1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý và thu hồi công nợ tại xí nghiệp bê tông thương phẩm chèm 2 – công ty CP bê tông xây dựng hà nội

99 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tổng quan tài liệu 2.1.1 Cơ sở lý thuyết - Nội dung các nghiệp vụ thanh toán công nợ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinhcác nghiệp vụ thanh toán phản ánh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Nghiệp

Hà Nội tôi đã được Ban Giám Hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo quan tâm, tận tình dạy bảo

Qua qua trình làm luận văn tốt nghiệp, trước hết tôi xin chân thành cảm

ơn thầy cô Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa kế toán và quản trịkinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong nhữngnăm học tại trường

Đặc biệt tôi hết sức tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Ths LêThị Kim Sơn đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận vănmột cách tốt nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhânviên trong Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công ty CP Bê tông xâydựng Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập nghiêncứu đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã độngviên, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình thực tập

Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nênLuận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của thầy cô và các bạn để Luận văn này ngày càng hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2013

Sinh viên

Phạm Thu Hương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan tài liệu 4

2.1.1 Cơ sở lý thuyết 4

2.1.2 Xây dựng khung phân tích đề tài 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 22

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 23

2.2.4 Phương pháp chuyên môn kế toán 23

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

Trang 3

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 30

3.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 30

3.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp 31

3.1.5 Tình hình lao động của Xí nghiệp 33

3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 35

3.1.7 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp 38

3.1.8 Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 41

3.2 Kết quả nghiên cứu 46

3.2.1 Phương thức thanh toán và thời gian thanh toán 46

3.2.2 Hạch toán các nghiệp vu thanh toán với người bán 48

3.2.3 Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua 53

3.2.4 Phân tích tình hình thu hồi công nợ tại xí nghiệp 58

3.2.5 Phân tích tình hình công nợ của Xí nghiệp thông qua khả năng thanh toán trong ngắn hạn từ năm 2010 – 2012 75

3.3 Nhận xét tình hình thu hồi và quản lý công nợ tại Xí nghiệp Bê tông Thương phẩm chèm 2 83

3.3.1 Nhận xét tình hình thu hồi và quản lý công nợ phải thu của xí nghiệp 83

3.3.2 Nhận xét tình hình thu hồi và quản lý công nợ phải trả của xí nghiệp 84

3.4 Đề xuất giải pháp 85

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

4.1 Kết luận 89

4.2 Kiến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Xí nghiệp Bê tông Thương phẩm Chèm 2 34

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN năm 2010-2011 36

Bảng 3.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp trong 2 năm 39

Bảng 3.4: Hệ thống báo cáo tài chính 45

Bảng 3.5: Phân tích khái quát tình hình công nợ phải thu ngắn hạn 59

Bảng 3.6: Phân tích cơ cấu các khoản nợ phải thu ngắn hạn 61

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ phải thu ngắn hạn 62

Bảng 3.8: Phân tích vòng quay các khoản nợ phải thu 64

Bảng 3.9: Kỳ thu tiền bình quân các khoản nợ phải thu 66

Bảng 3.10: Phân tích khái quát tình hình công nợ phải trả ngắn hạn năm 2010-2012 68

Bảng 3.11: Phân tích cơ cấu các khoản nợ phải trả năm 2010-2012 71

Bảng 3.12: Tỷ số tổng nợ so với tổng tài sản 73

Bảng 3.13: Tỷ số tổng nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010-2012 74

Bảng 3.14: Phân tích tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2010 – 2012 75

Bảng 3.15: Phân tích tỷ lệ thanh toán nhanh của xí nghiệp từ năm 2010-2012 76

Bảng 3.16: Phân tích tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của xí nghiệp năm 2010-2012 77

Bảng 3.17: Phân tích khả năng trả nợ lãi vay năm 2010-2012 79

Bảng 3.18: Phân tích tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ năm 2010-2012 80

Bảng 3.19: Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu tài chính năm 2010-2012 82

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 131 9

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán phải trả người bán 11

Sơ đồ 2.3: Khung phân tích 21

Sơ đồ 3.1: Quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 30

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 31

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy quản lý SXKD của Xí nghiệp 33

Sơ đồ 3.4: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp Bê tông Thương phẩm Chèm 2 41

Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 43

Sơ đồ 3.6: Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy 45

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn (2010-2012) 61

Biều đồ 3.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng các khoản nợ phải thu ngắn hạn 63

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ vòng quay các khoản phải thu (2010–2012) 66

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ kỳ thu tiền bình quân năm 2010-2012 67

Biểu đồ 3.5: Tỷ số tổng nợ so với tổng tài sản năm 2010-2012 74

Trang 8

PHẦN I

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, với những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đánh dấumột thời kỳ khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam Khi khủng hoảng kinh tế xảy

ra, xây dựng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và sớm nhất.Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng đều phải hứng chịu khó khăn

do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, thiếu việc làm Trong khi đó, chủ đầu

tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất cho vay còn cao, khó tiếp cận nguồnvốn Bê tông là một trong những nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng rộng rãicho các công trình xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình

Do đó, bê tông là một trong những yếu tố đầu vào được các doanh nghiệp xâydựng cũng như chủ thầu công trình quan tâm hàng đầu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thanh toán làhoạt động không thể thiếu, phản ánh mối quan hệ của doanh nghiệp với nội bộdoanh nghiệp và với các đối tác bên ngoài Đó có thể là thanh toán với nhànước, cán bộ công nhân viên, với người mua, người cung cấp…Tuy nhiên chiếmmật độ cao và thường xuyên vẫn là quan hệ thanh toán với người mua và ngườicung cấp Đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, quan hệ thanh toánvới người mua và người bán gắn liền với mối quan hệ của doanh nghiệp trongquá trình mua nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa

Trong cơ chế quản lý tài chính hiện nay, mặc dù đã có những bước đổimới và hoàn thiện theo chiều hướng tốt hơn, nhưng vấn đề thanh toán và quản lý

công nợ vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang

Trang 9

chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay mà nguyênnhân của nó một phần xuất phát từ việc suy yếu trong công tác thanh toán vàquản lý công nợ Nhiều doanh nghiệp không đủ tiền thanh toán các khoản nợcho nhà cung cấp, không thu được nợ do khách hàng không có khả năng thanhtoán Thực tế hiện nay cho thấy, công tác thanh toán và quản lý công nợ ở cácdoanh nghiệp còn gặp nhiều vấn đề, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khókhăn, thủ tục thanh toán còn phức tạp, khả năng thanh toán chậm ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động tài chính và việc giám sát hoạt động tài chính doanhnghiệp nói chung và của Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công ty cổphần xây dựng Hà Nội nói riêng Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi quyết

định đi sâu nghiên cứu đề tài “Quản lý và thu hồi công nợ tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công ty CP Bê tông xây dựng Hà Nội”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tập trung phân tích tình hình quản lý và thu hồi công nợ tại Xínghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công ty CP Bê tông xây dựng Hà Nộiqua 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về các phương pháp chuyên môn

kế toán trong công tác quản lý

- Tìm hiểu thưc trạng và phân tích tình hình thu hồi công nợ tại Xí nghiệp

Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công ty CP Bê tông xây dựng Hà Nội

- Đánh giá và đề xuất giải pháp

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình thu hồi công nợ tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2 – Công

ty CP Bê tông xây dựng Hà Nội

- Địa chỉ: Thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố

Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Từ ngày 16/1/2013 đến 31/5/2013

Trang 11

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Cơ sở lý thuyết

- Nội dung các nghiệp vụ thanh toán công nợ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinhcác nghiệp vụ thanh toán phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị vớingười mua, người bán, với công nhân viên chức, với ngân sách…Thông quaquan hệ thanh toán có thể đánh giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp, nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít

bị chiếm dụng và ít đi chiếm dụng vốn của người khác

+ Thanh toán với người bán (công nợ mua): Quan hệ thanh toán phát sinhkhi mua TSCĐ, vật tư hàng hóa, lao động dịch vụ… của các tổ chức kinh tếkhác như các nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức cung ứng vật tư… chưa thanh toánhoặc các khoản tiền ứng trước cho người bán Trong quá trình mua hàng, sự vậnđộng của các hàng hóa và tiền hàng thường có khoảng cách với thời gian nên sẽ

có phát sinh công nợ với người bán

+ Thanh toán công nợ với khách hàng (công nợ bán): Quan hệ thanh toánvới khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán vật tư hàng hóa, cung ứng lao vụcho các tổ chức kinh tế, các cơ quan khác nhưng lại chưa thu được tiền Cũngnhư các doanh nghiệp nhận trước tiền hàng và cung cấp lao vụ cho khách hàng

đã đặt

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh các quan hệthanh toán, các quan hệ thanh toán này phát sinh ở các xí nghiệp của doanh

Trang 12

nghiệp rất nhiều và có tính chất công nợ khác nhau Vì vậy kế toán cần phân biệt

rõ ràng từng quan hệ thanh toán để phản ánh đúng đắn trong sổ sách kế toán Kếtoán phải theo dõi chặt chẽ các thanh toán, dứt điểm từng khoản công nợ phátsinh đã đến thời hạn thanh toán Thường xuyên kiểm tra đối chiếu với công nợbán hàng và các bộ phận kinh doanh trực thuộc công ty nhằm có thông tin chínhxác về diễn biến công nợ trong quá trình kinh doanh, đôn đốc các bộ phận thuhồi và trả nợ đúng hạn, tránh thiệt hại cho công ty, giữ được uy tín với nhà cungcấp hàng hóa cho công ty

Kế toán công nợ luôn luôn theo dõi chi tiết các khoản công nợ cho khách

nợ, chủ nợ và không bù trừ các khoản với nhau

- Nguyên tắc các nghiệp vụ thanh toán

Để theo dõi chính xác kịp thời các nghiệp vụ thanh toán kế toán cần quántriệt các nguyên tắc sau:

 Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả cho từng đốitượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra việc thanh toán được kịp thời

 Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch thì định kỳ hoặc cuối tháng

kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và sốcòn phải thanh toán có xác nhận văn bản

 Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõingoại tệ và quy đổi về Việt Nam đồng Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giáthực tế

 Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quý cần chitiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giáthực tế

 Cần phân loại các khoản nợ phải trả, phải thu theo thời gian thanh toáncũng như theo đối tượng, nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch vàbiện pháp thanh toán phù hợp

Trang 13

 Tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa bên nợ và có của một số tàikhoản thanh toán như TK 131, TK 331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết từngbên để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.

- Sự cần thiết của việc quản lý và phân tích tình hình thu hồi công nợ trong

xí nghiệp

Công nợ bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả là mộtvấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thucũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồnvốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rấtlớn đến hiệu quả kinh doanh Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấyđược sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệpcao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác độngcủa nguồn lực bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến chủ nợ, doanh nghiệp không chủđộng được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh, điều này sẽ khôngtốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Để nắm được tình hìnhthanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào từ đó có kếhoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quảnhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao Nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lựcbên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản

- Ý nghĩa của việc quản lý và phân tích tình hình thu hồi công nợ trong xí nghiệp

Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò rấtquan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm

 Đối với nhà quản lý: việc phân tích này giúp cho nhà quản lý có thể thấyđược xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả từ đóxem xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng

Trang 14

cường đôn đốc công tác thu hồi nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơcấu nguồn vốn hợp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán.

 Đối với chủ sở hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra đượcnhận xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết địnhnên tiếp tục đầu tư hay không

 Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng nhưnăng lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệuquả thì tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ

có quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bánchịu hàng hóa cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn

- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua

Quan hệ hạch toán với khách hàng nảy sinh khi xí nghiệp bán vật tư, hànghóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước

* Nội dung các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng:

Khi hạch toán các khoản phải thu khách hàng cần tôn trọng các quy định sau:

- Nghiệp vụ thanh toán với người mua phát sinh trong quá trình bán sảnphẩm, hàng hóa dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền không cùng thời điểm

- Phải chi tiết các khoản phải thu, phải trả theo từng người mua, khôngđược phép bù trừ các khoản phải thu, phải trả giữa các đối tượng khác nhau (trừkhi có sự thỏa thuận giữa các đối tượng với doanh nghiệp)

- Phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua theo tính chất nợ phảithu hay nợ phải trả trước khi lập báo cáo kế toán

- Đối với khoản phải thu, phải trả người mua có gốc ngoại tệ thì phải theodõi được bằng đơn vị ngoại tệ, vừa phải quy đổi VNĐ theo tỉ giá hối đoái thíchhợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán năm

* Chứng từ sử dụng :

- Hợp đồng mua bán bê tông thương phẩm

- Hóa đơn bán hàng (hoặc hóa đơn GTGT) do xí nghiệp lập

Trang 15

- Chứng từ thu tiền: phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng

- Biên bản đối chiếu công nợ

- Biên bản thanh lý hợp đồng và đối chiếu công nợ

* Tài khoản hạch toán:

Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm,

hàng hoá cung cấp lao vụ, dịch vụ, tài sản kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng” Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng,

để theo dõi một cách chính xác và đầy đủ nhất

+ Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu ở khách hàng (chênh lệchgiảm tỷ giá, thanh toán bù trừ )

TK 131 có thể đồng thời vừa dư bên Nợ vừa dư bên Có

Dư Nợ: phản ánh số tiền xí nghiệp còn phải thu khách hàng

Dư Có: phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa

Trang 16

TK 521, 531, 532, 635

TK 515

Thu hoạt động tài chính

Các khoản chiết khấu, giảm giá

chưa thu được tiền cho khách

TK711

Thu nhập do thanh lý, nhượng TK 331

bán TSCĐ chưa thu tiền

Chênh lệch tăng ngoại tệ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 131

Trang 17

- Hạch toán các khoản thanh toán với người cung cấp:

* Tài khoản hạch toán:

Để theo dõi tình hình phân tích các khoản nợ phải trả cho người cung cấp,

người bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả cho người bán” Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán

và kết cấu như sau:

Bên Nợ:

Số tiền đã trả cho người bán (kể cả tiền đặt trước)

- Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua và hàng mua trả lại đượcngười bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả

- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanhtoán bù trừ, nợ vô chủ )

Bên Có:

Tổng số tiền hàng phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa,dịch vụ, lao vụ

- Số tiền ứng thừa nhận được người bán trả lại

- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênhlệch tăng tỷ giá, điều chỉnh tăng giá tạm tính )

TK 331 có thể đồng thời có số dư bên nợ và có số dư bên có

Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán

Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp

* Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ hạch toán

Trang 18

TK 111,112, 141,311,341 TK 331 TK 111

Thanh toán tiền mặt, tiền vay

(kể cả tiền đặt trước)

TK 511 TK 151, 152, 156

Giá trị HH, CCDC mua chịu Không có thuế GTGT

Thanh toán bù trừ Giá trị TSCĐ mua ngoài, số phải trả người nhận thầu XDCB TK 151,152,156 TK 133 Chiết khấu, giảm giá, hàng Thuế GTGT mua trả lại đầu vào TK 133 TK 621,627,641,642

Thuế GTGT được khấu trừ Dịch vụ mua chịu

Chênh lệch tăng do

Chênh lệch giảm tỷ giá giảm

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán phải trả người bán

Thanh toán tiền mặt, tiền

vay (kể cả tiền đặt trước)

Thanh toán bằng

SP, HH, DV

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu vào

TK 711

Xóa nợ vắng

Chiết khấu thanh toán

Tiền đặt trước, tiền thừa được người bán chấp nhận

Trang 19

(Tính thuế theo PP khấu trừ)

- Nội dung phân tích tình hình công nợ trong xí nghiệp

 Phân tích tình hình công nợ phải thu

Khoản nợ phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liênquan đang nợ doanh nghiệp và thời điểm lập báo cáo các khoản này sẽ được trảtrong thời gian ngắn, trả trước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội

bộ, phải trả khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý

 Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phải ánh tốc độ hoán chuyển cáckhoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong kỳ kinh doanhcác khoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ

lệ giữa doanh thu bán hàng và các khoản phải thu bình quân

Doanh thu thuầnVòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Số dư dầu kỳ + số dư cuối kỳCác khoản phải thu bình quân =

2 Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệuquả của việc đi thu hồi nợ Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốc độ thu hồicác khoản nợ càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển cáckhoản phải thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản

nợ đến hạn Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với

kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ làm giảmDoanh thu

thuần == Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Thu nhập hoạt động tài chính + Thu nhập khác

Trang 20

hiệu quả kinh doanh Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền cần xem xét đến chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.

 Phân tích kỳ thu tiền bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân: Phản ảnh thời gian của một vòng luân chuyển cáckhoản phải thu, nghĩa là để thu tiền của các khoản phải thu thì cần một khoảngthời gian là bao nhiêu ngày

Thời gian kỳ thanh toán phân tích

Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay của các khoản phải thu

Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày

Một quý là 90 ngàyMột năm là 360 ngàyChỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thuthành tiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp

là tốt, doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn Tạo điều kiện cho doanhnghiệp chủ động vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi Tuynhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa hơn nếubiết được thời hạn bán chịu của doanh nghiệp Khi phân tích, cần tính ra và sosánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng Nếu thời gian quay vòngcác khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việcthu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại Số ngày quy định bán chịu chokhách hàng lớn hơn vòng quay các khoản phải thu thì có dấu hiệu chứng tỏ việcthu hồi nợ đạt trước kế hoạnh về thời gian

 Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn.

Khoản phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trongthời gian nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn nàybao gồm nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán Nguồn vốn do đi

Trang 21

vay gồm các khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượngkhác với những cam kết hay điều kiện nhất định Nguồn vốn trong thanh toángồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thờigian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: tiền thuế phải nộp cho nhà nước, tiềnmua hàng, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ.

- Nội dung phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanhnghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổchức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Năng lực tài chính đó tồn tại dướidạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanhnghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm,hàng gửi bán Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngắnhạn ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầuvào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người muađặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương

 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Với quan niệm khả năng thanh toán của doanh nghiệp như vậy, việc tínhkhả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp theo công thức:

Tài sản ngắn hạnKhả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạnTheo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếutài sản ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyểndịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăngnhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặcđều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạnnhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn:

Trang 22

1 Thứ nhất, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánhtình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói tình hình tài chính củadoanh nghiệp là không tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn Nhưng khảnăng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòiđược hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tứcnguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn khokhông bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn tài sản ngắnhạn tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này khôngvận động không sinh lời Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ

là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán

2 Thứ hai, tài sản ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn nhưtiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản

ký quỹ, ký cược …) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu Chính vìthế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ kháclớn Nếu lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năngthanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả

nợ vay

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt Tính hợp lý của hệ sốnày phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm

tỷ trọng cao như Thương mại trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại

 Tỷ lệ thanh toán hiện hành.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắnhạn và các khoản nợ ngắn hạn

Trang 23

hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏdoanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuynhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảokhả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sửdụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hìnhtài chính của doanh nghiệp không lành mạnh Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này

là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ nàycòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loạihình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả cáckhoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán cáckhoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra Khi phântích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: Nợphải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất,các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chíkhông thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợkhó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng tachưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá…

 Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và cáckhoản tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn Các khoản tương đươngtiền được xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: Đầu tưtài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu nàycũng nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây là bộ phận phải dự trữ thườngxuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị cũng như thời gian hoánchuyển thành tiền của nó không chắc chắn

Trang 24

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Tỷ lệ thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu =

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này chothấy có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn tài trợ cho 1 đồng nợ ngắn hạn và đánh giáxem có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có đủ khả năng thanh toán cho một đồng

nợ ngắn hạn

 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoánchuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền

để trả nợ cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắcchắn Thời gian vòng quay vốn thực sự của nợ ngắn hạn là không thể xác định,cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền của một số tài sản, hàng tồn…rất khóđánh giá

Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳthời điểm nào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợhay không Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán

Trang 25

ngay bằng tiền mặt là 0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thìkhả năng thanh toán tức thời mới đảm bảo Tuy nhiên tỷ lệ này không được quácao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc sử dụng không hiệu quả quỹtiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy rakhông liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vận động, như vậy sẽ lãng phí.

 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạnđược trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanhnghiệp trong tương lai Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thờigian trả nợ lâu hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn củaviệc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũngđến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán Để đánh giá khảnăng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

 Hệ số thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuậntrước thuế và lãi vay so với chi phí lãi vay

Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vayChỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quảkinh doanh, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi vay, đốivới các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cungcấp tính dụng

Khả năng trả nợ lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợinhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua kinh nghiệm phân tích người

ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được đánh giá là có khảnăng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2

Trang 26

(khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1) chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả

và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hữu để trả lãi vay Tuy nhiên vấn đềnày còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêunày cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ởViệt Nam hiện nay, tỷ suất nợ các doanh nghiệp nhà nước là rất cao có doanh nghiệplên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năngthanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở đểđánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tuy nhiên khả năng này xuất phát

từ việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh

và nguồn để thanh toán lãi vay chính là lợi nhuận của doanh nghiệp

 Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ

Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ

và nguồn vốn chủ sở hữu Đối với nguồn vốn vay nợ thì doanh nghiệp phải camkết thanh toán với các chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy địnhtrong hợp đồng Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải camkết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu Vốn chủ

sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp Nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ

sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữuvới tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng

Trang 28

2.1.2 Xây dựng khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.3: Khung phân tích

Cơ sở lý

thuyết

Thu thập số liệu

So sánh theo chiều ngang

Đánh giá tình hình quản

lý và thu hồi công nợ tại

xí nghiệp

Đề xuất một số ý kiến

nhằm hoàn thiện công tác

quản lý và thu hồi công nợ

tại xí nghiệp

Trang 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là cách thức thu thập các tài liệu, thông tin sẵn có trongsách báo, tạp chí, các báo cáo khoa học…hoặc có thể điều tra trong thực tế đểphục vụ trong nghiên cứu đề tài

Trong đề tài số liệu chủ yếu thu thập từ phòng Tài chính – Kế toán, các sốliệu cần thu thập để nghiên cứu: các số liệu về kết quả SXKD, tình hình nguồnvốn - tài sản, tình hình lao động, các số liệu liên quan đến kế toán công nợ, đặcbiệt nợ phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp

Để có được các thông tin đó có thể tiến hành thu thập qua các số liệuthống kê của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính, các nghiên cứu khoa họctrước đây về công tác kế toán nợ phải thu, phải trả cũng như việc quản lý nợphải thu và phải trả

Ngoài ra, còn có thể tiến hành phỏng vấn cán bộ công nhân viên trongcông ty để thấy rõ hơn tác động khách quan trong việc nghiên cứu

Trong đề tài, số liệu được thu thập qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu là phương pháp sử dụng các kiến thức chuyênmôn chọn lọc các thông tin hữu dụng cho khóa luận trong rất nhiều thông tin thuthập được trong quá trình nghiên cứu Các thông tin được thu thập phần lớn ởdạng thô cần phải được xử lý mới sử dụng được

Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân loại, sắp xếp theo đốitượng thời gian hay đối tượng nghiện cứu để dễ sử dụng Số liệu sẽ được xử lýtrên phần mềm Excel, word, máy tính tay

Trang 30

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng

cụ thể tiến hành theo chiều hướng biến động của các sự vật, hiện tượng, tìm ranguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu,

từ đó tìm ra biện pháp giải quyết Để có kết quả phân tích thông tin hệ thốngcần các thông tin, số liệu chính xác, cụ thể, đầy đủ, kịp thời

Phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê và phương pháp

số chênh lệch Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp thống kê làchủ yếu Phương pháp thống kê bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh

Thống kê mô tả: Từ số liệu thu thập được, tiến hành đưa vào các khoản

mục có tính tương đồng vào các bảng biểu để mô tả từng vấn đề về hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời qua cơ cấu ta thấy quy mô các chỉtiêu phân tích to hay nhỏ, ít hay nhiều

Thống kê so sánh: Được sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh để xây dựng xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích

Trong nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành:

- So sánh thực hiện của năm nay so với năm trước để thấy xu hướng biếnđộng của tài sản, nguồn vốn, lao động của công ty

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổngthể So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động của sốtuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu

- Trên cơ sở đó có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty tốthay xấu, khả quan hay không khả quan để đưa ra biện pháp kịp thời, hợp lý

2.2.4 Phương pháp chuyên môn kế toán

Phương pháp này bao gồm: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứngtài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp - cân đối

Trang 31

- Phương pháp chứng từ được sử dụng để xem xét các chứng từ phát sinh,những minh chứng cho sự hình thành nợ phải thu cho từng đối tượng có quan hệkinh tế với doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để ghi sổ kế toán.

- Phương pháp đối ứng tài khoản được dùng để phản ánh cả hai mặt nợ vànguồn gốc hình thành nợ Tài khoản được mở riêng cho từng đối tượng, từngkhoản nợ phải thu, phải trả trong đó chi tiết cho từng đối tượng có quan hệ nợvới doanh nghiệp

- Phương pháp tính giá: tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra vềchi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như:TSCĐ, hàng hóa,vật tư, sản phẩm Phương pháp này được áp dụng trong kếtoán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: tính giá NVL,CCDC xuất dùng cho sản xuất; tính giá thành sản phẩm hoàn thành Việc ghichép vào các TK kế toán bắt buộc phải sử dụng đơn vị đo lường là tiền tệ do đócần phải tính giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất

- Phương pháp tổng hợp – cân đối: là phương pháp khái quát tình hình tài sản,nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua từng thời kỳ nhất địnhbằng cách lập các báo cáo có tính chất tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

Trang 32

PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Xí nghiệp Bê tông Thương phẩm Chèm 2 là một đơn vị trực thuộc Công

ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội Do đó, quá trình hình thành và phát triểncủa Xí nghiệp luôn tồn tại song song với quá trình hình thành và phát triển củaCông ty Cổ phần Bê Tông xây dựng Hà Nội

3.1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, quá trình hình thành phát triển của Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

 Tên gọi chính thức: Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint StockCompany

 Tên viết tắt: VIBEX JSC

 Trụ sở chính: Thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thànhphố Hà Nội

 Điện thoại: 04.38361998/38361999 Fax: 04 38389283

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Mã số doanh nghiệp 0100106296, số

cũ 0103010475 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp

 Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

- Tổng số cổ phần: 8.500.000 đồng

 Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng

Trang 33

- Chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật.

- Thực hiện phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thunhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của ngườilao động, vệ sinh an toàn lao động , thực hiên đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật màcông ty đang áp dụng cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động củacông ty

Ngành, nghề kinh doanh:

- Sản xuất các sản phẩm bê tông: bê tông thương phẩm, các loại cấu kiện

bê tông (cột điện, ống nước, cọc, cột, dầm, sàn…)

-  Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng; các côngtrình kỹ thuật hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp; các công trình giaothông (cầu đường, bến cảng…); các công trình thuỷ lợi (đê đập, kè chắn, kênhmương…); trang trí nội ngoại thất; kinh doanh nhà ở…

- Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và cáccông trình kỹ thuật hạ tầng

- Xây dựng lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện…

Quá

trình hình thành và phát triển

Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội tiền thân là nhà máy bê tông đúc sẵn

Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 5 năm 1961 theo quyết định số 472/BKTcủa Bộ Kiến trúc

Trang 34

 Quá trình phát triển có thể tóm tắt qua một số giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Từ năm 1961 – 1981

Trong giai đoạn công ty hoạt động với tên gọi Nhà máy bê tông đúc sẵn

Hà Nội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Kiến trúc, sản xuất kinh doanh theo chỉtiêu, kế hoạch của nhà nước Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất ốngnước, panel, cấu kiện…Trong thời kỳ này, nhà máy luôn hoàn thành kế hoạchđược giao với mức tăng trưởng hàng năm đạt 17%

 Giai đoạn 2: Từ năm 1982 – 1988

Cuối năm 1982, nhà máy được sáp nhập vào Tổng Công ty xây dựng HàNội Ngoài nhiệm vụ sản xuất đã có trước đây, nhà máy được trang bị thêm mộtdây chuyền sản xuất các cấu kiện nhà ở tầm lớn phục vụ cho công trình nhà ởcủa thủ đô và mở rộng tổ chức sản xuất phụ Năm 1984, nhà máy được trao tặnghuân trương lao động hạng II

 Giai đoạn 3: Từ 1989 – 1995

Nhà máy tách khỏi Công ty xây dựng Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệpLiên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội trực thuộc Bộ Xây Dựng theo quyết định857/BXD-TCLD Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sản xuất kinh doanhcác sản phẩm bê tông, vật liệu xây dựng, thi công các công trình dân dụng vàcông nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoahọc công nghệ về sản xuất xây dựng…

 Giai đoạn 4: Từ 1995 – tháng 12/2005

Tháng 4/1995, Xí nghiệp Liên hợp Bê tông trực thuộc Tổng Công ty Xâydựng Hà Nội (theo quyết định số 215/BXD-TCLS ngày 03/04/1995) và đếntháng 6/1995 đổi tên thành Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội Năm 1995, công

ty đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất ống nước cao cấp của Pháp trị giá trên 32

tỷ đồng, sản phẩm ống nước cao cấp của công ty đạt tiêu chuẩn Anh Quốc màgiá chỉ bằng một nửa so với giá cùng loại nhập ngoại

Trang 35

 Giai đoạn 5: Từ tháng 12/2005 đến nay

Tháng 12/2005, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã chuyển đổi thànhCông ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

3.1.1.2 Tên, quy mô và địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, quá trình hình thành và phát triển của XN bê tông thương phẩm Chèm 2

Xí nghiệp bê tông thương phẩm Chèm 2 là một đơn vị trực thuộc của

Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội

-Xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2

- GCN ĐKK Số : 0116000529 cấp ngày 12/08/2005

- Địa chỉ trụ sở : Phòng số 1, nhà A, Khu Văn phòng Công ty Cổ phần Bê

tông Xây dựng Hà Nội Thôn Đông Ngạc, Xã Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm,Thành phố Hà Nội

- Số ĐKKD : 0113012300

- Số ĐT : 04.38384039/ 37575407

- Fax : 04.37575407

- Wed : vibex.com.vn

- Người đại diện theo pháp luật : Giám Đốc XN - Nguyễn Quốc Tuấn

Xí nghiệp được công ty giao:

 Vốn, tài sản và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ ngành nghề của xínghiệp

 Được giao một số quyền nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh theo phân cấp của công ty

 Có con dấu riêng, có quy chế tổ chức và hoạt động của xí nghiệp

 Hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, luật doanhnghiệp và các luật khác liên quan

 Có báo cáo kế toán theo quy định của công ty

 Có bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh

Trang 36

Chức năng và nhiệm vụ

*Các lĩnh vực kinh chủ yếu doanh:

Xí nghiệp Bê tông Thương phẩm Chèm 2 là đơn vị thành viên trực thuộcCông ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội Sản phẩm Bê tông thương phẩmcủa đơn vị là loại sản phẩm chất lượng cao, có cường độ từ 10 ÷ 60MPA và cácloại bê tông nhẹ, bê tông đặc biệt chịu sự ăn mòn của muối, axít theo tiêuchuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế, đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ

Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là sản xuất bê tông thương phẩm (bê tôngtươi) để cung cấp cho các xí nghiệp thành viên tiếp tục sản xuất sản phẩm hoànthiện (cột điện, ống nước…) cũng như cung cấp bê tông tươi phục vụ các côngtrình công nghiệp, dân dụng trong cả nước

Quá trình hình thành và phát triển

Là một trong một số đơn vị trực thuộc mới thành lập của Công ty Cổ phần

Bê Tông xây dựng Hà Nội nên quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệpcũng có một vài đặc điểm riêng

Do nhu cầu bê tông thương phẩm trên thị trường ngày càng lớn cùng với

sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của Công ty Cổ phần Bê Tông xâydựng Hà Nội nên trong năm 2005, Xí nghiệp Bê Tông Thương phẩm Chèm 2 đãđược thành lập

Cùng với sự phát triển của công ty, Xí nghiệp đã không ngừng mở rộngsản xuất và tiêu thụ Nguồn nhân lực của Xí nghiệp ngày càng được cải thiện rõrệt Hiện nay Xí nghiệp có 45 cán bộ công nhân viên, trong đó văn phòng là 30người và lao động là 15 người Sản phẩm của Xí nghiệp đã đạt nhiều giảithưởng chất lượng của Bộ Xây Dựng và đã có mặt trên khắp các công trình cảnước, khẳng định Xí nghiệp là một thành viên quan trọng và là năng lực sảnxuất chủ đạo của công ty

Trang 37

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2

Quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp: Do đặc tính của bê tông làkhông để lâu cũng như không nhập kho được nên xí nghiệp chỉ sản xuất khi cóđơn đặt hàng và có thể được khái quát theo trình tự sau:

Sơ đồ 3.1: Quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp

3.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp Bê tông thương phẩm Chèm 2

Quy trình sản xuất bê tông mang tính dây chuyền khép kín kiểu chế biếnliên tục, sử dụng máy móc là chính nhưng vẫn dùng nhiều sức lao động củacông nhân Do bê tông thương phẩm có giới hạn về mặt kĩ thuật là phải đổkhuôn trong vòng 45’(nếu không có phụ gia) hoặc không quá 2h ( nếu có phụgia) nên xí nghiệp đã biết sắp xếp các công đoạn sản xuất hợp lý và thuận tiệncho các thao tác của công nhân trong quá trình sản xuất

Xí nghiệp gồm 2 phân xưởng sản xuất, một đội cơ giới vận tải chuyên chở

bê tông và một phòng thí nghiệm bê tông

Khách hàng đặt

hàng

Xí nghiệp xử lý đơn đặt hàng, kiểm tra hiện trường xây

dựng

Đưa ra bảng báo giá gửi khách hàng

Khách hàng thông báo ngày để thực hiện hợp đồng

Trang 38

 Phân xưởng tạo hình (tổ trộn): Có nhiệm vụ trộn bê tông cung cấp cho

các xí nghiệp thành viên và cho các công trình xây dựng theo đơn đặt hàng

 Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ gia công, sửa chữa các khuôn mẫu, máy

móc thiết bị và hệ thống điện nước trong xí nghiệp

 Đội cơ giới vận tải: Nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm bê tông tươi, bê

tông thương phẩm cho khách hàng và vận chuyển nguyên vật liệu về xí nghiệp

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm : Bê tông thương phẩm là sản

phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty nhưng có hàm lượngchế biến thấp, có giới hạn về mặt kỹ thuật nên các công trình ở xa thì phải chởkhô đến xong rồi mới cho nước vào để hoàn thành sản phẩm, tuy nhiên chấtlượng không đảm bảo bằng bê tông tươi hoặc công ty lắp đặt trạm trộn tại côngtrình Bán kính vận chuyển tối ưu là 20km

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

3.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp

Hiện nay Xí nghiệp có 45 cán bộ công nhân viên, trong đó văn phòng là

15 nhân viên, tổ sản xuất là 30 công nhân

Trang 39

Là một đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý của Xí nghiệp Bê tông thươngphẩm Chèm 2 được bố trí khá gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuấtkinh doanh Mỗi bộ phận có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ riêng nhưng đều

có mối liên hệ với nhau Cụ thể như sau :

Là người điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xínghiệp, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của xí nghiệp trước phápluật, trước các ban ngành lãnh đạo cấp trên và Nhà nước

 PGĐ Sản Xuất Kinh Doanh

Là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và

là người phụ trách hoạt động kinh doanh của xí nghiệp

sử dụng vốn và nguồn vốn của xí nghiệp (phát tiền lương, tiền thưởng cho cán

bộ, công nhân viên…)

 Phòng tổ chức, hành chính: Theo dõi, quản lý yếu tố con người của xí

nghiệp, lên kế hoạch, bố trí điều động lực lượng lao động cho phù hợp trình độchuyên môn cũng như tay nghề lao động của từng nhân công lao động

 Phòng kỹ thuật bán hàng:

Chịu trách nhiệm quan hệ với bạn hàng và các xí nghiệp thành viên khác.Tại đây sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc ký kết các hợp đồng mua bán, tìmbạn hàng tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra còn phải theo dõi sát sao tình hình tiêu thụsản phẩm của xí nghiệp trên thị trường cũng như các sản phẩm cùng loại của cácđối thủ cạnh tranh, tìm hiểu giá cả thị trường, thị hiếu khách hàng, sự biến động

Trang 40

cung cầu của thị trường để cố vấn cho giám đốc vạch ra các phương hướng kinhdoanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận mong muốncho xí nghiệp.

 Phòng vật tư

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình vật tư trong toàn bộ xí nghiệp Kết hợplập nhu cầu vật tư, lập dự toán cho các công trình xây dựng

 Đội Thi Công

Có nhiệm vụ tiến hành hoạt động SXKD trong lĩnh vực đã định

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy quản lý SXKD của Xí nghiệp

3.1.5 Tình hình lao động của Xí nghiệp

Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào,thực tế cho thấy doanh nghiệp nào mà đội ngũ nhân viên có trình độ chuyênmôn cao, tổ chức nhân sự hợp lý thì việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực sẽmang lại hiệu quả cao Là một xí nghiệp trực thuộc công ty nên tổng số côngnhân viên tính đến năm 2012 là 45 người Tình hình lao động của xí nghiệptrong 3 năm được thể hiện trong bảng sau:

Phó giám đốc TCHC

Phó giám đốc

SXKD

Phòng vật tư Đội thi công kế toán Phòng

tài chính

Phòng

tổ chức hành chính

Ngày đăng: 07/01/2020, 21:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tài liệu trên website: http://www.webketoan.vn Link
1. PGS.TS Phạm Thị Mỹ Dung và PGS.TS Bùi Bằng Đoàn (2001), Giáo trình Phân tích kinh doanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
2. Ths Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê Khác
4. Ths Nguyễn Duy Linh (2011). Bài giảng Tài chính doanh nghiêp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khác
5. TS Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê Khác
6. Bộ Tài chính (2008), Chế độ kế toán, Nhà xuất bản Thống kê Khác
7. GS.TS Đặng Thị Loan (2009), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w