Bài tập 1: Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số lượng NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động là bao nhiêu ?
Bài giải
ở cuối kì trung gian, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. Mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính với nhau ở tâm động.
số lượng NST đơn ở kì giữa là 0 NST đơn 2n.2x – 2n = 2n.(2x – 1)
a.2n.(2x – 1) a.2n.(2x – 2) a.(2x – 1)
Số lượng NST kép là 24 NST kép Số lượng cromatit là 48 cromatit Số tâm động là 24 tâm động
Bài tập 2:Một hợp tử ở người có 2n = 46 NST thực hiện nguyên phân.
a, khi ở kì trung gian, sau khi tự nhân đôi, hợp tử trên có bao nhiêu tâm động, bao nhiêu cromatit ?
b, Khi chuyển sang kì đầu, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép ?
c, Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép, bao nhiêu tâm động, bao nhiêu cromatit ?
d, Khi ở kì sau, hợp tử trên có bao nhiêu NST đơn, bao nhiêu tâm động ? Bài giải
a, ở cuối kì trung gian, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. Mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính với nhau ở tâm động hợp tử trên có 46 tâm động, 92 cromatit.
b, Khi chuyển sang kì đầu, hợp tử trên có 46 NST kép.
c, Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có 46 NST kép, 46 tâm động, 92 cromatit.
d, Ở kì sau, mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn
số NST đơn có trong hợp tử trên là 92 NST đơn Số tâm động là 92 tâm động
Bài tập 3: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lưỡng bội của cà độc dược diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào con được tạo ra đang ở : a, Kì giữa thì có bao nhiêu cromatit, bao nhiêu tâm động ?
b, Kì sau thì có bao nhiêu NST ?
Bài giải
a, Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được sinh ra là : 24. 23 = 192 NST đơn ở cuối kì trung gian, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. Mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính với nhau ở tâm động.
Vậy nếu các tế bào con được tạo ra đang ở kì giữa thì có:
Số cromatit là : 192x2= 384 (cromatit) Số tâm động là : 192 tâm động
b, Ở kì sau, mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn vậy ở các tế bào con có 192 x 2 = 384 NST đơn
Câu 3 Một tế bào ở một loài thực vật có 2n = 24 nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 3072. Hãy tính:
a. Số tế bào con được hình thành sau quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân của tế bào ban đầu.
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân trên.
c. Số thoi phân bào được hình thành và số thoi phân bào bị phá vỡ trong quá trình nguyên phân đó.
Bài tập 4: Tế bào của sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu: AaBbDdXY
a, Hãy xác định tên và giới tính của loài này ?
b, Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo được bao nhiêu loại giao tử ?
c, Hãy viết kí hiệu các NST khi tế bào đang ở kì đầu I, kì cuối II của giảm phân ? Bài giải
a, Loài sinh vật này bộ NST 2n = 8 và có cặp NST giới tính XY → ruồi giấm đực b, Do có 4 cặp NST tương đồng nên số loại giao tử = 24 = 16 loại giao tử
c, Ở kì trung gian, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép nên:
- Kí hiệu các NST khi tế bào đang ở kì đầu I: AAaa BBbb DDdd XXYY - Kì cuối II có 16 loại giao tử với bộ NST đơn bội
ABDX ABDY ABdX ABdY
AbDX AbDY AbdX AbdY
aBDX aBDY aBdX aBdY
abDX abDY abdX abdY
Bài tập 5: Kí hiệu bộ NST của 1 loài sinh vật như sau : Aa EeXX. Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó ?
Bài giải
- Số loại giao tử được tạo ra là 23 = 8 loại giao tử - Kí hiệu các loại giao tử là:
ABDEX ABDeX AbdEX AbdeX
aBDEX aBDeX abdEX abdeX
Bài tập 6: Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có kí hiệu bộ NST là AaBbDdXY. Hãy xác định kí hiệu có thể có của bộ NST tại kì giữa I theo các cách sắp xếp khác nhau ?
Bài giải
ở kì trung gian, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép nên kí hiệu bộ NST là : AAaa BBbb DDdd XXYY
ở kì giữa I của giảm phân, các NST kép trong cặp tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên có các khả năng:
AABBDDXX aabbddXY
AAbbDDXX aaBBddXY
AAbbddXX aaBBDDXY
AABBddXX aabbDDXY AABBDDXY
aabbddXX
AAbbDDXY aaBBddXX
AAbbddXY aaBBDDXX
AABBddXY aabbDDXX Bài tập 7: Một hợp tử của 1 loài sinh vật sau 7 đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1016 NST đơn.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài ? Tên của loài sinh vật đó ?
b. Khi loài đó phát sinh giao tử, có mấy loại tinh trùng, mấy loại trứng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc ?
Bài giải
a, số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp là : (27 – 1).2n = 1016 → 2n =
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8 Ruồi giấm
b, số loại tinh trùng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc là 24 = 16
số loại trứng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc là 24 = 16
Bài tập 8: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400.
a, Xác định tên loài ?
b, Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên ? Bài giải
a, Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử (x nguyên dương) 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
Số NST tương đương với nguyên liệu của môi trường là 2480 = 10.2n.(2x – 1) (1) Số NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là
2400 = 10.2n.(2x – 2) (2) Lấy (1) – (2) → 10.2n = 80 → 2n = 8 → Ruồi giấm
b, ta có : 2480 = 10.8.(2x – 1) ↔ 2x – 1 = 31
↔ 2x = 32 = 25 → x = 5 . Vậy mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần.
Bài tập 9: Hai hợp tử của 1 loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 1 số đợt, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 22792 NST đơn. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân = 1/3 số đợt nguyên phân của hợp tử 2. Ở kì giữa của mỗi tế bào, người ta đếm được 44 NST kép.
a, Tìm bộ NST lưỡng bội của loài ? b, số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử ?
c, Số lượng NST đơn mới hoàn toàn mà môi trường cần cung cấp cho mỗi hợp tử thực hiện các đợt nguyên phân ?
d, Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử xảy ra bình thường thì có mấy loại giao tử và mấy loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST ?
Bài giải a, bộ NST lưỡng bội của loài.
Ở kì giữa của mỗi tế bào có 44 NST kép bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 44 NST b, số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử
gọi số lần nguyên phân của hợp tử 1 là k (k nguyên dương) số lần nguyên phân của hợp tử 2 là 3k
Tổng số NST tương đương số nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp là : 22792 = (2k – 1).44 + (23k – 1).44
44(2k + 23k) = 22880
2k + 23k = 520
2k + 23k = 23 + 29
k = 3
Vậy số đợt nguyên phân của hợp tử 1 là 3 đợt Số đợt nguyên phân của hợp tử 2 là 9 đợt
c, Số lượng NST đơn mới hoàn toàn mà môi trường cần cung cấp cho mỗi hợp tử:
hợp tử 1 : (23 – 2).44 = 308 NST hợp tử 2: (29 – 2).44 = 22440 NST
d, số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST là 222 giao tử
số loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST là 222 x 222 = 244 hợp tử
Bài tập 10: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn. Các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tại ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%.
a, Tính số hợp tử tạo thành
b, Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
c, Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai ? Bài giải
a, số hợp tử tạo thành
gọi k là số lần phân bào (đk: k nguyên dương)
Tổng số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân là 2k Theo đầu bài ta có: 11176 = 44.(2k – 2)
44. 2k – 88 = 11176 2k = 256 tế bào
Các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng có 256 tế bào sinh trứng
số trứng tạo thành là : 256 trứng Số trứng được thụ tinh là:
số hợp tử tạo thành là 128 hợp tử
b, số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
- Số tế bào sinh trứng là 256 tế bào
- Số hợp tử tạo thành là 128 có 128 tinh trùng được thụ tinh Tổng số tinh trùng được tạo thành là :
Vậy số tế bào sinh tinh trùng là 2048 : 4 = 512 tế bào
c, số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai là : 2k = 256 = 28 k = 8
Bài tập 11: Cho 4 tế bào A, B, C, D của 1 loài sinh vật đều thực hiện một số đợt nguyên phân.
Tế bào A nguyên phân tạo ra được các tế bào con có tổng số NST đơn gấp 4 lần số NST lưỡng bội của loài.
Tế bào B nguyên phân tạo được số tế bào con bằng 1/3 số NST lưỡng bội của loài Tế bào C nguyên phân đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 744 NST đơn.
Tế bào D nguyên phân, khi bước vào kì giữa lần phân bào cuối cùng, người ta tính được có 192 NST kép trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào.
Kết thúc quá trình nguyên phân trong tất cả các tế bào con của 4 tế bào nói trên có tổng số 1440 NST đơn.
a, Xác định bộ NST lưỡng bội của loài ?
b, Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào A, B, C, D ?
c, Nếu tất cả các tế bào con của tế bào C đều giảm phân để tạo trứng thì có tất cả bao nhiêu NST trong các trứng được hình thành ?
Bài giải a, Bộ NST lưỡng bội của loài
- Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
- Gọi k1, k2, k3, k4 lần lượt là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào A, B, C, D Đk: n, k1, k2, k3, k4 nguyên dương
Theo đề bài ta có:
NST đơn ở tế bào con (tế bào A) là : (1)
tế bào con (tế bào B) là : (2)
NST đơn môi trường cung cấp (tế bào C) là : (3)
tế bào D : ở kì giữa lần nguyên phân cuối cùng có 192 NST kép trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào tổng số NST đơn trong tất cả các tế bào sau lần nguyên phân thứ (k4 – 1) là : (4)
Tổng số NST đơn trong tất cả các tế bào con của 4 tế bào nói trên là : (5)
Thay (1), (2), (3), (4) vào (5) ta được phương trình : (2n)2 + 15n -936 = 0 Giải pt trên 2n = 24
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 24
b, số đợt nguyên phân của mỗi tế bào A, B, C, D Từ (1), ta có: 24. = 4.24 = 4 k1 = 2 Từ (2) = x 24 k2 = 3
Từ (3) 24 k3 = 5 Từ (4) k4 = 4
Vậy số đợt nguyên phân của tế bào A là 2, tế bào B là 3, tế bào C là 5, tế bào D là 4 c, số NST có trong các trứng được hình thành từ các tế bào con của tế bào C.
tổng số tế bào con sinh ra từ tế bào C sau 5 đợt nguyên phân: 25 = 32 tế bào tổng số NST trong các trứng được tạo thành là : 32.12 = 384 NST
Bài tập 12: Xét 3 hợp tử A, B, C của cùng 1 loài nguyên phân 1 số đợt liên tiếp đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương 3358 NST đơn. Biết số lần nguyên phân của hợp tử A bằng 2 lần số lần nguyên phân của hợp tử B, bằng 3 lần số lần nguyên phân của hợp tử C. Số NST đơn chứa trong tất cả các tế bào tạo ra từ 3 hợp tử khi chưa nhân đôi là 3496.
a, Xác định tên loài sinh vật ?
b, Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C ?
c, Tính số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi hợp tử A, B, C ?
d, Thời gian của đợt nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử là 16 phút. Tốc độ nguyên phân không đổi qua các lần nguyên phân ở mỗi hợp tử. Tính thời gian của quá trình nguyên phân ở mỗi hợp tử A, B, C ?
Bài giải a, Xác định tên loài sinh vật
số NST chứa trong 3 hợp tử là : 3496 – 3358 = 138 NST số NST có trong mỗi hợp tử là :
vậy bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 46 người b, số lần nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C
gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử A (x 1) số lần nguyên phân của hợp tử B là
số lần nguyên phân của hợp tử C là
tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử là : =
x 1 2 3 4 5 6
2 4 8 16 32 64
Loại 2 Loại 4 Loại 8
Loại Loại 2 Loại Loại 4
S Loại Loại Loại Loại Loại 76
x = 6 là phù hợp
Vậy số lần nguyên phân của hợp tử A là 6 lần, hợp tử B là 3 lần, hợp tử C là 2 lần.
c, số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A : 46.(26 – 2) = 2852 NST
số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con được tạo ra từ hợp tử B:
46.(23 – 2) = 276 NST
số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con được tạo ra từ hợp tử C:
46.(22 – 2) = 92 NST
d, thời gian của quá trình nguyên phân ở mỗi hợp tử A, B, C thời gian nguyên phân của hợp tử A là : 16 x 6 = 96 phút thời gian nguyên phân của hợp tử B là : 16 x 3 = 48 phút thời gian nguyên phân của hợp tử C là : 16 x 2 = 32 phút
BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
Bài tập 1: Ở lúa nước, bộ NSt 2n = 24. Hãy chỉ rõ : a, Số tâm động ở kì sau của nguyên phân ? (48 tâm động)
b, Số tâm động ở kì sau của giảm phân I ? (kì này NST kép phân li → mỗi NST kép có 1 tâm động 24 tâm động)
c, Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân ? (48 cromatit)
d, Số cromatit ở kì sau của nguyên phân ? (2 cromatit tách nhau ở tâm động NST đơn
không còn cromatit )
e, Số NST ở kì sau của nguyên phân ? (48 NST đơn) f, Số NST ở kì giữa của giảm phân I ? (24 NST kép) g, Số NST ở kì cuối của giảm phân I ? (12 NST kép) h, Số NST ở kì cuối của giảm phân II ? (12 NST đơn) Biết rằng sự phân chia chất tế bào xảy ra ở kì cuối.
Bài tập 2:Một tế bào gồm các NST được kí hiệu là A đồng dạng a, B đồng dạng b, tiến hành phân bào.
a. Hãy cho biết bộ NST của tế bào nói trên là bộ NST lưỡng bội hay đơn bội ? giải thích ?
b. Khi các tế bào đó tập hợp ở mặt phẳng xích đạo cảu thoi vô sắc thì kí hiệu của các NST ntn ?
Bài tập 3: Một loài sinh vật có bộ NST đơn bội, có bốn NST khác nhau được kí hiệu là A, B, C, X
a, Hãy kí hiệu bộ NST lưỡng bội của loài ?
b, xác định tên và giới tính của loài sinh vật trên ?
Bài tập 4: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
a. Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? giải thích ?
b. Nếu tế bào của loài thực hiện quá trình nguyên phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kì giữa và kì sau của quá trình phân bào ?
Bài tập 5: Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 lần, được môi trường nội bào cung cấp 744 NST. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội ?
b. Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con ? Bài tập 6: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.
a. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 NST kép. Hãy xác định :
- Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân ? - Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng?
b. Một nhóm tế bào sinh dục khác có tất cả 512 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Hãy xác định :
- Số lượng tế bào của nhóm ?
- Số tế bào con khi nhóm tế bào trên kết thúc phân bào ?
Biết rằng mọi diễn biến trong nhóm tế bào trên là như nhau và tế bào chất phân chia bình thường khi kết thúc kì cuối của mỗi lần phân bào ?
Bài tập 7: Ở Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8
a, xác định số lượng tế bào con và số lượng NST khi có 3 tế bào thực hiện 5 lần nguyên phân.
c, Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 4% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử tạo thành ?
Hướng dẫn giải Bài 3:
a, Kí hiệu bộ NST lưỡng bội của loài : AaBbCcXX
b, Loài sinh vật này bộ NST 2n = 8 và có cặp NST giới tính XX → ruồi giấm cái Bài 4:
a, Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân II.
Bài 5:
a. gọi 2n là kí hiệu bộ NST lưỡng bội của loài. (n nguyên, dương) Số NST do môi trường nội bào cung cấp là :
2n.(25 – 1) = 744 2n.31 = 744 2n = 24 (NST).
b. số tế bào con được tạo thành sau 5 lần phân bào là 25 = 32 (tế bào con) Số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con là: 32.4 = 128 (tinh trùng) Bài 6:
a. NST kép có thể ở 1 trong các kì sau :
- Kì trung gian trước lần phân bào I sau khi đã tự nhân đôi.
- Kì đầu I, nếu các NST kép tiếp hợp với nhau theo cặp tương đồng.
- Kì giữa I, nếu các NST kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo tạo thành 2 hàng.
- Kì sau I, nếu các NST kép đang phân li về 2 cực tế bào.
- Kì cuối I, nếu các NST kép nằm ở 2 cực hay ở 2 tế bào con mới được tạo thành.
- Kì giữa II, nếu các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành 1 hàng.
- Nếu nhóm tế bào đang ở kì trung gian (trước phân bào), hoặc kì đầu, hoặc kì giữa, hay kì sau của lần phân bào I thì sô tế bào của nhóm là :
128:8 = 16 (tế bào)
- Nếu nhóm tế bào đang ở kì cuối I (tế bào con đã được tạo thành), hay ở kì giữa thì số tế bào của nhóm là :
128 : 4 = 32 (tế bào)
2. Các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào này đang ở kì sau lần phân bào II
- Số lượng tế bào của nhóm là :
512:8 = 64 (tế bào)
- Khi nhóm tế bào trên kết thúc lần phân bào II thì số tế bào con được tạo thành là 64 tế bào x 2 = 128 (tế bào)
Bài 7: