CHƯƠNG VII: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Các hệ sinh thái tự nhiên:
+ Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ,thảo nguyên, rừng ôn đới,rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh.
+ Các hệ sinh thái dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi
+ Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
2. Các hệ sinh thái nhân tạo:
- Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố …đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
con người.
CÂU HỎI THAM KHẢO:
Câu 1. Phân tích thành phần của một hệ sinh thái nhân tạo và biện pháp nâng cao hiệu quả hệ sinh thái
Ví dụ: hệ sinh thái đồng lúa
Thành phần vô sinh: ánh sáng, các yếu tố khí hậu, đất, nước, các loại muối khoáng hòa tan trong nước,…
Thành phần hữu sinh: lúa, bèo, cỏ dại, các loại vi khuẩn, sâu bọ, côn trùng…
Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ sinh thái: Để nâng cao năng suất lúa người ta thường áp dụng các biện pháp: bón phân, loại bỏ các loài cỏ dại, tiêu diệt sâu hại,…
Câu 2. Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- Trong hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua việc trao đổi chất
và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
Câu 3. Phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái Ví dụ: hệ sinh thái sa mạc.
Thành phần vô sinh:
- Khí hậu: nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, gió nhiều, lượng mưa ít,
- Thổ nhưỡng: chủ yếu là cát, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước nghiêm trọng.
Thành phần hữu sinh:
- Thực vật: chủ yến là các loài cây bụi nhỏ chịu hạn, các loài xương rồng,
- Động vật: một vài loài bò sát, côn trùng chịu hạn: bò cạp, kì đà, rắn, nhện…
Câu .
a. Thế nào là giới hạn sinh thái?cho ví dụ ?
b, Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó ? Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên ?
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi.
- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường .
- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết .
Câu 5. Bảng sau mô tả giới hạn chịu nhiệt của 2 loài sinh vật (loài I và loài II) Loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Điểm cực thuận
I 100C 400C 300C
II 20C 450C 280C
a) Vẽ đồ thị thể hiện giới hạn chịu nhiệt của 2 loài trên và cho biết giới hạn sinh thái là gì ?
b) Trong hai loài này, loài nào có khu phân bố rộng hơn ? Vì sao ? Câu:
a) Vai trò quan trọng nhất của nhân tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật và đối với động vật là gì?
b) Nêu các đặc điểm khác biệt điển hình về hình thái và sinh lý giữa các cây ưa sáng (ví dụ: bạch đàn) và các cây ưa bóng (ví dụ: lá lốt).
a) - Đối với thực vật: tham gia vào quá trình quang hợp.
- Đối với động vật: giúp cho chúng nhận biết các vật thể và định hướng trong quá trình di chuyển.
b) Đặc điểm
Đặc điểm Bạch đàn (cây ưa sáng) Lá lốt (cây ưa bóng) Hình thái
(HS chỉ cần trình bày những nội dung có gạch chân là được đủ điểm)
Thân: thân gỗ, cao, to, mọc thẳng; vỏ dày, màu trắng hoặc xanh nhạt.
Lá: phiến lá dày, hẹp, màu xanh nhạt, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá; mô giậu phát triển; tầng cutin dày
Thân: thân leo, mảnh; vỏ mỏng, màu xanh thẫm.
Lá: phiến lá mỏng, rộng, màu xanh thẫm, lá nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều tia tán xạ; mô dậu ít hoặc kém phát triển.
Sinh lí - Quang hợp: cao trong điều kiện chiếu sáng tốt.
- Hô hấp: ngoài sáng cao hơn trong bóng.
- Thoát hơi nước: linh hoạt, cao khi điều kiện chiếu sáng mạnh, giảm khi cây thiếu nước.
- Quang hợp: cao trong điều kiện chiếu sáng yếu hoặc trung bình, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
- Hô hấp: ngoài sáng cao hơn trong bóng.
- Thoát hơi nước: kém, cao khi điều kiện chiếu sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
Câu: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?\
- Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém
- Do đó cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng
Câu. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật ? Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
Câu. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn ? Câu: Nêu những đặc điểm thích nghi của thực vật sống ở vùng ôn đới về mùa đông.
- Cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm thoát hơi nước.
- Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây
Câu:
1. Nêu đặc điểm chu trình nước trên Trái Đất.
2. Phân biệt mối quan hệ kí sinh - vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
1. - Tuần hoàn.
- Có thể chuyển đổi trạng thái: lỏng - hơi - rắn
- Một phần lắng đọng tạo thành nước ngầm trong các lớp đất, đá
Kí sinh - vật chủ Vật ăn thịt - con mồi
- Vật kí sinh sống nhờ trên cơ thể vật chủ
- Vật kí sinh lấy chất dinh dưỡng, máu từ vật chủ.
- Thường không làm chết vật chủ
- Vật ăn thịt và con mồi sống tự do - Ăn toàn bộ con mồi
- Giết chết con mồi
Câu: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài ? Cho ví dụ minh hoạ.
Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối địch
- Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.
- Ví dụ:
+Tảo và nấm trong địa y (cộng sinh).
+ Cá ép bám vào rùa biển (Hội sinh)
- Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
- Ví dụ:
+ Giun đũa sống trong ruột người (Ký sinh)
+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng (Cạnh tranh)
Câu: Một cây cam trổ hoa có 250 con bọ xít hút nhựa, 32 con nhện chăng tơ bắt bọ xít, 7 con tò vò đang săn nhện. Trên ngọn và lá cây còn có rệp bám; quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen.
Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa các sinh vật của toàn bộ các loài kể trên? (cho biết rệp cây tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp
Quan hệ sinh thái:
- Quan hệ kí sinh – vật chủ: cây cam – bọ xít; cây cam – rệp.
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: nhện – bọ xít ; tò vò – nhện - Quan hệ cạnh tranh: bọ xít và rệp cùng hút nhựa.
- Quan hệ hỗ trợ: rệp và kiến đen.
Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp : 1. Chim sâu ăn sâu; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm
trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông; 8. Địa y; 9. Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ
* Quan hệ cùng loài: 7, 9
* Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 + Cộng sinh: 3, 8.
+ Hội sinh : 5.
+ Hợp tác : 6.
+ Kí sinh - vật chủ : 2, 4.
+ Vật ăn thịt và con mồi : 1, 10.
HS nêu 2 hoặc 3 mối quan hệ cho 0,5 điểm
Câu: Trong một nghiên cứu người ta thấy: ˝Bét kí sinh trên trâu, trong cơ thể bét lại có nhiều động vật nguyên sinh sinh sống và đến lượt mình, động vật nguyên sinh lại là vật chủ của nhiều vi khuẩn, đôi khi vi khuẩn lại có thể bị siêu vi khuẩn kí sinh˝.
a) Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn không? Vì sao?
b) Hãy biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng giữa trâu, bét, động vật nguyên sinh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn.
c) Vì sao sơ đồ vừa biểu diễn ở trên không phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn ? Em hãy bổ sung loài sinh vật (mắt xích thức ăn) để sơ đồ biểu diễn ở trên trở thành một ví dụ về chuỗi thức ăn.
a) Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn. Chúng thuộc thành phần sinh vật tiêu thụ.
b) Biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng:
Trâu Bét Động vật nguyên sinh Vi khuẩn Siêu vi khuẩn
c) sơ đồ vừa biểu diễn ở trên không phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn Vì: Trâu là sinh vật tiêu thụ (không phải là sinh vật khởi đầu của 1 chuỗi thức ăn)
- Bổ sung: thực vật (cỏ) là mắt xích đầu tiên
Cỏ Trâu Bét Động vật nguyên sinh Vi khuẩn Siêu vi khuẩn Câu:
a, Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ ?
b, Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?
Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng ?
a, - Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài.
- Tự tỉa mạnh mẽ khi mật độ cá thể quá dày dẫn tới thiếu ánh sáng.
b, Các sinh vật cùng loài:
- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ…
- Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở…
- Trong thực tiễn sản xuất :
+ Đối với cây trồng: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa với chăm sóc đầy đủ, đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng cho cây quang hợp tốt, tạo điều kiện cho cây có đủ chất dinh dưỡng. Trồng xen canh các loại cây trồng có nhu cầu về nguồn dinh dưỡng, ánh sáng … khác nhau.
+ Đối với vật nuôi: Số lượng cá thể được nuôi phải phù hợp với độ lớn của chuồng trại hoặc môi trường tự nhiên. Nếu đàn quá đông, thiếu nơi ăn, ở, môi trường ô nhiễm
… thì cần tách đàn, cung cấp đủ thức ăn, kết hợp vệ sinh chuồng trại để vật nuôi phát triển tốt
Câu 6:1) Hãy xác định các dạng quan hệ giữa các sinh vật sau đây
- Hổ và Báo - Địa y và Cau - Vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu và cây đậu - Rận trâu và Trâu
2) Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.
a) Hãy cho một ví dụ về hiện tượng trên.
b) Nêu ý nghĩa của hiện tượng trên đối với quần xã sinh vật và thực tiễn sản xuất.
1 - Hổ và Báo: cạnh trạnh 0.25
- Vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu và cây đậu: cộng sinh 0.25
- Địa y và cau: hội sinh 0.25
- Rận trâu và trâu: sinh vật kí sinh và sinh vật chủ 0.25
2a Cho một ví dụ đúng 0.5
2b Ý nghĩa:
- Đối với quần xã sinh vật: tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. 0.5 - Đối với thực tiễn sản xuất: dùng sinh vật có ích để kìm hãm sự phát triển của sinh vật có hại. Cho một ví dụ.
0.5 Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
Quần thể Quần xã
- Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh .
- Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh .
- Đơn vị cấu trúc là cá thể , được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn .
- Đơn vị cấu trúc là quần thể, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử,tương đối dài.
- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền
- Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng (quan hệ hổ trợ , đối địch )
- Không có cấu trúc phân tầng . - Có cấu trúc phân tầng .
Câu 35: So sánh 2 hình thức quan hệ sinh vật khác loài là: cộng sinh và hội sinh. Cho 2 ví dụ.
* Giống nhau:
- Đều là mối quan hệ của Sinh vật khác loài.
- Các Sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống.
* Khác nhau:
Cộng sinh Hội sinh
Biể u hiện
Hai loài cùng sống chung với nhau và cùng có lợi.
Hai loài cùng sống chung với nhau, nhưng chỉ 1 loài có lợi, còn 1 loài không có lợi mà cũng không có hại.
Ví dụ
- Nấm và tảo sống chung với nhau để tạo thành Địa y.
- Hải quỳ cộng sinh với tôm kí cư.
- Một số loài sâu bọ sống trong tổ kiến.
- Địa y sống trên thân của cây gỗ.
Câu III. (2,75 điểm)
a. Lớp 9A thực hành tại hệ sinh thái đầm sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn Tiến ghi rằng: Trong hệ sinh thái đầm sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể
thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần thể cá, quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn đã chính xác chưa, vì sao?
b. Các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Các quan hệ đó xảy ra rõ nhất trong những điều kiện nào?
- Báo cáo thực hành của bạn chưa chính xác - Vì:
+ Chưa nêu đầy đủ thành phần chủ yếu của hệ sinh thái (HST gồm quần xã và môi trường sống)
+ Trong hệ sinh thái đầm sen có thể còn có nhiều quần thể khác nữa.
+ Các quần thể nêu:
* Thực vật nổi gồm nhiều loài, cá gồm nhiều loài nên chúng không phải là quần thể.
* Quần thể sen hồng, quần thể tôm càng xanh, cá rô phi là đúng.
0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 - Ảnh hưởng của các sinh vật trong quần thể là ảnh hưởng của các sinh vật cùng loài, gồm quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lý và có nguồn sống đầy đủ; Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở…
0,5 0,5
Câu: Mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong một quần thể sinh vật xuất hiện khi nào ? Nêu ví dụ ở thực vật, động vật và ý nghĩa của mối quan hệ này với sự phát triển của quần thể.
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,… hoặc con đực tranh giành nhau con cái.
Ví dụ minh họa:
- Ở thực vật: hiện tượng tự tỉa thưa (xuất hiện khi các cây mọc gần nhau, thiếu ánh sáng, nước và muối khoáng,…
- Ở nhiều loài động vật:
+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở,… hoặc con đực tranh giành con cái,… có hiện tượng đánh lẫn nhau hoặc dọa nạt nhau bằng tiếng gầm, tiếng hú, tiếng hót, tiết dịch hôi hoặc bằng điệu bộ dọa nạt,… dẫn đến hiện tượng xuất cư ra khỏi quần thể ở nhiều loài.
+ Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau (ăn trứng, ăn con non hoặc con nhỏ hơn) hoặc kí sinh cùng loài.
Ý nghĩa: giúp cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu: Tỉ lệ giới tính là gì ? Vì sao tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể ? - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể vì tỉ lệ giới tính cho biết tiềm năng sinh sản của quần thể.
Câu: