thuần chủng giao phấn với cây có quả vàng, lá nguyên thu được

F 1

a Lập sơ đồ lai.

b Cho F 1 nói trên giao phấn lần lượt với 2 cây đều không thuần chủng là quả đỏ, lá nguyên và quả vàng, lá chẻ Lập sơ đồ lai để xác định kết quả tỉ lệ KG, KH ở con lai.

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

Gen A: quả đỏ Gen B: lá chẻ Gen a: quả vàng Gen b: lá nguyên

a Sơ đồ lai:

PT/C: quả đỏ, lá chẻ x quả vàng, lá nguyên

GP: AB abF1: Kiểu gen: AaBb

♀ ♂

Tỉ lệ KG: 3 A – B - : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb

Tỉ lệ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ

Trang 18

GP: AB; Ab; aB; ab aB; abF1:

Tỉ lệ KG: 3A-B- : 3aaB- : 1Aabb : 1aabb

Tỉ lệ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ

3 quả vàng, lá chẻ

1 quả đỏ, lá nguyên

1 quả vàng, lá nguyên

Bài tập 6: Ở một loài thực vật, hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng

là tính trạng trung gian Quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.

a Cho cây có hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, quả dài rồi thu lấy các cây F 1 tiếp tục tự thụ phấn Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG,

KH ở F 2 ?

b Cho cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với cây hoa hồng, quả dài thì kết quả như thế nào?

Giải

Theo đề bài, ta qui ước gen:

- gen A qui định tính trạng hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoatrắng => hoa đỏ: kiểu gen AA; hoa hồng: kiểu gen Aa; hoa trắng: kiểu gen aa

- gen B qui định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài

=> KG quả tròn: BB hoặc Bb; quả dài: bb

a Sơ đồ lai:

PT/C: hoa đỏ, quả tròn x hoa trắng, quả dài AABB aabbGP: AB abF1: Kiểu gen: AaBb

Kiểu hình 100% hoa hồng, quả tròn

F1xF1: hoa hồng, quả tròn x hoa hồng, quả tròn

G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab

F2:

Trang 19

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

Tỉ lệ KH: 3 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa đỏ, quả dài : 6 hoa hồng, quả tròn :

2 hoa hồng, quả dài : 3 hoa trắng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài

b Cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn cây hoa hồng, quả dài:

TL KH: 1 hoa đỏ, quả tròn

1 hoa hồng, quả tròn

1 hoa đỏ, quả dài

1 hoa hồng, quả dài

Bài tập 7: Ở một loài thực vật, hạt vàng trội không hoàn toàn so với hạt trắng và hạt tím

là tính trạng trung gian Quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả bầu dục là tính trạng trung gian Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau Cho cây có hạt vàng, quả tròn giao phấn với cây hạt trắng, quả dài rồi thu lấy các cây F 1

tiếp tục tự thụ phấn Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F 1 , F 2 ?

Giải

Theo đề bài, ta qui ước gen:

- gen A qui định tính trạng hạt vàng trội không hoàn toàn so với gen a qui định hạttrắng => kiểu gen hạt vàng: AA; hạt tím: Aa; hạt trắng: aa

- gen B qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen b qui định quảdài => KG quả tròn: BB; quả bầu dục: Bb; quả dài: bb

Trang 20

Kiểu hình: 100% hạt tím, quả bầu dục.

F1xF1: hạt tím, quả bầu dục x hạt tím, quả bầu dục

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb :

1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

Tỉ lệ KH: 1 hạt vàng, quả tròn : 2 hạt tím, quả tròn : 2 hạt vàng, quả bầu dục : 4 hạttím, quả bầu dục: 1 hạt vàng, quả dài : 2 hạt tím, quả dài : 1 hạt trắng, quả tròn : 2 hạttrắng, quả bầu dục : 1 hạt trắng, quả dài

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định tính trạng thân cao, gen a qui định tính trạng

thân thấp, gen B qui định tính trạng hạt vàng, gen b qui định tính trạng hạt xanh Cho hai giống đậu thuần chủng thân cao, hạt xanh giao phấn với thân thấp, hạt vàng thu được F 1 Tiếp tục cho F 1 giao phấn với nhau

1 Lập sơ đồ lai từ P đến F 2

2 Nếu cho F 1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào ?

Bài tập 2: Cho cây cà chua thuần chủng có quả đỏ, lá dài giao phấn với cây cà chua

thuần chủng có quả vàng, lá ngắn thu được F 1 đều cho quả đỏ, lá dài Cho cà chua F 1 lai phân tích Hãy lập sơ đồ lai của P và của F 1

Vì P thuần chủng, tương phản; F1 đều cho quả đỏ, lá dài chứng tỏ tính trạng quả

đỏ, lá dài là tính trạng trội; tính trạng quả vàng, lá ngắn là tính trạng lặn

Quy ước: A : Quả đỏ a: Quả vàng

B: Lá dài b: Lá ngắn

Quả đỏ, lá dài thuần chủng có kiểu gen là:AABB

Quả vàng, lá ngắn thuần chủng có kiểu gen là: aabb

Sơ đồ lai:

P: Quả đỏ, lá dài X Quả vàng, lá ngắn

AABB aabb

GP : AB ab

F1: AaBb (100% Quả đỏ, lá dài)

Cho F1 lai phân tích:

F1 Quả đỏ, lá dài X Quả vàng, lá ngắn

AaBb aabb

G: AB, Ab, aB,ab ab

Trang 21

FB: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb:1aabb

Kiểu hình: 1 Quả đỏ, lá dài :1 Quả đỏ, lá ngắn: 1Quả vàng, lá dài: 1 Quả vàng, lá ngắn

Bài tập 3: Khi lai 2 dòng chuột cô bay thuần chủng lông đen, ngắn với chuột cô bay lông

trắng, dài người ta thu được thế hệ con đồng loạt lông đen ngắn, các cặp gen qui định 2 cặp tính trạng này nằm trên 2 NST khác nhau Hãy cho biết kết quả về KG, KH trong các phép lai sau:

a Cho các chuột F 1 thu được giao phối với nhau?

b Cho các chuột F 1 thu được lai phân tích?

c Cho các chuột F 1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông đen, dài?

d Cho các chuột F 1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông trắng, ngắn?

Bài tập 4: Ở một loài côn trùng, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và

độ dài cánh di truyền độc lập với nhau và nằm trên NST thường Lông đen trội hoàn toàn

so với lông trắng Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn Cho giao phối giữa cá thể lông đen, cánh dài thuần chủng và cá thể lông trắng, cánh ngắn thu được F 1 Cho F 1 tạp giao thu được F 2

a Lập sơ đồ lai từ P → F 2 ?

b Lập sơ đồ lai và cho biết kết quả trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: F 1 giao phối trở lại với bố và mẹ của nó.

+ Trường hợp 2: cho F 1 lai phân tích.

Bài tập 5: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt

vàng là tính trạng trung gian Lông đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với lông xám và lông nâu là tính trạng trung gian Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau Cho cá thể có mắt đỏ, lông đen giao phối với cá thể mắt trắng, lông xám rồi cho các cá thể F 1 tiếp tục tạp giao với nhau

a Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F 1 , F 2 ?

b Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F 1 lai phân tích?

Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt

vàng là tính trạng trung gian Cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau Cho cá thể có mắt đỏ, cánh dài thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng, cánh ngắn rồi cho các cá thể F 1 tiếp tục tạp giao với nhau.

a Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F 1 , F 2 ?

b Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F 1 lai phân tích?

BÀI TOÁN NGHỊCH: Đề bài cho biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con Căn

cứ vào KH hay tỉ lệ của nó suy ra KG, KH của P có 2 trường hợp:

2.1.1 Trường hợp 1:

- Nếu đề bài cho biết tỉ lệ phân tính ở con lai:

+ Nếu lai 1 cặp tính trạng có tỉ lệ KH là 3 :1; 1 : 1; 1 : 2 : 1

+ Nếu lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng có tỉ lệ KH là (3 :1)n; (1 : 1)n; (1 : 2 : 1)n

- Nếu đề bài không cho tỉ lệ phân li KH mà chỉ cho một KH ở đời con

+ Khi lai 1 cặp tính trạng, tỉ lệ KH được biết bằng hoặc là bội số của 25% (1/4)

Trang 22

+ Khi lai 2 cặp tính trạng, tỉ lệ KH được biết bằng hoặc là bội số của 6,25%

(1/16)

Cách giải:

- Bước 1: phân tích ở con lai để xác định tỉ lệ từng cặp tính trạng tương phản Căn

cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để suy ra KG của bố mẹ (rút gọn tỉ lệ đã cho thành

tỉ lệ quen thuộc để nhận xét)

- Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.

(Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội, lặn thì căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở đời con để

quy ước gen).

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài tập 1: Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau, người ta thu được kết quả ở

con lai như sau : 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp Hãy biện luận

và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.

Bài giải

Xét tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai:

thânthấp thân cao=3018

1004

31

Theo qui luật phân li của Menđen, thân cao là tính trạng trội, thân thấp là tính trạng lặnQuy ước: gen A : thân cao gen a: thân thấp

F có 4 loại hợp tử = 2♀.2♂ → P dị hợp 1 cặp gen vậy kiểu gen của P : Aa × Aa

Sơ đồ lai:

P : thân cao × thân cao

Aa Aa G: A ; a A ; a F1: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1 aa

Kiểu hình 3 thân cao : 1 thân thấp

BÀI TẬP 2: Ở cà chua, màu quả được quy định bởi 1 cặp gen tính trạng quả đỏ là trội

hoàn toàn so với quả vàng Giao phấn giữa 2 cây cà chua bố mẹ thu được F 1 Cho 1 số cây F 1 tiếp tục giao phấn với nhau, thấy xảy ra 3 trường hợp sau:

- Trường hợp 1: F 1 : quả đỏ × quả đỏ → F 2 cho 289 cây quả đỏ và 96 cây quả vàng.

- Trường hợp 2: F 1 : quả đỏ × quả đỏ → F 2 cho 320 cây đều quả đỏ

- Trường hợp 3: F 1 : quả đỏ × quả vàng → F 2 cho 315 cây đều quả đỏ

1, hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F 1 đến F 2 cho mỗi trường hợp trên

2, có nhận xét gì về kiểu gen và kiểu hình của P ? giải thích ?

Trang 23

Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2 : quả vàng quả đỏ =289

96

31

→ F1 dị hợp 1 cặp gen vậy kiểu gen của 2 cây cà chua F1 là Aa

Sơ đồ lai:

F1 : quả đỏ X quả đỏ

Aa Aa

G: A; a A; a F2: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1 aa

Kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Kiểu hình 100% quả đỏ

BÀI TẬP 3:

a, trong 1 phép lai giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa đẻ, người

ta thu được thế hệ F 1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau : 88 con lông dài, màu xám : 29 con lông dài, màu trắng : 28 con lông ngắn, màu xám : 9 con lông ngắn, màu trắng Hãy xác định xem kiểu hình nào trội, lặn viết sơ đồ lai và giải thích.

b, trong 1 phép lai khác giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau người ta thu được thế hệ lai F 1 có tỉ lệ kiểu hình 90 lông dài, màu xám : 27 lông dài, màu trắng hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

Bài giải

a Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1 :

lông dài lôngngắn=

88+2928+9

31

→ tính trạng lông dài là trội hoàn toàn so với lông ngắn

màutrắng màu xám =88+28

29+9

31

→ tính trạng màu xám là trội hoàn toàn so với màu trắng

Quy ước: gen A: lông dài gen B : màu xám

gen a : lông ngắn gen b : màu trắng Xét tỉ lệ phân li KH ở F1 : 88 dài, xám : 29 dài, trắng : 28 ngắn, xám : 9 ngắn, trắng

= 9 dài, xám : 3 dài, trắng : 3 ngắn, xám : 1 ngắn, trắng

Trang 24

= (3 lông dài : 1 lông ngắn)(3 màu xám : 1 màu trắng)Chứng tỏ các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau, ditruyền theo quy luật phân li độc lập.

F1 có 16 tổ hợp giao tử = 4♀ 4♂ → P phải dị hợp về 2 cặp gen

Vậy kiểu gen của P : AaBb

Sơ đồ lai:

P: lông dài, màu xám × lông dài, màu xám

AaBb AaBbG: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab

F1:

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb :

1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

Tỉ lệ KH: 9 lông dài, màu xám

3 lông dài, màu trắng

= 3 : 1 = 1 (3 : 1)Các phép lai có thể xảy ra :

P : AABb x AABb hoặc P : AABb x AaBb

Viết sơ đồ lai

Bài tập 4: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai tính

trạng thân thấp và hạt gạo trong Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F 1

có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt gạo trong : 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong.

Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.

Giải

Quy ước: gen A: thân cao gen B : hạt gạo đục

gen a : thân thấp gen b : hạt gạo trong

Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1 :

thân cao thânthấp=

120+119

3

1 → P : Aa x Aa

Trang 25

hạt gạo đục hạt gạo trong=

120+40119+ 41

1

1 → P : Bb x bb Xét tỉ lệ phân li KH ở F1 :

= 120 thân cao, hạt gạo đục : 119 thân cao, hạt gạo trong : 40 thân thấp, hạt gạo đục :

41 thân thấp, hạt gạo trong

= 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong: 1 thân thấp, hạt gạo đục: 1 thânthấp, , hạt gạo trong

= (3 thân cao : 1 thân thấp)(1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong)

 các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên nằm trên các cặp NST khác nhau, ditruyền theo quy luật phân li độc lập

 P : AaBb x Aabb (viết sơ đồ lai)

Bài tập 5: ở lợn, gen qui định tính trạng thân dài (A) là trội hoàn toàn so với gen qui

3, KG và KH của P phải ntn để ngay F 1 đã có:

a, toàn lợn con thân dài

b, tỉ lệ phân tính là 3 : 1

c, tỉ lệ phân tính là 1 : 1

4, muốn chắc chắn lợn con sinh ra đồng tính thì phải chọn lợn bố, mẹ có KH ntn ?

Giải

1, để phân biệt lợn thân dài là đồng hợp tử hay dị hợp tử ta sử dụng phép lai phân tích.

Cho lợn thân dài giao phối với lợn thân ngắn

- Nếu kết quả phép lai là đồng tính (100% lợn thân dài) thì lợn thân dài là đồng hợptử

- Nếu kết quả phép lai là phân tính (1 lợn thân dài : 1 lợn thân ngắn) thì lợn thân dài

là dị hợp tử

2, Lợn thân dài, KG (A-) giao phối với lợn thân dài, KG (A-), để lợn con sinh ra có lợn

thân ngắn, KG aa → lợn thân dài ở P phải có KG Aa

Sơ đồ lai:

P : thân dài X thân dài

Aa Aa

G: A; a A; a F2: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1 aa

Kiểu hình 3 thân dài : 1 thân ngắn

3, xác định KG, KH của P

a, F1 có 100% lợn thân dài, KG (A-)

P : AA x AA hoặc P : AA x Aa hoặc P : AA x aaViết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp

Trang 26

b, F1 có tỉ lệ phân tính 3 : 1 → P : Aa x Aa (Viết sơ đồ lai)

c, F1 có tỉ lệ phân tính 1 : 1 → P : Aa x aa (Viết sơ đồ lai)

4, Muốn chắc chắn lợn con sinh ra là đồng tính thì phải chọn bố và mẹ đều có kiểu hình là

thân ngắn, KG aa

Bài tập 6: Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ thu được F 1

toàn cà chua thân cao, quả đỏ Tiếp tục cho F 1 giao phấn với nhau, F 2 thu được 721 cây thân cao, quả đỏ : 239 cây thân cao, quả vàng : 241 cây thân thấp, quả đỏ : 80 cây thân thấp, quả vàng.

1, biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2

2, Xác định KG, KH của bố mẹ để ngay F 1 đã phân tính về cả 2 tính trạng trên theo tỉ lệ :

721+239241+80

31

→ tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp

quả vàng quả đỏ =721+241

239+80

31

→ tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng

= (3 thân cao : 1 thân thấp)(3 quả đỏ : 1 quả vàng)

 các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên nằm trên các cặp NST khác nhau, ditruyền theo quy luật phân li độc lập

F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4♀ 4♂ → F1 phải dị hợp về 2 cặp gen

P mang 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → P phải thuần chủng

Quy ước: gen A: thân cao gen B : quả đỏ

gen a : thân thấp gen b : quả vàng

Vậy P : Thân cao, quả vàng thuần chủng có KG AAbb

Thân thấp, quả đỏ thuần chủng có KG aaBB

Trang 27

Trường hợp 1: cặp tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (Aa x Aa), cặp tính

trạng màu quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1 (Bb x bb)

Sơ đồ lai: P : AaBb x Aabb (viết sơ đồ lai)

Trường hợp 2: cặp tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 1 : 1 (Aa x aa), cặp tính

trạng màu quả phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (Bb x Bb)

Sơ đồ lai: P : AaBb x aaBb (viết sơ đồ lai)

b, F1 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1 = (3 : 1).1 → ở F1 có 1 cặp tính trạng phân li theo tỉ lệ 3 : 1

và 1 cặp tính trạng đồng tính

Trường hợp 1: cặp tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (Aa x Aa), cặp tính

trạng màu quả đồng tính (BB x BB hoặc BB x Bb hoặc BB x bb hoặc bb x bb)Các phép lai có thể xảy ra:

P: AaBB x AaBB P: AaBB x AaBb

P: AaBB x Aabb P: Aabb x Aabb Viết sơ đồ lai

Trường hợp 2: cặp tính trạng màu quả phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (Bb x Bb), cặp tính

trạng chiều cao đồng tính (AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa hoặc aa x aa)Các phép lai có thể xảy ra:

P: AABb x AABb P: AABb x AaBb

P: AABb x aaBb P: aaBb x aaBb Viết sơ đồ lai

Bài tập 7: Một cá thể F 1 lai với ba cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình thân thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình thân thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình thân thấp, hạt dài Cho biết mỗi gen trên 1 NST, qui định 1 tính trạng và đối lập với các tính trạng thân thấp, hạt dài là các tính trạng thân cao, hạt tròn.

Qui ước: gen A: thân cao gen B : hạt tròn

gen a : thân thấp gen b : hạt vàng

Trang 28

Kiểu gen của F1 và cá thể thứ nhất là AaBb

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb :

1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

- F1 có KG AaBb Vậy KG của cá thể thứ hai chứa 1 cặp gen dị hợp.

- Thế hệ lai xuất hiện tính trạng thân thấp, hạt dài là tính trạng lặn có KG aabb, phảinhận 1 giao tử mang gen ab từ F1, 1 giao tử mang gen ab từ cá thể thứ hai → cá thểthứ hai có KG Aabb hoặc aaBb

- F1 có KG AaBb Vậy KG của cá thể thứ ba là đồng hợp tử

- Thế hệ lai xuất hiện tính trạng thân thấp, hạt dài là tính trạng lặn có KG aabb, phảinhận 1 giao tử mang gen ab từ F1, 1 giao tử mang gen ab từ cá thể thứ ba → cá thểthứ ba có KG aabb

Trang 29

a Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?

b Lập sơ đồ lai từ P → F 2 ?

Giải

a Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2 :

quả đỏ quả vàng=

360+120123+41

31

→ tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng

chínmuộn chín sớm =360+123

120+41

31

→ tính trạng chín sớm là trội hoàn toàn so với tính trạng chín muộn

Qui ước : Gen A qui định quả đỏ

Gen a qui định quả vàng

= (3 quả đỏ : 1 quả vàng).(3 chín sớm : 1 chín muộn)

 các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau, di truyềntheo quy luật phân li độc lập

F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4♀ 4♂ → F1 phải dị hợp về 2 cặp gen

P mang 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → P phải thuần chủng

Vậy P: AABB x aabb hoặc P : AAbb x aaBB

Bài tập 2: Cho biết gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui định thân

thấp; gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b qui định hoa vàng Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST khác nhau.

a Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép lai AaBB x aaBb.

b Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là 37,5% thân cao, hoa đỏ : 37,5% thân cao, hoa vàng : 12,5% thân thấp, hoa

Trang 30

37, 5+37,512,5+12,5

3

1  KG của P : Aa x Aa

hoa đỏ hoa vàng=

37, 5+12,537,5+12,5

1

1  KG của P : Bb x bb Xét tỉ lệ phân li KH ở F1 :

= 37,5% thân cao, hoa đỏ : 37,5% thân cao, hoa vàng : 12,5% thân thấp, hoa đỏ :12,5% thân thấp, hoa trắng

= 3 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa vàng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp,hoa vàng

= (3 thân cao : 1 thân thấp)(1 hoa đỏ : 1 hoa vàng)

 các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên nằm trên các cặp NST khác nhau, ditruyền theo quy luật phân li độc lập

 KG của P : AaBb (thân cao, hoa đỏ) x Aabb (thân cao, hoa vàng)

Tỉ lệ KG: 1 AABb : 2AaBb : 1Aabb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb

Tỉ lệ KH: 3 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa vàng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng

Bài tập 3: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và hoa

trắng Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập với nhau Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F 1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai ?

Giải

Qui ước : Gen A qui định quả tròn

Gen a qui định quả dài

Gen B qui định hoa vàng

Gen b qui định hoa trắng

Trang 31

Xét tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F1

Bài tập 4: Cho 1 thỏ đực có KH lông đen, chân cao đem lai với 3 thỏ cái được kết quả

như sau:

- Trường hợp 1: F 1 phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1

- Trường hợp 2: F 1 phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

- Trường hợp 3: F 1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, chân cao.

Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng và nằm trên 1 NST riêng rẽ Tính trạng lông đen

là trội hoàn toàn so với tính trạng lông nâu; tính trạng chân cao là trội so với tính trạng chân thấp Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.

Bài tập 5: Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài thu được F1 toàn lúa

thân cao, hạt dài Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.Tìm kiểu gen, kiểu hình của

P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ:

a 3:3:1:1

b 1:1:1:1

Bài tập 6 : Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt tròn trội so với tính trạng mắt dài Cho

hai cá thể P lai với nhau ta thu được F 1 : 90 cá thể thân đen, mắt tròn : 179 cá thể thân đen, mắt dẹt : 91 cá thể thân đen, mắt dài : 32 cá thể thân trắng, mắt tròn : 58 cá thể thân trắng, mắt dẹt : 29 cá thể thân trắng, mắt dài Hãy biện luận và lập sơ đồ lai?

Bài tập 7 : Ở một loài thực vật, người ta xét 2 cặp tính trạng về hình dạng hạt và thời gian

chín của hạt do 2 cặp gen qui định Cho giao phấn giữa 2 cây P thu được con lai F 1 có kết quả như sau: 56,25% cây có hạt tròn, chín sớm : 18,75% cây có hạt tròn, chín muộn : 18,75% cây có hạt dài, chín sớm : 6,25% cây có hạt dài, chín muộn Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?

Bài tập 8: Cho 2 cây P với nhau thu được F 1 có kết quả như sau: 79 cây có hoa đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa hồng, quả bầu dục : 80 cây có hoa đỏ, quả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây có hoa trắng, quả dài : 160 cây có hoa trắng, quả bầu dục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn Hãy biện luận và lập sơ đồ lai Biết tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng, tính trạng quả tròn là tính trạng trội so với quả dài?

Bài tập 9: Cho F 1 tự thụ phấn được F 2 gồm 4 loại KH Do sơ suất của việc thống kê, người ta chỉ còn ghi lại được số liệu của một loại kiểu hình là cây cao, hạt dài chiếm tỉ lệ 18,75% Hãy biện luận tìm KG của F 1 và viết sơ đồ lai để nhận biết tỉ lệ KG, KH ở đời

F 2 Biết các gen di truyền phân li độc lập, tương phản với tính trạng thân cao, hạt dài là các tính trạng thân thấp, hạt tròn.

Bài tập 10: khi lai hai giống thuần chủng của 1 loài thực vật thu được F 1 Cho F 1 tiếp tục thụ phấn với nhau, F 2 thu được 3200 cây Trong đó có 1800 cây thân cao, quả đỏ Biết rằng các tính trạng tương ứng là thân thấp, quả vàng di truyền theo quy luật PLĐL.

a Xác định KG, KH của P và viết sơ đồ lai từ P → F 2

b Xác định số cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F 2

Trang 32

Bài tập 11: cho hai dòng lúa thuần chủng thân cao, hạt bầu lai với thân thấp, hạt dài thu

được toàn thân cao, hạt dài Cho F 1 lai phân tích kết quả thu được F B cóp 10000 cây trong đó có 2498 cây thân thấp, hạt bầu.

a Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F 2

b Cho F 1 giao phấn với nhau thì kết quả F 2 thu được ntn?

Bài tập 12 Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt

dài, người ta thu được F 1 đồng loạt thân cao, hạt dài Cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 có kiểu hình thân thấp, hạt tròn chiếm tỉ lệ 161 Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F 2 Trong các kiểu hình ở F 2 , kiểu hình nào là do biến dị tổ hợp ?

Bài tập 13: cho cà chua giao phấn với ba cây khác cùng loài thu được kết quả như sau:

- Với cây thứ nhất được thế hệ lai trong đó có 25% cây quả vàng, bầu dục.

- Với cây thứ hai được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây quả vàng, bầu dục.

- Với cây thứ ba được thế hệ lai trong đó có 6,25% cây quả vàng, bầu dục.

Hãy giải thích và viết sơ đồ lai cảu mỗi trường hợp Cho biết mỗi gen trên một NST qui một tính trạng các tính trạng trội tương phản là cây quả đỏ, tròn.

2.2.2 Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho biết tỉ lệ phân tính ở đời con lai Đểgiải dạng này, cần căn cứ vào KG của F để suy ra giao tử mà F có thể nhận từ bố và mẹ.sau đó lập sơ đồ lai kiểm nghiệm

Bài tập 1: Ở người, màu mắt đen là tính trạng trội so với mắt xanh Trong 1 gia đình, bố

mẹ đều mắt đen Trong số các con sinh ra thấy có đứa con mắt xanh Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích.

Bài giải.

Quy ước: gen A: mắt đen Gen a: mắt xanh

Người con có mắt xanh là tính trạng lặn → Kiểu gen : aa → người con này nhận 1gen a từ bố và 1 gen a từ mẹ

Bố và mẹ đều mắt đen, kiểu gen (A-) cho giao tử mang gen a → P có KG : Aa

Trang 33

Sơ đồ lai:

P : ♀ mắt đen × ♂ mắt đen

Aa Aa

F1: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1 aa

Kiểu hình 3 mắt đen : 1 mắt xanh

Bài tập 2: ở trâu, khi người ta cho giao phối giữa con trâu cái (1) có chân cao với con

trâu đực (2) chân thấp Năm đầu sinh được con nghé (3) chân cao và năm sau sinh được con nghé (4) chân thấp.

- Con nghé (3) lớn lên giao phối với con trâu (5) có chân cao, sinh được con nghé (6) có chân thấp.

- Con nghé (4) lớn lên giao phối với con trâu (7) chân cao sinh ra con nghé (8) chân cao.

a, hãy giải thích để xác định tính trạng trội, lặn và quy ước gen.

b, Biện luận để xác định kiểu gen của các cá thể nói trên?

Giải

a, xác định tính trạng trội, lặn và quy ước gen.

- Xét nghé (3) chân cao lớn lên giao phối với trâu (5) chân cao, sinh được nghé(6) có chân thấp Nghé (6) xuất hiện tính trạng khác hẳn tính trạng của bố và

mẹ → tính trạng chân thấp ở con là tính trạng lặn

- Vậy chân cao là tính trạng trội chân thấp là tính trạng lặn

- Quy ước gen: gen A : qui định tính trạng chân cao

Gen a : qui định tính trạng chân thấp

b, Biện luận để xác định kiểu gen của các cá thể

 Xét trâu cái (1) chân cao, KG (A-) giao phối với trâu đực (2) chân thấp, KG aa,sinh được nghé (4) chân thấp, KG aa  nghé (4) nhận 1 gen a từ trâu cái (1), 1 gen

a từ trâu đực (2)  trâu cái (1) có KG là Aa

 Xét nghé (3) chân cao, KG (A-) và trâu (5) chân cao, KG (A-), sinh ra được nghé(6) chân thấp, KG aa → nghé (6) nhận 1 gen a từ nghé (3) và 1 gen a từ trâu (5)

 Kiểu gen của nghé (3) và trâu (5) là Aa

 Xét nghé (4) chân thấp, KG là aa và trâu (7) chân cao, KG là (A-), sinh ra nghé (8)chân cao, KG (A-) Nghé (8) nhận 1 gen a từ nghé (4), 1 gen A từ trâu (7) → KGnghé (8) là Aa Vậy KG của trâu (7) là AA hoặc Aa

Bài tập 3: Ở bò, gen D qui định lông đen là trội, gen d qui định lông vàng là lặn Một

con bò đực lông đen giao phối với con bò cái thứ nhất lông vàng thì được 1 con bê đen Cũng con bò đực lông đen đó giao phối với con bò cái thứ hai lông đen thì được một con

bê đen, giao phối với con bò cái thứ ba thì được 1 con bê vàng Xác định KG của tất cả những con bò và bê nói trên.

Giải

Bò cái I lông vàng (2) bê đen (3)

Bò đực lông đen (1) X bò cái II lông đen (4) bê đen (5)

Trang 34

Bò cái III (6) bê vàng (7)

 Xét phép lai giữa bò đực đen (1) với bò cái (6):

- Bê vàng (7) là tính trạng lặn → KG là dd  bê vàng (7) nhận 1 gen d từ bòđực đen (1) và 1 gen d từ bò cái (6)

- Bò đực (1) lông đen, KG (D-) cho 1 gen d  bò đực đen (1) có KG Dd

- Bò cái (6) không rõ kiểu hình cho 1 gen d  KG là Dd hoặc dd

Các phép lai có thể xảy ra:

P: Dd x Dd hoặc P : Dd x dd (viết sơ đồ lai)

 Xét phép lai giữa bò đực đen (1) với bò cái thứ nhất (2)

- Bò cái (2), lông vàng là tính trạng lặn → KG là dd

- Bê (3) có lông đen, KG (D -) phải nhận 1 gen d từ bò cái (2)  bê đen (3)

có KG là Dd

Sơ đồ lai: P: Dd x dd

 Xét phép lai giữa bò đực đen (1) với bò cái (4)

- Bò cái (4) lông đen  KG là DD hoặc Dd

- Bò đực (1) lông đen có KG là Dd → KG của bê đen (5) là Dd hoặc DD

Sơ đồ lai:

P: Dd x DD hoặc P : Dd x Dd

BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài tập 1: ở người, tính trạng mắt nâu do gen N qui định, tính trạng mắt xanh do gen n

qui định Xác định kiểu gen của bố mẹ và con trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: bố mẹ mắt nâu sinh ra con có mắt xanh

- Trường hợp 2: bố mắt nâu, mẹ mắt xanh sinh ra con mắt xanh

- Trường hợp 3: bố mắt xanh, mẹ chưa biết màu mắt, sinh ra con mắt nâu

Bài tập 2: ở người, gen D qui định lông mi dài là trọi hoàn toàn so với gen d qui định

lông mi ngắn các gen này nằm trên NST thường Bố và mẹ đều có lông mi dài, sinh được

1 con gái có lông mi dài và 1 con trai có lông mi ngắn Xác định kiểu gen của bố, mẹ, con trai, con gái ?

Bài tập 3 : ở người, gen qui định hình dạng tóc nằm trên NST thường.

a ở gia đình thứ nhất, bố mẹ đều có tóc xoăn sinh được đứa con gái có tóc thẳng Hãy giải thích để xácđịnh tính trạng trội, lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai minh họa.

b ở gia đình thứ hai, mẹ có tóc thẳng sinh được đứa con trai có tóc xoăn và đứa con gái có tóc thẳng Giải thích và lập sơ đồ lai

c Con gái của gia đình thứ nhất lớn lên kết hôn với con trai gia đình thứ hai Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo.

Bài tập 4: Cho biết ở bò: lông đen trội so với lông vàng, lang trắng đen là tính trạng

trung gian, không sừng trội so với có sừng, chân cao trội so với chân thấp Mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên NST thường.

Trang 35

Lai bò cái lông vàng, không sừng, chân thấp với bò đực chưa biết KG Năm đầu sinh được một con bê đực lông vàng, có sừng, chân thấp Năm sau sinh được một bê cái lang trắng đen, không sừng, chân cao Xác định KG của 4 con bò nói trên?

Bài tập 5: sự di truyền nhóm máu được qui định bởi 3 gen: I A qui định nhóm máu A, I B

qui định nhóm máu B, I O qui định nhóm máu O, gen I A và I B tương đương nhau và trội hoàn toàn so với I O

a Hãy cho biết KG của nhóm máu A, B, AB và O.

b Nếu bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì ?

c Nếu bố thuộc nhóm máu B, mẹ có nhóm máu AB thì con sinh ra có nhóm máu gì ?

d Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có KG ntn ?

e ở nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn giữa 2 đứa trẻ Biết rừng cha mẹ của 1 đứa bé

có nhóm máu O và A cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB Hai đứa bé có nhóm O và A hãy xác định đứa bé nào là con cảu cặp vợ chồng nào ?

f vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB, sinh ra con trai có nhóm máu O tại sao có hiện tượng này, biết rằng người vợ luôn chung thủy với chồng mình.

IV DI TRUYỀN LIÊN KẾT

1 Thí nghiệm của Moocgan.

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì ruồi giấm mang nhiều đặc

điểm thuận lợi cho nghiên cứu di truyền: dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòngđời ngắn (10 – 14 ngày đã cho 1 thế hệ), có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượngNST ít (2n = 8)

Thí nghiệm của Moocgan:

P: thân xám, cánh dài  thân đen, cánh cụtF1 100% thân xám , cánh dài Cho ♂ F1 lai phân tích

F1 ♂ F1  ♀ thân đen, cánh cụt

FB 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

2 Giải thích kết quả thí nghiệm:

P thân xám, cánh dài  thân đen, cánh cụt

Trang 36

FB Kiểu gen 1 BV bv : 1 bv bv

Kiểu hình 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

3 Hiện tượng di truyền liên kết

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau,

được qui định bởi các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trìnhphân bào

- Ý nghĩa của di truyền liên kết:

+ Sự phân li độc lập làm tăng số lượng BDTH, tăng tính đa dạng của sinh vật ngượclại, sự liên kết gen làm hạn chế xuất hiện BDTH, hạn chế tính đa dạng của sinh vật+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đượcquy định bởi các gen nằm trên một nhiễm sắc thể Nhờ đó trong chọn giống có thểchọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy

luật phân li độc lập của Menđen như thế nào ? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống ?

 Quy luật phân li độc lập của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp : các cặpgen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau

 Hiện tượng di truyền liên kết do Moocgan phát hiện đã bổ sung các điểm:

+ Mỗi nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen

+ Các gen phân bố trên NST thành một hàng dọc và tạo thành một nhóm gen liênkết số nhóm gen liên kết đúng bằng số NST trong bộ đơn bội của loài

+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đượcquy định bởi các gen nằm trên một nhiễm sắc thể Nhờ đó trong chọn giống có thể chọnđược những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống:

 Sự phân li độc lập làm tăng số lượng BDTH, tăng tính đa dạng của sinh vật.ngược lại, sự liên kết gen làm hạn chế xuất hiện BDTH, hạn chế tính đadạng của sinh vật

 Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạngđược quy định bởi các gen nằm trên một nhiễm sắc thể Nhờ đó trong chọngiống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

Câu 2 : Một cơ thể dị hợp về 2 cặp gen Aa và Bb

a, Hãy biểu thị kiểu gen khi có sự di truyền phân li độc lập và khi có sự di truyền liên kết gen?

b, Hãy viết các loại giao tử có thể có của các trường hợp trên ?

a, Biểu thị kiểu gen :

Trang 37

b, các loại giao tử có thể có :

- Di truyền độc lập: kiểu gen AaBb cho 4 loại giao tử : AB, Ab, aB, ab

- Di truyền liên kết gen :

aB cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau : Ab và aB

Câu 3 : so sánh qui luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết gen ?

Giống nhau:

- Đều phản ánh sự di truyền của nhiều cặp tính trạng

- Mỗi cặp tính trạng được qui định bởi 1 cặp gen, các cặp gen nằm trên cáccặp NST thường

- Có sự phân li và tổ hợp của các giao tử trong quá trình phát sinh giao tử vàthụ tinh Nếu P thuần chủng thì F1 đồng tính, F2 phân tính

- Các cặp tính trạng được qui định bởi các

cặp gen nằm trên các cặp NST tương

đồng khác nhau

- Các cặp tính trạng được qui định bởi cáccặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng

- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng

phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá

trình giảm phân và thụ tinh

- Các cặp gen quy định các cặp tính trạngphân li và tổ hợp cùng nhau trong quátrình giảm phân và thụ tinh

- Nếu P thuần chủng khác nhau về n cặp

tính trạng: F1 có 2n giao tử, F2 có 4n kiểu

tổ hợp giao tử, 3n kiểu gen, 2n kiểu hình, tỉ

lệ KH : (3 : 1)n; tỉ lệ KG : (1 : 2 : 1)n

- F1 có 2 loại giao tửF2 có 4 loại hợp tử, 3 kiểu gen, 2 kiểuhình với tỉ lệ 3 : 1 hoặc 3 kiểu hình với tỉ

lệ 1 : 2 : 1

- Làm tăng biến dị tổ hợp - hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Cách nhận biết dạng bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết gen.

1 Dựa vào phép lai không phải là lai phân tích:

- Tìm tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai đối với mỗi loại tính trạng

- Nhân 2 tỉ lệ kiểu hình riêng của 2 loại tính trạng với nhau Nếu kết quả khôngphù hợp với đề bài  2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng đó nằm trên cùng 1NST, di truyền theo qui luật liên kết gen

2 Dựa vào phép lai phân tích:

- Nếu kết quả phép lai phân tích chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho 2 loại giao tử  2cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn

BÀI TẬP ÁP DỤNG.

Trang 38

Bài tập 1: Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (kí hiệu 2

cặp gen là A, a và B, b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

- Phép lai 1: hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và di truyền liên kết.

- Phép lai 2: hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.

a Xác định tỉ lệ phân li KG của 2 phép lai nói trên

b Viết các KG có cùng KH trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp

Bài giải

a Xác định tỉ lệ phân li KG của 2 phép lai

- Phép lai 1: hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và di truyền liênkết

Tỉ lệ KG: 1 AABB : 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb

b các KG có cùng KH trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp

- phép lai 1: AB AB ; AB Ab ; AB aB ; AB ab ; aB Ab (5 KG)

- phép lai 2: AABB; AABb; AaBB; AaBb (4KG)

Bài tập 2: Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng thân cao, quả đỏ với thân lùn, quả vàng

ở F 1 thu được toàn cây thân cao, quả đỏ Cho cây F 1 tự thụ phấn ở thế hệ F 2 nhận được tỉ

lệ phân tính 75% cây thân cao, quả đỏ : 25% cây thân lùn, quả vàng Xác định qui luật di

Trang 39

truyền chi phối phép lai trên Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên NST thường.

Bài giải

P thuần chủng về 2 cặp tính trạng đem lai, F1 đồng tính về tính trạng thân cao, quả đỏ

 thân cao, quả đỏ là trội hoàn toàn so với thân lùn, quả vàng

Quy ước: Gen A qui định thân cao gen B qui định quả đỏ

Gen a qui định thân lùn gen b qui định quả vàng

- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2

thâncao thânlùn=

- Xét tỉ lệ phân li KH ở F2 : 75% thân cao, quả đỏ : 25% thân lùn, quả vàng

= 3 thân cao, quả đỏ : 1 thân lùn, quả vàng

- Nếu các cặp gen qui định các cặp tính trạng trên nằm trên các cặp NST tương đồngkhác nhau, PLĐL thì tỉ lệ KH ở F2 phải là :

(3 thân cao : 1 thân lùn)(3 quả đỏ : 1 quả vàng)

= 9 thân cao, quả đỏ : 3 thân cao, quả vàng : 3 thân lùn, quả đỏ : 1 thân lùn, quảvàng

- Kết quả thu được ở F2 là 3 : 1, chứng tỏ 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng nằm trên

1 cặp NST, liên kết hoàn toàn

- Ở F2 xuất hiện kiểu hình thân lùn, quả vàng (aa, bb) Chứng tỏ F1 phải cho giao tử absuy ra gen a liên kết với gen b, gen A liên kết với gen B

vậy P: kiểu gen của cây thân cao, quả đỏ: AB AB

kiểu gen của cây thân lùn, quả vàng: ab ab

Trang 40

Bài tập 3: ở đậu, gen A qui định tính trạng hoa xanh, gen a qui định tính trạng hoa đỏ,

gen B qui định tính trạng đài ngả, gen b qui định tính trạng đài cuốn.

1 Cho đậu hoa xanh, đài ngả lai với đậu hoa đỏ, đài cuốn, ở F 1 thu được 400 cây hoa xanh, đài ngả : 399 cây hoa đỏ, đài cuốn Hãy biện luận và xác định KG của

P đến F 1

2 Cho giao phấn đậu hoa xanh, đài ngả với nhau, F 1 thu được 300 cây hoa xanh, đài cuốn : 599 cây hoa xanh, đài ngả : 299 cây hoa đỏ, đài ngả Hãy biện luận, xác định KG của P đến F 1

Bài giải

1 Biện luận và xác định KG của P đến F 1

- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1

Hoa xanh Hoa đỏ =

- ở F1 xuất hiện kiểu hình hoa đỏ, đài cuốn (aa, bb) → cả bố và mẹ đều cho giao

tử ab

- Kiểu gen cây hoa xanh, đài ngả là AB ab

Kiểu gen cây hoa đỏ, đài cuốn là ab ab

TLKH: 1 hoa xanh, đài ngả : 1 hoa đỏ, đài cuốn

2 Biện luận và xác định KG của P đến F 1

- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1

Hoa xanh Hoa đỏ =

Ngày đăng: 08/01/2020, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w