1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại thành phố Đà Nẵng

26 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 401,2 KB

Nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC kinh tế ngành; Chương 2 - Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu; Chương 4 - Bàn luận và hàm ý chính sách.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒ YẾN CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 31 01 05

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 2: TS HOÀNG VĂN LONG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà

Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu của các nền kinh tế trong quá trình phát triển Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững Qua 20 năm phát triển (1997 - 2017) kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, nền kinh tế thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu nổi bật

về phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự năng động và bức phá mạnh

mẽ trong việc huy động và tập trung các nguồn lực cho phát triển; từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên Trong giai đoạn 1997-2016, Đà Nẵng đã đạt tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này đạt 10,47%/năm nhưng không ổn định đặc biệt giai đoạn 2011-2015 Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành kinhtế của thành ph4JNố đã có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua, theo hướng công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao

Những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra rằng sự phát triển của một nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của ba khu vực gồm nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp; trong đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các khu vực này chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố từ phía cung và nhóm các nhân tố từ phía cầu Nhóm các nhân tố từ phía cầu bao gồm: Độ co giãn của cầu đối với sản phẩm dịch vụ cuối cùng theo thu nhập; Tăng trưởng năng suất; Sự chuyển dịch cơ cấu; Và sử dụng các nguồn lực bên ngoài Nhóm các

Trang 4

nhân tố từ phía cung bao gồm: Sự gia tăng thương mại quốc tế; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); và sự đổi mới về công nghệ Tính đến thời điểm hiện tại có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứu các nhân

tố tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch này còn hạn

chế Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại thành phố Đà Nẵng” là cần

thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận văn là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC kinh tế ngành tại thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của các nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp mô tả so sánh

- Phương pháp định lượng

- Phương pháp tổng hợp

Trang 5

- Phương pháp phỏng vấn sâu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC kinh tế ngành

Chương 2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Chương 4 Bàn luận và hàm ý chính sách

6 Tổng quan tài liệu

Trang 6

Cơ cấu kinh tế được khái niệm theo nghĩa rộng: Cơ cấu kinh tế

là một tổng thể bao gồm những bộ phận cấu thành và các yếu tố liên quan như: các yếu tố đầu vào (hay các nhân tố đóng vai trò cung), các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất và các nhân tố tác động từ bên ngoài

Cơ cấu kinh tế được chia thành các nhóm ngành theo các cách tiếp cận khác nhau: (1) Tiếp cận theo 3 khu vực kinh tế, cơ cấu kinh

tế được chia thành 3 khu vực: khu vực nông nghiệp (gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), khu vực công nghiệp (gồm công nghiệp và xây dựng), khu vực dịch vụ (gồm thương mại, dịch

vụ và du lịch) (2) Tiếp cận theo nhóm ngành và phương thức sản xuất: khối ngành nông nghiệp (gồm nông, lâm nghiệp và thủy sản) và khối ngành phi nông nghiệp (gồm khu vực công nghiệp và dịch vụ) (3) Tiếp cận theo tính chất sản phẩm cuối cùng, cơ cấu kinh tế có thể được chia thành: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ

1.1.2 Những nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành

đó và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời điểm trước đó Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự thay đổi tỷ

Trang 7

trọng của các ngành hợp thành nền kinh tế Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ tạo tác động đến đầu ra của ngành (như sản lượng năng suất lao động) dẫn đến thay đổi tỷ trọng của ngành so với trước, đồng thời tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế Một kết quả nữa của quá trình di chuyển nguồn lực đó là làm thay đổi

cơ cấu của chính bản thân nó (vốn, lao động) giữa các ngành Nói cách khác, sự di chuyển một yếu tố sản xuất có thể vừa làm thay đổi

cơ cấu ngành, vừa làm thay đổi cơ cấu chính nguồn lực đó

1.1.3 Ý nghĩa CDCC ngành kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế Ngược lại, nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý

Thiên nhiên vừa là điều kiện chung của sản xuất xã hội, vừa là

tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mang tính trực tiếp.Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại, vai trò của yếu tố

Trang 8

thiên nhiên ngày càng không phải là nhân tố có vai trò tiên quyết Không phải khi nào thì sự dồi dào của các yếu tố “thiên nhiên” này cũng mang lại năng lực cạnh tranh tốt hơn cho địa phương Ngược lại, không phải bao giờ sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên cũng đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh

1.2.2 Nguồn lao động

Muốn CDCC kinh tếthay đổi, điều kiện tất yếu phải thay đổi

cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề, việc làm.Theo đó, với tư cách

là yếu tố sản xuất thì số lượng và chất lượng nguồn lực này sẽ quyết định đến việc lựa chọn và định hướng CDCC kinh tếngành.Với tư cách là người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của con người sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất

1.2.3 Nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém nguồn lực lao động trong quá trình CDCC kinh tế Để xây dựng nguồn lực có trình độ đáp ứng trong quá trình CDCC kinh

tế thì cần phải có nguồn vốn đủ mạnh để đầu tư cho đào tạo cũng như

cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo

1.2.4 Khoa học và công nghệ

Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong các nhân

tố chủ yếu tạo tiền đề để CDCC kinh tế ngành, mở rộng ngành nghề

và tăng trưởng các ngành sản xuất chuyên môn hóa, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế

Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề để CDCC kinh tế ngành

1.2.5 Nhu cầu thị trường

Trang 9

Khi đưa ra quyết định sản xuất của mình thì phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường Nếu nhà sản xuất nào không tuân theo điều này sẽ thất bại Sản phẩm sản xuất ra nếu phù hợp với thị hiếu thì bán được

và người sản xuất mới bảo đảm kinh doanh thành công.Cơ cấu thị trường thay đổi buộc các nhà sản xuất phải thay đổi

1.2.6 Cơ chế và chính sách

Đây cũng là nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu kinh tế cũng như CDCC kinh tế, là nhân tố dẫn suất cho các nhân tố khác trong sản xuất, cũng có thể bảo đảm cho phân bổ các nguồn lực vào các ngành, thành phần và vùng kinh tế một cách có hiệu quả Cơ chế chính sách còn định hướng trực tiếp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.7 Vai trò của Nhà nước

Nhà nước thông qua chính sách kinh tế vĩ mô của mình tác động vào nền kinh tế, tạo điều kiện để các quy luật của thị trường phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm tạo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên khoảng 1.283 km2

; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2

b Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển

hình ở phía Nam

c Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây

và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp

xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp

d Tài nguyên thiên nhiên

Trang 11

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,51% (năm 2015 tăng 7,7%), VA dịch vụ tăng 10,29% so năm trước (năm 2015 tăng 9,66%)

2.1.3 Tình hình xã hội của thành phố Đà Nẵng

Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 1997 là 672.468 người, đến năm 2007 là 807.390 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997-2007 là 1,94%/năm Đến năm 2016, theo

số liệu niên giám thống kê thì dân số Đà Nẵng đã là 1.046.252 người Nhìn chung dân số của thành phố vẫn tăng đều qua các năm

Kết cấu hạ tầng phát triển cả về quy mô và tốc độ, tạo nền tảng phát triển các lĩnh vực khác; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực

2.2 GIẢ THUYẾT, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu

Các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ, độ mới của nền kinh tế, thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường và tài nguyên …

có tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.2.2 Khung phân tích

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu

Trang 12

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố tới CDCC kinh tế ngành

Đánh giá tác động từ các yếu

tố tới CDCC ngành kinh tế Đánh giá tính phù hợp

Kết quả phân tích

Bàn luận và hàm ý chính sách

Trang 13

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

(1) Phương pháp diễn dịch trong suy luận

(2) Phương pháp quy nạp trong suy luận

(3) Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp: dựa vào

những bảng thống kê số liệutheo chiều dọc, chiều ngang và sử dụng

hệ thống các đồ thị mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC kinh tế ngành của thành phố

(4) Phương pháp mô hình kinh tế lượng

Bùi Quang Bình (2016) [6] đã tiến hành phân tích tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, đặc biệt là biến động dân số tới CDCC kinh tế của các tỉnh Miền trung -Tây Nguyên đã sử dụng phương pháp phân tích trên cơ sở từ mô hình tăng trưởng tân cổ điển và mô hình tăng trưởng nội sinh để hình thành mô hình có dạng:

(5) Phương pháp vec tơ

(6) Phương pháp phỏng vấn sâu

Trang 14

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 TÌNH HÌNH CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng)

Trong 16 năm, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm chậm dần, mức cao nhất là -2.73% trong giai đoạn 2000-2005 và thấp nhất là -0.87% trong giai đoạn 2011-2016

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, từ mức 41.26% năm 2000 lên mức 50.19%

Trang 15

năm 2005, hay tăng lên 8.93% Tuy nhiên, ở giai đoạn 2006 - 2010 lại giảm xuống mức 6.61%

Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong giai đoạn 1997-2016 đã tăng

từ 54.99% năm 1997 lên 68.2% năm 2016, hay tăng 13.21%

3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành

a Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản

Biểu đồ 3.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản

Nhìn chung, nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo hướng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và tạo ra nhiều sản phẩm cho thành phố Ngành thủy sản có chiều hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao

b Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng

Trang 16

Bảng 3.3 Mức CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng của thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng)

Trong ngành công nghiệp của thành phố, công nghiệp chế biến

là ngành chủ yếu khi chiếm tỷ trong lớn nhất, hiện vẫn chiếm 65% Tiếp đến là ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối khoảng 30%,và ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ khoảng dưới 10%

c Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thương mại dịch vụ

Bảng 3.4 Mức CDCC trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ

của thành phố Đà Nẵng

Trang 17

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng)

Đà Nẵng là một trong những trung tâm thương mại của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, song trên thực tế, thương mại của thành phố Đà Nẵngphát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP thành phố cũng hạn chế hơn

3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu theo nguồn lực

a Chuyển dịch cơ cấu lao động

Bảng 3.5 Số lượng và cơ cấu lao động của TP Đà Nẵng

phân theo khu vực kinh tế (1997-2016)

Trang 18

Đơn vị tính: triệu người; %

Công nghiệp –

Số lƣợng

Tỷ trọng (%)

Số lƣợng

Tỷ trọng (%)

Số lƣợng

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng)

b Chuyển dịch cơ cấu Vốn

Biểu đồ 3.9 Tỷ trọng vốn đầu tƣ theo ngành của thành phố

Đà Nẵng

Trang 19

3.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THÀNH PHỐ

3.2.1 Kết quả phân tích định lượng

- Thống kê mô tả các biến

Bảng 3.9 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Tên biến Số quan

sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị

bé nhất

Giá trị lớn nhất

- Ma trận tương quan giữa các biến

Mô hình sử dụng cho phân tích

Ở phần này sẽ sử dụng mô hình (1) đã trình bày trong mục 2.3.2

CDCCit = β0 + β1lnYit + β2X + εit (1) Trong đó: CDCCit biến đại diện cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: đây là tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp

Yit : quy mô của ngành i trong kết quả sản xuất chung là biến đại diện cho tăng trưởng của ngành i

Ngày đăng: 08/01/2020, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w